Xây Dựng Nhân Vật Qua Miêu Tả Hành Trình Số Phận

ở đó. Sau này, trong chiến trường gặp lại Hữu, Dần đã trao cho Hữu tất cả và điều này khiến chị hạnh phúc vô cùng. Qua đây, ta thấy Dần là một người yêu rất mực chung thủy. Chị cũng là người biết từ bỏ tương lai rộng mở nhưng đầy rẫy những bon chen đời thường để vào chiến trường đánh Mỹ với vô vàn những gian khổ, biết vượt hết những miệng tiếng thế gian để nuôi đứa con của tình yêu với Hữu và quan trọng là chị biết khát khao vươn tới ước mơ tự đứng trên đôi chân của mình “Dần cảm thấy kinh tởm và sởn gai ốc khi nghe lời chia tay giả tạo của đồng chí bệnh viện trưởng lúc tiễn Dần vào chiến trường cũng như khi đã “đuổi “được mẹ con chị về quê”. [31; 189] Chị vui vẻ chữa bệnh cho người dân, trở thành một lương y, một người giàu lòng nhân ái, đầy lo toan cho bạn bè và đồng loại.

Trong Đồng Làng Đom Đóm, một nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả diễn biến tâm lý đó chính là lão Bành. Trước khi bị cảm, lão ngập trong rược chè, đánh đập Hữu. Nhưng sau khi bị cảm, lão ân hận, lão nghĩ lại cuộc đời mình từ khi lão xách cái bị rách đến đến làng Thông, rồi lão đã làm tan nát nhà bà Vuông như thế nào? Lão đã gặp và ở nhà Hữu như thế nào? Rồi lão buồn “nước mắt cứ ói ra ở hai khoé mắt lão” [31; 38], “lão khóc tu tu” [31; 38]. Lão thực sự phục Hữu và đã trở thành người tốt. Ánh sáng từ tâm hồn Hữu đã thắp sáng và làm lành lại tâm hồn lão Bành.

Trong tác phẩm Ma Làng, tâm lí nhân vật cũng được Trịnh Thanh Phong chú ý khắc hoạ. Đó là một lão Tòng xảo trá, lúc nào cũng đề phòng cảnh giác để trừ diệt họ Trương. Hắn luôn giả tạo trước dân làng. Ông Tĩnh thì luôn thủ cựu, một đảng viên năm mươi năm tuổi đảng nhưng chỉ biết hô khẩu hiệu vì Đảng mà không biết hành động. đây là một hiện tượng để biến lí tưởng của Đảng thành hiện thực có tính điển hình của hôm qua và hôm nay. Ngoài ra là những con người nông dân có số phận bi kịch nhưng luôn mơ ước cuộc sống yên ổn. Ló thì lúc nào cũng giả bộ thỏ thẻ, con mắt liếc ngang, chuyên nghe

hơi nồi chò nhưng bản chất lại là người tốt. Ló nhận thấy anh Tâm là người tốt, Ló căm ghét anh em Phạm Tòng, thương xót cho thân phận Mưa. Ló là nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả tâm lí hơn cả. Ló từng là người tốt nhưng bị anh em nhà Phạm Tòng hãm hại. Ló ý thức được điều này: “Ló thấy trong lòng có gì nao nao chua xót. Ló nhớ cái trại chăn nuôi, ngày ấy Ló cũng là cô gái hiền hậu, người làng Lộc ai cũng cảm, cũng thương thế mà Ló để mất! Người làng Lộc coi Ló như con hủi, Ló chua xót nhận được điều này. Ló ân hận và căm phẫn kẻ đã làm hại đời Ló. Ló rợn người khi nhận ra sự nhẫn tâm, tàn ác của lão Tòng”. [30; 76] Mưa một cô gái hiền lành, con nhà gia giáo nhưng do ngây thơ và buông thả quá trớn nên phải chịu tiếng chửa hoang. Đã có lúc tự vẫn nhưng không thành rồi sau đó Mưa vẫn cứ bình thản đi khắp làng. Điều đó chứng tỏ trong con người Mưa có một sức mạnh vươn lên của con người, đại diện cho lớp người bị đè nén.

3.2.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành trình số phận

Các nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyếtĐồng Làng Đom Đóm Ma Làng của Trịnh Thanh Phong được khắc hoạ một cách rò nét qua số phận nhân vật. Trong hai cuốn tiểu thuyết ta thấy dường như tác giả xây dựng số phận nhân vật theo thuyết nhân quả của nhà Phật. Tác giả từng khẳng định trong một bài phỏng vấn: “theo tôi ở đời đều có nhân và quả, gieo nhân nào thì gặp quả ấy”. Hữu, Dần, lão Bành… trong Đồng Làng Đom Đóm là những người nhân ái, sống chân thành, lo toan cho bạn bè đồng đội nên số phận của họ có kết thúc đẹp. Tuy Hữu chết nhưng là cái chết anh hùng, chết vì đất nước, để lại thương nhớ trong lòng người, để được tạc tượng và để lại giọt máu của mình là Nghị. Nghị ngoan ngoãn, suy nghĩ thấu đáo lại giỏi dang. Dần thực hiện được ước nguyện của Hữu cũng là ước mơ của Dần. Chị có cuộc sống đầy đủ và được dân làng yêu mến. Dường như số phận của những con người này sinh ra là để gắn bó với nhau làm thành một gia đình: bà cụ

Vuông, lão Bành, cô Khăn, Hữu, Dần, Thăng, rồi bà má đã cưu mang Hữu những năm cuối đời. Có lẽ sợi dây vô hình đã buộc số phận họ gắn bó với nhau là lòng tốt, họ đều là những người tốt bụng. Tùng lười nhác từ nhỏ, láu cá nên cuối cùng nhà cao cửa rộng nhưng bên cạnh là thằng con nghiện phải xích suốt ngày.

Trong tác phẩm Ma Làng cũng vậy, nhà họ Phạm, đặc biệt là Phạm Tòng vì xảo quyệt, man trá và độc ác mà hắn phải chịu cái chết đau đớn, bị rắn cắn, cả thân mình uốn cong như vỏ đỗ - chết mà xuống âm phủ còn bị trừng phạt, hồn xác lìa nhau, không nhắm được mắt, xác không thể siêu thoát, phỉa thịt, róc xương. Người vợ của lão cũng vì cuộc họp ban chấp hành thu hẹp của lão mà ngã vào đống lửa mù cả mắt. Thằng con trai lão, thằng Ất cũng phát điên, đây là cái giá phải trả cho việc lão đã làm cho anh Nghiệp phải giả điên, giả rồ gần chục năm. Con trai lão giờ phát điên thật chứ không phải giả vờ nữa. Rồi bọn Luồn, Lọt cũng phải bán xới. Còn những người dân lương thiện có số phận bi kịch như bà Lâm - chủ tịch hội phụ nữ xã phải uất ức mà chết, anh Nghiệp học hành giỏi dang, bị vu oan đẩy vào tù, bị cướp hết tài sản, hàng ngày phải gò lưng xới cỏ ở sân uỷ ban đến nỗi phải giả điên, giả rồ và bỏ ra gò Gáy để sống một mình. Ló, Mưa chịu chung số phận bị anh em nhà họ Pham hại đến nỗi phải nuôi con một mình, bị cả làng Thông khinh thường. Còn Dỏ là sản phẩm “nửa Chí Phèo “của làng Lộc vì căm ghét những việc làm ngang tai trái mắt của cánh nhà họ Phạm nhưng không làm gì được mà anh suốt ngày rượu say, rồi chửi, anh chửi thẳng mặt nhà họ Phạm. Những con người này là những con người lương thiện, luôn mơ ước cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy kết thúc số phận của họ là một kết thúc có hậu, họ gặp được may mắn, hạnh phúc. Gia đình anh Dỏ làm ăn khá khẩm. Cô Mưa anh Nghiệp thành một đôi hạnh phúc. Chị Ló cũng gặp được hạnh phúc của mình.

Kết thúc số phận nhân vật là sự khắc hoạ trọn vẹn nhân vật.Qua đó, nhà văn vừa cụ thể hoá triết lí “nhân quả” của mình-một triết lí mà hàng triệu người nông dân Việt Nam tin và mong ước, vừa thể hiện niềm tin tưởng lạc quan của mình: cái ác bị trừng phạt, cái thiện và những con người tốt đẹp phải được đền bù bằng một cuộc sống hạnh phúc.

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự gồm ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ của nhân vật. khi xem xét ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong qua hai tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm Ma Làng, chúng ta thấy rất rò hai khía cạnh này.

Ngôn ngữ người trần thuật là “phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả”. [10; 212] Ngôn ngữ người trần thuật là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách của nhà văn, góp phần truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 13

Ngôn ngữ nhân vật là “là lời nói của nhân vật trong tác phẩm… Là một trong phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống cá tính nhân vật… Ngôn ngữ nhân vật lại phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định”

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của nhà văn Trịnh Thanh Phong qua hai tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm Ma Làng có một số phương diện cần khẳng định giá trị cũng như hạn chế của nó.

3.3.1.Ngôn ngữ đối thoại mang tính khẩu ngữ của người nông dân

Ngôn ngữ của nhân vật trong hai tác phẩm nói trên của nhà văn Trịnh Thanh Phong mang tính hồn nhiên, chân thật của người nông dân.Trước hết là thể hiện trong cách các nhân vật xưng hô với nhau: tao, mày, bố bầm, tao, mẹ đĩ… và đậm đặc dấu ấn phương ngữ - từ ngữ đặc thù của một địa phương.

Đây là cách xưng hô của người nông dân phía Bắc. Qua đây ta thấy họ là những người nông dân bình dị, thường thì họ nghĩ sao nói vậy.

Không phải chỉ trong cách xưng gọi nhau hằng ngày mà ngay trong những lời nói giàu cảm xúc, những lời nói hoa mĩ thì cũng được nhân vật nói rất tự nhiên, giọng điệu chân chất:

Có chúng nó con cũng đỡ buồn, nhà mình cũng đỡ vắng quạnh lúc khuya khoắt bố nhề!” [31; 52]

Những tâm sự của lão Bành sau khi thoát khỏi sự hành hạ của con ma men cũng được lão thổ lộ rất chân tình với bà cụ Tứ:

Cho lão Bành tôi hỏi thật chuyện này bà Tứ nhá!

Còn chuyện này chưa nói với ai, nó cứ như cái cục ở trong bụng, nay tôi muốn bửa ra để bà nom hộ tôi.

Chuyện gì ông cứ bửa ra xem nào” [31; 100]

Họ là những người nông dân nên ngôn ngữ của họ không cầu kỳ, nó chân chất hồn nhiên, giản dị. Họ nói chuyện, động viên nhau và trêu đùa nhau đều bằng ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ rò nét.Cách nói ngắn gọn biểu cảm,giàu hình ảnhmang sắc thái riêng của tâm hồn và cách tư duy chân chất của người nông dân.

Phải tìm kiếm ở đâu xa! Cô Chăm cô ấy chả nhằm từ đời nảo, đời nào rồi!

Mỡ đấy mà tưởng. Đây chỉ bằng cái lá tre thôi nhưng thà để mốc còn hơn. Cái ngữ ấy mà đụng vào cái Chăm này bẻ gẫy tay ngay.” [31; 103]

Khi Hữu và Dần chia tay nhau bên dòng suối, đó là cuộc chia ly không hẹn ngày về, cũng là buổi hẹn ước tình yêu đầu tiên của họ, nhưng lời dặn dò của họ vẫn mộc mạc chân chất:

Hữu cứ bình tâm lên đường cho cái chân thật cứng, hòn đá thật mềm.”

[31; 74]

Đây là cách vận dụng thành ngữ “chân cứng dá mềm” thật tự nhiên thanh thoát.

Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm Ma Làng cũng mang tính khẩu ngữ của người nông dân

Tính cách thẳng thật, hay đùa tếu của anh Dỏ được thể hiện qua nhiều đoạn đối thoại:

Chỉ được cái mồm ra rả. Chả anh Dỏ này cày thì ai cày… Mẹ mầy cứ việc vùi đầu ngủ, không ngủ được thì cứ bầy sẵn ruộng nương ra đấy, rượu về anh Dỏ săn cày…” [30; 29]

Những người dân quê quanh năm ruộng cấy tay cày. Họ phải chịu sự đè nén của bọn ma làng. Họ căm ghét oán hận những việc làm xấu xa của Phạm Tòng. Họ chửi lão để thoả nỗi uất hận.

“Dân với chả nước cái mả bố chúng nó đấy! Thời buổi này toàn bọn nói một đằng, chằng một nẻo. Đếch tin được…”

Thì ở làng Lộc mình vẫn có niềm tin chứ, vẫn có nhiều người dáng để dân làng tôn kính chứ. Ví như bác Y Ấn, bác Vinh Vân, Ông Hai Hộ, ông Tĩnh Tâm… toàn người tốt cả, người đáng kính cả.”

“Đúng rồi, những người đó thì tốt thật, đáng tin thật nhưng người ta đã xếp ra ngoài rìa rồi, có tác dụng gì nữa? Các ông ấy nói lời tốt họ bỏ ngoài tai, quyền hành trong tay họ, họ cứ làm. Họ coi cánh cày cuốc mình như rơm như rạ.”

“Họ coi thế là việc của họ, còn thực chất chắc gì họ đã bằng cái rạ cái rơm này…” [30; 43]

Những người nông dân làng Lộc họ nói chuyện với nhau về những người đứng đầu chính quyền, họ ví von những kẻ xấu như những cái rơm, cái rạ, những thứ thừa thãi trong đời sống người nông dân. Điều này làm cho ngôn ngữ của họ mang đặc trưng của người nông dân.

Họ bàn bạc về gia đình anh Dỏ:

Ừ, chả biết lươn chạch ở đâu mà phiên chợ nào nó cũng không thấy vắng mặt.

Dào ôi! Ăn nhiều ở hết bao nhiêu, đấy cũng một kiểu sống của nhà anh Dỏ. Mà lạ nhỉ, cứ chị Dỏ cắp cái tải đi chợ là anh Dỏ lại mang dao ra mài. Anh ấy ghen vợ à?

Ghen tuông gì. Anh ấy lành như đất…” [30; 43-44]

Qua những lời đối thoại trên ta hiểu thêm về tính cách suy nghĩ của nhân vật đồng thời ta thấy được sự am hiểu tâm lí, ngôn ngữ của những người nông dân của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

3.3.2.Ngôn ngữ độc thoại

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại mang tính khẩu ngữ của những người nông dân, có thể nói độc thoại là một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu trong hai cuốn tiểu thuyết này của nhà văn Trịnh Thanh Phong.

Lời độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [10; 185]

Hầu hết các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong hai tiểu thuyết này của nhà văn Trịnh Thanh Phong đều có những đoạn độc thoại nội tâm. Điều này góp phần thể hiện đời sống nội tâm nhân vật đồng thời đây cũng là những sáng tạo của nhà văn.

Trong tác phẩm Ma làng, nhà văn để nhân vật của mình sử dụng 19 lần độc thoại nội tâm. Trong đó, tất cả những lần độc thoại nội tâm đều là độc thoại bằng lời nửa trực tiếp. Còn trong tác phẩm Đồng làng đom đóm, số lượng đoạn độc thoại đã tăng lên rất nhiều hơn 30 lần trong đó có hơn 10 lần là lời độc thoại bằng lời trực tiếp. Nhìn vào đây chúng ta thấy rò sự thay đổi bút pháp nghệ thuật của tác giả. Đồng làng đom đóm ra đời sau Ma làng

thể hiện sự nhuần nhuyễn trong văn phong của Trịnh Thanh Phong đồng thời cũng thể hiện mức độ sâu sắc trong sự am hiểu tâm lý con người của ông. Ông đã nhiều lần để nhân vật của mình tự bộc lộ tâm lý, suy nghĩ của bản thân mà không cần vỏ bề ngoài là lời của tác giả nữa, vì thế mà nhân vật của ông ngày càng tự nhiên, sống động. Đây cũng là thành công lớn về sự chuyển đổi bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong.

Trong Đồng Làng Đom Đóm, có thể nói nhân vật Hữu là nhân vật có nhiều độc thoại nội tâm nhất 20 đoạn độc thoại nội tâm trong đó có 7 đoạn độc thoại bằng lời trực tiếp. Những đoạn độc thoại nội tâm này có tác dụng rất lớn trong việc soi sáng đời sống nội tâm của Hữu. Hữu luôn là người biết nghĩ, dám hy sinh cho người khác. Anh luôn trăn trở về số phận con người trong và sau chiến tranh. Một con người có đời sống nội tâm rất sâu sắc, chúng ta nhận thấy điều này bằng chính những lời tâm sự sự của Hữu chứ không phải ai khác.

Khi còn sống với lão Bành ở quê nhà. Hữu luôn phải chịu đòn roi của lão. Có những lúc Hữu thấy tủi thân, đau đớn. Nhưng khi nhận được sự giúp đỡ của dân làng, của bọn bạn học thì Hữu luôn tự động viên mình vươn lên. Những dòng độc thoại này thể hiện sức mạnh tự vươn lên trong tâm hồn Hữu: “Nó tự nghĩ: Mình ăn cơm là hạt vàng, hạt ngọc của quê hương, mình phải sống sao có nghĩa với hạt vàng, hạt ngọc ấy, phải biết quý mến bọn cái Dần, cái Tráng… Phải học để làm được những bài toán khó, những bài văn hay, phải chung sức giúp bọn cái Dần cùng học, cùng biết những bài khó để cho thầy Thuyên thật vui lòng!”. [31; 34] Đó là những suy nghĩ từ tận đáy lòng của Hữu. Qua đây ta thấy một nhân vật Hữu giàu lòng tự trọng, có trách nhiệm với bản thân mình, tuy còn nhỏ tuổi nhưng không ỷ lại vào sự giúp đỡ

của người khác mà luôn có ý thức vươn lên.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí