Trong chiến tranh, Hữu chiến đấu anh dũng, quyết liệt nhưng thẳm sâu bên trong là những băn khoăn suy nghĩ về cuộc chiến, những dằn vặt về đời sống sau chiến tranh và trong lòng Hữu luôn cháy một ngọn lửa yêu thương với quê hương, với bố Bành và đặc biệt là với Dần. Nằm trong hầm loét nhoét nước, Hữu nghĩ: “Tất cả bây giờ chỉ còn là kí ức. Chiến tranh trận mạc đã biến Hữu trở thành con người chấp hành mệnh lệnh và ra lệnh. Bây giờ mà gặp cái Dần chắc nó sẽ không nhận ra Hữu cả hình hài lẫn tâm tính bởi cuộc sống và tư duy của người thức thường là ở trong phòng kín vả với quãng thời gian dằng dặc ấy chắc gì Dần đã thuỷ chung! Biết đâu bây giờ Dần tay bế tay bồng.” [31; 199] Những suy nghĩ về chiến tranh, cuộc sống thời hậu chiến về bản thân mình cứ miên man chảy trong đầu Hữu. Những suy nghĩ ấy được Hữu ghi lại trong cuốn nhật kí của mình. Những dòng này là sáng tạo của nhà văn Trịnh Thanh Phong. Nó thể hiện nhãn quan của nhà văn trước cuộc sống, thể hiện sự dũng cảm của nhà văn khi gửi gắn những suy ngẫm ấy vào nhân vật Hữu, suy ngẫm về những sai lầm sau chiến cuộc của nhiều con người. “Rồi đây chiến tranh sẽ đến hồi kết cục nhưng sự mất mát đau thương nhiều nhất vẫn là dân thường mà thôi! Dân thường là ai? Hữu vẫn thường nói với Dần và bọn thằng Tùng, thằng Phú họ chính là người làm ra lúa ngô, những người đẻ ra những chàng trai cô gái cho cuộc chiến này, những người không có sổ y bạ, không có tem phiếu mua thịt mua đường!.. Đời sau sẽ là những câu chuyện bon chen, tính toán tranh ăn”. [31; 201]
Những dằn vặt ấy xuất phát từ chính lòng nhân ái, sự thấu đời của một con người đã từng trải: “Lại còn nhiều oái oăm nữa đó là những bà má ở trong chiến tuyến có con đi lính phía bên kia, con má có người con đã chết trận, thậm chí có đứa còn chết dưới tay Hữu nhưng khi Hữu gặp nguy hiểm thì họ vẫn giúp đỡ.” [31; 226]
Còn Dần là một cô gái cứng rắn kiên quyết chống cái xấu, cái ác và trong tình yêu là một cô gái luôn khao khát yêu trọn vẹn, mãnh liệt. Điều này được thể hiện qua đoạn độc thoại nội tâm của Dần khi đi ra chiến trường.
“Trời ơi giá mà lúc này gặp Hữu, Dần sẽ hiến dâng để cả hai đứa cùng tận hưởng cái cảm khoái thiêng liêng của loài người” [31; 189]
Dần nói với bà cụ Vuông trong tưởng tượng về những dự định tương lai của mình. Tất cả những điều đó thể hiện suy nghĩ và con người Dần:
“… Sau này hết giặc chúng cháu sẽ về với nhau, sẽ làm một ngôi nhà đẹp như ngôi nhà của bà, vợ chồng cháu sẽ làm thầy thuốc chữa bệnh cho dân nghèo bà nhá! Và nếu chả may hai đứa cùng hy sinh trong trận, chúng cháu sẽ hoá thành đôi bướm trắng bay về đậu trên cây hoàng hậu để mãi mãi được gần bà” [31; 189]
Lão Bành người bố dượng của Hữu, nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả diễn biến tâm lí, cũng có nhiều đoạn độc thoại nội tâm. Trong đó đáng chú ý nhất là những dòng lão tự nói với mình sau khi được Hữu cứu sống:
“Lão nhớ từ thuở lão xách cái bị rách đến đây… Bây giờ lão nằm liệt ở đây thằng Hữu không hề có biểu hiện trả thù. Lão phải chết đi, lão là con quái vật, tác oai tác quái…”. [31; 49] Đoạn độc thoại này đánh dấu sự thay đổi trong con người lão Bành, lão đã trở thành một người tốt.
Trong tác phẩm Ma Làng, nhà văn ít để nhân vật độc thoại hơn. Trong những lần độc thoại của nhân vật, đáng chú ý nhất là lần độc thoại của Ló sau khi nhìn thấy bà Tòng bị bỏng phải đưa vào bệnh viện:
“Tội nghiệp bà mọ! suốt đời cung phụng con cháu nhà lão Tòng mà lão ấy cứ coi như người ở ý… Khổ! Ló cứ tưởng ở cái làng Lộc này chỉ có mình Ló là khổ là hư đốn. Thế mà bây giờ cô Mưa lại dẫm vào bước chân Ló. kẻ gây hoạ cho cô Mưa vẫn là người họ Phạm. Thằng Ất trưởng thôn con ông chủ tịch Tòng, toàn ở chỗ cao siêu cả, trớ trêu là thế. Cô Mưa lại không phải
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Nhân Vật Qua Ngoại Hình Và Trang Phục
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 12
- Xây Dựng Nhân Vật Qua Miêu Tả Hành Trình Số Phận
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 15
- Đặc điểm tiểu thuyết Trịnh Thanh Long Qua hai tiểu thuyết Ma làng và Đồng làng đom đóm - 16
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
là đứa con vô loài như Ló, cô ấy hiền mực lại sinh ra trong một gia đình phép tắc, gia phong. Tại sao cô Mưa lại để lỡ chuyện này? Thật là đau xót cho cả nhà bác Tĩnh, cho thanh danh dòng họ Trương! Sao cô Mưa lại dẫm vào bước chân của Ló nhỉ? Cô là người được học hành, có chữ nghĩa chứ có ngu dại, dốt nát như Ló đâu!... Tội thay, Ló lại trở thành con đàn bà hư đốn. Nhưng việc Ló hư hỏng đâu chỉ tại nguyên Ló. Tại cả người bên có quyền có thế ở làng Lộc này chứ. Lúc ấy Ló thơ dại, cả tin, và cả sự buồn vắng của thôn quê Ló mới bị mắc lỗi, mắc lừa.” [30; 55]
Qua lời độc thoại ta thấy được bản chất con người Ló không phải là người xấu, càng thấy được tội ác của con cháu họ Phạm.Ngôn ngữ trần thuật mà nhà văn Trịnh Thanh Phong thể hiện sự am hiểu về đề tài nông thôn của ông, đồng thời nó là một phương tiện nghệ thuất góp phần không nhỏ vào thành công xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
3.3.3.Các giọng điệu trần thuật
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm,…”.[ 10; 202] Giọng điệu nghệ thuật bị chi phối từ rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tư tưởng tình cảm của tác giả với những sự vật, sự việc con người… Giọng điệu ấy lại được cụ thể hoá qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả”. [10;202] Trong mỗi tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau. Bởi theo M. Khrapchenco, “giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho
phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau”. Như vậy, sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống.
Trong hai tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm và Ma Làng, giọng điệu trần thuật của nhà văn Trịnh Thanh Phong có một số sắc thái đáng chú ý sau:
3.3.3.1. Giọng điệu cảm thương
Ấn tượng đầu tiên khi đọc tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm là giọng điệu cảm thương. Giọng điệu cảm thương được tác giả sử dụng nhiều khi nói về số phận bi kịch của nhhững người nghèo khổ.
Trong tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm, giọng điệu này được thể hiện nhiều khi tác giả viết về những tháng ngày cơ cực đói khổ của cậu bé Hữu. Những tháng ngày chìm ngập trong đòn roi cật nứa, hi vọng của chú bé chỉ nhờ vào ánh sáng lập loè của nhũng con đom đóm.
Sự thương cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua nhân vật Dần. Dần thương xót Hữu nên tìm mọi cách giúp Hữu: “Bầm xem nhà mình có gì ăn được không, bầm cho thằng Hữu để nó đem về khỏi bị lão Bành đánh đòn! Để đem nay thằng Hữu khỏi bị ngủ ngoài vườn chuối”.[31;36] Hữu cũng cảm nhận thấy cuộc sống khổ cực của mình. Người đọc không khỏi xúc động khi nghe một cậu bé nói: “Tao chết có khi lại được gặp bố bầm ở dưới âm ty còn sướng hơn sống cảnh này đấy”. [31; 7] Một thằng bé vẫn ở tuổi được che trở và bảo vệ thì ngày đêm phải trốn chạy vì sự tàn nhẫn của người bố dượng, “Cái Dần đến vườn chuối nhà ông Tràng Chức, trời cũng đã nhoạng tối. Nó khum hai bàn tay vào mồm kêu cuốc cuốc…Nghe tín hiệu của cái Dần, thằng Hữu lò dò chui từ trong bụi chuối ra, chân tay nó vẫn còn run lẩy bẩy”. [31; 12] Hữu có dáng hình bé loắt choắt có lẽ cũng bởi những tháng ngày cơ cực. Người đọc không thể quên hình ảnh thằng Hữu gồi củi ngã dúi dụi mặt mũi nó nhoe nhoét máu, rồi nó cứ ngồi trước bếp lửa chờ xem lão Bành có sai việc gì nữa
không. Hành động của Hữu là hành động của đứa trẻ cô đơn côi cút. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết hành động của Hữu đều được tác giả gắn với các từ như: lẻn “Nó lẻn ra phía đầu nhà, đi xuống bếp khời tro tìm những con cua nó vùi dấu lão Bành, thổi phù phù rồi cho vào mồm nhai ngấu nghiến”, [31; 89] lặng lẽ “Nó lặng lẽ ra tựa gốc mít đứng nhìn trời nhìn đất” [31; 124], “nó lững thững xách cái vỏ trai thuỷ tinh cái Dần kiếm cho lặng lẽ đi về phía gò Hồn”, [31; 132] “nó lại thần thưỡi đứng lặng dưới đêm dày”… [31; 158] Tác giả sử dụng hàng loạt những động từ, tính từ để khắc hoạ sự cam chịu, nhẫn nhục và cảnh sống cô đơn của Hữu: tần ngần, lón thón, lò dò, run lẩy bẩy, lẳng lặng (dùng 6 lần),lầm lũi, đứng lặng, lủi thủi, lóm thóm, ngồi lặng, ngẩn ngơ, rón rén, lặng lẽ, lặn lội… Nhìn chung những trang viết về tuổi thơ của cậu bé Hữu là những trang viết đầy thương cảm. Qua đây ta cảm nhận thấy tấm lòng nhân ái của nhà văn.
Chúng ta còn thấy giọng điệu thương cảm thể hịên trong những trang viết về sự ân hận của lão Bành, hơn 10 lần nhà văn miêu tả lão Bành khóc, khi thì lão khóc tu tu, khi thì nước mắt cứ ói ra ở hai khoé mắt lão. Ngoài ra giọng điệu cảm thương còn được sử dụng nhiều khi tác giả viết về cái chết của những con người tham gia chiến tranh. Đó là những cái chết đau đớn “những cái thây đen thui, răng nhe ra trắng ởn…” [31; 191]
Trong Ma Làng, giọng điệu cảm thương thể hiện nhiều trong những trang tác giả miêu tả số phận bi kịch của những người nông dân luôn khao khát cuộc sống yên bình. Những trang viết về chị Ló, “Với mọi người Ló hiền thục tin yêu,vì họ đều là lãnh đạo, đều là bề trên, cha chú, Ló lại là đứa con mồ côi, Ló phải dựa bóng họ, tin mọi người, Ló không mảy may chút đề phòng cảnh giác… Ló chăm chỉ nên mọi người yêu mến. Chình sự yêu mến đùm bọc đó làm cho Ló khờ dại. Ló không ngờ trong cái tấm chăn trùm lên tấm thân mồ côi của Ló lại có sự tính toán của những kẻ lòng lang dạ sói, kẻ
đó lại có quyền lực cao nhất trại, ông Phạm Hò”. [30; 56] Sự ngây thơ cả tin của một cô gái đã trở thành thứ có thể chiếm đoạt của kẻ có chức có quyền. Điều này thể hiện sự cảm thông với những con người thấp cổ bé họng, những con người dễ bị lợi dụng trong xã hội nông thôn của nhà văn. Viết về cuộc đời anh Dỏ, anh Nghiệp cũng là những trang văn đầy trăn trở, xót thương. Anh Nghiệp khi ở tù về biết tin mẹ mất thì anh chạy một mạch ra mộ mẹ “hai tay hắn cứ ôm ghì lấy nấm đất, miệng kêu trời. Kêu khản giọng hắn bẻ mấy cành cây chó đẻ khô túm lại thay cho nén hương cắm lên mộ mẹ và cứ thế hắn vái”. [30; 15] Nghiệp bị đi tù vì âm mưu của lão Thệ chủ tịch xã, điều này cả làng biết, thế nhưng bất công thay khi trở về muốn làm ăn lương thiện thì anh nhận được câu trả lời từ hợp tác xã anh là thành phần tử phạm, còn phải theo dòi, chưa đủ phẩm chất là xã viên hợp tác xã, nghe câu này “hắn sởn gai ốc cứ thế quỳ vái bác Hai Thìn rồi cắm đầu chạy”. [30; 16] Cuộc đời anh Nghiệp còn tiếp tục bị đè nén, bị áp bức bởi cha con, anh em Phạm Tòng cho đến khi anh phải giả điên ra ở với ma ở bãi Gáy.
Giọng điệu thương cảm khiến cho tác phẩm giàu cảm xúc, tạo sức hấp dẫn độc giả, giọng điệu này cũng góp phần thể hiện tình cảm thiết tha, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những người dân bất hạnh luôn khao khát cuộc sống tự do này.
3.3.3.2 Giọng điệu trào phúng
Giọng điệu trào phúng cũng là nét nổi bật trong giọng điệu trần thuật của nhà văn Trịnh Thanh Phong. “Trào phúng - một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo chỉ chích, tố cáo, phản kháng… những cái xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội”. [10;235 ]
Có thể nói giọng điệu trào phúng đã trở thành một phương tiện nghệ thuật hữu hiệu để nhà văn vạch mặt, đả kích, và cười vào mặt những kẻ xấu xa của làng quê. Để tạo ra tiếng cười đả kích trước hết tác giả tạo ra những mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung của nhân vật, sự việc. Người đọc không thể nhịn được cười khi một lão Bành độc ác, tàn nhẫn, một con ma men của làng Thông (tác phẩm Đồng Làng Đom Đóm) hung hãn tưởng như không còn sợ gì, nhưng hắn lại rất sợ đi tù, nghe tin bà Tứ là hắn “nhũn ra như con chi chi”. [31; 75] Thủ pháp tạo ra tiếng cười này được sử dụng nhiều và hữu hiệu hơn trong tác phẩm Ma Làng. Đó là những cuộc họp ban chấp hành thu hẹp của cánh nhà Phạm Tòng, cuộc họp có ghi biên bản, nhìn bề ngoài thì đây giống như cuộc họp của xã để bàn việc hệ trọng của làng, xã. Nhưng thực chất đây lại là cuộc họp của dòng họ Phạm để bàn cách làm thế nào diệt trừ được anh Tâm - chủ nhiệm hợp tác xã, làm thế nào để cho một người dân (cô Mưa) vào tù. Họ cũng đóng góp ý kiến nhiệt tình, cũng đỏ mặt, đập bàn, suy ngẫm, và thống nhất ghi vào biên bản, “Căn nhà lặng phắc rồi cả năm cánh tay cùng giơ cao. Cái biên bản hội nghị ban chấp nhà thu hẹp của nhà họ Phạm cũng được thông qua. Họ rót rượu tuyên thề cùng thực hiện”. [30; 52] Rồi việc lão Tòng giao cho Ló làm, lão nói: “Nhờ chị Ló cho biết chúng tôi sẽ có biện pháp đề phòng. Tiện đây thay mặt cho ban lãnh đạo xã xin biểu dương tinh thần của chị Ló trong việc giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm và tiếp tục giao nhiệm vụ cho chị nắm bắt tình hình bên nhà ông Tĩnh.”, [30; .40] “Cháu cố gắng giúp bác bám chặt tình hình bên nhà ông Tĩnh.”, [30; 41] lão trả tiền cho việc mua chuộc Ló: “Đây là thù lao để cháu thi hành công vụ” [30; 48]nhưng thực chất đây là việc lão mua chuộc chị Ló nghe tin tức của nhà ông Tĩnh về việc Mưa có chửa với con lão. Thật giả tạo, trơ chẽn. Đọc những trang viết này ta cảm như nhà văn đang vừa viết, vừa chửi, vừa cười vào sự thối tha, giả tạo của chúng. Tiếng cười châm biếm đả kích còn được
tạo ra do sự mâu thuẫn trong hành động và suy nghĩ của nhân vật. Lão Tòng là đối tượng chủ yếu của tiếng cười trong tác phẩm, đặc biệt là màn đám cưới con trai lão. Cưới con tốn kém, lão Tòng trong bụng thì như có muối sát, gai cào, nhưng là kẻ đang ngồi trên lưng ngựa cứ phải phi. Lão vẫn lệnh: “Việc trăm năm của các em có tốn kém nhưng có mất gì. Dân làng có yêu thì người ta mới đến. Như thế mình là người phúc đức, ăn ở phải chỗ với dân làng. Lợn bò sẵn đấy cứ vật ra mà thịt”. [30; 85]
Ngoài ra tiếng cười còn được tạo ra trong việc miêu tả ngôn ngữ, cử chỉ, tên tuổi, thân thế của nhân vật. Việc đặt tên cho nhân vật không phải sự ngẫu nhiên mà có lẽ đó là chủ ý của nhà văn. Những cái tên đã nói lên sự đểu giả của cánh họ phạm như: Luồn, Lọt, Lường, Nợi nòi; thân thế nhân vật cũng có tác dụng đả kích, châm biếm nhân vật: lão Tòng từ một người đánh giậm chẳng hiểu sao nhanh chóng leo lên chức bí thư rồi chủ tịch xã, rồi bọn Luồn, Lọt, Lường đều là dân thường bỗng được giữ chức vị quan trọng. Một tổ chức chính quyền mà đứng đầu toàn những người như thế thì thật nực cười; tiếng cười đả kích còn được bật ra từ chính ngôn ngữ nhân vật: Lão muốn con mình lấy một đứa Sứt để lập mối quan hệ với bí thư huyện và hắn hùng hổ phát biểu với con cháu: “Còn vết sẹo trên mặt thằng Ất, nó ngã xe máy làng Lộc ai lạ, lão liếm mép rồi nói tiếp: Duy có cái môi của em Sứt chưa đi mỹ viện được thì có bận gì. Thằng Ất nó còn chả ngại huống hồ ta. Ta cưới vợ cho con là cưới người, cưới cháu ông huyện chứ đâu phải lấy cái môi của nó, cái môi nó sứt chứ cái giống nhà nó có sứt đâu mà lo”. [30; 84] Đám cưới con lão Tòng trở thành việc gây cười cho cả làng Lộc. Bài hát của anh Dỏ là minh chứng:
“Tiền chùa đội nón lên chùa Ý a…
Phải chi tài giỏi mà lừa người ta Ý a…