Sinh sắc fong mà ăn mằn cái Ản mằn phông liền dú đuối bâư
Bươn nhí quen quý mùa doóc rầm Chúng tạo tích sắc định nhất tâm Vần doóc linh đơn mà gạ nấy
Ròi rọi thương căn ná định thì...
Sinh sắc phân chia quả nó to
Quả nó sinh ra lẫn với lá
Tháng hai chim queng quý kêu mùa hoa rầm Chúng tạo tích sắc định nhất tâm
Thành hoa linh đơn về báo đấy
Vời vợi thương nhau chẳng định lúc...)
[NL3, tr. 432]
Cấu trúc hai đoạn chỉ gồm đoạn khai cuộc và đoạn giãi bày, không có đoạn kết. Cấu trúc này được sử dụng trong lượn, quan lang. Không thấy xuất hiện ở then kiểu cấu trúc hai đoạn. Trong lượn, lời ngắn nhất có 4 câu, lời dài nhất có 39 câu; đoạn khai cuộc có dung lượng từ 1 - 6 câu, đoạn giãi bày dài từ 2 - 37 câu. Quan lang lời ngắn nhất có 5 câu, lời dài nhất có 19 câu; đoạn khai cuộc dài từ 1 - 6 câu, đoạn giãi bày dài từ 4 - 13 câu.
Thông thường đoạn khai cuộc trong một lời dân ca thường theo một khuôn mẫu sẵn có, đó là những đoạn khai cuộc, trình thưa, chào hỏi, giới thiệu, nêu bối cảnh, thời gian. Đoạn giãi bày tập trung nói đến vấn đề chủ thể muốn đề cập, nhắn gửi. Ví dụ:
- Đoạn khai cuộc:
Rụp đăm thâng giờ rậu liền đăm
- Đoạn giãi bày:
Nộc niểu bân mừa rằng xao xác Đảy hăn tói fượng hạc bân mà Bân mà chắp co va nả táng
Bân mà chắp co nhan nả rườn Táng cần dú táng mường mà ngộ Ất la bân nhòi tộ hử căn
Sloong la bân nhòi khoăn hử rập
Hoặc:
- Đoạn khai cuộc:
Kính giướng mừa đẳm tổ đẳm tông
- Đoạn giãi bày:
Xỉnh đẳm nẳng vui mừng hỉ hạ
(Chập tối đến giờ dậu liền tối
Chim chóc bay về tổ xao xác Nhìn thấy đôi phượng hạc bay về Bay về đậu cây hoa trước cửa Bay về đậu cây nhãn trước nhà Khác người ở khác làng về ngộ Một là trời xui hồn cho thấy
Hai là trời xui vía cho gặp)
[NL3, tr. 180]
(Kính trình lên hồn tổ hồn tông Mời hồn ngồi vui mừng hí hạ
Hử lùa đảy lạy tạ khửn thâng Nạy chọn đẩy giờ đây đại vượng Xo hử lùa phính pậu bấu lo
Mọi sự đảy cụm đo thuổn thảy Bấu tàng răng ngâm nghị xiết xa Xo hử lủc pây mà hôn hỉ
Kin dú đảy vui vẻ thuận tình
Cho con dâu lạy tạ lên trên
Nay chọn được giờ lành đại vương Phù hộ dâu bằng bạn bằng người Mọi việc được phù hộ đầy đủ Không đường gì lo nghĩ xiết xa Phù hộ con đi về hôn hỉ
Ăn ở được vui vẻ thuận tình)
[NL2, tr. 166]
Cấu trúc ba đoạn gồm đủ cả ba đoạn: đoạn khai cuộc, đoạn giãi bày và đoạn
kết. Dạng cấu trúc này là hình thức tiêu biểu nhất, thể hiện rõ nét tính chặt chẽ, mạch lạc của văn bản dân ca Tày. Trong then 16/16 lời (100%), quan lang 53/59 lời (90%), lượn 105/306 lời (34,3%) sử dụng cấu trúc ba đoạn. Có thể thấy, các lời hát then, quan lang sử dụng nhiều nhất dạng cấu trúc này, ít sử dụng hơn là lượn.
Thường thì lời có nhiều câu. Số lượng câu có thể tùy thuộc vào từng loại chặng, khúc và lời trong các loại.
Ở lượn, lời ngắn nhất có 5 câu, lời dài nhất có 172 câu; đoạn khai cuộc có dung lượng từ 1 - 6 câu, đoạn giãi bày dài từ 2 - 164 câu, đoạn kết dài từ 1 - 8 câu. Ví dụ:
- Đoạn khai cuộc:
Giờ nẩy fạ mí lầm mí lẹng
Đan thân táng dú quẹng cừn vằn
- Đoạn giãi bày:
Củ pác đuổi kinh châm noọng á Cần tồn mjầu táng xạ kin đeng
Kin van băng thương mèng lồng toọng Chắng thè chứ bạn noọng hâng pi
- Đoạn kết:
Kết căn đảy ất slì thè rời
Rọi rọi chứ pận thời tương liên
Hoặc:
- Đoạn khai cuộc:
(Giờ này trời không gió, không hạn Một mình khác ở hiu quạnh đêm ngày
Cất lời cùng cô em xinh đẹp Người đồn trầu khác xã ăn đỏ môi Ăn ngọt như mật ong xuống bụng Mới nhớ cô em người bạn lâu năm
Kết nhau được thì nhất đã lìa Man mác nhớ lưu liên suốt đời)
[NL3, tr. 190]
Én hợi én píc lương (Én hỡi én cánh vàng
Loan hợi loan píc đáo
- Đoạn giãi bày:
Ẻn hợi mà tàng nọi phì vàn Loan hợi mà tàng chang phì dảo
Ẻn khòi khảm phả đáo mừa thâng Ẻn khòi khẩu xường ngần cạ nhí Khỏi la cần xiên lỷ xo mjầu
Xo mjầu đuối khao lâu noọng á
- Đoạn kết:
Slương hại sliết xiên lỷ tàng quây
Loan hỡi loan cánh hồng
Én hỡi vào cửa nhỏ anh nhờ Loan hỡi vào đường giữa anh gọi Én hãy vượt mây hồng về tới
Én hãy vào giường bạc bảo nàng Tôi là người ngàn dặm xin trầu Xin trầu với em gái trắng trong...
Thương tha thiết ngàn dặm đường xa)
[NL3, tr. 383]
Ở quan lang, lời ngắn nhất có 6 câu, lời dài nhất có 42 câu; đoạn khai cuộc có dung lượng từ 1 - 7 câu, đoạn giãi bày dài từ 4 - 35 câu, đoạn kết dài từ 1 - 5 câu. Đoạn khai cuộc là những lời trình thưa của quan lang, pả mẻ lên tổ tiên, họ hàng hai bên nhà trai, nhà gái; đoạn giãi bày là nội dung của từng lời hát gắn với từng nghi lễ trong đám cưới: thử thách, đón dâu; đoạn kết là lời mời, đề nghị, cảm tạ, chúc phúc, chào tạm biệt. Ví dụ:
- Đoạn khai cuộc:
Xo chiềng thâng noọng á rườn luông
- Đoạn giãi bày:
Càm kha ón mà thâng đin nẩy Hăn mì toản phải quý tỏn tàng Hăn mì toản lụa loàn khoang soóc Bấu hẩư cần vằng noỏc khẩu pây Khỏi dú táng mường quây bấu rụ Bố chắc tầư duyên cớ cón lăng
- Đoạn kết:
Xo noọng nàng giò lần khay ảng Rẳp khươi mấư khảu bản khảu rườn
Hoặc:
- Đoạn khai cuộc
(Xin trình lên nàng á nhà sang
Đi đến đây đường trường mệt mỏi Thấy có tấm lụa mới đón đường Thấy có tấm lụa loan màu sắc
Cấm vào làng, những khách không quen Tôi là người khác mường không rõ Không biết được duyên cớ trước sau
Xin cô nàng cất dây mở cổng Đón rể mới vào bản vào nhà)
[NL2, tr. 140]
Khỏi trình mừa song thân pú giả (Tôi trình lên song thân phụ mẫu
Tằng quý họ lùng pả chủ a
- Đoạn giãi bày:
Xỉnh nội ngoại oóc mà nẳng pjọm Mọi cần mọi mà xày đây đo
Giờ nẩy hử lùa xo bái tạ Vằn nẩy vằn hạ các vu quy
Xo slon cháo lệ nghi phép tắc Slon lủc lùa sle chắc hất chin Kế tiếp đảy theo tiên tổ ấm
- Đoạn kết:
Chúc pú giả cung cấm cao niên Chúc họ hàng bình yên khang thái Lủc lùa đảy vạn tởi pjom ơn
Thảy họ hàng chú bác bá cô
Mời nội ngoại đi ra ngồi cả trên Mọi người cùng họp đủ trước sau Giờ này xin cho dâu bái lễ
Ngày nay ngày hạ các vu quy Xin dạy dỗ lễ nghi phép tắc Dạy dâu con cho biết làm ăn Kế tiếp theo được nếp tiên tổ
Chúc bố mẹ trong nhà sống lâu Chúc họ hàng bình yên khang thái Dâu con được vạn đại ghi ơn)
[NL2, tr. 170]
Ở then, lời ngắn nhất có 27 câu, lời dài nhất có 1270 câu; đoạn khai cuộc có dung lượng từ 2 - 307 câu, đoạn giãi bày dài từ 19 - 1255 câu, đoạn kết dài từ 3 - 13 câu. Đoạn khai cuộc là những lời khấn, tụng niệm trình báo, lời mời các bậc thần linh, chư tướng, tổ tiên,... về dự buổi lễ, có khi là lệnh truyền của Say (Thầy Cả) thay mặt đấng thần linh tối cao, còn là bối cảnh, không gian, thời gian sự việc... Đoạn giãi bày là nội dung thỉnh cầu, diễn giải theo nhan đề khúc hát, gắn với các cuộc hành trình trong nghi lễ then. Đoạn kết là lời niệm, tế, lạy tạ, khẩn cầu, truyền lệnh, cầu chúc... Ví dụ:
- Đoạn khai cuộc:
Đức bề trên đến phủ Thành lâm Đặt tiếng chuông trong quân ăng ắc Pháp lệnhngười chuyểnđạtthôngqua Thái giám thôi giác hoa vặn bành Truyền cho các đội liền đặng ông Đã đến chốn Thành lâm Chúa nghỉ Đôi bên quan chiến sĩ lập công Truyềncác quan dươngđôngthaythảy Hễ quan nào quan ấy nghiêm trang Lệnhtruyềncácquanlangkhảuchàu Văn võ kẻo khảu hầu đế quân
(Đức Bề trên đến phủ Thành Lâm Đặt tiếng chuông trong quân dìu dặt Phát lệnh người truyền đạt ban ra Thái giám thổi tù và vang khắp Truyền các đội đến lúc dừng chân Đã đến chốn Thành Lâm chúa nghỉ Đôi bên quan chiến sĩ lập công Truyền các quan thế gian thay thảy Hễ quan nào quan ấy nghiêm trang Lệnh truyền các quan lang vào chầu Văn võ cùng vào hầu đế quân
- Đoạn giãi bày:
Các hiệu tín chướng khăn vội vàng Khảu chầu đức Ngọc Hoàng cao hô Các quan lang khảu mừa ăng ắc Bề trên nghỉ tỉnh giấc ngai ngần Tạng vương gần phán lồng tức thí Cột đồng có lệ kì mùa đông Tính cửa tìm binh quân voi ngữa Vâng lệnh đứcrườnchúathánhtiên Dân quân quốc cho nghiêm tòng tử Mượn khóa quan lập phủ bề trên Việc quân kíp cho nên này chớ Truyềnquan lang viết sớ truyền mau..
- Đoạn kết:
...Niệm:
Tam cung phố vinh Ngũ vị cung tái Thượng quan tinh đẩu Ngũ hầu ngũ phương Chính lương lập phủ
Quốc lập phủ Thành lâm an vị tọa
Các đội dậy sửa khăn vội vàng
Vào chầu đức Ngọc Hoàng trên cao Các quan lang kéo vào tấp nập
Bề trên vừa thức giấc trên ngai Trạng vương bèn phán lời lập tức Cột đồng có lệ ấy mùa đông
Đàn nhị tìm binh quân voi ngựa Vâng lệnh đức nhà chúa thánh tiên Dân quân quốc cho nghiêm theo đủ Nhờ khóa quan lập phủ bề trên Việc quân chớ dùng dằng này nọ
Truyền quan lang viết sớ cho mau…
...Niệm:
Tam cung phú quý Ngũ vị cung tái Thượng quan tinh đẩu Ngũ hầu ngũ phương Chính lương lập phủ
Quốc lập phủ Thành Lâm an vị tọa)
[NL1, tr. 428, 442]
Trong dân ca Tày phổ biến nhất là cấu trúc ba đoạn, được sử dụng trong cả ba loại:
then, quan lang, lượn. Điều đặc biệt, then phần lớn dùng cấu trúc ba đoạn để xây dựng văn bản dân ca; Ít hơn cả là cấu trúc một đoạn, được sử dụng chỉ trong lượn; ít hơn cả là cấu trúc hai đoạn, được sử dụng trong lượn, quan lang. Qua đó, thấy rõ được sự tương thích, phù hợp giữa tính chất, đặc trưng của từng loại trong dân ca Tày.
2.2. Thể, vần, nhịp trong dân ca Tày
2.2.1. Tư liệu khảo sát
Theo yêu cầu tìm hiểu hình thức ngôn ngữ của văn bản, ở mục này (về thể, vần, nhịp), tác giả xác định phạm vi tư liệu trong một số văn bản để thống kê và phân loại các sự kiện, như những nghiên cứu trường hợp. Trong 381 lời hát dân ca, có 1/381 lời có
cấu trúc hoàn toàn bằng văn xuôi (Sắc cấp trong then), 380 lời hát còn lại được cấu
tạo bởi những lời văn vần. Sau đây là sự tìm hiểu về thể, vần, nhịp chỉ dành cho 380 lời hát ở dạng văn vần. Cụ thể là: Luận án khảo sát 43 khúc hát, 380 lời hát, 6860 câu văn vần (lượn: 17 khúc hát, 306 lời hát, 2469 câu; quan lang: 11 khúc hát, 59 lời hát, 753 câu; then: 15 khúc hát, 15 lời hát, 3638 câu (then kì yên, cầu chúc: 6 khúc hát, 1261 câu; then lễ hội (then cấp sắc): 9 khúc hát, 2377 câu).
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thể
Thể là yếu tố quan trọng của nghệ thuật ngôn từ trong dân ca. Nó chi phối các yếu tố khác như: cấu trúc, vần, nhịp,... của khúc hát. Trong dân ca Tày gồm cả hai hình thức: văn vần và văn xuôi, nhưng thường gặp là văn vần.
Dân ca Tày thuộc hai thể: 7 tiếng; hỗn hợp. Kết quả khảo sát:
Bảng 2.4. Thể trong dân ca Tày
Thể | Tổng số lời hát - Tỉ lệ | ||||
7 tiếng | Hỗn hợp | ||||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | ||
Lượn | 208 | 68,0 | 98 | 32,0 | 306 - 100 |
Quan lang | 44 | 75,0 | 15 | 25,0 | 59 - 100 |
Then | 3 | 20,0 | 12 | 80,0 | 15 - 100 |
Tổng | 255 | 67,1 | 125 | 32,9 | 380 - 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Văn Bản Dân Ca Tày Xét Theo Quan Hệ Thứ Bậc (Bao Hàm)
- Kết Cấu Văn Bản Dân Ca Tày Xét Theo Quan Hệ Kế Tiếp
- Cấu Trúc Trong Lời Hát Dân Ca Tày
- Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 11
- Nhận Xét Về Một Số Giá Trị Phản Ánh Qua Hình Thức Ngôn Ngữ Văn Bản Dân Ca Tày
- Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 13
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Nhận xét: Trong thể văn vần, phần lời của dân ca Tày chủ yếu được sáng tác theo thể 7 tiếng: 255/380 lời, chiếm 67,1%. Sau đó là thể hỗn hợp: 125/380 lời, chiếm 32,9%. Trong đó, lượn, quan lang sử dụng thể bảy tiếng nhiều nhất. Thể hỗn hợp được sử dụng nhiều trong then.
a. Thể bảy tiếng
Thể bảy tiếng là thể truyền thống được dùng trong các sáng tác văn học dân gian của người Tày nói chung, dân ca Tày nói riêng. Thể bảy tiếng có thể đã được các nghệ nhân dân gian Tày tiếp thu truyền thống của thơ Đường Trung Quốc (thể Đường luật, thể Cổ phong). Thể thất ngôn Đường luật là thể văn vần ra đời từ thời Đường (618 - 907) ở Trung Quốc, mỗi câu văn vần có 7 tiếng và phải tuân theo một hệ thống
niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt. Đường luật thường tồn tại ở hai dạng chính: thất
ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. Cổ phong là thể văn vần có từ trước thời nhà Đường, mỗi câu 7 chữ, không theo niêm luật, không hạn chế số lượng câu chữ như văn vần Đường luật.
Thống kê cho thấy có 255/380 (67,1%) lời dân ca Tày theo thể 7 tiếng. Thể này được sử dụng nhiều nhất trong những khúc có tính chất đối đáp của lượn, quan lang, then.
Trong lượn, thể 7 tiếng sử dụng ở cả ba chặng hát, ở 11/17 khúc lượn với 208/306 lời (68,0%), 1473 câu. Số lượng câu rất đa dạng: có lời thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, có lời 2, 3, 5, 6, 7, 9, 11, 12 câu, có những lời trên 12 câu thì được chia thành khổ, mỗi khổ 4 câu như lời tứ tuyệt. Nhìn chung số câu ít có sự kéo dài tùy hứng khi diễn xướng. Điều này cho thấy hình thức thất ngôn phù hợp với kiểu đối đáp trực tiếp của lượn, khi giãi bày hiệu quả tư tưởng, tình cảm với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau ở từng tình huống cụ thể của hai bên nam nữ trong cuộc lượn. Ví dụ:
Nộc ẻn hài pjai mười tiểng sláy Điếp căn au ná đảy ngòi đai Óoc thong cho cằm thai roi mỉnh
Mài ngản nhằng đảy căm không mây Túc ngản tồng nộc pây lạc ngàn Tua đo tói đo bạn la mi
Tua sliều túc sliểu mai la sầu Chắc chon tầư slương mí hợi va Bjoócphôngmèngchangmàthanvọng Sổ sinh lồng lạc noọng them buồn Chắc cạ noọng nhừng slương rụ ná
(Chim én kêu ngọn mai tiếng nhỏ Yêu nhau lấy không được nhìn không Ra đồng kêu chết thôi hỡi số)
[NL3, tr. 262]
(Mai buồn còn cầm được kim chỉ Trúc buồn như chim đi lạc đàn Con đủ đôi đủ bạn thì vui
Con thiếu đôi thiếu bạn thì buồn Biết chốn nào thương trăng hỡi hoa Hoa nở ong mới về than vọng
Số sinh xuống lạc em thêm buồn Biết rằng em còn thương hay không)
[NL3, tr. 298]
Trong quan lang, thể 7 tiếng sử dụng ở cả hai chặng hát, với 10/11 khúc hát,
44/59 lời (74,6%), 524 câu. Số lượng câu trong mỗi lời hát quan lang không cố định, không hạn định, có thể tùy từng lời, tùy nội dung, cảnh huống khác nhau mà lời ca sẽ dài hay ngắn. Trung bình số câu trong lời dao động từ 8 - 18 câu, không chia theo khổ. Ví dụ:
Xo chiềng thâng các chức rườn luông Dám khảu rườn mốc phông vặn bjoóc Rủng tằng rườn slí coóc fủc hoa Báy làn lạt như là chang háng Dường tả pjấu bấu ngỏ giưởng rừ Rườn khỏi đó chắc tầư pjái ngám Bấu quén dùng cáu bắt cúa đây
Dì pjái rừ phuối ngày páy rụ Xỉnh bạn nàng pjái hẩư slon quai
(Kính trình lên các chức nhà sang
Bước vào nhà trong lòng nở hoa Bốn góc nhà sáng sủa chiếu hoa Bày la liệt như là hàng chợ
Có giường bỏ không hiểu tại sao Nhà tôi nghèo biết đâu rải chiếu Không quen dùng của hiếm của sang Chiếu rải sao thật lòng chưa biết Mời bạn nàng giúp học khôn)
[NL2, tr. 156]
Trong then, có 3/15 khúc hát, cũng chính là 3/15 lời (20%), 451 câu được tổ chức dưới dạng văn vần thất ngôn trường thiên. Các câu cứ đều đặn lặp đi lặp lại với số lượng không hạn định. Việc sử dụng thể này là hình thức để thầy then diễn xướng kể lể, diễn tả hành trình từng cuộc lễ. Ví dụ:
Các chư tướng hội đồng luận toan Luận cái cấu hào quang chốn nẩy Cái vần cấu gường đảy an ninh Tản (mỗ) đảy cao binh cao mạ
Lệnh rao quân tẩư vạ mọi gần Lưởc au nhịnh quân nhân lịch sậư Khảm lệnh ngần pây rự lếch khang Mà cái cấu hào quang giưa sở
Sai hiệu pây thắp thợ lương công…
b. Thể hỗn hợp
(Các chư tướng hội đồng bàn luận Bàn bắc cầu hào quang chốn này Bắc xong cầu gường được an ninh Bạn (mỗ) được thêm binh thêm ngựa
Lệnh rao quân mọi chốn mọi người Chọn toàn những quân binh lịch sự Vào lĩnh bạc đi mua sắt gang
Về bắc cầu hào quang giúp sở Sai người đi tìm thợ khéo tay…)
[NL1, tr. 424]
Thể hỗn hợp trong dân ca Tày có 125/380 lời (32,9%) trải đều trong các chặng hát ở các tiểu loại. Với thể này, các lời hát được cấu tạo chủ yếu ở dạng thể 7 tiếng, đan xen thêm các câu ít hay nhiều tiếng hơn. Câu ít tiếng nhất thường thấy là 1 tiếng, câu nhiều tiếng lên tới 11, 12 tiếng.
Kết quả thống kê:
Lượn 98 lời với 996 câu có: 741 câu 7 tiếng (74,4%), 166 câu 5 tiếng
(16,7%), 41 câu 6 tiếng (4,1%), 28 câu 8 tiếng (2,8%), 16 câu 9 tiếng (1,6%), 4 câu
10 tiếng (0,4%).