Phương trình hồi quy đa biến cho thấy 5 nhóm nhân tố bao gồm Năng lực cá nhân của người dân; Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Lợi ích cá nhân và xã hội; và Nhận thức xã hội có tác động tỷ lệ thuận với sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT. Trong đó nhóm nhân tố nhận thức xã hội có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân; tiếp đến lần lượt là các nhóm nhân tố Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Năng lực cá nhân của người dân; Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; và Lợi ích cá nhân và xã hội.
4.2.5. Kiểm định sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau
Biến kiểm định | Kiểm định Levene sự bằng nhau của phương sai | Kiểm định t về sự bằng nhau của các giá trị trung bình | ||||
Kiểm định F | Mức ý nghĩa Sig. | Kiểm định T | Bậc tự do df | Mức ý nghĩa Sig. (2-tailed) | ||
Phương sai bằng nhau | .545 | .461 | -.887 | 179 | .376 | |
Giới tính | ||||||
Phương sai không bằng nhau | -.880 | 152.602 | .380 | |||
Hộ gia đình chính sách | Phương sai bằng nhau | .398 | .529 | 1.197 | 179 | .233 |
Phương sai không bằng nhau | 1.252 | 29.696 | .220 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Kênh Thông Tin Trong Việc Tuyên Truyền Xây Dựng Pvmđt
- Hệ Số Cronbach’S Alpha – Lợi Ích Cá Nhân Và Xã Hội
- Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Sau Khi Phân Tích Nhân Tố Efa
- Thành Phần Năng Lực Của Ban Chỉ Đạo, Cán Bộ Địa Phương
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 13
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Independent T-test cho biến giới tính
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Kiểm định sự khác biệt theo biến giới tính; hộ gia đình chính sách: Kết quả kiểm định (bảng 4.20) cho thấy, theo biến giới tính, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,461> 0,05 và giá trị Sig. của kiểm định t = 0,376 > 0,05. Vì thế, có thể kết luận chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau theo giới tính.
Tương tự cho biến hộ gia đình chính sách, giá trị Sig. của kiểm định Levene là 0,529 > 0,05 và giá trị Sig. của kiểm định t = 0,233 > 0,05. Vì thế, có thể kết luận
chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hộ gia đình chính sách với sự tham gia của người dân đối trong xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau.
Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và thu nhập: Kết quả kiểm định trên bảng 4.21 cho thấy, chỉ có giá trị kiểm định Levene của biến nghề nghiệp có mức ý nghĩa Sig. = 0,031 < 0,05. Điều này chứng tỏ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phương sai theo biến nghề nghiệp. Các biến còn lại bao gồm biến tuổi, trình độ học vấn và thu nhập đều có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 (nhỏ nhất là giữa các nhóm của biến học vấn: Sig. =0,186). Điều này có nghĩa là chưa tìm thấy sự không đồng nhất có ý nghĩa thống kê về phương sai giữa các nhóm của biến tuổi, nghề nghiệp và thu nhập.
Bảng 4.21: Kiểm định phương sai đồng nhất giữa các nhóm của biến tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập
Thống kê Levene | Bậc tự do tử số (df1) | Bậc tự do mẫu số (df2) | Mức ý nghĩa Sig. | |
Độ tuổi | .954 | 3 | 177 | .416 |
Học vấn | 1.623 | 3 | 177 | .186 |
Nghề nghiệp | 2.734 | 4 | 176 | .031 |
Thu nhập | .590 | 4 | 176 | .670 |
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra Kết quả ANOVA (bảng 4.22) cho thấy các giá trị kiểm định F nhóm nghề nghiệp có mức ý nghĩa (Sig.) = 0,05. Điều này chứng tỏ có một số nhóm nghề nghiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT thành phố Cà Mau với biến nghề nghiệp. Thật vậy, kết quả kiểm định sâu ANOVA (dùng kiểm định LSD) cho thấy, chỉ có nhóm nghề kinh doanh mua bán và nhóm nghề cán bộ, công chức, viên chức là có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với sự tham gia của người dân (xem phụ lục 6).
Kết quả bảng 4.22 cũng chỉ ra, các giá trị kiểm định F các nhóm của biến độ tuổi, học vấn, thu nhập đều có mức ý nghĩa (Sig.) > 0,05 (nhỏ nhất là giữa các nhóm của biến tuổi là Sig. = 0,145). Điều này chứng tỏ chưa tìm thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT thành phố Cà Mau giữa các nhóm của biến tuổi, nghề nghiệp và thu nhập. Tuy nhiên, kết quả kiểm định sâu ANOVA (dùng kiểm định LSD) cho thấy có 2 nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với sự tham gia của người dân, đó là nhóm người có độ tuổi dưới 25 tuổi và nhóm có độ tuổi từ 35 tuổi đến dưới 45 tuổi (xem phụ lục 6).
Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA cho kiểm định sự khác biệt cho các nhóm độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập
Tổng các bình phương | Bậc tự do | Trung bình các bình phương | Kiểm định F | Mức ý nghĩa Sig. | ||
Giữa các nhóm | 4.222 | 3 | 1.407 | 1.821 | .145 | |
Độ tuổi | Trong nhóm | 136.827 | 177 | .773 | ||
Total | 141.050 | 180 | ||||
Giữa các nhóm | 2.865 | 3 | .955 | 1.223 | .303 | |
Học vấn | Trong nhóm | 138.185 | 177 | .781 | ||
Total | 141.050 | 180 | ||||
Giữa các nhóm | 7.355 | 4 | 1.839 | 2.421 | .050 | |
Nghề nghiệp | Trong nhóm | 133.694 | 176 | .760 | ||
Total | 141.050 | 180 | ||||
Giữa các nhóm | .516 | 4 | .129 | .162 | .957 | |
Thu nhập | Trong nhóm | 140.534 | 176 | .798 | ||
Total | 141.050 | 180 |
Nguồn: Kết quả tác giả phân tích từ số liệu điều tra
Tóm lại, dựa vào các kết quả kiểm định trên đây có thể kết luận chưa tìm thấy sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT thành phố Cà Mau giữa người dân theo biến giới tính; tuổi; trình độ học vấn; hộ gia đình chính sách; thu nhập; nhưng có sự khác biệt giữa sự tham gia của người dân theo biến nghề nghiệp. Nghĩa là, giả thuyết H0 (có sự khác nhau về sự tham gia của người dân trong xây dựng PVMĐT thành phố Cà Mau theo các đặc điểm nhân khẩu học của người dân) chỉ được chấp nhận đối với biến nghề nghiệp.
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
Từ kết quả phân tích thực trạng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân. có thể thấy rằng các bên liên quan đóng vai trò là những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng PVMĐT dù ở những mức độ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. Dựa trên cơ sở những kết quả phân tích đã trình bày trong nội dung 4.2. Cụ thể, trong phân tích hồi quy tuyế tianh đa biến 05 nhân tố trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê; ngoài ra kết quả phân tích EFA thì 05 nhân tố này trích rút ra được 03 nhóm nhân tố mới. Vì vậy, tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của từng bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng PVMĐT trong thời gian tới cụ thể như sau:
1. Giải pháp về nâng cao Lợi ích cá nhân và xã hội: Đối với giải pháp này, các hoạt động được thực hiện đều hướng đến hiệu quả mong đợi như nâng cao uy tín cá nhân, nâng cao thu nhập, tăng cơ hội tiếp xúc, học hỏi, mở rộng kiến thức, thiết lập được nhiều mối quan hệ hơn trong cộng đồng....Kết quả phân tích cho thấy, giải pháp này là 02 nhóm nhân tố đó là nhóm nhân tố Lợi ích cá nhân và xã hội; và nhóm nhân tố Nhận thức xã hội. Để nhóm giải pháp này đạt được hiệu quả cao như mong đợi, đòi hỏi phải có sự nổ lực, hợp tác của các cấp lãnh đạo địa phương; hay nói cách khác là cần mọi sự cống hiến của toàn thể cá nhân trong cộng đồng dân cư. Vì vậy, một số công việc đòi hỏi các cấp lãnh đạo và mỗi cá nhân cần thực hiện trong thời gian tới như:
- Vận động và tuyên truyền rộng rãi thông tin về xây dựng PVMĐT để người dân cùng tham gia, hợp tác tích cực nhằm nâng cao hiệu quả XD PVMDT;
- Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng, bảo đảm ATGT, tăng cường công tác VSMT nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của đô thị;
- Sắp xếp vỉa hè thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân mua bán để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, mua bán tăng thu nhập;
- Chính quyền địa phương vận dụng mọi điều kiện về nhân lực, vật lực trong cộng đồng dân cư để hoàn thành các tiêu chí được công nhận; cũng như giảm các tệ nạn xã hội, giữ gìn VSMT, tạo vẻ mỹ quang đô thị “xanh, sạch, đẹp”;
- Các ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
2. Giải pháp về nâng cao Năng lực cán bộ và chính sách địa phương: Một người cán bộ có tâm, có tầm, luôn thực hiện đúng trách nhiệm của người hướng dẫn, dẫn dắt người dân trong cộng đồng thực hiện đúng các quy định được ban hành từ chính quyền. Đồng thời phải kịp thời truyền tải những thông tin và ý kiến của người dân về các vấn đề nảy sinh trong hoạt động xây dựng PVMĐT tới chính quyền các cấp. Bên cạnh đó cùng với chính sách khen thưởng đối với những cá nhân, đoàn thể thực hiện tốt trong quá trình xây dựng PVMĐT trên địa bàn mình quản lý thì sẽ tạo được niềm tin trong người dân rất cao; và đạt hiệu quả cao khi vận động họ thực hiện đúng các quy định của địa phương nơi cư trú. Để tăng cường hiệu quả về sự tham gia của người dân trong cộng đồng dân cư, thiết nghĩ nên áp dụng một số biện pháp, cụ thể như sau:
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của địa phương, quan tâm về xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng chợ tại những phường chưa có chợ. Nhằm phục vụ cho người dân thuận tiện mua bán, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của bà con địa phương;
- Cần có chính sách đầy tư xây dựng trung tâm VHTT tại địa phương;
- Cần đầu tư về cơ sở hạ tầng; xây dựng tốt về CSVC tại các trụ sở văn hóa; tuyên truyền nhiều hơn nữa về tiêu chí xây dựng PVMDT; xây dựng lộ trình cụ thể từng tiêu chí để từng địa phương hoàn thành;
- Ban chỉ đạo cần có kế hoạch liên tục, cần hoạt động nhiều hơn để nâng cao hiệu quả XD PVMDT;
- Cán bộ địa phương cần quan tâm nhiều hơn về chế độ chính sách và đầu tư cho lực lượng giữ gìn an ninh trật tự của địa phương để đảm bảo quá trình công tác được tốt hơn.
- Cán bộ địa phương cần gần dân nhiều hơn, quan tâm những vướng mắc, khó khăn của người dân nhiều hơn, quan tâm đời sống nhân dân nhiều hơn để đề ra những chính sách việc làm, tranh thủ sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm nhằm giúp đỡ kịp thời cho những trường hợp còn khó khăn;
3. Giải pháp về nâng cao Năng lực cá nhân của người dân: Kết quả trong nghiên cứu cho thấy năng lực cá nhân của người dân có ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia trong việc xây dựng PVMĐT. Có thể cần thêm nhiều yếu tố để kết luận điều này nhưng trước hết người dân phải có những biện pháp để tự nâng cao ý thức, nâng cao uy tín cá nhân trong cộng đồng dân cư như:
- Nâng cao ý thức trong công tác giữ gìn ANTT và ATXH;
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp, giữ gìn vệ sinh chung;
- Đề xuất với chính quyền địa phường thương xuyên ra quân sắp xếp TTGT, TTĐT và triệt xóa các điểm tệ nạn xã hội;
- Ý thức cao về an toàn giao thông trong hoạt động đưa đón con em tại các cổng trường học;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề tìm hiểu thông tin, cập nhật thông tin;
- Chia sẻ và nắm bắt kịp thời thông tin về xây dựng PVMĐT, giúp đỡ người dân khác giải quyết các vấn đề còn vướng mắc;
- Chủ động tìm hiểu và tham gia tích cực về các hoạt động lên quan đến việc xây dựng PVMĐT; đồng thời tuyên truyền và vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp thực hiện tốt mọi chủ trương do lãnh đạo các cấp đề ra;
- Nâng cao việc thực hiện đạo đức, lối sống lành mạnh, tiết kiệm, hòa nhã với mọi người, thực hiện tốt mỗi cá nhân là “tấm gương” tốt cho con cháu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Từ dữ liệu khảo sát 181 người dân cư trú trên địa bàn thành phố Cà Mau, nghiên cứu đã xây dựng thang đo lường các thành phần nhân tố ảnh hưởng tác động vào sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT. Nghiên cứu đã xây dựng 05 nhân tố ảnh đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau, gồm: (1) Năng lực cá nhân của người dân7; (2) Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; (3) Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; (4) Lợi ích cá nhân và xã hội8; và (5) Nhận thức xã hội9.
Kết quả kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Với 05 thành phần và thang đo sự tham gia đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6. Kết quả phân tích mô hình cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết, đã khẳng định thang đo được thiết kế trong nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Đây cũng chính là những căn cứ để ứng dụng thang đo định tính 5 mức độ của Likert thông qua phương pháp phân tích nhân tố trong nghiên cứu.
Tiếp theo là kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự tham gia của người dân bao gồm tất cả các biến quan sát của 05 nhóm nhân tố trên. Trong đó, nhân tố Nhận thức xã hội có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân. Kế đến lần lượt là các nhóm nhân tố Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; Năng lực cá nhân của người dân; Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; và Lợi ích cá nhân và xã hội.
Kết quả kiểm định In dependent – samples T – test và kiểm định One way ANOVA để làm rõ thêm sự khác biệt về mức độ tham gia của người dân phân theo nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hộ gia đình chính sách và thu nhập. Theo đó, chỉ có biến nghề nghiệp là có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau.
7 Tương ứng với yếu tố Capacity trong ROCCIPI.
8 Tương ứng với yếu tố Interest trong ROCCIPI.
9 Tương ứng với yếu tố Communication trong ROCCIPI.
Đề tài đề xuất 03 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng PVMĐT trong thời gian tới, như cần tiếp tục nâng cao Lợi ích cá nhân và xã hội; nâng cao Năng lực cán bộ và chính sách địa phương; và nâng cao Năng lực cá nhân của người dân.
Mặc dù nghiên cứu đã đem lại kết quả nhất định trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân, nhưng vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát với những người dân sống trên địa bàn thành phố Cà Mau nên tính khái quát chưa cao. Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện ở những thành phố lớn trên cả nước, khi đó khả năng tổng quát sẽ cao hơn.
- Dữ liệu thu thập được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên mẫu chưa mang tính đại diện cao. Nghiên cứu tiếp theo nên thực hiện chọn mẫu theo phương pháp xác suất.
- Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT có thể chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, nên có thể còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân mà nghiên cứu này chưa đề cập đến. Có thể cần có những nghiên cứu định tính sâu rộng hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện mô hình nghiên cứu và thang đo về nghiên cứu này.