Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị và TS. Hồ Quốc Hùng.Những kết luận trong luận án là trung thực và do tôi viết ra.


NGƯỜI CAM ĐOAN


NGUYỄN THỊ THU HÀ


MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


TRANG

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 1


Trang phụ bìa

Lời cam đoan 1

Mục lục 2

MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Giới hạn và tư liệu nghiên cứu 5

3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Phương pháp nghiên cứu 6

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 8

6. Lịch sử vấn đề 8

7. Các khái niệm, quan niệm liên quan đến đề tài 18

8. Cấu trúc luận án 23

CHƯƠNG 1. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GĨC ĐỘ DIỄN XƯỚNG

1.1. Khái niệm diễn xướng 25

1.2. Đặc điểm của diễn xướng 27

1.3. Các hình thức diễn xướng 31

1.4. Đặc trưng diễn xướng tác động đến ca dao và sự hình thành kết cấu ca dao 32

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ CÁC CƠNG THỨC TRUYỀN THỐNG


2.1. Khái niệm công thức truyền thống 73

2.2. Đặc điểm của công thức truyền thống 73

2.3. Công thức truyền thống trong việc xây dựng, tạo nên các bài ca 78

2.4. Cách tìm và xác định mẫu đề trong ca dao. 82

2.5. Vận dụng công thức truyền thống để tìm hiểu một số mẫu đề 86

2.6. Vận dụng tìm hiểu một số mẫu đề và các cơng thức 97

CHƯƠNG 3. KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

3.1. So sánh 107

3.2. Ẩn dụ 125

3.3. Phép đối ngẫu tâm lý 133

3.4. Biện pháp thu hẹp dần tầng bậc hình tượng 136

3.5. Biện pháp lặp 138

3.6. Phương thức kết nối 144

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ca dao là một thể loại có trữ lượng phong phú, nội dung- tư tưởng, nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Nó có sức sống lâu bền trong đời sống con người Việt Nam từ xưa đến nay. “Thôn ca sơ học tang ma ngữ” (“Câu hát thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề trồng dâu, gai” – Nguyễn Du). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví tục ngữ, ca dao là “những hòn ngọc quý”. Nguyên Tổng Bí thư Đảng Lê Duẩn thì dự báo: “Nay mai, cho đến khi chủ nghĩa Cộng sản thành công, câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết”.

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu ca dao đã có những đóng góp quan trọng trong việc khám phá sự phong phú, đa dạng, sâu sắc của thể loại này. Song ca dao, có thể ví như đại dương, suối nguồn vô tận, càng đến với ca dao, càng thấy nhiều điều còn chưa biết, hoặc biết mới chỉ phần nào. Trong số những điều còn chưa biết, hoặc biết mới chỉ phần nào ấy có lĩnh vực thi pháp, nhất là vấn đề kết cấu của những bài ca.

Kết cấu ca dao có những đặc thù khác với thơ trữ tình ở cách tổ chức, sắp xếp tác phẩm, ở tính chất đặc biệt của từng yếu tố trong kết cấu và của dòng mở đầu, cách kết thúc bài ca,…“Ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhóang song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập” [149]. Những đặc trưng của ca dao về thi pháp, trong đó có kết cấu bắt nguồn từ những đặc trưng của folklore nói chung, của folklore Việt Nam nói riêng và của đặc trưng thể loại. Những đặc trưng đó thể hiện ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Nói cách khác, đặc trưng kết cấu ca dao gợi mở, yêu cầu nhiều cách tiếp cận. Vì thế, việc nghiên cứu đặc trưng kết cấu ca dao không chỉ cần thiết, đúng về đối tượng, phương pháp, mà còn phù hợp với yêu cầu


tìm hiểu thể loại. Nghiên cứu kết cấu ca dao sẽ góp phần khám phá cái hay, cái đẹp, sự độc đáo của ca dao. Điều đó có ý nghĩa không chỉ đối với việc tìm hiểu thi pháp ca dao, tìm hiểu thể loại, mà cả đối với việc tìm hiểu văn hóa dân tộc và việc giảng dạy ca dao trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học.

2. Giới hạn và tư liệu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu kết cấu ca dao trữ tình của người Việt (người Kinh), không nghiên cứu ca dao trữ tình của các dân tộc ít người. Tư liệu dùng để khảo sát, nghiên cứu được giới hạn trong các tập sách sau:

+ Tư liệu I: “Kho tàng Ca dao người Việt” do Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật chủ biên (tái bản lần thứ nhất, có bổ sung, sửa chữa) [99].

+ Tư liệu II: “Ca dao - dân ca Nam Bộ” do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [62].

+ Tư liệu III: “Hát ví đồng bằng Hà Bắc” do Nguyễn Đình Bưu, Mã Giang Lân biên soạn [107].

+ Tư liệu IV: “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” do Ninh Viết Giao chủ biên cùng với sự cộng tác của Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực [59].

Luận án dựa vào các tư liệu trên vì đây là những tư liệu phong phú, có thể cho thấy diện mạo ca dao của các vùng miền trong cả nước. Tư liệu 1 tập hợp ca dao ở ba miền đất nước, tuyển chọn từ 40 tư liệu (gồm 49 tập) vừa Hán Nôm, vừa quốc ngữ, chủ yếu tập hợp những lời ca dao ra đời từ trước Cách mạng tháng Tám. Đây là công trình biên soạn quy mô, khoa học và rất công phu với số lượng 12.487 lời ca dao (chưa kể các dị bản) [99], được trích dẫn nhiều trong luận án. Ba tư liệu còn lại góp phần bổ sung thêm diện mạo ca dao các miền, các vùng văn hóa trên đất nước.


Trong luận án, để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần, chúng tôi trình bày các ví dụ theo quy ước sau: tư liệu I: TL.I, tư liệu II: TL.II, tư liệu III: TL.III, tư liệu IV: TL.IV. Kèm theo tư liệu là số tập, số lời (L), số trang (tr.). Ví dụ: TL.I (1), L.201,tr.821, có nghĩa là: ví dụ này nằm ở tư liệu I, tập 1, lời 201, trang 821.

Ngoài tư liệu nghiên cứu là ca dao trữ tình tồn tại dưới dạng văn bản, luận án còn dựa vào các tư liệu văn học, văn hóa học, dân tộc học, ngôn ngữ học có liên quan.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

-Hệ thống hóa, xem xét, mô tả, phân tích đặc điểm kết cấu của ca dao một cách tòan diện hơn từ các góc độ khác nhau: phương thức diễn xướng, công thức truyền thống, các biện pháp tu từ) và từ cái nhìn tổng thể được phối kết hợp từ các góc độ khác nhau đó.

-Đề xuất, phân tích cụ thể hơn cách nhìn mới về kết cấu ca dao từ các góc độ đã nói, đặc biệt là từ các công thức truyền thống và các dòng thơ, khổ thơ. Đồng thời, miêu tả bổ sung một số mẫu đề và những công thức tiêu biểu của mẫu đề đó.

-Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ trên, luận án tiếp tục góp phần so sánh sự giống nhau, sự khác biệt giữa kết cấu của ca dao với kết cấu của thơ trữ tình.

- Những nhiệm vụ đó, khi trực tiếp, khi gián tiếp, góp phần làm sáng tỏ hơn đặc trưng thể loại, đặc trưng văn hóa dân tộc và địa phương.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài, luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đáng chú ý là phương pháp liên ngành, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp hệ thống.


Phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học, văn hóa học, ngôn ngữ học,…), được sử dụng để nhận diện, miêu tả, lý giải các yếu tố thuộc đặc trưng kết cấu ca dao. Ca dao là “hiện tượng” của văn hóa, vì thế việc sử dụng thành tựu, phương pháp chỉ của một ngành, ví dụ như ngành văn học trong truyền thống nghiên cứu thi pháp ca dao, nhiều khi không giúp nhận diện, lý giải được vấn đề. Do vậy, luận án đã sử dụng phương pháp liên ngành trong việc tìm hiểu đặc trưng kết cấu của ca dao. Nói cụ thể hơn, luận án sử dụng các thành tựu, các cách tiếp cận đối tượng của những ngành nghiên cứu đã nói để tìm hiểu đặc trưng cấu trúc ca dao.


Cùng với phương pháp liên ngành, luận án sử dụng phương pháp hệ thống. Ca dao là một hệ thống. Ca dao, đồng thời, cũng nằm trong những hệ thống khác (ví dụ: hệ thống văn hóa, hệ thống ngôn ngữ,…). Kết cấu, các yếu tố tạo nên kết cấu ca dao cũng là những hệ thống. Do vậy, phương pháp hệ thống sẽ giúp làm sáng tỏ điều này của đặc trưng kết cấu ca dao.


Phương pháp so sánh trong luận án này được sử dụng để tìm hiểu, giải thích sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng; xác lập những mối tác động ảnh hưởng hoặc di chuyển của các hiện tượng liên quan đến ca dao, kết cấu ca dao, sự khác biệt của ca dao so với thơ trữ tình và sự giống nhau cũng như khác biệt của nhiều hiện tượng ca dao cụ thể.

Luận án cũng sử dụng phương pháp thống kê vì “kết quả của việc thống kê khách quan cho phép nhà nghiên cứu đi đến những kết luận, những khái quát khoa học, tránh được những suy luận chủ quan, gò ép…”[102, tr.138,139]. Phương pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toán được số lần xuất hiện của các yếu tố thuộc đặc trưng kết cấu ca dao, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu


-Nghiên cứu kết cấu ca dao một cách hệ thống, đa diện hơn từ các phương diện, các góc độ khác nhau do đặc trưng của đối tượng tạo nên.


-Tiếp tục mở rộng cách nghiên cứu kết cấu ca dao từ góc độ hòan cảnh diễn xướng, góc độ các công thức truyền thống, góc độ vai trò các dòng thơ, khổ thơ (liên quan đến việc văn bản hóa lời ca) và các biện pháp tu từ trong ca dao.


- Bàn thêm quan niệm về đơn vị tác phẩm ca dao. Đào sâu hơn vai trò, biểu hiện, ý nghĩa kết cấu của những dòng thơ đặc biệt trong ca dao.


- Góp phần làm rõ thêm đặc trưng thể loại ca dao trong so sánh với thơ trữ tình (văn học).


6. Lịch sử vấn đề

“Nghiên cứu, mô tả và lý giải một cách đầy đủ phương diện kết cấu của ca dao là một việc rất khó. Một phần vì ca dao - riêng bộ phận ca dao truyền thống cũng đã quá lớn về số lượng và hết sức đa dạng, phong phú về hình thức thể hiện…Dân gian sử dụng mọi hình thức diễn đạt một cách hồn nhiên, do đó mọi sự phân loại, phân tích đầy tính lôgic của nhà nghiên cứu lắm khi lâm vào sự lúng túng. Khó khăn một phần nữa do bởi ca dao là thơ, cho nên tham gia vào sự tạo nên đặc trưng kết cấu của nó gồm rất nhiều yếu tố như vần, nhịp, thanh điệu, số câu, số tiếng, cấu tạo ý, tứ, đoạn mạch,…Đó là chưa kể đến yếu tố tổ chức giai điệu cũng ảnh hưởng nhiều, chi phối rất rõ đến việc tổ chức ngôn ngữ, việc kết cấu hình thức của lời thơ” [146, tr.135,136]. Đó là một thực tế. Mặc dù vậy, lịch sử nghiên cứu ca dao, nghiên cứu đặc trưng kết cấu cũng cho thấy một số cách tiếp cận tiêu biểu.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí