Lí Thuyết Về Văn Bản, Văn Bản Nghệ Thuật

Trong luận án Tiến sĩ Mối quan hệ giữa thanh điệu trong ca từ với giai điệu

của hát ví Nghệ Tĩnh (2017) [154], tác giả Trần Anh Tư đã nhận xét: Trong hát ví Nghệ Tĩnh, tần số xuất hiện của thanh bằng lớn hơn nhiều so với thanh trắc. Điều này tạo nên đặc điểm trong âm hưởng chính của giai điệu hát ví Nghệ Tĩnh là nhiều cung bậc trầm bổng, du dương, luyến láy và hạn chế được những thay đổi đột ngột về cao độ của giai điệu. Trong hát ví Nghệ Tĩnh, thanh ngã và thanh nặng gần như không có sự phân biệt về cao độ. Khác với dân ca Bắc Bộ, làn điệu hát ví nằm ở âm khu thấp như đặc điểm giọng nói “nặng” và “trầm” của ngữ âm xứ Nghệ. Tác giả cũng nhắc đến một số công trình có liên quan đến đề tài luận án: Đặc trưng hình thức các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh của Ngô Văn Cảnh; Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh của Nguyễn Thị Mai Hoa; Đặc điểm hình thức ngữ nghĩa thơ ca dân gian Quảng Nam của Bùi Thị Lân, v.v.

Năm 2018, trong công trình Ca từ hát Trống quân ở Hưng Yên trong môi trường diễn xướng dân gian [144], Lê Thị Hồng Tím đã giới thiệu về sinh hoạt hát trống quân và những nhân tố ảnh hưởng tới môi trường diễn xướng; tập hợp hệ thống ca từ hát trống quân tại một số làng quê ở Hưng Yên; đối chiếu, so sánh ca từ hát trống quân xưa

- nay, để thấy sự sáng tạo về nội dung, nghệ thuật của các nghệ nhân dân gian, đồng thời phân tích giá trị lời ca trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng.

Trong công trình Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn (2018) [146], tác giả Đặng Thị Huyền Trang đã nghiên cứu một số nghi lễ, bài ca nghi lễ (nghi lễ giải hạn và bài ca cầu mong, nghi lễ sinh nhật và bài ca chúc phúc, nghi lễ cấp sắc và bài ca thỉnh cầu) của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Ở phương diện nghệ thuật, tác giả đã tập trung miêu tả về đặc điểm: thể thơ, kết cấu, các biện pháp tu từ (điệp, so sánh, liệt kê), nghệ thuật diễn xướng (âm nhạc, các điệu) trong dân ca nghi lễ của người Nùng…

Tác giả Trần Thị Diễm Hạnh đã xác định đề tài “Đặc điểm ca từ trong hát

Xoan Phú Thọ” trong luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bảo vệ năm 2021. Hát Xoan là tên gọi của một loại hình dân ca xưa của vùng đất Tổ trung du Phú Thọ, được tổ chức trong dịp tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Xoan được người xưa đọc chệch đi của từ xuân (có nghĩa là mùa xuân). Hát Xoan là điệu hát múa để chào đón mùa xuân. Đây là lối hát dân gian trong các lễ hội. Tới khi tín ngưỡng thờ thành hoàng phát triển thì lối hát này được hát ở cửa đình trong các hội làng và trở thành dân ca nghi lễ, phong tục. Dựa trên cơ sở lí thuyết về Ngôn ngữ học

(phân tích diễn ngôn; từ vựng - ngữ nghĩa; biểu tượng ngôn ngữ) và Văn hóa học

(mối quan hệ giữa ngôn ngữ văn học với âm nhạc; nguyên tắc phổ nhạc trên cơ sở lời thơ; một số khái niệm âm nhạc - văn học cơ bản và cơ sở thực tiễn (hát Xoan và các yếu tố liên quan trong đời sống xã hội, văn hóa), luận án xác định hướng nghiên cứu là tập trung vào các đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của ca từ hát Xoan [47].

...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

2/ Những nghiên cứu về ngôn ngữ trong dân ca Tày:

Năm 1975, Sở Văn hóa Thông tin Khu tự trị Việt Bắc xuất bản cuốn Lời hát then [122], tác giả Dương Kim Bội đã chỉ ra một số đặc điểm chính trong lời hát then, khẳng định giá trị của lời then trong đời sống hai dân tộc Tày, Nùng. Then là một hình thức văn học - nghệ thuật dân gian về ngôn từ được đông đảo quần chúng của hai dân tộc Tày, Nùng yêu thích, trân trọng và giữ gìn. Bên cạnh âm nhạc và múa, lời hát then rất uyển chuyển độc đáo, mang đến cho khán thính giả những ý tứ, sự nguyện cầu và những câu chuyện đến cõi thần linh.

Đặc điểm ngôn ngữ trong dân ca Tày - 4

Năm 2009, trong công trình Hát quan lang của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian [78], tác giả Đàm Thùy Linh đã khảo sát các bài hát quan lang tại huyện Thạch An - Cao Bằng. Tác giả nhận xét: Ngôn ngữ hát quan lang mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Lời hát dùng khá nhiều từ gốc Việt hoặc Hán - Việt, vận dụng linh hoạt, tài tình. Thể sử dụng phổ biến là thể ngũ ngôn, thất ngôn, tự do, không câu nệ về niêm luật, số tiếng, số câu.

Trong luận văn Hát lượn slương của người Tày qua khảo sát ở xã Yên Cự, huyện chợ mới, tỉnh Bắc Kạn (2011) [129], tác giả Lê Thị Phương Thảo đã có những nhận định khái quát về hình thức nghệ thuật ngôn từ như sau: Thể thơ trong lượn slương là thể thơ thất ngôn, đã diễn đạt một cách phong phú và sinh động tâm tư cũng như tình cảm, nguyện vọng của người Tày. Biện pháp so sánh tu từ giữ một vị trí quan trọng, góp phần đắc lực vào việc làm cho ca từ của hát lượn trở nên độc đáo, giúp cho ý nghĩa và giá trị ngôn ngữ của lượn slương trong từng lời ca được hiểu đầy đủ hơn.

Trong công trình Then kì yên của người Tày ở Bắc Quang, Hà Giang - Tiếp cận từ góc độ văn học dân gian (2012) [95], Nông Thị Ngọc đã khảo sát, thống kê, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật lời hát then kì yên ở vùng then tiêu biểu của Hà Giang với tư cách là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Ở bình diện nghệ thuật, tác giả đi sâu nghiên cứu về thể thơ, một số biện pháp tu từ (liệt kê, điệp ngữ, thủ pháp hư cấu

kì ảo), thời gian, không gian nghệ thuật để thấy được nét đặc sắc, điểm riêng biệt

trong quá trình tạo lập văn bản then của các nghệ sĩ dân gian Tày.

Tác giả Đinh Thị Liên, trong luận văn Một số đặc điểm ngôn từ trong then Tày (2012) [77] đã khát quát một số đặc điểm hình thức cũng như ngữ nghĩa của then Tày, cụ thể là: cấu trúc các khúc hát với cách thức liên kết văn bản then, các lớp từ ngữ, các từ ngữ xét theo trường nghĩa và một số nét văn hóa của cộng đồng người Tày được bao hàm trong lời hát then.

Trong chuyên khảo Một số loại hình nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (2016) [117], tác giả Nguyễn Hằng Phương, Phạm Văn Vũ lựa chọn thơ lẩu (quan lang) để giới thiệu đại diện cho loại hình nghệ thuật dân gian tiêu biểu của người Tày. Nhóm tác giả đã đi sâu nghiên cứu nghi lễ đám cưới của người Tày, mối quan hệ giữa thơ lẩu với các tục lệ tín ngưỡng dân gian trong đám cưới, đồng thời chỉ ra nội dung phản ánh, nghệ thuật ngôn từ (từ vay mượn, thể thơ, nhịp điệu, các biện pháp tu từ) của các bài ca trong đám cưới.

Năm 2017, trong công trình Hệ thống biểu tượng trong then Tày [147], tác giả Hoàng Thu Trang tìm hiểu biểu tượng với tư cách vừa là phương thức nghệ thuật, vừa là tín hiệu văn hóa trong Then Tày. Tác giả đã phân tích, lí giải, nhận diện biểu tượng trên cơ sở các tầng ý nghĩa biểu hiện từ các phương diện cấu trúc của biểu tượng trong Then Tày: cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng nhìn từ bình diện cái biểu hiện; ý nghĩa của các nhóm biểu tượng nhìn từ bình diện cái được biểu hiện; giá trị của biểu tượng trong Then Tày.

Trong sách Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng (2018), Nguyễn Thị Yên khẳng định: lượn Nàng Hai là “một kho từ vựng tiếng Tày từ cổ đến kim, từ nguyên thủy đến có sáng tạo” [176, tr. 171].

Năm 2019, Nguyễn Văn Tuân hoàn thành luận án tiến sĩ Hán Nôm, đề tài: Nghiên cứu văn bản then cấp sắc Nôm Tày tại Viện nghiên cứu Hán Nôm [151]. Tác giả đã giới thiệu, so sánh một số văn bản chữ Nôm then cấp sắc lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm; nghiên cứu đặc điểm văn bản, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ giá trị nội dung, nghệ thuật, đồng thời chỉ ra những giá trị của then cấp sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Tày xưa.

...

Nhận xét:

- Cho đến nay đã có không ít những nghiên cứu về ngôn ngữ trong dân ca các dân tộc, tập trung vào hình thức dân ca và những giá trị phản ánh từ góc nhìn văn

hóa. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về ngôn ngữ dân ca Tày, mà chủ yếu về ngôn ngữ dân ca của người Kinh (Việt). Ngôn ngữ trong dân ca Tày chưa được quan tâm, bàn luận một cách đầy đủ, riêng biệt và sâu sắc trong một chuyên khảo. Những nghiên cứu về ngôn ngữ dân ca Tày [78], [95], [117], [129], [147]... phần lớn đi theo (không phải là đối tượng chính) trong nghiên cứu Văn học hay Văn hóa học. Công trình Nghiên cứu văn bản then cấp sắc Nôm Tày tại Viện nghiên cứu Hán Nôm [151] chủ yếu về văn tự học. Các công trình Lời hát then [122] và Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng [176] có những nhận xét chủ yếu là về lời ca, từ vựng dân ca trong dân ca Tày từ khía cạnh văn chương.

- Tác giả Đinh Thị Liên là người đầu tiên đã thực hiện một nghiên cứu chuyên

biệt Ngôn ngữ học trong luận văn Một số đặc điểm ngôn từ trong then Tày [77]. Tác giả này đã bước đầu tìm ra được một số đặc điểm của ngôn ngữ trong then Tày. Hạn chế: Khuôn khổ của luận văn chỉ cho phép tác giả dừng lại ở đối tượng là then Tày và không có điều kiện tìm hiểu và so sánh với các loại khác, để đi đến những khái quát đầy đủ hơn về đặc trưng các loại.

Đây sẽ là những hướng gợi mở tích cực để luận án tiếp cận các văn bản dân ca Tày từ góc nhìn Ngôn ngữ học.

1.2. Cơ sở lí thuyết và thực tiễn

1.2.1. Cơ sở Ngôn ngữ học

1.2.1.1. Lí thuyết về văn bản, văn bản nghệ thuật

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản dân ca Tày, cụ thể là ba loại: lượn, quan lang, then. Vậy văn bản, văn bản nghệ thuật là gì, chúng có đặc tính như thế nào? Thực tế thì hiện nay có không ít những cách hiểu khác nhau, trong đó có sự khó phân biệt rành ròi giữa “văn bản” (text) và “diễn ngôn” (discourse). Có quan niệm coi văn bản cũng là diễn ngôn, hoặc diễn ngôn cũng là sự hiện thực hóa của ngôn ngữ, như văn bản. Nhưng trong những tài liệu cũng có quan niệm coi diễn ngôn là một quá trình (động) tạo ra văn bản (tĩnh). Phân tích diễn ngôn và phân tích văn bản gắn liền với hai mặt của một vấn đề này, có nhiều điểm tương đồng và có những điểm khác biệt.

Trong tiếng Việt, khái niệm “văn bản” có hai cách dùng liên quan đến nhau: Một là: bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng (ví dụ: nghiên cứu văn bản cổ; viết thành văn bản; văn bản dân ca Tày được ghi bằng chữ Nôm Tày...); Hai là: chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu

thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung trọn vẹn (ví

dụ: ngôn ngữ học văn bản). Nhìn chung văn bản dân ca Tày là “bản nói” hay “bản hát” (gần đây mới được sưu tập và ghi lại bằng chữ - “bản viết”). Đây là cơ sở để xem xét các văn bản Tày: Toàn bộ những gì ghi lại được trong lời hát dân ca, gọi là văn bản dân ca Tày.

Như vậy, văn bản có thể được hiểu một cách chung nhất là chỉnh thể cả “bản viết” lẫn “bản nói”, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại và truyền đi, có phần mở đầu và kết thúc. Văn bản nào cũng có một mục đích nhất định. Đó là ý định của người nói, người viết tác động vào người nghe, người đọc. Tính hoàn chỉnh của văn bản thể hiện ở nội dung (sự trọn vẹn về nội dung) và hình thức của văn bản. Về mặt nội dung: Một văn bản thường phải đảm bảo được những yêu cầu (và cũng là những cái người tiếp nhận chờ đợi) về các mặt sau đây:

- Chủ đề: là vấn đề trung tâm mà văn bản đề cập. Nó xác định phạm vi đề cập tới của văn bản, là cơ sở cho sự lí giải, tiếp nhận văn bản.

- Thông tin (hay nội dung): là nội dung có liên quan đến chủ đề của văn bản, của đoạn, của câu.... Đó là những tin tức mới về sự vật, sự kiện trong hiện thực khách quan hoặc trong một thế giới tưởng tượng nào đó được phản ánh trong văn bản. Thông tin trong văn bản chia thành hai loại: thông tin hiển ngôn và thông tin hàm ngôn.

- Mạch lạc: là sự liên kết của văn bản. Sở dĩ một văn bản có thể hiểu được và có thể gợi ý cho người tiếp nhận rút ra một điều gì đó là vì nó có mạch lạc. Sự liên kết ở bề sâu của văn bản yêu cầu các thông tin trong văn bản phải được tổ chức theo một quan hệ hợp lí (quan hệ nhân quả, quan hệ giải thích, minh họa, giả định...), chủ đề của các phần, các mục, các đoạn văn phải có mối liên hệ với chủ đề của văn bản. Về điều này, xin dẫn ra ý kiến của tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Mạch lạc là những quan hệ liên kết ý nghĩa của các phát ngôn trong một diễn ngôn. Các câu trong một diễn ngôn hay một văn bản là những cấu trúc cú pháp trọn vẹn, nhưng gắn bó với nhau, lệ thuộc nhau ở mức độ nhất định về nội dung và hình thức” [43, tr. 147].

Về mặt hình thức: Một văn bản có thể là một câu, một tập hợp nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chương..., đáp ứng được yêu cầu làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn đầy đủ, với ba đặc điểm: có chủ đề, có thông tin, mạch lạc.

Chức năng của văn bản:

Văn bản được tạo ra trước hết do nhu cầu giao tiếp, như vậy chức năng thông tin là chức năng quan trọng nhất, bởi vì thông qua chức năng này thì các chức năng

khác mới được thực hiện; chức năng văn hóa - xã hội cũng là chức năng quan trọng

của văn bản: văn bản được dùng làm một phương tiện để lưu giữ lại và thể hiện những tri thức văn hóa. Ngoài ra, văn bản còn có các chức năng: ràng buộc pháp lí hoặc đạo đức nhân cách; tham gia vào quá trình quản lí xã hội; thẩm mĩ... Có loại văn bản pháp lí, có loại văn bản nhàn đàm, có loại văn bản nghệ thuật... Đặc trưng của văn bản nghệ thuật: tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính tình thái, tính truyền cảm.

Các văn bản dân ca Tày (lượn, quan lang, then) là một loại văn bản đặc biệt: văn bản nghệ thuật. Đó là văn bản được tạo nên theo phương thức giàu tính sáng tạo, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tác hoặc diễn xướng. Các văn bản này mang tính văn hóa và thẩm mĩ cao. Nó được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc, đồng thời bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.

Có thể ví các tác phẩm văn học cũng giống như những ngôi nhà. “Các ngôi nhà có thể không chỉ khác nhau về vật liệu xây dựng mà còn khác nhau về cách thức kiến trúc (kết cấu). Cũng như thế, các sáng tác văn học không chỉ khác nhau về chất liệu và hiện thực mà còn khác nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực trong tác phẩm” [38, tr. 142].

Tìm hiểu kết cấu của văn bản dân ca Tày chính là nghiên cứu tổng thể sự phân chia và bố trí các bộ phận cấu thành..., theo những quy tắc nhất định để tạo nên sự hoàn chỉnh của tác phẩm.

Mỗi loại văn bản có thể có những đặc trưng riêng biệt về kết cấu. Cách thường gặp nhất khi phân tích văn bản là sự phân biệt phổ niệm: Mở đầu, Thân bài, Kết luận. Khi bàn về kết cấu của dân ca Tày, tác giả coi cuộc hát, chặng hát, khúc hát, lời hát, đoạn hát, câu hát là các yếu tố làm nên kết cấu của dân ca Tày. Đây chỉ là một góc nhìn khác, cốt chỉ ra được đặc trưng riêng về kết cấu của dân ca Tày.

1.2.1.2. Lí thuyết về ngữ nghĩa 1/ Trường nghĩa:

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, “các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa

phải có chung một thành tố nghĩa (...). Người ta đã nghiên cứu các trường nghĩa như:

quan hệ thân tộc, màu sắc, bộ phận cơ thể, động vật, thực vật, hoạt động thị giác, hoạt

động nói năng, thời tiết, v, v...” [41, tr. 437].

Trường nói chung được hiểu là khoảng (hay phạm vi) trong đó một đại lượng nào đó có một trị số xác định tại mọi điểm. Từ cách hiểu như vậy, trường nghĩa được xác định như một phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa, theo cách: Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa.

Đặc điểm quan trọng nhất của trường nghĩa (semantic field) là có tính hệ thống. Hệ thống là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ với nhau mật thiết và giá trị của mỗi yếu tố là do quan hệ của nó với các yếu tố khác trong hệ thống quyết định. Tính hệ thống của trường nghĩa có vai trò đáng kể trong nghiên cứu từ vựng, để xác lập và phân loại từ ngữ. Nhiệm vụ của việc xác định các trường nghĩa là xác định tính hệ thống của những mối quan hệ về nghĩa giữa các yếu tố trong trường. Công việc này cũng giúp cho biên soạn các từ điển.

Trường nghĩa cũng là một hệ thống có tính thứ bậc hay còn gọi là tính cấp bậc, tôn ti (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chia ra nhiều trường nhỏ hơn (tiểu trường). Nói cách khác, trong mỗi hệ thống đó lại có những tiểu hệ thống. Toàn bộ những quan hệ trong hệ thống đó lập thành cấu trúc của hệ thống từ vựng. Các trường nghĩa nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau.

Trong thực tế, thuật ngữ trường nghĩa gợi đến lí thuyết trường nghĩa là lí thuyết nhằm chứng minh tính hệ thống của từ vựng, trong khi những yếu tố trong các trường từ vựng dân ca Tày là những đơn vị từ vựng trong sử dụng chứ không phải trong hệ thống ngôn ngữ. Điều này có ý nghĩa thực tế trong các thao tác tìm hiểu ngữ nghĩa dân ca Tày: Nhiệm vụ của luận án là chỉ ra xem trong các văn bản đang xét, các trường nghĩa (ví dụ: con người; sự vật hiện tượng thiên nhiên; đồ vật...) bao gồm (có phạm vi) các loại từ ngữ nào (ví dụ: cách gọi, hoạt động, tính chất… của con người) và đặc tính của chúng ra sao, việc các nghệ nhân Tày khi hát loại dân ca này thì ưa thích sử dụng các từ ngữ trường này (mà không phải trường khác) là do điều gì chi phối.

Trong luận án, được chú trọng là sự tập hợp các từ ngữ trong phạm vi mỗi trường nghĩa, chỉ ra quy luật xuất hiện của chúng trong các văn bản dân ca khảo sát.

2/ Chủ đề văn bản (text theme):

Chủ đề là nội dung chủ yếu của văn bản (hay một phần văn bản đang xét), theo một khuynh hướng tư tưởng hay theo một mục đích giao tiếp nhất định của tác giả

văn bản. Đây chính là sự thể hiện ngữ nghĩa, là cái người nói/ hát và người nghe cần

hướng tới qua phương tiện ngôn ngữ trong dân ca.

Chủ đề cũng được hiểu là phạm vi hiện thực được tác giả dân ca nhận thức, đánh giá và phản ánh trong lời ca. Nó đóng một vai trò rất lớn trong việc làm cho từng loại văn bản dân ca có “sợi chỉ đỏ” (hay “chuyện nói đến”) xuyên suốt nhất quán, khiến các chặng, đoạn và lời được liên kết bằng ngữ nghĩa, trở nên dễ nhớ dễ diễn xướng, cũng như hấp dẫn khó quên đối với người nghe. Ở các loại hát trong dân ca (lượn, quan lang, then), chủ đề trong mỗi loại có nhiều điểm chung và có không ít những điểm riêng biệt, gắn với hoàn cảnh và mục đích diễn xướng của từng loại.

“Chủ đề” là một khái niệm thường gắn với “ý tứ”. “Ý tứ” thường được nhắc đến khi nói về nghĩa trong văn bản dân ca. Đó là những điều ngầm muốn nói (nói tổng quát) qua ngôn từ của văn bản, được thể hiện trên bề mặt ngôn từ (ý tường minh), hoặc hàm ý.

Chủ đề có liên quan đến “mạch lạc” - những liên kết ý nghĩa các phát ngôn trong diễn ngôn hoặc câu, đoạn... trong văn bản. Một diễn ngôn hoặc một văn bản gồm các chuỗi (phát ngôn hoặc câu) có liên hệ về nghĩa với nhau, cùng hướng vào một chủ đề nhất định, được xem là diễn ngôn hoặc văn bản có mạch lạc.

Tìm hiểu chủ đề chính được thể hiện qua ngôn ngữ là công việc chỉ ra điều người nói muốn truyền đạt và cái người nghe có thể tiếp nhận. Đây là bước ban đầu và khái quát nhất để đi sâu hiểu đặc điểm ngữ nghĩa của ngôn ngữ văn bản dân ca Tày.

1.2.1.3. Lí thuyết về ngôn ngữ trong Thi pháp học

Thi pháp học (còn gọi là Thi học) hiểu theo nghĩa rộng, chỉ lĩnh vực khoa học nghiên cứu văn học, điện ảnh, sân khấu..., với tư cách những đối tượng của nghệ thuật (và thi pháp không chỉ nghĩa là “phép làm thơ”). Cụ thể, nói giúp chỉ ra những phương thức, thủ pháp tạo ra những sản phẩm nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm, cũng như cách thức phản ánh, mạch lạc, cách tu từ... Cũng có tác giả hiểu thi pháp học cụ thể hơn, là nó nhằm chỉ ra cái hay, cái bản chất nghệ thuật của tác phẩm, chỉ ra lí do tồn tại của hình thức trong một tác phẩm: ngôn ngữ, thể, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, biểu tượng, hình ảnh....

Ngôn ngữ trong Thi pháp học:

1/ Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật

Ở trên đã nói: Các văn bản dân ca Tày (lượn, quan lang, then) là một loại văn bản đặc biệt: văn bản nghệ thuật. Người diễn xướng thường được cộng đồng Tày coi là có tài khéo và sáng tạo đặc biệt.

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 21/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí