Kết Cấu Văn Bản Dân Ca Tày Xét Theo Quan Hệ Thứ Bậc (Bao Hàm)

tương đối độc lập (như từng “bài” trong một dãy bài). Khúc hát do những lời hát

tạo thành.

Mỗi khúc trong văn bản có tính độc lập tương đối. Nếu tách khúc ra khỏi văn bản thì nó có tư cách như một văn bản nhỏ (một tiểu chủ đề); còn nằm trong một văn bản thì từng khúc vẫn luôn luôn có sự liên kết với những khúc khác về phương diện nội dung (một chủ đề). Ví dụ: Những khúc hát trong quan lang được diễn ra theo trình tự: khúc Tuộng xỉnh (chào mời); khúc Nổp tháp lệ (nộp lễ, kiểm lễ)…

- Lời hát:

Thường thì lời được hiểu chung là những gì con người nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (ngoài ý nghĩa thuật ngữ, đó là: sản phẩm cụ thể của hoạt động ngôn ngữ, trong quan hệ đối lập với ngôn ngữ). Lời cũng được hiểu là phần ca từ (ngôn ngữ) trong bài ca (đối lập với phần nhạc (giai điệu, tiết tấu...).

Lời hát ở đây được hiểu là chuỗi âm thanh được một nhân vật hát lên, kể từ lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt (thường để “nhường lời” cho người khác “cất lời”).

Trong trường hợp cụ thể của dân ca Tày, “lời hát” là những gì người hát cất lên trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của cuộc sinh hoạt dân ca, trong một lượt (lượt lời), do một người trình diễn.

- Đoạn hát:

Trong mỗi lời hát có thể gồm những đoạn khác nhau. Đây là những phần ngắn có chức năng riêng, tạo thành dãy liên kết với những đoạn khác trong một lời hát. Ví dụ: đoạn mở lời, đoạn giãi bày và đoạn kết.

- Câu hát:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Trong lời hát có những câu hát: là đơn vị cơ bản của lời hát, do các từ ngữ tạo thành, có một tiết tấu nhất định, thường viết bằng một dòng (trên chữ viết). Lưu ý: Đây không phải là “câu” trong phân tích ngôn ngữ học (là “đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn”). Số câu trong lời hát dân ca Tày ở từng loại có số lượng khác nhau. Trong đó, lời then thường có số câu nhiều nhất; lời lượn thường có số câu ít nhất...

1.3. Tiểu kết chương 1

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 7

Dân ca Tày đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc độ: văn hóa, văn học, dân tộc học, lịch sử, âm nhạc... Nhiều tác phẩm dân ca Tày đã được các nhà khoa học sưu tầm và giới thiệu, chủ yếu về phương diện hình thức, những giá trị phong tục và những giá trị bản sắc tộc người.

Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ trong dân ca Tày chưa

được tìm hiểu có hệ thống, quy mô, toàn diện, mới chỉ dừng lại ở từng tiểu loại nhỏ của dân ca Tày. Chính vì vậy, đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày đến nay vẫn là một ẩn số từ góc nhìn ngôn ngữ học.

Dân ca Tày là những bài hát, câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của tác phẩm. Về cơ sở lí thuyết và thực tiễn, một số khái niệm đã được đề cập đến: văn bản, văn bản nghệ thuật, kết cấu; trường nghĩa, chủ đề; ngôn ngữ nghệ thuật, nhịp điệu, vần, thể; lí thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại; văn hóa, bản sắc văn hóa, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, biểu tượng ngôn ngữ; dân ca Tày, cuộc hát, chặng hát, khúc hát, lời hát... Những vấn đề lí thuyết này tạo lập một khung lí thuyết thích hợp để nghiên cứu, phân tích đặc điểm hình thức, ngữ nghĩa của dân ca Tày ở các chương 2, 3 của luận án.

Để nghiên cứu đối tượng tương đối phức tạp như dân ca Tày, cần có góc nhìn đa diện liên ngành, từ phương diện Ngôn ngữ học, Văn hóa học và Văn học. Cũng vì vậy, khi tìm hiểu về dân ca Tày, khó có sự phân biệt hoàn toàn rạch ròi các khái niệm và các thao tác của Ngôn ngữ học, Văn hóa học và Thi học.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ DÂN CA TÀY XÉT VỀ HÌNH THỨC VĂN BẢN


2.1. Kết cấu văn bản dân ca Tày

2.1.1. Tư liệu khảo sát

Các văn bản dân ca Tày, cụ thể là ba loại: lượn, quan lang, then cần khảo sát rất đồ sộ. Không thể tìm hiểu toàn bộ các văn bản. Hơn thế nữa, số lượng các văn bản hiện có của ba loại (lượn, quan lang, then) không tương đương về độ dài văn bản và sự đối dịch. Vì thế, do yêu cầu của các phần khác nhau trong luận án (đặc biệt cho sự thống kê), tác giả xác định phạm vi tư liệu nghiên cứu trong một số văn bản để thống kê và phân loại các sự kiện, như những nghiên cứu trường hợp.

Tìm hiểu về kết cấu văn bản, luận án khảo sát 44 khúc hát, với 381 lời hát, 6931 câu (Lượn: 17 khúc hát, 306 lời hát, 2469 câu; Quan lang: 11 khúc hát, 59 lời hát, 753 câu; Then: 16 khúc hát, 16 lời hát, 3709 câu (then kì yên, cầu chúc: 6 khúc hát, 1261 câu; then lễ hội (then cấp sắc): 10 khúc hát, 2448 câu).

Cụ thể là:

- Các khúc hát lượn: Lượn nài (Lượn mời), Lượn khan (Lượn đáp lời), Lượn slặp (Lượn tiếp lời), Lượn xo mjầu (Lượn xin trầu), Lượn tổ bjoóc, tổ va (Lượn đố hoa), Lượn tống (Lượn trống), Lượn hoa, lượn trảng (Lượn hoa, lượn trăng), Lượn bươn (Lượn tháng), Lượn ngòi slí quý (Lượn trông tứ quý), Than - Ước (Than - Ước), Lượn cáy khăn (Lượn gà gáy), Lượn kí rới vua (Lượn các đời vua), Lượn phẳn (Lượn xe kết tình duyên), Lượn ná rười, ná slán, ná đỉu (Lượn không héo, không tàn, không bỏ nhau), Lượn phjạc (Lượn chia tay), Lượn slắng (Lượn nhắn nhủ, hẹn hò), Xam cốc lượn - Cạ cốc lượn (Hỏi gốc lượn - Bảo gốc lượn).

- Các khúc hát quan lang: Khên lền (Chăng dây), Khửn đuây (Lên cầu thang), Thư tu (Giữ cửa), Khay tu (Xin mở cửa), Pjái fục (Trải chiếu), Tuộng xỉnh (Chào mời), Nổp tháp lệ (Nộp lễ, kiểm lễ), Tình tổ (Trình tổ), Lạy táng (Bái tổ), Rặp lùa (Đón dâu), Lệ pú giả (Lễ bố mẹ chồng).

- Các khúc hát then: Roọng hương (Gọi hương), Phóng lệ (Phóng lễ), Lập binh (Lập binh), Cái kiều cầu tự (Bắc kiều cầu tự), Tạ tông đường (Tạ tông đường), Tiến hoa thánh mẫu (Tiến hoa thánh mẫu), Quang bán (Tẩy rửa bàn thờ), Cái cấu hào quang (Bắc cầu hào quang), Lập phủ Thành Lâm (Lập phủ Thành Lâm), Lọc vía hào quang (Lọc vía

hào quang), Soạn lẹ khảu cung Ngọc Hoàng (Soạn lễ vào cung Ngọc Hoàng), Sắc cấp

(Sắc cấp), Thủm mủ hẩư gường sở (Đội mũ cho gường sở), Piốc Pú Cấy (Đánh thức lão Pú Cấy), Mường bân (Mường trời), Tổng tiên (Cánh đồng nàng tiên).

Như đã nói ở trên, các ngữ liệu dân ca Tày sau đây được ghi bằng chữ viết hệ

latin của dân tộc Tày (chữ trong các văn bản dân ca được khảo sát).

2.1.2. Kết quả khảo sát

2.1.2.1. Kết cấu văn bản dân ca Tày xét theo quan hệ thứ bậc (bao hàm)

Quan hệ thứ bậc là sự sắp xếp theo tương quan bao hàm trong tổ chức văn bản dân ca, gồm một hệ các đơn vị (về lí thuyết, do văn bản có thể dài ngắn, đơn giản hay phức tạp khác nhau) bậc trên và bậc dưới, từ cuộc hát đến câu hát. Đó là thứ bậc:

cuộc hát - chặng hát - khúc hát - lời hát - đoạn hát - câu hát.

1/ Quan hệ thứ bậc cuộc hát - chặng hát - khúc hát trong văn bản dân ca Tày Quan hệ cuộc hát - chặng hát - khúc hát trong lượn:

Mỗi cuộc hát lượn ứng với một lần sinh hoạt trình diễn bằng lời ca, bắt đầu từ

lúc trai gái gặp nhau và cất lên lời ca, cho tới khi kết thúc.

Cuộc hát lượn thường được chia làm 3 chặng: hát chào mời, hát tỏ tình, hát kết - giã từ.

Hát chào mời, gồm những loại khúc hát: Lượn nài (Lượn mời), Lượn khan

(Lượn đáp lời), Lượn slặp (Lượn tiếp lời).

Hoàn cảnh của cuộc hát (thoại trường) và người tham gia: Khi khách đến một nhà trong bản, thanh niên trong bản rủ nhau đến mời lượn. Trước hết họ xin phép chủ nhà cho tổ chức lượn, cũng qua đó báo cho khách biết là họ tìm đến để lượn. Được chủ nhà đồng ý cuộc lượn bắt đầu, thay phiên nhau mỗi người sẽ hát một khúc. Ở chặng hát chào mời, có những khúc Lượn nài: gái (trai) bản nọ mời trai (gái) là khách lượn. Khách thường khiêm tốn, ý tứ, không đáp ngay, cứ để cho người mời thể hiện những đoạn thiết tha, thậm chí châm chọc kích bác thì mới chịu thể hiện khúc hát Lượn khan (Lượn đáp lời). Khi “đối phương” đã đáp thì bên chủ liền Lượn slặp (người mời lượn tiếp khi đối phương đã khan) và như thế cuộc lượn chính thức bắt đầu, với những khúc hát lượn.

Ví dụ trong khúc Lượn nài:

Cất tiểng vọng chang rườn nào niệt Mạy lau ẻn pây thắp co mấư

Mì bjoóc hử slậy xo slắc cáng

Cất tiếng vọng trong nhà rền vang Cây cụt én đi tìm cây mới

Có hoa cho sĩ xin một cành

Slậy ná xo cáng roi diu đai Xo kết tin vạng lai pây thẻo Dá tả nậu bjoóc héo lấn lồng

Bjoóc héo bjoóc thè phông pây nả Thuổn cần rầu quá xá khòi thôi Xo kết đuổi táng nơi kỉ tiểng.

Sĩ không xin khác cành bỏ không

Xin đưa tin vãng lai đi lại Đừng để nụ hoa héo rụng rời Hoa héo hoa lại nở nay mai Con người ta quá lứa sẽ thôi Xin kết với nơi khác vài tiếng...

[NL3, tr. 194]

Hát tỏ tình: Đây là chặng dài nhất, chiếm hầu hết thời gian của cuộc lượn.

Chặng này có thể gồm các loại khúc:

Thứ nhất, gồm những khúc lượn có sẵn (là những khúc lượn cổ điển), được mọi người ưa thích, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên, bởi họ lắng nghe để hồi tưởng về một kí ức thanh xuân đã qua và cũng mừng vui vì con em trưởng thành. Ở phần này có thể kể tới các khúc: Lượn xo mjầu (Lượn xin trầu), Lượn tổ bjoóc, tổ va (Lượn đố hoa), Lượn tống (Lượn trống), Lượn hoa, lượn trảng (Lượn hoa, lượn trăng), Lượn bươn (Lượn tháng), Lượn ngòi slí quý (Lượn trông tứ quý), Than - Ước (Than - Ước), Lượn cáy khăn (Lượn gà gáy), Lượn kí rới vua (Lượn các đời vua).

Thứ hai, gồm những khúc Lượn phẳn (Lượn xe kết tình duyên), Lượn ná rười, ná slán, ná đỉu (Lượn không héo, không tàn, không bỏ nhau). Đó là những khúc ứng tác tại chỗ nhằm bày tỏ tình cảm, gồm cả những khúc thề thốt của đôi bên trai gái. Đây là những khúc hát nam thanh nữ tú yêu thích nhất, bởi nó là tâm tình nhớ thương da diết dành cho người yêu.

Ví dụ trong khúc Lượn phẳn:

Giờ nẩy rầu kết căn định thóa Ngai mừ thâng noọng á xo mjầu Bân sle hử sloong rầu mì slì

Củ pác xo noọng Lương Nga

Hạy slương thâng thân rà táng bản...

Giờ đây ta kết nhau định nhà Ngửa tay đến em nhỏ xin trầu Trời xe cho hai đứa có thì

Cất lời xin em nhỏ Lương Nga Hãy thương đến thân ta khác bản...

[NL3, tr. 382]


Hát kết - giã từ, gồm những khúc: Lượn phjạc (Lượn chia tay), Lượn slắng (Lượn nhắn nhủ, hẹn hò), Xam cốc lượn - Cạ cốc lượn (Hỏi gốc lượn - Bảo gốc lượn). Đây là chặng kết thúc một cuộc lượn. Khách và chủ chia tay, quyến luyến, hò hẹn. Lượn giã bạn xong, đôi bên còn lượn khúc Xam cốc lượn (Hỏi gốc lượn), Cạ cốc lượn (Bảo gốc lượn) để ghi nhớ nguồn gốc của lượn.

Ví dụ trong khúc Lượn phjạc:

Phít căn tự bươn nhì mùa xuân

Mật mèng roọng sơn lâm puồn toọng Hắt việc noọng khòi ngậm thâng rà Phít căn như mùa xuân va bươn nhì Noọng dú khòi chứ phì tàng xa

Phì pây phì nhằng mà lai lấn Khòi chứ kỉ cằm slẳng sloong rà.


Xa nhau từ tháng hai mùa xuân Ong bướm vọng sơn lâm rầu rĩ Làm việc em hãy ngẫm đến ta Xa nhau tựa mùa hoa tháng hai Em ở hãy nhớ anh đường xa Anh đi anh còn về nhiều lần Hãy nhớ những lời nhắn hai ta...

[NL3, tr. 400]

Quan hệ cuộc hát - chặng hát - khúc hát trong quan lang:

Hoàn cảnh của cuộc hát (thoại trường) và người tham gia: Cuộc hát quan lang bắt đầu khi nhà trai đặt chân tới cổng làng nhà gái đến lúc xin phép nhà gái đón dâu xong xuôi, gắn với tiến trình nghi lễ của đám cưới Tày. Cuộc hát thường được chia làm hai chặng: hát thử thách, hát đón dâu.

Hát thử thách: Chặng này bắt đầu từ khi họ nhà trai đến ngõ (cổng) nhà gái, gặp chướng ngại vật nhà gái đem ra cản. Muốn vượt được những chướng ngại, nhà trai (quan lang) phải trổ tài văn nghệ, phải ứng xử bằng khúc ca với nhà gái. Những khúc trong chặng này có thể được diễn biến theo trình tự:

Khúc Khên lền (Chăng dây);

Khúc Khửn đuây (Lên cầu thang): mời lấy rượu rửa chân;

Khúc Thư tu (Giữ cửa): cất chổi, cất đó đơm cá, cất túi đựng mèo; Khúc Khay tu (Xin mở cửa);

Khúc Pjái fục (Trải chiếu).

Hát đón dâu: Sau khi vượt qua thử thách, nhà trai được mời tới gian chính của ngôi nhà (nơi tiếp khách). Các thủ tục tiếp theo để đón dâu lúc này mang tính ngoại giao. Những khúc hát được diễn ra theo trình tự:

Khúc Tuộng xỉnh (Chào mời): mời nước, mời thuốc, mời trầu; Khúc Nổp tháp lệ (Nộp lễ, kiểm lễ);

Khúc Tình tổ (Trình tổ);

Khúc Lạy táng (Bái tổ): bái tổ, nộp lễ sinh thành, bái họ hàng;

Khúc Rặp lùa (Đón dâu): xin dâu, đón dâu, tặng và nhận tặng phẩm, chúc mừng, tạm biệt;

Khúc Lệ pú giả (Lễ bố mẹ chồng).

Trong thực tế nghi lễ đón dâu, đưa dâu không nhất nhất phải theo thứ tự như trên. Các bước có thể thay đổi trình tự, do vậy các khúc hát cũng thay đổi theo tùy thuộc vào hai nhà.

Ví dụ trong khúc Tuộng xỉnh:

Chiềng các bạn thanh tân giú thế Dạ ơn nàng dậư ché táng mường Nặm luây tứ Long Vương khỉn pjót Cần tồn gạ nặm ngước phong ba Nặm nẩy nặm hải hà bân dảo Nặm nẩy nặm đeng đáo hải loan Kin nặm nẩy bình an khang thái.

Thưa các bạn thanh tân mặt ngọc Cảm ơn nàng mời nước khác mường Nước này từ Long cung đem đến Người đồn đây nước chốn phong ba Nước này nước thiên hà trời phú Chè trời màu tươi đỏ mát thơm Uống nước này bình an khang thái...

[NL2, tr. 158]

Quan hệ cuộc hát - chặng hát - khúc hát trong then:

Hoàn cảnh của cuộc hát (thoại trường) và người tham gia: Mỗi cuộc hát then là những chặng hát (đồng thời cũng là khúc hát, lời hát) ứng với những chặng đường, từ khi bắt đầu cho tới lúc kết thúc cuộc hành trình của đoàn quân (binh lính) then đi lên trời. Ví dụ: Tại lễ hội Dàng Then các khúc hát ở phần lễ, hội thường được hát xen kẽ. Cái đích là quân then phải lên Ngọc Hoàng xin cấp sắc, trên đường đi phải làm gì, gặp những gì phải vượt qua…, đều được kể trong các chặng hát. Căn cứ vào hành trình của quân then các lời hát được sắp xếp logic, phù hợp với thứ tự trong kết cấu của lễ hội.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích buổi lễ, thầy then có thể thêm hoặc bớt một số đoạn trong những khúc hát, có thể sáng tạo, bổ sung một số lời làm cho phần lễ cũng như phần hội thêm phong phú. Khúc then như sau:

Trong lễ kì yên, những khúc hát được dùng để giải sầu muộn, chúc phúc, làm lễ thượng thọ, nối số bắc cầu, gọi vía trẻ lạc, đi sứ thuyền, bắc cầu cầu tự…, theo trình tự: Roọng hương (Gọi hương), Vọng cảnh (Vọng cảnh), Phóng lệ (Phóng lễ), Lập binh (Lập binh), Cống sứ (Cống sứ), Cái kiều cầu tự (Bắc kiều cầu tự), Tạ tông đường (Tạ tông đường), Giải tạ phá thương phá khắc (Giải tạ phá thương phá khắc), Giải khắc (Giải khắc), Tiến hoa thánh mẫu (Tiến hoa thánh mẫu)...

Trong lễ hội Dàng then (hay còn gọi là: Then lễ hội, Then cấp sắc) gồm hai phần lễ và hội, những khúc hát để học trò học nghề hát then xin làm lễ cấp sắc (chứng

chỉ công nhận trình độ và có đạo đức, tư cách làm nghề then) hoặc đến kì thăng cấp.

Khúc hát ở phần lễ gồm: Quang bán (Tẩy rửa bàn thờ), Cái cấu hào quang (Bắc cầu hào quang), Lập phủ Thành Lâm (Lập phủ Thành Lâm), Lọc vía hào quang (Lọc vía hào quang), Soạn lẹ khảu cung Ngọc Hoàng (Soạn lễ vào cung Ngọc Hoàng), Sắc cấp (Sắc cấp), Toỏng khánh khảo gường (Sát hạch gường sở), Thủm mủ hẩu gường sở (Đội mũ cho gường sở); Khúc hát ở phần hội gồm: Dinh Thành Thế (Dinh Thành Thế), Pắt ngoảng (Bắt ve sầu), Vặt Giả Gỉn (Đánh vật mụ Giả Gỉn), Piốc Pú Cấy (Đánh thức lão Pú Cấy), Khảm hải (Vượt biển), Mường bân (Mường trời), Tổng tiên (Cánh đồng nàng tiên), Tẳng phya Xu Mi (Dựng núi Xu Mi), Hò Vỉnh (Thằng cu Vỉnh), Báo sao kẻn chụ (Gái trai tìm bạn), Đối thoại then hài (Then hài đối thoại), Khao noọng khao nàng (Mở tiệc thết nàng), Rườn Then Dàng (Nhà dàng then)...

Ví dụ trong khúc Soạn lễ khảu cung Ngọc Hoàng:

... Nghinh lễ khảu phụng yến nả gần Mừ xo sắc nả ông vua hoàng

Quan lang sắp soong hàng uy nghi.


Vua phán oóc cung phi kinh sử

Tấu thâng vùa nguyên súy khay kho Quan lang gủy nả vùa nghinh sắc...

... Đón lễ vào dâng yến trước mặt người Tay xin cấp sắc trước mặt vua hoàng Quan lang xếp hai hàng uy nghi.


Vua phán tới cung phi kinh sử Vua có chỉ nguyên súy mở kho

Quan lang quỳ trước mặt vua đón sắc...

[NL1, tr. 487-488]

2/ Quan hệ thứ bậc lời hát - đoạn hát - câu hát trong văn bản dân ca Tày Lời hát: Trong một cuộc hát dân ca ở tất cả các loại lượn, quan lang, then, đáng

chú ý nhất là những lời hát, có liên quan đến sự kiện lượt lời. Lời hát của mỗi nhân vật có sự khác biệt nhất định, là do các vai khác nhau và mục đích (cụ thể) có thể không là một, đồng thời có thể phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Trong lượn, “lời hát” do chàng trai hoặc cô gái cất lên mang tính đối đáp, trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của cuộc sinh hoạt dân ca, trong một lượt (lượt lời), do từng người hát (mỗi người hát lên một lời); sự khác biệt trong lời hát có thể chủ yếu là do một bên là nam và một bên là nữ, mục đích chủ yếu là tỏ bày và ướm ý trực tiếp về chủ đề tình yêu. Trong quan lang, “lời hát” do bên nhà trai và bên nhà gái hát, với vai là các bậc phụ huynh. Nét nổi bật trong lời lượn là thường ngẫu hứng, chủ động, kế tiếp và cộng tác luân phiên lượt lời, còn trong quan lang lời thường theo khuôn mẫu “giữ kẽ”. Trong then, lời hát chỉ do một người diễn xướng, mục đích chủ yếu là

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí