Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 15

Cầu danh cầu phúc về nhà Lại mua con khỉ

Ý a - răng chìa ngoài môi…” [30; 92]

Không những lão Tòng, con cháu lão, những kẻ đểu giả trở thành đối tượng đả kích, gây cười mà ông Tĩnh cũng trở thành đối tượng đáng châm biếm bởi ông là người có những nhận thức lệch lạc về Đảng, là Đảng viên nhưng ông chỉ nêu cao lí tưởng Đảng trong lời nói chứ không phải trong việc làm,mâu thuẫn gây cười giữa lời nói và hành động của nhân vật làm bật ra tiếng cười trào phúng. Điều này được thể hiện qua hành động của ông: “Nói rồi ông lọ mọ thắp hương khấn ông bà tổ tiên. Khấn xong ông lại đứng trước tấm huy hiệu 50 năm tuổi Đảng tay ông vung cao:

Xin thề! Xin thề!

Xin thề!” [30; 95]

Hành động của ông cứ lặp đi lặp lại như thế.

Có thể nói giọng điệu trào phúng là một thành công về mặt nghệ thuật của nhà văn Trịnh Thanh Phong trong tiểu thuyết này. Nó vừa tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm vừa góp phần rất lớn trong việc thể hiện lập trường tác giả. Ghét thói giả tạo và thẳng thừng phê phán đả kích sự giả dối cũng như những lệch lạc trong xã hội.

3.3.3.3 Giọng điệu ngợi ca

Giọng điệu ngợi ca được tác giả Trịnh Thanh Phong sử dụng nhiều trong việc thể hiện tình cảm yêu mếm, cảm phục đối với nhân vật. giọng điệu này được sử dụng nhiều hơn trong tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm. Tác giả ngợi ca lòng hiếu thảo, hiếu học, ý thức vươn lên của cậu bé Hữu. Ca ngợi ánh sáng trong tâm hồn Hữu: “Nó quyết tâm học dù khổ sở đến đâu cũng phải học thật nhiều cái chữ vào đầu”, [31;68] “nguồn sáng trong đôi mắt Hữu đã tích

tụ từ những đốm sáng ấy, để đi, để đến, để chết. Chính vì vậy khi chết rồi tâm hồn Hữu đã góp thêm lửa vào con đom đóm để nó thêm lấp lánh và mãi kì diệu trong tâm hồn mòi con người”. [31; 317] Hầu hết các trang viết về nhân vật Hữu chúng ta đều thấy xem lẫn giọng điệu cảm thương và ngợi ca. Đối với Dần, bà cụ Vuông, bà Tứ, dân làng Thông tác giả cũng sử dụng rất nhiều giọng điệu ngợi ca, ngợi ca về tinh thân thương yêu con người, lòng vị tha và độ lượng của họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Trong tác phẩm Ma Làng, chúng ta thấy giọng điệu ngợi ca được thể hiện nhiều trong những trang tác giả viết về anh Tâm, bộ đội phục viên về làng. Anh đã có những việc làm tiên phong giúp dân làng thoát đói nghèo như khoán, đưa cây phủ đất trống đồi trọc. Ló từng nghĩ: “ở cái làng này chỉ có anh Tâm là người tốt”. [30;71] Anh Tâm là người duy nhất trong xã băn khoăn day dứt về những con người như Ló, Nghiệp, Dỏ, Mưa,: “Nhìn Ló, tự nhiên trong cổ họng anh Tâm có gì nghẹn chát. Anh chép miệng:

- Làm thế nào để giải quyết hết được những hậu quả của làng Lộc. Để làng Lộc không bao giờ còn những thân phận như những người kia” [30; 65] và anh đã làm được.

Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 15

Có thể nói anh Tâm chính là nhân vật tư tưởng của nhà văn. Nhà văn gửi gắm trăn trở, day dứt và giải pháp cho làng quê những năm đổi mới nơi nhân vật này.

Với ba sắc thái giọng điệu: giọng điệu cảm thương, giọng điệu trào phúng, giọng điệu ngợi ca, Trịnh Thanh Phong đã có điều kiện đi sâu vào bản chất cuộc sống người nông dân. Đây là một phương tiện nghệ thuật góp phần khẳng định giá trị hiện thực trong tiểu thuyết của ông.

Tiểu thuyết Đồng Làng Đom Đóm Ma Làng của nhà văn Trịnh Thanh Phong nói riêng, tiểu thuyết của ông nói chung đã thu được những thành công đáng kể. Bộ mặt đời sống của con người nói chung, người nông dân nói riêng,

trong chiến tranh, trong đổi mới đã được phản ánh sinh động vầ hấp dẫn. Phản ánh hiện thực một cách rò nét như thế bởi ông có cái nhìn chân thực về cuộc sống, có tấm lòng chân thành với những người “dân thường” và lựa chọn được những phương tiện nghệ thuật phù hợp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật tiểu thuyết của ông như tạo dựng cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, lựa chọn ngôn ngữ và giọng điệu phù hợp với từng trang viết của mình.

Trong chương III chúng tôi đã phân tích cơ bản một số phương diện trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong qua hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng cụ thể các phương diện như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật.

Cốt truyện đơn tuyến là đặc trưng cốt truyện tiểu thuyết của Trịnh Thanh Phong. Nhờ đặc trưng này mà tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong thường cô đọng, súc tích, hấp dẫn người đọc. Do cốt truyện đơn tuyến nên các tình tiết sự kiện, mâu thuẫn xã hội tái hiện trong truyện thường được giải quyết đơn giản, truyện chỉ tập trung phát triển tính các một số nhân vật chính nên nếu không khéo sẽ gây nhàm chán. Tuy nhiên, việc sử dụng cốt truyện đơn tuyến lại phát huy thế mạnh của nhà văn Trịnh Thanh Phong trong việc tập trung tâm lý nhân vật ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy Trịnh Thanh Phong đã phát huy được thế mạnh của kiểu cốt truyện này trong tiểu thuyết của mình và nó trở thành một đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông.

Thế giới nhân vật của Trịnh Thanh Phong rất sinh động gần gũi với đời sống thường ngày. Họ chủ yếu là người nông dân, người xuất phát từ nông thôn hay những người lính - nông dân. Nhân vật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong được xây dựng ở nhiều góc độ khác nhau: qua trang phục và ngoại hình, qua hành động và tâm lý, qua số phận. Với mỗi nhân vật, ông chỉ phác hoạ một số nét tiêu biểu nhưng cũng đủ thể hiện được bản chất nhân vật.

Có thể nói Trịnh Thanh Phong là một nhà văn rất am hiểu tâm lý con người vì thế ông rất thành công khi xây dựng những nhân vật có đời sống tâm lí phức tạp với những băn khoăn day dứt về thế sự, nhân sinh… Nhân vật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong vì thế không phải là nhân vật cộng đồng nữa mà là con người cá nhân thế sự đời tư. Con người trong tiểu thuyết của ông đã được quan tâm đến những gì riêng tư nhất. Đây cũng là đóng góp quan trong của Trịnh Thanh Phong đối với quá trình đổi mới văn học Việt Nam nói chung, văn học viết về đề tài nông thôn nói riêng. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong thường chia thành hai tuyến rò rệt đó là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Điều này thể hiện quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn. Nhân vật của ông thường được xây dựng theo thuyết nhân quả ác giả ác báo. Câu trả lời cho số phận của nhân vật có ngay trong những việc làm trong hành động, cách ứng xử với cuộc đời của nhân vật. Điều này rất giống với các câu truyện dân gian vì vậy nó gần với tâm lí của người dân và được nhiều người yêu thích.

Ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật là phương diện nghệ thuật tiêu biểu thứ ba của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong. Sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm để soi chiếu đời sống tâm hồn của nhân vật có thể nói là thế mạnh của Trịnh Thanh Phong. Không những sử dụng độc thoại bằng lời nửa trực tiếp (ngày càng gia tăng trong các tác phẩm của ông) mà ông còn sử dựng nhiều đoạn độc thoại bằng lời trực tiếp giúp cho nhân vật trực tiếp bày tỏ đời sống nội tâm của mình với độc giả. Cùng với ngôn ngữ, giọng điệu nhân vật cũng là một khía cạnh làm nên thành công của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong. Giọng điệu cảm thương, ngợi ca và trào phúng là ba giọng điệu chủ yếu của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong. Qua giọng điệu nhân vật tác giả thể hiện tình cảm nhân ái, sự yêu thương, trân trọng và cảm thương sâu sắc đối với những con người nghèo khổ, cuộc sống côi cút, những người nông dân chân chỉ hạt bột,

sự giễu nhại, mỉa mai, căm ghét bọn cầm quyền nhũng nhiễu quen thói chà đạp con người. Có lẽ cũng vì mong muốn có những con người lí tưởng cứu những người nghèo khổ ra khỏi cuộc sống bất công mà khi xây dựng nhân vật lí tưởng có đôi chỗ nhà văn còn thiên về triết lý khiến nhân vật của mình nhiều lúc thành cái loa phát ngôn cho lý tưởng của tác giả. Giọng điệu cũng là góc độ thể hiện rò quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người “ác giả ác báo - thiện giả thiện báo” của nhà văn.

Trên đây là những nét nghệ thuật tiêu biểu của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong cụ thể qua hai tác phẩm Đồng làng đom đóm Ma làng. Đây là nét nghệ thuật làm nên thành công của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong và ghi dấu tên tuổi ông trong văn học Việt Nam nói chung văn học viết về đề tài nông thôn nói riêng.

PHẦN KẾT LUẬN


1.Trong văn xuôi Việt Nam đương đại,các nhà văn là các tác giả ở địa phương trong cả nước có những đóng góp không nhỏ vào thành tựu của nền văn học nước nhà. Nhà văn Trịnh Thanh Phong và những tác phẩm của ông là một trong những tác giả ấy.Tìm hiểu đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong” (qua hai tác phẩm đồng làng đom đóm ma làng),chúng tôi muốn khảo sát, đánh giá một số phương diện cơ bản trong nội dung và hình thức của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Ở phương diện nội dung của tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong, chúng tôi nhận thấy cái nhìn nhân hậu và nghiêm khắc của nhà văn khi xây dựng bức tranh nông thôn Việt Nam chất chứa những xung đột dữ dội vừa có tính thời sự vừa có tính lâu dài trong một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Xuất hiện bức tranh nông thôn Việt Nam giao thoa hai gam màu sáng - tối ấy là hình tượng người nông dân được khắc hoạ chân thực và điển hình. Hình tượng người nông dân được khắc hoạ thành ba kiểu loại nhân vật trung tâm gắn bó với ba loại cảm hứng nghệ thuật sau: Hình tượng con người cá nhân có số phận bi kịch gắn bó với cảm hứng bi kịch và cảm thương; Hình tượng con người lí tưởng gắn bó với cảm hứng ngợi ca; Hình tượng con người tha hoá gắn bó với cảm hứng phê phán. Đặc biệt, chúng tôi thấy sự xuất hiện của cảm hứng tâm linh là một nét đặc sắc trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong với qui luật nhân quả và báo ứng. Đặc điểm này ở tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong vừa gần gũi với triết lí dân gian “Ác giả ác báo-Thiện giả thiện báo” vừa phảng phất tư tưởng phật giáo. Ở phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong chỉ xây dựng kiểu cốt truyện đơn tuyến. Cách trần thuật giản dị, mộc mạc về người nông dân này lại rất rất gần gũi với bộ phận độc giả đông đảo là nông dân.Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà văn đã cá

thể hoá sắc nét cho nhân vật từ tên gọi, ngoại hình đến ngôn ngữ và giọng điệu của nhân vật. Những lời ăn tiếng nói mộc mạc vừa phù hợp với tâm lí người nông dân, vừa có tính phương ngữ của một vùng đất trung du đã đem lại cho tác phẩm của Trịnh Thanh Phong một hương vị riêng không dễ lẫn. Những đối thoại thường ngắn, mộc mạc, là khẩu ngữ đời thường đã được nghệ thuật hoá, những đoạn độc thoại chủ yếu dùng lời nửa trực tiếp và qua hình thức nhật kí là những đóng góp của nhà văn trong việc đưa tác phẩm viết về người nông dân đến với người nông dân. Giọng điệu trần thuật của hai tiểu thuyết “Đồng làng đom đóm”và “Ma làng” cũng gắn bó và hô ứng với các kiểu loại cảm hứng nghệ thuật cơ bản: Giọng điệu cảm thương, giọng điệu trào phúng, giọng điệu ngợi ca.

2. Qua việc khảo sát, đánh giá các phương diện nội dung và hình thức kể trên, chúng tôi khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của Trịnh Thanh Phong lại được thể hiện “nghịch chiều” với xu hướng hiện đại hoá cực đoan ở một số nhà văn đương đại: Đó là trở về với cách viết giản dị, mộc mạc về người nông dân và cho người nông dân.Thử hỏi với cách viết siêu thực, huyền ảo,tượng trưng…,có bao nhiêu người nông dân vốn ít học hiểu và cảm được những cách tân theo hướng của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại? Cách tân hay hiện đại thế nào thì cũng phải được kiểm chứng hiệu quả qua tiếp nhận của người đọc. Cũng từ đặc điểm kể trên, chúng tôi khẳng định quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn: Có cái nhìn xót thương vô hạn với những số phận bi kịch thì cũng có cái nhìn căm phẫn với những “cường hào mới” ở nông thôn, có cái nhìn nghiêm khắc với những hạn chế với “đầu óc tiểu nông” ở người nông dân, nhưng cuối cùng vẫn ngời sáng niềm tin vào bản chất tốt đẹp ở người nông dân, vào cuộc sống tố đẹp đã đến và sẽ đến với họ trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của đất nước.

3.Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ khảo sát, đánh giá và rút ra nhận xét về một số đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong qua hai tác phẩm “Đồng làng đom đóm” và “Ma làng”.Từ đó, chúng tôi khẳng định đóng góp của nhà văn vào mảng văn xuôi về đề tài nông thôn trong văn xuôi Việt nam đương đại. Nếu tiếp tục được nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, chúng tôi thấy còn có thể tiếp tục tìm hiểu về sáng tác của Trịnh Thanh Phong ở một số phương diện sau: Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Trịnh Thanh Phong; “Ma làng” của Trịnh Thanh Phong và “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường trong cái nhìn đối sánh; Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Trịnh Thanh Phong.v.v….

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí