Đặc Trưng Diễn Xướng Tạo Nên Những Biến Đổi Của Đơn Vị Tác Phẩm Ca Dao


cũng đều là một chỉnh thể cảm xúc, ngôn từ thống nhất, dù rằng chỉnh thể này có quan hệ khăng khít, mật thiết với chỉnh thể khác tương ứng với nó (tức vế đối hoặc vế đáp tương ứng). Nếu quan niệm mỗi vế của mỗi bài ca dao trong các ví dụ trên là một tác phẩm thì cũng cần nhấn mạnh hai tác phẩm có mối quan hệ không thể tách rời, như hai trang của một tờ giấy.

Qua các ví dụ và phân tích trên, có thể thấy đơn vị tác phẩm trong ca dao có đặc thù riêng, khác với đơn vị tác phẩm văn học. Đặc thù ấy do đặc trưng diễn xướng của ca dao tạo nên.

1.4.3. Đặc trưng diễn xướng tạo nên những biến đổi của đơn vị tác phẩm ca dao

Biến đổi là “thay đổi, làm cho khác với trước” [207]. Thuật ngữ “biến đổi” đã bao hàm cả “biến tấu”, “biến thể” và “biến dị”. Trong quá trình diễn xướng, lời ca dao bị biến đổi do nhiều nguyên nhân, đó là: sự đa dạng của vùng văn hóa, tính truyền thống và sáng tạo, những thay đổi của lịch sử - xã hội, ngôn ngữ, âm nhạc, nhịp điệu, thể thơ,…Biến đổi đó được thể hiện qua:

1.4.3.1. Biến đổi lời ca dao do tác động của âm nhạc trong hoàn cảnh diễn xướng

Khái niệm âm nhạc ở đây cần hiểu là giai điệu (làn điệu, âm điệu, nhịp điệu). Vlađimir Propp trong “Đặc trưng của Folklore” quan niệm: “Sáng tác thơ ca (dân gian) hầu như luôn luôn có quan hệ với âm nhạc” [175, tr.46]. Petr Bogatyrev trong “Truyền thống và ứng tác trong nghệ thuật dân gian” thống nhất với các nhà nghiên cứu khác khi cho rằng: “Sự ứng tác giai điệu cho thấy tính cách sáng tạo của người hát”, rằng mỗi người hát đều có “kiểu chữ viết” riêng của mình, có thể nhận ra ở bất cứ bài hát nào người đó hát.” [175, tr.499].

Nguyên tắc thông thường của nhạc điệu là tùy theo thanh điệu mà lên bổng xuống trầm. Hệ thống thanh điệu phong phú và sự kết hợp của các từ


trong ngôn ngữ đa thanh giàu nhạc tính của tiếng Việt đã tạo nên sự đa dạng, nhiều vẻ cho nhạc điệu ca dao. Nói cách khác, đặc điểm ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nhạc điệu và mang lại âm hưởng đặc trưng cho ca dao. GS. Nguyễn Văn Huyên nhận xét rất xác đáng như sau: “Những chỗ trở lại này của các từ, ngay cả những từ không có nghĩa, những tiếng vọng rất vang này của các âm vị, nguyên âm và phụ âm, tự chúng đóng vai trò của một ban nhạc đệm. Sự âm vang, chuyển động, thống nhất của khúc hát được thực hiện bằng những chỗ lặp lại, những chỗ vọng và đối xứng đó. Tất cả những cái đó làm thành một chỉnh thể rất du dương….Ta hiểu được vì sao có sự nghèo nàn, và thậm chí sự vắng mặt của dàn nhạc” [88, tr.43, 44]. Tú Ngọc trong tác phẩm “Dân ca người Việt” cũng đã viết: “Sự hình thành các kiểu giai điệu này gắn rất chặt với cơ sở ngữ âm tiếng Việt và các hình thức thơ ca...”[125, tr.189-190].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Từ bài ca dao quen thuộc:

Chồng gần em chẳng lấy, Lại lấy chồng xa

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 6

Nữa mai cha yếu, mẹ già,

Bát cơm, đĩa cá, chén trà ai dâng.

Ngoài Bắc, khi hát giao duyên, người ta vẫn hát như vậy, nhưng khi vào Nam, nó trở thành “điệu hò Đồng Tháp” như sau:

Con cá đối nằm trên cối đá

Con chim đa đa đậu nhánh đa đa

Chồng gần mà em không lấy sao em đi lấy chồng xa [145, tr.598].

Ca dao được sáng tác phần lớn là tùy hứng, ứng tác và dựa trên một điệu nhạc (như hát trống quân, cò lả,…). Một số trường hợp, khi sáng tác thì nhân dân sáng tác cả lời lẫn nhạc cùng một lúc như nhiều bài dân ca quan


họ,...Không ít trường hợp, dựa trên làn điệu có sẵn, người ta sáng tạo ra lời ca. Âm nhạc là yếu tố tác động nhiều nhất đến biến đổi lời ca dao.

Đối với các điệu hò có nhịp tự do như hò chèo ghe (mái trường, mái đoản,…), lời của chúng ít chịu tác động của âm nhạc. Còn các điệu hò lao động khác có tiết tấu rõ ràng (như hò cấy, hò xay lúa, hò bản đờn, hò lờ,...) thì âm nhạc có tác động nhất định đến kết cấu lời ca. Nếu câu ca có khuôn khổ theo niêm luật thì câu ca sẽ khó phô diễn đầy đủ tâm tư, tình cảm của con người. Nhiều khi bài ca phải mở rộng kết cấu lời ca thì mới tương xứng với độ mở của làn điệu. Những bài ca có tác dụng mở rộng kết cấu lời ca thường theo lục bát biến thể hay song thất lục bát biến thể. Bùi Văn Nguyên viết: “Chắc chắn số tiếng được tăng thêm trong lục bát hoặc song thất biến thể có tác dụng về nội dung, về nhạc điệu (đặc biệt là hò)” [130, tr.34-35]. Ở những lời ca này, nội dung lời ca tác động đến nhạc điệu, quyết định nhạc điệu. Trong khi đó, những điệu hò có tiết tấu khúc chiết, gãy gọn (như hò xay lúa, hò bản đờn, hò lờ,…) và nhất là các điệu lý – phần lời hát thường súc tích, đa số gồm các cặp câu theo thể lục bát hoặc thể song thất với số từ đệm lót ít ỏi, chỉ cốt để hoàn chỉnh kết cấu làn điệu - thì ít có điều kiện mở rộng kết cấu và vai trò của âm nhạc rất quan trọng, âm nhạc quyết định nội dung.

Trong quá trình diễn xướng, nhiều lời ca dao được sáng tác dựa theo các làn điệu đang lưu truyền trong dân gian. Như từ các điệu hò khoan, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy (ở Bình - Trị - Thiên), hò Đồng Tháp (ở Nam Bộ) và các điệu lý như lý hoài xuân, lý bơ thờ, lý trách ai, lý dệt vải, lý đan lờ, lý lên núi, lý cây chanh, lý cây cau, lý con ngựa, lý con tằm...(Nam Trung Bộ), lý xe tơ, lý kéo chài, lý con sáo, lý chuồn chuồn, lý con cua,...(Nam Bộ) mà nảy sinh ra các lời ca dao. Dù ca dao xuất hiện cùng hoặc xuất hiện trước hay sau làn điệu thì các yếu tố thanh điệu, nhịp điệu


trong ca dao vẫn hòa quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau theo những quy luật nhất định của ngôn ngữ, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của quần chúng nhân dân.

1.4.3.2. Biến đổi lời ca dao do việc thay đổi hay thêm (bớt) từ ngữ, câu chữ trong hoàn cảnh diễn xướng

Sự thay đổi hay thêm (bớt) từ ngữ, câu chữ trong quá trình diễn xướng ca dao đã tạo nên những dị bản. Đó là biểu hiện của sự mở rộng (hay thu hẹp) các yếu tố tạo nên kết cấu ca dao. Lời ca dao biến đổi do sự thay đổi từ, cụm từ, thêm hay bớt từ, cụm từ. Sự thay đổi hay thêm (bớt) này tuy là ngẫu hứng nhưng thường không làm thay đổi chủ đề tác phẩm. Tuy nhiên, nếu thay đổi hay thêm (bớt) từ, cụm từ nhiều thì sẽ làm thay đổi chủ đề tác phẩm.

Việc thay đổi hay thêm (bớt) từ, cụm từ trong quá trình sáng tác và lưu truyền phù hợp với hoàn cảnh diễn xướng, nội dung thể hiện, tạo nên những giá trị thẩm mỹ nhất định. Hình thức biến đổi lời ca dao qua sự thay đổi, thêm (bớt) từ ngữ, câu chữ sẽ làm mở rộng (hay thu hẹp) nội dung và hình thức tác phẩm. Ví dụ:


Và:

-Đầu đường có một cây duối Cuối đường có một cây đa

Làm chi tội nghiệp bỏ qua sao đành?

(TL1 (1), L.199, tr.820)


- Đầu đường kia có một cây chuối Cuối đường nọ có một cây đa

Cái góc ngã ba có một sợi dây tơ hồng Con gái chưa chồng như bông hoa lý


Trai chưa vợ như bức tượng vẽ tranh đồ Ngó lên mây bạc trời hồng

Gẫm tôi với bậu vợ chồng xứng đôi

(TL1 (1), L.201, tr.821)

Lời 201 mở rộng nội dung và hình thức tác phẩm do được thêm nhiều từ ngữ, câu chữ so với lời 199.

Bài ca dao sau đây, thay đổi theo các vùng do hoàn cảnh diễn xướng

,không phải là hiện tượng hãn hữu. Hoàn cảnh diễn xướng thay đổi đã tạo nên dị bản đặc biệt của bài ca. Ở Bắc Bộ:

Tưởng nước giếng sâu em nối sợi dây dài Ai ngờ nước giếng cạn, em tiếc hoài sợi dây

Đến Nam Bộ, trong hát ru, bài ca biến đổi như sau:

Ơ ầu ơ

Giếng sâu tôi tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài Thì không dè đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây.

Đến Hò cấy lúa, bài ca dao ấy như sau:

Anh tưởng giếng cạn anh nối sợi dây cụt Dè đâu giếng sâu nên nó hụt sợi dây

Anh đi qua đây mà không lấy được chị Hai mày

Thời anh chèo ghe ra cửa biển, nước nó lớn đầy, anh lại chèo vô.

Lời ca dao Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa…cũng là minh chứng của sự biến đổi tác phẩm do tác động của môi trường diễn xướng. Có nơi chỉ goàm 6 dòng:

- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh


Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mảng vui quên hết lời em dặn dò.

Có nơi sáng tác thêm hai dòng sau:

Gánh vàng đi đổ sông Ngô

Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương.

Ở nơi khác, lại thêm bốn dịng cuối:

Vào chùa thắp một nắm hương Miệng khấn tay vái bốn phương chùa này

Em đi tìm bạn anh đây

Bạn thấy em khó bạn nay chẳng chào

Người ta còn thêm hai dịng sau vào phần mở đầu (đặt trước “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa”):

Cái cò bay bổng bay cao

Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng.

Đây cũng là hình thức mở rộng, bổ sung kết cấu ca dao. Nhiều trường hợp khác cũng vậy. Đã có nhà nghiên cứu tìm hiểu về tính thống nhất trong chủ đề của ca dao nhưng thất bại. Bởi vì, tính ứng tác và hoàn cảnh đối đáp đã khiến cho người hát phải ứng biến linh hoạt, thay đổi hay bổ sung từ, ngữ và chủ đề cho phù hợp.

Khi diễn xướng dân ca, người hát cũng thường thay đổi đôi chút từ ngữ, câu chữ để phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng diễn xướng. Chẳng hạn như lời ca dao:

-Cậu cai buông áo em ra Ðể em đi chợ kẻo mà chợ trưa

Chợ trưa rau sẽ héo đi

Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em?


Bài quan họ "Lý thiên thai" chỉ khác lời ca dao trên ở chỗ thay “cậu cai” bằng “anh Hai” cho phù hợp với cách xưng hô của người Quan họ. Đa số các bài dân ca thêm câu chữ vào bài hát, chẳng hạn như trường hợp mà Phạm Duy đưa ra: “Hát giao duyên ở Miền Bắc…mới đầu dùng những câu thơ bẩy chữ rất ngắn, không có tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy: Gặp nhau đây

/ Mới đầu trăng gió / Hỏi một lời: / Đã có chồng chưa?…Dần dà người ta hát giao duyên với những tiếng gọi nhau và những câu láy cho bài hát thêm đậm đà, trìu mến: Gặp nhau đây / Nắm tay cho chặt / Hỏi cô mình / Có thật yêu chăng ? / Hỡi nàng nàng ơi ! Hỏi cô mình / Có thật yêu chăng ? / Đôi chúng ta / Như cây bén rễ / Chẳng thương chàng / Há dễ thương ai ? [41, tr.53]. Rõ ràng những tiếng đệm thêm vào làm biến đổi và tăng hiệu quả cho lời ca. Đây là những biến đổi thường gặp trong sinh hoạt ca hát dân gian. Trong quá trình diễn xướng, một số bài hát được cải biên, bổ sung để hoàn chỉnh hơn. Chẳng hạn như từ lý giao duyên của vùng Trị Thiên mà lý giao duyên của Nam Bộ đã hoàn chỉnh hơn với tên mới là Ru con. Đó cũng là một quy luật, là tính lặp lại trong sự phát triển.

1.4.4. Đặc trưng diễn xướng tạo nên đặc thù của dòng mở đầu và dòng cuối

Bất cứ văn bản ngôn từ nào cũng có mở đầu và kết thúc. Từ lúc mở đầu đến lúc kết thúc là một chuỗi ngôn từ tuân theo một trật tự nhất định. Các tác phẩm văn học thường mở đầu và kết thúc tùy theo đặc trưng loại, thể loại và tùy theo tác giả. Một trong những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ ca là sự phân chia ra dòng thơ. Denida Levertop đã từng quan niệm việc chia thơ ra thành dòng chính là một sự bắt đầu cần thiết cho toàn bộ đời sống của nó. Việc chia ra thành dòng thơ sẽ giúp cho việc nghiên cứu về tổ chức câu thơ, tứ thơ, vần nhịp – tức là tìm hiểu về


phương diện hình thức tốt hơn. Từ đó sẽ hiểu đúng hơn về tư tưởng, tình cảm của nhân vật, nội dung tác phẩm.

Khái niệm dòng, phân biệt dòng thơ và câu thơ trong ca dao

Dòng là “chuỗi dài, kế tiếp không đứt đoạn” [207]. Dòng thơ được tạo lập bởi các nhĩm từ, cĩ chức năng tổ chức câu thơ, tứ thơ, vần, nhịp.

Câu là “chuỗi lời nói có ngữ điệu, diễn đạt một ý trọn vẹn” [207]. Câu thơ là đơn vị cơ bản hình thành nên tác phẩm thơ ca. Câu thơ là một hình thức câu cơ đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh cĩ ý nghĩa, hồn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ cĩ thể đứng nguyên một mình.

Mỗi lời ca dao đều có câu thơ và dòng thơ. Trong thực tế, khái niệm câu ca dao và bài ca dao được sử dụng khá tùy tiện, khơng nhất quán. Cĩ khi khái niệm câu ca dao dùng để chỉ cả bài, nhưng cĩ khi lại dùng để chỉ một dịng (xét ở dấu hiệu xuống dịng). Để nhất quán, chúng tơi sử dụng khái niệm bài ca dao khi nĩi về bài ca – một đơn vị tác phẩm ca dao. Cịn khái niệm “dịng mở đầu” của ca dao trong luận án này dùng để chỉ dịng đầu, cĩ dấu hiệu là chỗ xuống dịng đầu tiên của bài. Ví dụ bài ca dao sau (gồm hai dịng):

Ai đi đường ấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Trong đó, dòng mở đầu là: Ai đi đường ấy hỡi ai”.

Thơ cổ điển quy định về số chữ, số dòng, nhịp điệu, thanh điệu, cách hiệp vần. Dòng thơ trong ca dao giống thơ cổ điển ở chỗ là câu khi nó diễn đạt trọn vẹn một ý. Cĩ khi, một dòng ca dao tương ứng với một câu ca dao. Nhưng cũng có khi một dòng ca dao chỉ là một phần của câu, nhiều dòng mới hợp thành một câu. Hiện tượng một dòng thơ lớn hơn một

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí