Kết Cấu Văn Bản Dân Ca Tày Xét Theo Quan Hệ Kế Tiếp

tỏ bày và cầu xin tới thần linh, với chủ đề sức khỏe, thỉnh cầu, tạ ơn…, đối diện với thần linh và tổ tiên; lời hát mang tính khuôn mẫu gần như tuyệt đối. Trong then, không có sự luân phiên lượt lời…

Ví dụ một lời trong hát then:

Liên đài lương (mỗ) bái tổ tiên Cung hương hỏa gia tiên nghỉ mát Tạng gần kin miầu mác tủi khân Tưởng câu đeo ân thâm tổ khảo Đưa nguyệt đức hiếu đạo lủc lan Lịch đại giú sinh nam sản nữ

Nam kết đảy hiền nữ lủc lùa

Nữ vu quy đảy phua lương thiện...


Đoạn hát:

Liên đài lương (mỗ) bái tổ tiên Cúng hương hỏa gia tiên nghỉ mát Thân trạng mang khăn túi nhai trầu Nhớ một câu “âm thâm tổ khảo” Đưa nguyệt đức hiếu đạo cháu con Đời đời đẻ con trai con gái

Trai lấy được hiền nữ nhà sang Gái vu quy được chồng lương thiện...

[NL1, tr. 401]

Như đã nói ở trên, trong dân ca Tày, “đoạn hát” là phần ngắn có chức năng riêng, tạo thành dãy liên kết với những đoạn khác trong một lời hát.

Ví dụ về đoạn mở lời trong hát quan lang:

Kính chiềng thâng pỏ mẻ họ hàng Chiềng thôn bản tổ tiên nội ngoại Chiềng các pú nẳng tải dường nưa Đoạn giãi bày:

Khỏi sống lục khươi mà thâng nẩy Họ boong khỏi sinh đảy lủc dài Khun dượng đảy thâng hồi cải mả... Ngòi lủc mỉnh báo sao thuận ý Ông bà thuận sao quý xuất gia Lạo sặt đảy thuận hòa nưa tẩư Boong khỏi au tháp lệ mà thâng Mởi quý họ ngòi giương kiểm lệ Đoạn kết:

Chúc họ hàng sổng ké xiên pi


Câu hát:

Kính thưa lên cha mẹ họ hàng Trình thôn bản tổ tiên nội ngoại Trình các lão ngồi tại giường cao


Tôi dẫn rể mới vào thưa lễ Họ chúng tôi sinh có con trai

Nuôi dưỡng cho đến hồi khôn lớn... Xem lục mệnh gái trai hợp ý

Ông bà thuận gái quý xuất gia Kể đẹp đôi thuận hòa trên dưới Chúng tôi đem gánh lễ tới dâng Mời quý họ ra thăm kiểm lễ


Chúc họ hàng mạnh khỏe sống lâu

[NL2, tr. 160]

Văn bản dân ca Tày chủ yếu là những câu hát liên kết với nhau bằng tính chất cách luật, trong đó đáng chú ý là vần điệu. Chỉ 1 tiểu loại hát trong then ở dạng văn

xuôi (Sắc cấp). Số câu trong mỗi khúc hát ở từng loại có độ dài ngắn khác nhau (Lưu ý: Mỗi dòng được xem là một “câu”).

Ví dụ các câu trong hát then Thủm mủ hẩư gường sở:


...Tâu chiềng chúa oóc phá bân đin Chắp mừ lạy Quan Quắc, Quan Quý Lạy thuổn tằng sí chí bân đin

Giờ nẩy Tản khay nghiên khay sổ Tẻo đảy giờ khay cộ tông khân Xo ất tuyền lồng thâng síp hả Tản tẻ đảy tặp mạ tặp lân

Sắc vùa ban cứu dân độ thế Và lại pây nổp lệ lương gian...

...Tâu trình chúa ra mở trời đất

Chắp tay lạy Quan Quắc, Quan Quý Lạy tất cả bốn phương đất trời

Giờ này đằng ấy mở nghiên mở sổ Lại được giờ mở cỗ đội khăn

Mồng một truyền xuống đến hôm rằm Đằng ấy được tập ngựa tập quân

Sắc vua ban cứu dân độ thế Và lại đi nộp lễ lương gian...

[NL1, tr. 524]


Nếu lấy cơ sở là “khúc” để thống kê, có thể thấy mỗi khúc trong then có số câu

lớn nhất: 3709 câu (then kì yên, cầu chúc: 1261 câu, then lễ hội: 2448 câu), 6/16 khúc hát dưới 100 câu, ít nhất là lời Tổng tiên (27 câu), 10/16 khúc trên 100 câu, nhiều nhất là khúc Soạn lẹ khảu cung Ngọc Hoàng (1270 câu); tiếp đó là khúc lượn: 2469 câu, 11/17 khúc hát dưới 100 câu, ít nhất là khúc Lượn cáy khăn (7 câu), 7/17 khúc hát trên 100 câu, nhiều nhất là khúc lượn về xe kết tình duyên: Lượn phẳn (635 câu); khúc quan lang có số câu ít nhất: 753 câu, các khúc hát trong quan lang có số câu ít , 7/11 khúc hát dưới 100 câu, ít nhất là khúc Lệ pú giả (12 câu), 4/11 khúc hát trên 100 câu, nhiều nhất là khúc Thư tu (130 câu)....

Như vậy, số câu trong các khúc hát có phần lệ thuộc vào loại dân ca, đồng thời phụ thuộc vào tình huống của lời hát, ví dụ: khúc hát then có thể gồm rất nhiều câu, là do thầy then chỉ kể chuyện (độc thoại) và không bị ràng buộc vào thời gian và sự ứng tác hay không của đối tác.

Có thể khái quát quan hệ thứ bậc (bao hàm) trong dân ca Tày qua bảng sau:

Bảng 2.1. Quan hệ thứ bậc (bao hàm) trong dân ca Tày

(Ghi chú: bậc trên - số ít bao hàm bậc dưới - số nhiều)


Bậc

Lượn

Quan lang

Then

Bậc 1

cuộc hát lượn

cuộc hát quan lang

cuộc hát then

Bậc 2

- chặng hát chào mời

- chặng hát tỏ tình

- chặng hát kết - giã từ.

- chặng hát thử thách

- chặng hát đón dâu

chặng hát = khúc hát =

lời hát (thường gọi chung là “khúc hát”)

- khúc hát Roọng hương

- khúc hát Vọng cảnh

- khúc hát Phóng lệ

- khúc hát Lập binh

- khúc hát Cống sứ

- khúc hát Cái cấu hào quang…

Bậc 3

- khúc hát Lượn nài

- khúc hát Lượn khan

- khúc hát Lượn slặp

- khúc hát Lượn xo mjầu

- khúc hát Lượn hoa

- khúc hát Lượn trảng

- khúc hát Lượn phjạc

- khúc hát Lượn slắng...

- khúc hát Khên lền

- khúc hát Khửn đuây

- khúc hát Thư tu

- khúc hát Pjái fục

- khúc hát Tuộng xỉnh

- khúc hát Tình tổ

- khúc hát Lạy táng

- khúc hát Rặp lùa...

Bậc 4

lời hát lượn

lời hát quan lang

Bậc 5

đoạn hát lượn

đoạn hát quan lang

đoạn hát then

Bậc 6

câu hát lượn

câu hát quan lang

câu hát then

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 8


2.1.2.2. Kết cấu văn bản dân ca Tày xét theo quan hệ kế tiếp

Quan hệ kế tiếp là sự sắp xếp theo tương quan ngang bằng (kế tiếp theo thời gian) trong một bậc của tổ chức văn bản dân ca. Quan hệ này tạo nên những cấu trúc (Như đã nói ở trên, sau đây, luận án sử dụng thuật ngữ cấu trúc khi nói đến quan hệ giữa các cặp kế cận trong các loại văn bản dân ca, chủ yếu là các đoạn và các lượt lời).

Xét mỗi bậc từ cuộc hát đến câu hát, cấu trúc văn bản theo quan hệ kế tiếp của dân ca Tày tương đối phong phú. Cụ thể là:

- Cuộc hát có thể gồm một số chặng hát.

- Chặng hát có thể gồm một số khúc hát.

- Khúc hát có thể gồm một số lời hát.

- Lời hát có thể gồm một số đoạn hát

- Đoạn hát có thể gồm một số câu hát.

Ví dụ về quan hệ kế tiếp: Những khúc hát trong chặng quan lang thường được diễn ra theo trình tự kế tiếp nhau:

Khúc Tuộng xỉnh (chào mời): mời nước, mời thuốc, mời trầu; Khúc Nổp tháp lệ (nộp lễ, kiểm lễ);

Khúc Tình tổ (trình tổ);

Khúc Lạy táng (bái tổ): bái tổ, nộp lễ sinh thành, bái họ hàng;

Khúc Rặp lùa (đón dâu): xin dâu, đón dâu, tặng và nhận tặng phẩm, chúc mừng, tạm biệt;

Khúc Lệ pú giả (lễ bố mẹ chồng)...

Cuối cùng, một hoặc một số lời hát có thể được thể hiện trong các đơn vị thuộc các bậc khác nhau, hoặc bao hàm các bậc này (chẳng hạn khi cả cuộc hát chỉ do một người hát, tức là một lời - hát then).

Sau đây là những loại cấu trúc đáng chú ý (trong khúc hát, lời hát) trong dân ca Tày:

1/ Cấu trúc trong khúc hát:

Trong dân ca Tày, đáng chú ý nhất là cấu trúc trong khúc hát (được tạo nên do những lời hát), vì ngoài ý tứ được trao đáp, nó còn liên quan đến tình huống và mục đích cuộc hát, có liên quan đến sự kiện trao đáp hay độc thoại. Xem xét cấu trúc trong khúc hát là chỉ ra cách tổ chức các lời trong khúc hát. Căn cứ vào tính chất lượt lời, cấu trúc này phân biệt thành ba dạng: cấu trúc một chiều, cấu trúc đối đáp, cấu trúc trung gian.

Bảng 2.2. Cấu trúc trong khúc hát dân ca Tày



Loại dân ca

Dạng cấu trúc


Tổng số khúc hát


Tỉ lệ

Một chiều

Đối đáp

Trung gian

Số

khúc hát


Tỉ lệ

Số

khúc hát


Tỉ lệ

Số

khúc hát


Tỉ lệ

Lượn

6

35,3

11

64,7

0

0

17

100

Quan lang

5

45,5

6

54,5

0

0

11

100

Then

10

62,5

0

0

6

37,5

16

100

Tổng

21

47,7

17

38,6

6

13,6

44

100

a. Cấu trúc một chiều

Cấu trúc một chiều gồm một lượt lời ca do một người diễn xướng.

Dạng cấu trúc một chiều chiếm vị trí nhiều nhất trong dân ca Tày: 21/44 khúc hát (47,7%).

Ở then có 10/16 khúc hát (62,5%), đây là dạng cấu trúc đặc trưng trong những lời tụng niệm, khấn bái - những lời hát giữ vai trò linh hồn của then cúng bái. Tiêu biểu cho cấu trúc này là khúc then Sắc cấp Lễ hội Dàng then. Thầy Cả (Say) trịnh trọng đọc trước bàn thờ tờ sắc với sự chứng giám, lắng nghe của đông đảo các thành viên tham dự (lực lượng siêu linh: thần linh và binh mã; lực lượng người trần: thầy then, các thành viên trong gia đình, bà con họ hàng, làng bản) mà không xuất hiện lời đối đáp nào. Tất cả đã góp phần cấu thành nên một lễ hội then đầy chất linh thiêng, thực mà hư, hư mà thực. Ví dụ thầy then hát:

...Chính nhất thanh vi linh bảo, hoặc hung hoặc cát, trai tịnh tế sinh độ tử, khu tà cấm quỷ, cứu dân độ thế. Các các nhất tông tấu thái thượng tam thai. Ngô công đo thái thần đô tỉnh. Chính nhất bình hình...

Hữu điệp cấp phó, đệ tử (Hoàng Pháp Tự) thừa pháp thu chấp vi chiếu.

Thái tuế (Tân Tị) niên (thập nhất) nguyệt (sơ lục) nhật cát thì cấp điệp phó hành...

(Chính Nhất Thanh vi linh bảo, việc hung hoặc cát, chay tinh giúp sống độ chết, đuổi tà tâm quỷ, cứu dân độ đời, mọi việc đều tâu Thái Thượng Tam Thai. Ta là Đô thái thần đô tỉnh, chính thức nhất nhất như vậy...

Có điệp cấp cho đệ tử (Hoàng Pháp Tự) theo phép tắc nhận lấy làm sáng tỏ.

Thái tuế năm (Tân Tỵ) tháng (Mười một) ngày (mồng sáu) giờ cấp điệp để thừa hành...) [NL1, tr. 502 - 503]

Trong Lễ Kì yên, cầu chúc, mở đầu khúc hát Roọng hương là lời khai giọng của then:

Niệm…niệm… Ái hỡi…ơi…a… Hỡi…ơi…

Ái hỡi…a…hỡi…ơi… Niệm…niệm…

Niệm sơ nải luyện cái giá Khảm khoan mọn nải thâng

(Niệm…niệm… Ái hỡi…ơi…a… Hỡi…ơi…

Ái hỡi…a…hỡi…ơi… Niệm…niệm…

Xin mời các bề trên

Có khúc tiện then xin van nài tới

Cái tản bản sắc

Hương yên nội tiếp thâng… Mỉnh mọn tiếp đồng tâm ơn tản Bân phép đức thâng bán Thích Ca Sá… yến nội lồng tiếp sớ…

Cấp trên cấp sắc

Khói hương đã tiếp lên

Mình tiện then đội ơn các bậc

Trời cho phép dâng lên bàn thờ Thích Ca Xin các sứ xuống đây tiếp sớ...)

[NL1, tr. 327]

Cấu trúc một chiều thường là những lời tụng niệm, trình tấu, tiễn đưa thánh thần, tiên tổ về chốn linh thiêng, cũng có khi là lời khấn chúc, xưng xanh, kể lể, tâm tình do thầy then đảm nhiệm từ đầu đến cuối một số khúc hát mà không hề thấy xuất hiện bất cứ một lời đối đáp nào.

Ở lượn, cấu trúc một chiều chỉ có 6/17 khúc hát lượn (35,3%). Dạng cấu trúc này là những lời bộc bạch tình cảm, tâm trạng, giãi bày tâm sự..., khi hát lên không cần sự đáp lại; có khi là lời kể ra những đúc kết kinh nghiệm sản xuất... Ví dụ chàng trai hát:

… Khỏi la cần xiên lỷ xo mjầu Xo mjầu đuối khao lâu noọng á Mì slương thang hử cá đảy ơn

Chang xừ nguộc táng mường noọng nhí Slương hại sliết xiên lỷ tàng quây...

(…Tôi là người ngàn dặm xin trầu Xin trầu với cô em trắng trong

Có thương đến cho anh cảm ơn Mới phải em khác mường có thảo

Thương tha thiết ngàn dặm đường xa)

[NL3, tr. 384]

Lời ca tự sự dưới đây tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, nhưng qua đó cũng giãi bày nguyên do gặp gỡ:

…Bươn tí mùa dặm thủy hồi hương Pây nà lốc chá thêm viếc rườn

Bối rối tứn mà xem chứ bạn Vần lăng pây lỉn chang ná buồn


Bươn há mùa dặn bẵng mùa đăm Lốc chá mùa nà vạ liền đăm

Lốc chá mà nà vạ liền đăm thuốn Vần lăng kiến tạo rúng xa ngoằn Bươn sốc mùa dặn bẵng mùa dai

(…Tháng tư là tháng mùa mưa đến Ra đồng nhổ mạ thêm việc nhà Công việc rối bời, dậy liền nhớ bạn Ước gì gặp bạn mới không buồn


Tháng năm là tháng mùa cày cấy Nhổ mạ mùa về trời liền tối

Nhổ mạ mùa về trời liền tối mịt

Giá như kiến tạo cho mặt trời sáng mãi Tháng sáu là tháng mùa vun xới

Cấm ná lồng tâm chúp lộn nài Bướng bạn mì đôi nhằng dai đáy Tá thiếu đơn thân dú lộn nài…

Cúi mặt xuống đất nón lẫn sương

Bên bạn có đồi làm cỏ nhanh

Bỏ mình anh đơn độc chốn sương mù…)

[NL3, tr. 432 - 433]

Một điểm khác biệt trong cấu trúc một chiều ở lượn, then và quan lang là: Nếu

như trong then và quan lang một khúc hát chỉ do thầy then, hoặc quan lang và pả mẻ cất lời, thì trong lượn có lối lượn liên hoàn, là nam/ nữ hát trước một đoạn, rồi nữ/ nam lại hát tiếp một đoạn, hát liền khúc nối tiếp nhau cho đến hết khúc rồi chuyển sang khúc khác. Bên nào không hát nối tiếp được đúng thì bị coi như thua cuộc. Thực chất đây không phải là đối đáp (hay đối thoại), mà vẫn theo lối một chiều.

Trong hát quan lang, cấu trúc một chiều được sử dụng nhiều nhất trong chặng hát đón dâu, có 5/11 khúc hát (45,5%). Một loạt những lời ca, câu hát này đều do quan lang cầm trịch, dẫn dắt từ đầu đến cuối mà không hề xuất hiện lời đối đáp nào. Đó là lời đề nghị mở cửa cho vào, lời trình thưa của quan lang xin cho chú rể lễ tổ, bái tổ, ra mắt ông bà, cha mẹ, họ hàng, lời chúc mừng hạnh phúc đôi lứa... Ví dụ:

Sau khi tháo gỡ được các thử thách do nhà gái đặt ra từ khi bước chân vào cổng đến khi lên tới cầu thang, nhà trai xin mở cửa chính. Quan lang hát:

Khỏi chiềng mừa quý họ rườn quan Sổ én nhạn nhập gia gẳm nẩy Nhất là mì cúa lẹ kính dâng Sloong là dường gia tiên tiên tổ Sle én xuân kết nghịa vần tôi

Sle mèng bjoóc sloong nơi hội ngộ Khỏi chiềng mừa gần ké giường nưa...

(Tôi thưa về quý họ nhà quan Số én nhạn nhập gia lời ví Thứ nhất có lễ vật kính dâng Thứ hai trình gia tiên tiên tổ

Để én xuân kết nghĩa thành đôi Để bướm ong hai nơi hội ngộ

Tôi xin thưa các cụ giường trên…)

[NL4, tr. 34]

Khúc hát trên chỉ là lời thưa với nhà gái mở cửa để dâng lễ vật vào trình gia môn tiên tổ, với ước mong cuối cùng là “hai cháu được kết duyên loan phượng”. Nhà gái đáp lại bằng hành động mở cửa.

Quan lang hát ngợi ca công ơn lao sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ, sự chăm sóc của chú bác họ hàng, qua đó, khuyên dạy chú rể, cô dâu về đạo lí. Lời khuyên dạy này không cần đáp lại:

...Công pỏ mẻ là slung sloàng pạ Giờ nẩy là lủc đạ mì khươi

Ngậy công khỏ hoài thai thập nguyệt Công ơn mỉn khôn xiết đền bồi Mì lệ vật rườn khươi mà nổp Tháy nữ nhi báo đáp ơn cần…


...Chẻn nặm nẩy kính dâng đa tạ Nhất là vỉ noọng lùng pả áo a Pửa nhằng sláy ỏm đa ủm tịa Chẻn nặm nẩy pjá nghịa hoằn công


b. Cấu trúc đối đáp

(…Công bố mẹ là cao như núi

Giờ này con đã có chồng rồi

Công mẹ nhọc mang thai mười tháng Công ơn ấy con khó đền bồi

Có lễ vật của người con rể

Thay nữ nhi báo nghĩa đáp ơn...)

[NL2, tr. 162, 164]

(…Chén nước này kính dâng đa tạ Thứ nhất là chú bác các chi

Hồi cháu nhỏ địu hoa giúp cõng Chén nước này trân trọng trả ơn...)

[NL4, tr. 59]

Cấu trúc đối đáp gồm hai hay nhiều lượt lời trao đáp (tạo thành các cặp) tương tác với nhau, do hai chủ thể cùng thực hiện hành động. Đây là cấu trúc gặp trong hát lượn, quan lang, không thấy xuất hiện cấu trúc này trong hát then. Dạng cấu trúc này được sử dụng nhiều thứ hai trong dân ca Tày, có 17/44 khúc hát (38,6%).

Như đã nói, lượn là hình thức hát đối đáp giao duyên nam nữ. Trong 17 khúc hát khảo sát có tới 11 khúc (64,7%) sử dụng cấu trúc này, ở cả ba chặng hát: chào mời, tỏ tình, giã từ. Cuộc hát có thể được xem là một cuộc thoại, đảm bảo theo những nguyên tắc hội thoại nhất định, mỗi bên dùng cách tổ chức ngôn từ để đạt tới chủ đích của mình. Ví dụ:

Mở đầu cuộc lượn, bên chủ - chàng trai đã cất tiếng mời (đối) bên khách - cô gái lượn:

Khuyên mừa hợi noọng á táng mường Lín la lín slip sloong mừa nả

Lượn la lượn slip hả mừa nưa Nhỉ slip la pan lùa đoạn giá Lúc nận ước kết khỏa ước đai Lúc nận đảy tái lai y thiệt

Giờ nẩy đang hoa nguyệt hạy chơi

(Khuyên về hỡi cô ả khác mường Chơi thì chơi từ mười hai tuổi trở đi Lượn thì lượn từ mười lăm tuổi trở lên Hai mươi tuổi thì đã thành dâu rồi

Khi đó ước kết tình ước suông Khi ấy nghĩ lại đã thiệt thòi

Giờ đây đang hoa nguyệt hãy chơi)

[NL3, tr. 171]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2023