Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 2

luôn day dứt, trăn trở trước những số phận, những cảnh đời, mảnh đời vụn vỡ, những tác giả không bao giờ thỏa hiệp với cái xấu” chính điều này chi phối đến giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Điều này gợi mở cho chúng tôi đi sâu khám phá quan niệm nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống con người đặc biệt thông qua những phương tiện nghệ thuật. Bên cạnh nội dung tác giả bài viết cũng đề cập sơ bộ nhất vài nét nghệ thuật tự sự trong Ma làngnhư lối trần thuật “Bằng nhiều chi tiết, qua lối trần thuật độc đáo giàu sức gợi”, giọng điệu “Nghe và cách miêu tả những nhân vật này, thấy được thái độ vừa trân trọng, cảm giọng điệu khách quan thông vừa nghiêm khắc phán xử của nhà văn”, “giọng điệu mỉa mai bông tếu cũng trở thành một phương thức khá quen thuộc của nhiều cây viết”, kết cấu tác phẩm của Trịnh Thanh Phong được nhận xét “Trịnh Thanh Phong có được một phần kết luận hợp lý”… Tuy đây là những đánh giá rất sơ lược về nghệ thuật trong Ma làng nhưng nó cũng đã gợi ý cho chúng tôi trong khi tìm hiểu những phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong.

Triệu Đăng Khoa trong bài: Hỏi chuyện nhà văn tác giả “Ma làng” Báo Nông nghiệp nông thôn số tháng 9 năm 2008: Khẳng định sức hấp dẫn của tác phẩm “Ma làng” với mọi thế hệ người đọc. Sức hấp dẫn mà tác phẩm Ma làng có được do nội dung mà nó phản ánh đó chính là những mưu mô toan tính, những biến thái tinh vi của bọn phú hào mới mang tư duy của người nông dân. Cùng với đó là cách xây dựng nhân vật cũng như tấm lòng của nhà văn đối với người nông dân.

Trung Trung Đỉnh trong bài: Tiểu thuyết ma làng và những thói tục mới ở làng quê trên báo văn nghệ trẻ số tháng 3.2003 đã đề cập khá rò nét về nội dung cũng như những mâu thuẫn được đề cập đến trong tác phẩm Ma làng. Tác giả bài viết khẳng định nhà văn Trịnh Thanh phong đã viết về nông thôn Việt Nam thời hiện đại với những thói tục xưa cũ được cải biến thành

thói tục thời nay. Đó là “những thói tục mâm trên mâm dưới, họ hàng chú bác anh em cô dì giằng dịt lôi kéo nhau vào việc làng, việc nước… bọn phú hào mới của làng xã tranh thủ đục nước béo cò, xâu xé nhau bằng những chức vụ…” mâu thuẫn được phản ánh trong cuốn sách là : “một bên là thân phận những người nông dân ngàn đời nay vẫn chưa ra khỏi lũy tre làng… một bên là bọn quan chức dùng mọi thủ đoạn mưu mô chước quỷ nắm các chức quyền trong làng ngoài xã”. Đây cũng là nội dung bài viết Tiểu thuyết “Ma làng”- Bức tranh quê trước ngày đổi mới của tác giả Minh Hòa trên báo Tuyên Quang số ra ngày 28 tháng 9 năm 2007. Đây cũng chính là những gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu về con người, cuộc sống nông thôn khi phân tích sâu hơn về tiểu thuyết Ma làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

Với tác phẩm Đồng làng đom đóm, tác phẩm ra đời muộn hơn so với tiểu thuyết Ma làng cũng có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau. Trong đó tiêu biểu là ý kiến bàn luận của tác giả Hà Linh (Thạc sĩ Ngô Thu Hà) trên báo Tuyên Quang số ra ngày 27.01.2010 qua bài: Ánh sáng từ đồng làng đom đóm (Đọc tiểu thuyết Đồng làng đom đóm của Trịnh Thanh Phong, Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2009). Bài viết đề cập đến cách xây dựng nhân vật chính của truyện, những khía cạnh về cuộc sống thời bình, thời chiến và hậu chiến của tác phẩm, về những dằn vặt, suy tư của con người thời chiến, những đóng góp của ông trong việc lý giải chiến tranh rất táo bạo trong những trang viết về chiến tranh, đặc biệt, tác giả bài viết phát hiện ra đặc sắc về cách sử dụng chi tiết nghệ thuật “ánh sáng” của tác giả Trịnh Thanh Phong. Bài viết cho thấy thêm một thành công nữa của nhà văn Trịnh Thanh Phong với thể loại tiểu thuyết. Và đây cũng là cơ sở cho chúng tôi khi tìm hiểu nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Đồng làng đom đóm của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

Với một số bài báo, bài phỏng vấn có tính chất giới thiệu tiểu thuyết "Ma làng", “Đồng làng đom đóm” và tìm hiểu xuất xứ của 02 tác phẩm này, chúng tôi thấy các bài viết đã có những giới thuyết cơ bản về hai tác phẩm này. Tuy nhiên nghiên cứu tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong một công trình chuyên sâu với những khía cạnh cụ thể thì chưa có một công trình nào dày công tìm hiểu. Xuất phát từ tính cấp thiết của công tác giảng dạy phần văn học địa phương còn nhiều “khoảng trống”, từ sự ngưỡng mộ và yêu mến nhà văn chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh thanh Phong” qua hai tác phẩm “Đồng làng đom đóm” và “Ma làng”.

III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm hai tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của nhà văn Trịnh Thanh Phong:

- “Ma làng “Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- “Đồng làng đom đóm “Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2009

2. Phạm vi nghiên cứu

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 2

Luận văn tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong ở hai phương diện:

- Đặc điểm nội dung

+ Đề tài, chủ đề

+ Cảm hứng

+ Bức tranh xã hội và hình tượng người nông dân Việt Nam trước và sau đổi mới 1986.

- Đặc điểm nghệ thuật tự sự

+ Cốt truyện

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật

IV. Phương pháp nghiên cứu

1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại

2. Phương pháp thống kê phân loại

3. Phương pháp phân tích tổng hợp

4. Phương pháp so sánh đối chiếu

V. Mục đích nghiên cứu

Qua khảo sát đánh giá 2 tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong chúng tôi hướng tới 3 mục đích.

1. Đánh giá giá trị và hạn chế của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn.

2. Từ việc nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, chúng tôi góp thêm cơ sở khoa học để khẳng định xu thế vận động, cách tân của văn xuôi Việt Nam viết về đề tài nông thôn trước và sau đổi mới 1986.

3. Đóng góp một tài liệu tham khảo cho công tác dạy và học phần văn học địa phương trong nhà trường.

VI. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo,nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương

CHƯƠNG I

Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986.

1.1. Nhà văn Trịnh thanh phong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

1.1.1Tiểu sử nhà văn

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Trịnh Thanh Phong:

1.2. Tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong trong bộ phận tiểu thuyết Việt Nam về đề tài nông thôn sau đổi mới 1986

1.2.1.Diện mạo chung 1.2.2.Những điểm tương đồng 1.2.3.Những điểm khác biệt

CHƯƠNG II

Bức tranh hiện thực và con người nông thôn trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong

2.1. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong

.1.1.Con người cá nhân trong cảm hứng bi kịch và cảm thương 2.1.2.Con người lí tưởng trong cảm hứng ngợi ca

2.1.3. Con người cá nhân trong cảm hứng tâm linh

2.2. Bức tranh hiện thực nông thôn Việt Nam với hai gam màu sáng - tối

2.3. Hình tượng người nông dân Việt Nam trong cảm hứng thế sự - đời tư 2.3.1.Nhân vật người nông dân xuất hiện với tâm thế con người tự ý thức 2.3.2.Sự khám phá con người đời tư từ cái nhìn đa chiều và nhân bản.

CHƯƠNG III

Một số phương diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong

3.1.Cốt truyện đơn tuyến 3.2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1.xây dựng nhân vật qua ngoại hình và trang phục 3.2.2.Xây dựng nhân vật qua hành động và tâm lí 3.2.3.Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành trình số phận 3.3.Ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật

3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại mang tính khẩu ngữ của người nông dân 3.3.2.Ngôn ngữ độc thoại

3.3.3. Các kiểu giọng điệu trần thuật 3.3.3.1.Giọng điệu cảm thương 3.3.3.2.Giọng điệu trào phúng 3.3.3.3.Giọng điệu ngợi ca

Phần kết luận

Phần thư mục tài liệu tham khảo

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I

TIỂU THUYẾT TRỊNH THANH PHONG TRONG BỘ PHẬN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN SAU ĐỔI MỚI 1986.


1.1. Nhà văn Trịnh Thanh Phong - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

1.1.1. Tiểu sử nhà văn

Nhà văn Trịnh Thanh Phong còn có bút danh tác nghiệp là Hải Thanh. Ông sinh năm 1950, quê gốc vốn ở làng Phủ Chính - Vĩnh Tường - Lập Thạch - Vĩnh Phúc nhưng được sinh ra và lớn lên ở làng Thông xã Lâm Xuyên huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Chính vùng đất hài hòa giữa rừng núi với suối sông (Lâm Xuyên) này đã để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

Tuổi thơ Trịnh Thanh Phong lầm lũi với rừng và lấm láp với sông ngòi, đồng ruộng quê hương. Hoàn cảnh sống đó đã giúp nhà văn sớm tiếp cận và gắn bó với người nông dân, thấu hiểu những niềm vui nỗi buồn, cảm thông sâu sắc với những nhọc nhằn, lam lũ của họ. Có lẽ chính vì vậy mà trong mỗi trang văn, Trịnh Thanh Phong vừa như muốn bày tỏ tấm lòng tri ân, tri kỷ với người nông dân chân chỉ hạt bột quê nhà vừa như muốn giải tỏa cho những tâm sự của chính mình vậy. Chẳng thế mà ngay từ khi bắt tay vào nghề cầm bút, Trịnh Thanh phong đã viết:

Mẹ sinh con trên quãng sông này Mùa nước lũ phù sa ngàu đỏ

Con đâu biết tháng ngày gian khổ Mẹ hát ru cái vạc cái cò.

Tuổi thơ con đằm trong cát đỏ Những mùa màng mẹ lặn lội lo toan

Bãi ngô ngập dưới mùa mưa lũ Trận đói bò ngang lưng núi Châm

Những vần thơ dung dị ấy đã đánh dấu sự nghiệp sáng tác của Trịnh Thanh Phong suốt những tháng ngày tuổi trẻ, bởi lẽ ngay sau đó ông không có tác phẩm nào được công bố tiếp. Đang học phổ thông, chàng trai 18 tuổi hăm hở lên đường nhập ngũ. Khi đó Trịnh Thanh Phong được biên chế vào sư đoàn 304 rồi chuyển sang trung đoàn 335 chiến đấu tại chiến trường Lào. Đây có lẽ chính là môi trường nuôi dưỡng những tâm tư, suy nghĩ, quan sát của nhà văn, là những tháng ngày ông thai nghén đứa con tinh thần tiếp theo của mình. Trong điều kiện chiến trường đầy khắc nghiệt, đồng đội hầu hết đều là những người xuất thân từ nông thôn hoặc miền núi, những con người lam lũ, Trịnh Thanh Phong luôn mở rộng tấm lòng và tầm quan sát để sau này những trải nghiệm đó trở thành vốn quý và được thể hiện sâu sắc trong những trang viết của ông. Là người rất nhạy cảm, hàng ngày phải chứng kiến nhiều những mất mát, hy sinh của đồng đội, Trịnh Thanh Phong càng thêm day dứt bởi ông hiểu hơn ai hết những con người ra đi từ đồng đất, bước vào kháng chiến từ những rãnh cày trên mọi miền quê. Điều đó đã thôi thúc ông phải cầm bút, nhưng lần này ông không làm thơ nữa mà bắt đầu viết những trang ghi chép trong chiến trận, sau đó là bút ký, truyện ngắn… Tiểu thuyết Đất cánh đồng Chum cũng được ra đời trong giai đoạn này (1972). Viết xong, nhà văn - người lính chỉ lặng lẽ đưa cho đồng đội đọc rồi lặng lẽ cất vào đáy ba lô, một phần vì ở chiến trường không có điều kiện để gửi đăng, mặt khác ông cũng nghĩ rất đơn giản và mộc mạc: “văn mình là của mình thôi…gửi để làm gì”.

Sau khi hiệp định Pari được ký kết (1973), Trịnh Thanh Phong được điều về học tiếp chương trình cấp 3 tại trường Văn hóa quân đội (Lạng Sơn), sau đó về học tại Học viện Hậu Cần. Cuối năm 1976, một phần vì sức khỏe

yếu, một phần do cái “nghiệp chướng giời đày” (như lời nhà văn thường nói), ông xin giải ngũ và về công tác tại Sở văn hóa thông tin Hà Tuyên.

Thời gian này ông thường lui về làng Thông, gặp lại những người đồng đội cùng sống chết trong chiến tranh giờ phải đương đầu với những khó khăn, thiếu túng. Nhiều người muốn bứt phá nhưng cơ chế hợp tác xã lại ngột ngạt khiến họ cũng phải lẫn vào sự đói nghèo của dân chúng. Từ đó, thực tại gần như trở thành một nỗi ám ảnh,Trịnh Thanh Phong suy nghĩ rất nhiều về số phận con người gắn liền với những vùng quê nghèo đói. Việc ông trở đi trở lại với làng quê để sống với những người nông dân chân chất có bận đã suýt khiến nhà văn phải điêu đứng. Thật may trời đã không phụ lòng người, kết quả của những chuyến đi về vùng quê đó chính là những sáng tác khá thành công về đề tài nông thôn và người lính của Trịnh Thanh Phong sau này.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác

Nhà văn Trịnh Thanh phong có những tác phẩm in trên báo trung ương và địa phương từ những năm 1980. Những tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Bãi cuối sông - Tập truyện ngắn đầu tay xuất bản năm 1990, Gặp lại (1997), Đôi mắt vầng trăng –thơ (1999), Lời ru ban mai (2000), Bao giờ chim vành khuyên bay về (2001), Bức tường xanh (2002), Ma làng (2002), Dưới chân núi Pắc Quan (2003), Vết thương thời bình (2006), Đất cánh đồng Chum (2007), Đồng làng đom đóm (2009).

Từ khi còn ở chiến trường đầy lửa đạn cho đến hôm nay ở cái tuổi gần 60, Trịnh Thanh Phong vẫn lặng lẽ viết. Với trên 10 đầu sách đã xuất bản, tác phẩm của Trịnh Thanh Phong chủ yếu bám chắc vào đề tài nông thôn và người lính. Nhận xét về ông, tại hội nghị cấp Chi hội Nhà văn Sông Chảy năm 2010, nhà thơ Hữu Thỉnh nói: Một nhà văn sống ở miền núi Tuyên Quang mà làm nên được một “Ma làng”gây xôn xao dư luận trong nước và thế giới, rò ràng đây không chỉ là thành công riêng của Trịnh Thanh Phong

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí