Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 4

bằng cái nhìn cảm thương, quan niệm nghệ thuật nhân bản, tác giả khắc họa thành công con người cá nhân thế sự đời tư với những suy tư, dằn vặt đời thường và riêng tư. Những tác phẩm tiêu biểu như Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… mỗi người một cảnh đời éo le, một nỗi khổ riêng nhưng họ đều là nạn nhân của chiến tranh, của những hủ tục, của những người lợi dụng chức quyền thu lợi về mình. Câu hỏi đặt ra trong chủ đề này là số phận người nông dân sẽ đi về đâu khi họ phải chịu sự bóc lột tinh vi của “địa chủ mới”. Các tác phẩm Ma làng, Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng phản ánh rò vấn đề này. Người nông dân không chỉ khổ bởi những thói tục xưa cũ đã biến dạng tinh vi mà còn khốn khổ bởi tình trạng “bóc lột kiểu mới “hết sức nghiệt ngã ở nông thôn, phản ánh trong Cái đêm hôm ấy… đêm gì (ký) của Phùng Gia Lộc đề cập tới việc thu sản phẩm khá nghiệt ngã sau thu hoạch.Trong chủ đề này ngoài việc phẩn ánh hiện thực đau khổ nhức nhối, các tác giả còn thể hiện sự cảm thương, trân trọng đối với người nông dân và hơn nữa đó là niềm tin vào số phận của họ.

Còn rất nhiều chủ đề được đề cập đến trong đề tài nông thôn như chủ đề viết về người lính - nông dân trong các tác phẩm của Trịnh Thanh Phong. Trong chủ đề này tác giả thể hiện những trăn trở của người lính sau chiến tranh là làm thế nào để giúp cho người nông dân có cuộc sống ấm no, qua đó thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn với người nông dân. Cùng với đội ngũ nhà văn lão thành, những cây bút trẻ cũng xuất hiện. Có thể kể đến Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, Xưa nay chị đẹp nhất làng, Lão Khổ… Nguyễn Huy Thiệp với những truyện ngắn đáng chú ý như: Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn

Đề tài viết về nông thôn là đề tài không bao giờ vơi cạn đối với văn học Việt Nam. Xã hội phát triển hiện đại với không ít những biến ảo tinh vi, phức tạp kéo theo đó là sự phức tạp trong mỗi con người. Cuộc sống nông thôn

cũng nằm trong vòng xoáy qui luật này. Vì vậy chủ đề trong đề tài nông thôn cũng ngày càng hấp dẫn, phong phú hơn. Việc chia tách chủ đề trên chỉ là tương đối và không thể khái quát được đầy đủ chủ đề của một đề tài lớn và phức tạp như đề tài nông thôn.

Với những tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau đổi mới, chúng tôi tiến hành khảo sát, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt với sáng tác của Trịnh Thanh Phong, lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn thể hiện trong hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm

1.2.2. Những điểm tương đồng

Điểm tương đồng thứ nhất là đề tài sáng tác. Trước hết cần khẳng định, sáng tác của Trịnh Thanh Phong có nhiều tác phẩm viết về đề tài nông thôn, bộ mặt nông thôn Việt Nam trong những năm tháng nổi cộm nhiều vấn đề trước và sau đổi mới. Bộ mặt nông thôn thời đổi mới với những tranh chấp chức quyền, lợi dụng chỗ sơ hở của chính sách mà làm lợi cho chính bản thân mình, sự cạnh tranh, thanh trừng nhau giữa các phe cánh, dòng họ, cuộc sống nông thôn nửa nạc, nửa mỡ, tất cả những rủi ro khổ sở đổ lên đầu người nông dân thấp cổ bé họng… Đây cũng là những điều nhà văn Trịnh Thanh Phong khai thác trong các tác phẩm viết về nông thôn của ông. Mỗi tác giả có mảnh đất riêng của mình để khai thác, mỗi làng quê lại mang bản sắc riêng, cuộc sống và con người riêng. Nhưng sự tương đồng về mặt đề tài sáng tác khiến cho tác phẩm viết về nông thôn của họ mang một nét chung (và cũng là yêu cầu của bản thân sáng tác) đó là phải lột tả cho được bộ mặt và bản chất của miền quê, vùng đất mà nhà văn thể hiện. Vùng đất ấy có con người được miêu tả ra sao, cuộc sống diễn ra như thế nào, quang cảnh làng quê và những đổi thay của nó được nhà văn hình dung và phác họa qua những nét cụ thể nào…. Đọc Đồng làng đom đóm, Ma làng hay những tác phẩm khác (bao gồm cả truyện ngắn) của Trịnh Thanh Phong, hình ảnh làng quê cũng

hiện ra với những nét bình dị và thân thuộc. Tưởng như trong nhiều tác phẩm của các tác giả khác ta cũng gặp sự bình dị muôn đời ấy, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Trịnh Thanh phong lặp lại bất cứ sáng tác nào.

Trong đề tài nông thôn, những xung đột bức xúc nhất, nổi cộm nhất trong nông thôn Việt Nam ví dụ như mâu thuẫn dòng họ, sự tha hoá của quan chức đối với người nông dân...là điều được nhiều nhà văn quan tâm phản ánh. Bởi đây là vấn đề vừa mang tính thời sự vừa là vấn đề phổ biến ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam trước và sau đổi mới. Tác phẩm viết về nông thôn của nhà văn Trịnh Thanh Phong cũng đi vào khai thác và phản ánh khá thành công khía cạnh này. Chúng ta thấy một xóm Giếng Chùa với sự tranh chấp thù oán vì tiếng tăm, chức quyền giữa hai dòng Trịnh Bá và Vũ Đình cùng với nó là những âm mưu quỷ quyệt hòng lừa miếng nhau của hai dòng họ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, sự tranh giành, ganh ghét giữa những con người trong làng như: Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng… cũng thấy một làng Thông với những toan tính thanh trừng nhau giữa hai phe Phạm Tòng cùng con cháu và dòng họ Trương trong Ma làng của Trịnh Thanh Phong, rồi “cảnh thuế máu” trước thời kì đổi mới, sự bóc lột tàn nhẫn của bọn “địa chủ mới” trong Cái Đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc…

Phản ánh chân thực điển hình số phận người nông dân còn nhiều nhọc nhằn gian khó thiếu thốn chính là điểm tương đồng thứ ba giữa tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong với tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn nói chung. Đằng sau sự bình dị kia, Trịnh Thanh Phong thể hiện mối quan tâm sâu sắc tới từng số phận con người trong vòng xoáy khốc liệt của cuộc sống thời mở cửa đang từng ngày từng giờ tác động đến cuộc sống và bộ mặt của làng quê. Cũng giống với nhiều nhà văn khác, Trịnh Thanh Phong viết về đề tài nông thôn với những đau đáu về nhân sinh, về những con người của chính làng quê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

mà mình yêu dấu. Chẳng hạn trong cuốn Ma làng, theo tâm sự của chính nhà văn, “cuốn tiểu thuyết tái hiện một phần nông thôn miền núi trước thời kỳ đổi mới đầy cam go, thách thức. (…) Ma làng tái hiện bức tranh nông thôn miền núi trong “đêm trở dạ “với những thói tục xưa cũ, lối sống làng xã truyền thống, những toan tính nhỏ nhen, manh mún…Ma làng phản ánh cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa cái đúng và cái sai… mà cuối cùng phần thắng thuộc về cái thiện” [16]

Qua nhân vật, số phận của những con người trong tác phẩm chúng ta nhận thấy rò quan điểm, thái độ của tác giả đối với cuộc sống và con người. Cái nhìn vừa nhân ái vừa nghiêm khắc về người nông dân cũng là điểm chung của các nhà văn viết về đề tài nông thôn. Điều này thể hiện sự tỉnh táo, khách quan công bằng trong việc đánh giá những điểm mạnh yếu của người nông dân Việt Nam của các nhà văn. Trong Chuyện làng Cuội, Lê Lựu thể hiện sự cảm thông sâu sắc của mình với số phận đau khổ, đầy bất hạnh của bà cụ Đất

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 4

- từng là một hoa khôi của làng Cuội nhưng tác giả cũng không vì thế mà không chỉ ra nguyên nhân dẫn đến số phận bi đát ấy, đó là sự cả tin, ngây thơ và tâm lí nhút nhát không dám đấu tranh của Đất, hay đối với nhân vật ông cu Mỡ, ông cu Từ là những người nông dân hiền lành, ăn ở tình nghĩa, đã từng có công lớn với cách mạng nhưng họ cũng có những điểm xấu, tính cách phổ biến ở người nông dân là gia trưởng, tâm lí “một miếng giữa làng bằng một sàng góc bếp”,chậm đổi mới hay sống với quá khứ… Đó cũng là thái độ của Nguyễn Khắc Trường với nhân vật như: Son, Đào, Tùng trong Mảnh đất lắm người nhiều ma. Nhà văn Trịnh Thanh Phong cũng thể hiện cái nhìn này đối với những người nông dân trong tác phẩm của mình như: lão Bành trong Đồng làng đom đóm, Mưa, Ló, Dỏ trong Ma làng.

Như vậy cũng giống như các tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn khác, tác giả Trịnh Thanh Phong chú tâm vào xây dựng một bức họa chân thực về bộ mặt nông thôn để qua đó thể hiện qua niệm riêng của chính bản thân mình.

Các tác phẩm viết về nông thôn đã gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cần đẩy mạnh sự quan tâm hơn nữa đến đời sống và tinh thần của người nông dân. Chính sách tam nông của Đảng hiện nay là sự giải quyết thực trạng ấy và nâng cao đời sống tinh thần của người nông dân

1.2.3. Những điểm khác biệt

Cùng viết về đề tài nông thôn nhưng mỗi nhà văn chọn cho mình một mảnh đất để đặt bút, để tâm huyết. Vì thế, bên cạnh nét chung của làng quê nông thôn Việt Nam là những nét riêng của mỗi làng quê được tác giả chọn đưa vào tác phẩm của mình. Nét khác biệt này xuất phát từ màu sắc địa phương, đánh dấu bởi dấu ấn văn hóa riêng của từng làng, từng miền quê, thể hiện đầu tiên ở chính hình ảnh nông thôn được miêu tả trong các tác phẩm. Nếu trong tác phẩm Chuyện làng Cuội là bức tranh nông thôn với những lễ hội đông vui, phong tục thờ thành hoàng của người miền xuôi, cảnh sống của người dân những ngày lụt lội (khu vực Đồng bằng sông Hồng), trong tác phẩm Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ là cảnh sắc phong tục lối sống của người dân miền biển Nam Bộ thì trong tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng của mình, Trịnh Thanh Phong đã phác họa một vùng miền núi với những đặc trưng riêng về không gian, về phong tục, về con người và lối sống. Trong lời tựa cuốn Ma làng, nhà văn tâm sự “tất cả chất liệu để dựng nên khuôn hình, cảnh vật, con người trong cuốn sách này tôi đã tìm nhặt ở cái làng quê lở lói, nghèo khổ bám quanh viền chân núi Châm chạy noài ra phía bờ sông Lô ở chỗ con gà gáy ba tỉnh cùng nghe thấy. Bỏ vào túi da, tôi trở về dưới căn nhà lá cọ ở cái phố “Hủng “thị xã tuyên Quang sắp đặt lại. Công việc tôi làm giống như người đan lát, kỳ cạch mãi cũng xong”. Điều này ta cũng gặp trong tác phẩm Đồng làng đom đóm với hình ảnh làng Thông nhỏ bé dưới chân núi Châm nơi quê hương tác giả. Có lẽ chính điều đó đã làm nên cái “chất” riêng của Trịnh Thanh Phong, khiến cho những sáng tác của ông

vừa mang đậm hơi thở mộc mạc, giản dị của quê hương vừa thể hiện được những trải nghiệm riêng của nhà văn về cuộc sống và con người của chính vùng quê ấy.

Nhân vật trung tâm thường trở đi trở lại trong các truyện ngắn của Trịnh Thanh Phong là thân phận người lính sau chiến tranh. Họ ở hầu hết các mặt trận trở về quê cha đất tổ của mình với những dằn vặt trăn trở thời hậu chiến. Đây là điểm khác biệt thứ hai - khác biệt về nhân vật trong sáng tác của Trịnh Thanh Phong so với tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn khác. Cũng viết về nông thôn với những con người khổ sở trước sự tranh chấp quyền hành giữa các phe cánh, dòng họ nhưng ta thấy sự khác biệt về nhân vật giữa Ma làng của Trịnh Thanh Phong và Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Trong thế giới nhân vật Ma làng, Trịnh Thanh Phong đã rất thành công khi xây dựng nhân vật người lính nông dân Tâm - đây chính là một điểm sáng trong bóng đêm Ma làng. Cũng viết về nông thôn và chiến tranh, tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng, Chuyện làng cuội của Lê Lựu số lượng nhân vật là người lính - nông dân không nhiều, Hai nhân vật người lính đó là Vạn (thời kháng chiến chông Pháp), Nghĩa (thời kháng chiến chống Mỹ) (Bến không chồng), trong Chuyện làng Cuội của Lê Lựu chủ yếu là dân quân, du kích. Còn trong những tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chúng ta thấy hầu hết nhân vật chính trong các câu chuyện đều là những người nông dân - người lính. Họ bước lên từ luống cày đi vào chiến trường đạn lửa rồi lại trở về từ đạn lửa để hòa nhập với cuộc sống đầy những thử thách cam go như Hoàng, Thái, Trăng, Tư, Bồng trong Lời ru ban mai - tác phẩm được mệnh danh là “bài ca người lính”, Hữu, Thăng, Dần trong Đồng làng đom đóm, Sơn, Tuấn, Hai Boi…trong Bãi cuối sông. Viết về người lính chính là sở trường, thế mạnh của Trịnh Thanh Phong. Nhà giáo Lã Hồng Minh sau khi đọc tác phẩm của Trịnh Thanh Phong cũng nhận định: “Nhân

vật trở đi trở lại trong truyện của Trịnh Thanh Phong là số phận của những người lính sau chiến tranh về làm nông dân, từng nếm trải nhiều cay đắng nhưng không bao giờ gục ngã”. Trong Kỷ yếu nhà văn Việt nam xuất bản năm 2007 Trịnh Thanh Phong tâm sự: “Gắn bó với người nông dân, người lính sau chiến tranh lại về làm nông dân. Những nhục nhằn của họ trong sinh sống đời thường luôn là nỗi day dứt trong tôi. Giúp đỡ họ về vật chất, bàn tay mình bé quá. Thế là tôi tìm đến văn học nhưng không phải động cơ để trở thành nhà văn mà tôi muốn nhờ văn học để sẻ chia với họ, từ họ lại viết ra văn để nhớ nhau, yêu thương nhau, cùng nhau vượt qua những nhục nhằn, thua thiệt và vươn lên cuộc sống làm người. Lý do đó khiến tôi cầm bút viết văn. Vẫn biết văn mình chưa hay, chưa đáp ứng với họ nhưng tôi còn viết nữa”.Những lý do đó khiến cho tiểu thuyết của trịnh Thanh Phong viết ra như viết cho chính mình, viết ra cho những người thân thiết và chinh phục được trái tim độc giả.

Những khác biệt nói trên còn dẫn đến một sự khác biệt thứ ba, đó là khác biệt về giọng điệu. Mỗi nhà văn lựa chọn cho mình một giọng điệu phù hợp với tác phẩm và mục đích sáng tác. Cùng viết về một chủ đề nhưng cũng có nhiều giọng điệu khác nhau. Đến với Nguyễn Thị Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận là đến với giọng điệu dân dã mộc mạc, đôn hậu, ấm áp, trữ tình sâu lắng trong những trang viết về cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, hay những số phận éo le bất hạnh gần gũi với con người vùng đồng bằng Nam bộ. Ngược lại giọng điệu dân dã mộc mạc nhưng mang đậm dấu ấn của con người vùng Đồng bằng Bắc bộ thể hiện rất rò trong tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng. Gần gũi hơn với những tác phẩm của Trịnh Thanh Phong, đặc biệt là hai tác phẩm Ma làng, và Đồng làng đom đóm về phạm vi khai thác đề tài(cùng viết về nông thôn vùng miền núi) là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Nhưng hai

tác giả vẫn có giọng điệu riêng biệt. Nguyễn Khắc Trường chủ yếu đi vào khai thác mâu thuẫn xung đột giữa các phe cánh, dòng họ (Mảnh đất lắm người nhiều ma) vì vậy ngôn ngữ và giọng điệu có độ căng nhất định nhằm phục vụ việc thể hiện những mâu thuẫn xung đột, còn Trịnh Thanh Phong lại đi sâu vào phản ánh số phận bi kịch của những người dân lao động nghèo khổ (Ma làng), cuộc sống sinh hoạt đời thường với những suy nghĩ, dằn vặt của con người một vùng miền núi (Đồng làng đom đóm), có lẽ vì thế mà giọng điệu của ông mộc mạc, tâm tình mang đậm dấu ấn người dân miền núi hơn. Để diễn tả được hình tượng nhân vật người nông dân ở một vùng nông thôn miền núi, trong sáng tác của mình Trịnh Thanh Phong sử dụng một giọng điệu mộc mạc, dân dã gần gũi với người dân miền núi. Trong hai tiểu thuyết Ma làng Đồng làng đom đóm, có nhiều từ ngữ khá đắc địa, mang bản sắc riêng của làng quê miền núi. Những từ ngữ ấy được sử sụng rất “riêng” làm nên sự độc đáo của nhà văn.

Nghiên cứu tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng tôi nhận thấy trong cái nhìn đối sánh tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong có những điểm chung và những điểm riêng khi viết về đề tài nông thôn. Những đặc điểm này chúng tôi sẽ làm sáng tỏ hơn ở phần sau trong chương nội dung.

Như vậy, đặt tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong trong hệ thống tiểu thuyết Việt Nam viết về đề tài nông thôn sau đổi mới năm 1986, chúng ta thấy được vị trí cũng như những đóng góp của ông cho tiểu thuyết Việt Nam nói chung, bộ phận tiểu thuyết này nói riêng. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành nên diện mạo chung cho tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau đổi mới cả về nội dung phản ánh (những vấn đề nổi cộm đầy bức xúc, trăn trở đang diễn ra trong lòng nông thôn Việt Nam những tháng ngày trước và sau đổi mới) lẫn các phương thức nghệ thuật biểu hiện (nhân vật, giọng điệu, không thời gian, điểm nhìn

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí