Với cá:“Cá có cùng nước lạc ao sâu”.
Có khi nhân vật cất lời hỏi: “cành lá nào đã định kết đôi?”; hỏi “núi đã mọc trầm hương hay chưa?”; hỏi “sông có cho bắc chiếc cầu nào ngang qua?”...
Đôi khi nhân vật còn hoá thân vào “đèn” để trò chuyện cùng hoa. Cách trò chuyện, hỏi han như trên thể hiện mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa người Sán Chí với thế giới thiên nhiên, vạn vật xung quanh.
Ngoài ra, người Sán Chí còn dùng những tên gọi, cách xưng hô với người để gọi hoặc xưng hô với vật như: chú gà, chú ngỗng, vịt quý, gà vàng, gà bạc, gà quý… làm thế giới loài vật trở nên sống động, có hồn như con người.
Có thể thấy, cách sử dụng nhiều kiểu nhân hoá như trên đã góp phần đa dạng hoá hình tượng nhân vật trong dân ca Sán Chí. Bên cạnh thế giới nhân vật là người, còn là sự góp mặt của thế giới hình tượng không phải người nhưng mang nội dung, ý nghĩa người.
3.1.3.2. Vai trò của phép nhân hoá trong dân ca Sán Chí
Phép nhân hoá thông thường có chức năng biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người thông qua sự vật, hiện tượng không phải là người. Nhờ phép nhân hoá hai thế giới hình tượng vốn độc lập (người – vật) trở nên gần gũi, có mối liên hệ mật thiết qua sự liên tưởng của người tiếp nhận. Trong sịnh ca Sán Chí, phép nhân hoá còn có vai trò rất lớn trong việc thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Trước hết cách sử dụng trong dân ca Sán Chí đã giúp cho lời thơ hay hơn, sinh động hơn. Nó làm cho những sự vật vốn vô tri trở nên có hồn, gắn bó, gần gũi với con người. Ví dụ:
Có thể bạn quan tâm!
- Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 7
- Các Biện Pháp Tu Từ, Ngôn Ngữ Biểu Thị Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật
- Lối Sử Dụng Ẩn Dụ Trong Dân Ca Sán Chí
- Ngôn Ngữ Biểu Thị Thời Gian Đồng Hiện
- Ngôn Ngữ Biểu Thị Không Gian Sinh Hoạt
- Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 13
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Chí chạu kệt mủng trọc tọng hau Kec chết mảo thọng jặm lẩy sạu Jện tặc vằn lẻng tọng cnụn trồi
Si tọng sẳp ngổu nhệt tun dên. [5, bài 87]
(Con nhện giăng tơ miệng ống trúc Mấu cách chẳng thông, trong lòng sầu Mong được cùng đôi cùng thôn ở Đẹp như ngày rằm trăng vừa tròn).
Hình ảnh con nhện là ẩn dụ, chỉ người đang yêu. Trong khúc ca này, nhện được trao những cảm xúc, tâm trạng giống con người (mong ước lẫn sầu muộn trong tình yêu).
Cũng qua phép nhân hoá, người Sán Chí có thể bộc lộ gián tiếp, sâu sắc những cung bậc tình cảm của mình. Ví dụ:
Lạng lại hẹng cú than tặu tay Sui lặu thạn tảy thán sặu xạnh Sui lặu thạn tảy sặu xạnh thán
Nạn trậy cắm dì tốu nẹng cnụn. [5, bài 414]
(Chàng đi qua đầu cuối bãi bồi Nước chảy cuối bãi tiếng sầu than Nước chảy cuối bãi tiếng sầu vọng Khó biết đêm nay đến thôn vàng).
Hình ảnh nước chảy bên bãi bồi vốn rất quen thuộc và gần gũi với không gian sống của người Sán Chí. Song tiếng nước chảy lại nghe như “tiếng sầu than”, “tiếng sầu vọng” thì chỉ có thể xảy ra trong suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật trữ tình ở khúc ca trên mà thôi. Chàng trai trên đường đến nơi hẹn của tình yêu đã phải vượt qua chặng đường nhiều rào cản của nước, của đá, của thác ghềnh, rừng rậm... Sợ khó có thể đến được nơi hẹn đêm nay để gặp em. Chàng trai đã gửi gắm tâm sự của mình vào dòng nước chảy, mượn dòng nước để thể hiện mình. Tiếng nước sầu than hay cũng chính là lời than thở, buồn phiền của anh nếu như lỡ hẹn với người mình yêu.
Qua phép nhân hoá, người Sán Chí có thể bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thực, sinh động. Biện pháp nhân hóa: "chim én buồn", "chim én nhớ" ở khúc ca sau đã cho thấy rõ hơn điều đó:
Sạu lỉu sạu líu nảy
Cộu sạn dến chí trồi jặm sạu Dến chí jặm sạu mảo ái kíu
Tổu lẩy jậy nẹng cnệt tủn cnăng. [5, bài 120]
(Buồn lắm trong lòng buồn lắm Lòng én buồn én trú trên cao Lòng én buồn chẳng cất tiếng hót
Trong lòng nhớ nàng day dứt sao).
Hình tượng nhân vật trung tâm của khúc ca trên là con chim én. Nhưng loài vật nhỏ bé, gần gũi này lại khác thường ở chỗ nó mang nỗi buồn, mang nỗi nhớ để rồi chẳng cất lên tiếng hót. Rõ ràng con chím én đã được trao tâm trạng, trao linh hồn... để thể hiện tâm tư, tình cảm của con người. Chim én buồn, chim én nhớ hay cũng chính là chàng trai đang buồn, đang nhớ da diết người mình yêu.
Có thể nói, các nhân vật trữ tình trong dân ca Sán Chí thường cố giấu tâm trạng của mình bằng cách mượn cảnh vật thiên nhiên, con vật, hay đồ vật xung quanh để thay thế, gán cho vật những cảm xúc, suy nghĩ của mình khiến chúng hiện lên như một con người vậy.
Tiếng gà gáy vốn là âm thanh quen thuộc ở nơi thôn quê, núi rừng. Nhất là đối với đồng bào vùng cao như người Sán Chí, tiếng gà góp một phần không thể thiếu trong đời sống hoạt động hàng ngày của con người. Người ta ước định được khoảng thời gian để thức giấc hoặc làm việc nhờ tiếng gà gáy vào lúc đêm hay khi trời sáng. Vậy nên họ gọi gà là gà vàng, gà quý,... thậm chí còn gán cho “gà” những hành động và tâm trạng như: than, trách, sầu... khiến gà vốn gần gũi thân quen hiện lên như một con người đang than thở, lo âu trước sự chảy trôi của thời gian:
Dặt kẹng chí líu chí phong lạu Lán tay cạy nhây thán ngổu kệng Cạy nhây thán kẹng lang thán lồu
Chặt thán cnăng lạu lồu mảo thọng. [5, bài 674]
(Canh một đến rồi gió thổi nhanh Dưới sàn gà gáy than năm canh Gà gáy than canh, chàng than thở
Chỉ những than dài lối chưa thông).
Như vậy, biểu hiện của phép nhân hoá trong dân ca Sán Chí cũng khá đa dạng. Khi sử dụng phép nhân hoá, những sự vật, con vật trong thế giới tự nhiên đã trở thành những hình tượng nghệ thuật tuy không phải người lại có thể biểu
thị tâm trạng giống con người. Sự phong phú về hình ảnh nhân hoá đã làm phong phú thế giới nhân vật trong sịnh ca Sán Chí. Đồng thời qua lối nói nhân hoá, người Sán Chí đã bộc lộ khéo léo những tâm tư, tình cảm của mình và cả sự gắn bó, thân thiết của mình với thiên nhiên, vạn vật xung quanh.
3.2. NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA SÁN CHÍ
Thời gian, không gian nghệ thuật là hai trong nhiều phương diện quan trọng của thế giới nghệ thuật góp phần chuyển tải thông điệp, nội dung, quan niệm về thế giới, con người của tác giả, cũng như tâm trạng của nhân vật ở mỗi tác phẩm văn học.
Trong dân ca Sán Chí, thời gian, không gian nghệ thuật không chỉ có vai trò gợi tả các hoạt động, môi trường diễn xướng của các nghệ nhân mà còn góp phần biểu đạt thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình. Xem xét yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật, chúng ta phần nào nhận thấy khả năng sáng tạo nghệ thuật của người Sán Chí.
3.2.1. Ngôn ngữ biểu thị thời gian nghệ thuật
Yếu tố thời gian được vận dụng khá đa dạng trong các tác phẩm văn học để phù hợp với nội dung phản ánh cũng như ý đồ của người viết. Nhưng tựu chung lại, khái niệm thời gian nghệ thuật có thể hiểu như sau:
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà người đọc có thể cảm nhận được trong tác phẩm nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật chính là sản phẩm của hiện thực khách quan phản ánh vào tác phẩm. Nó được co giãn thông qua hình tượng nhân vật hoặc chủ thể sáng tạo nhằm thực hiện ý đồ nghệ thuật nhất định.
Theo GS Trần Đình Sử:“Thời gian nghệ thuật còn mang tính chủ quan, gắn liền với thời gian tâm lý” [32, 61].
Dựa vào khái niệm thời gian nghệ thuật, dựa trên hình thức lưu truyền – gắn với hoạt động diễn xướng, cũng như căn cứ vào nội dung phản ánh, chúng tôi chia thời gian nghệ thuật trong sịnh ca Sán Chí thành hai loại chính:
- Thời gian hiện thực (gắn với sinh hoạt diễn xướng – hát của đồng bào)
- Thời gian tâm lý (thời gian nằm trong sự vận động tâm lý của chủ thể diễn xướng).
Hai dòng thời gian này đan xen, hoà quyện vào nhau (thời gian đồng hiện) tạo nên nét đặc sắc trong dân ca Sán Chí.
3.2.1.1. Ngôn ngữ biểu thị thời gian hiện thực
Thời gian hiện thực là thời gian diễn ra cuộc hát. Dân ca Sán Chí phần lớn được hình thành trên cơ sở phát sinh tự nhiên (lối ứng tác bài hát) trong một hoàn cảnh nhất định nên yếu tố thời gian hiện thực – thời gian trực tiếp, hiện tại của người hát cũng khá đa dạng. Ở thể loại hát ban ngày, thời gian hiện thực thường được người hát tái hiện lại thông qua các từ như: hôm nay, sáng nay, chiều nay...
Ví dụ:
Mỏi tọng pạn líu nẩy
Sạu phạn mảo tốu lùi sụng lạu
Cặm nhặtsẹng jặm pháo tíu tảy
Tìu lang kẹc chệt lùi lặm sặn.[5,bài 33]
(Em cùng một bản đó em
Với tay chẳng đến lệ đôi hàng Hôm nay đổi lòng mà bỏ đệ Dấu chân đệ đó lệ ướt đằm).
“Hôm nay”, “sáng nay” chính là thời gian của hiện tại – thời gian hai bên gặp gỡ (có thể trên đường đi làm, đi chợ, lên nương rồi dừng chân hát đối chào hỏi, tâm tình với nhau). Đôi khi, người hát hát tại thời điểm ban ngày nhưng không đưa yếu tố thời gian vào trong lời hát. Song nhìn chung, xưa nay, người Sán Chí hát sịnh ca giao duyên ở mọi lúc, mọi nơi trong không gian, thời gian cụ thể, hiện tại. Và yếu tố thời gian cụ thể ấy có hay không được đưa vào trong lời ca thì chúng ta vẫn có thể nhận thấy: thời gian diễn xướng của sịnh ca chính là thời gian hiện tại, là thời gian của hiện thực.
Ở thể hát ban đêm, môi trường diễn xướng thay đổi, kéo theo sự đổi thay của thời điểm diễn xướng. Thời gian hiện tại của hát xắng cộ chỉ gắn với thời gian ban đêm, khoảng từ 7 - 8 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Trong
khoảng thời gian này, người hát sẽ hát những bài có mẫu sẵn và lần lượt theo từng chủ đề khác nhau. Trong lời ca của các nghệ nhân, xuất hiện các từ nhấn mạnh vào thời điểm diễn ra cuộc hát như đêm nay, đêm, canh một, canh hai, canh ba, canh tư... Qua khảo sát 553 bài hát ban đêm chúng tôi nhận thấy có trên 30/553 khúc hát trực tiếp nói tới thời gian “đêm nay”. Vì thời gian hát ban đêm diễn ra liên tục đến chục giờ đồng hồ, người hát nhiều khi bị cuốn trôi theo dòng chảy của cảm xúc (hoặc quay ngược về quá khứ, hoặc hướng đến tương lai... để tìm kiếm câu chuyện hát cho nhau nghe...) nên đôi khi họ không còn chú ý đến thời điểm hiện tại là ban đêm nữa. Vì thế, nhiều khi người hát nhắc đến “đêm qua, sáng nay”... nhưng thực chất lại đang hát tại thời điểm “đêm nay”. Còn khi người hát ca rằng “đêm nay” tức là muốn xác định khoảng thời gian hiện thực của đêm hát sịnh ca. Đó cũng được xem là thời gian ước lệ, chỉ thời gian chủ thể diễn xướng thực hiện lời hát. Hơn nữa, “đêm nay” là một đêm của hiện tại, là thời điểm trực tiếp của người hát, chứ không rõ "đêm nay" là đêm thứ mấy trong năm đêm hát của người Sán Chí.
Yếu tố thời gian hiện thực trong hát xắng cộ còn được gợi lên qua âm thanh của tiếng gà, của tiếng trống canh... Nhận biết được những âm thanh ấy và ước định khoảng thời gian trong đêm, chủ thể diễn xướng có thể thay đổi nội dung, chủ đề hát sao cho phong phú, phù hợp với tâm lý của những người cùng hát. Ví dụ, trong liên khúc sau, yếu tố thời gian vận động theo tuyến tính không những cụ thể hoá được thời gian của đêm diễn xướng mà còn tái hiện các hoạt động diễn ra trong cuộc hát tại từng thời điểm:
- Tày dặt cạy tạy nhệt lạc jạy… Cnẹc ján cộ tạng vặn cạy khối. [5, bài 687] (Gà gáy lần một trăng xế tây... Nhà hát người về đã lác đác).
- Tày nhầy cạy tạy lang cạy khối... Hai hău chọc nẹng sắt sỉ mạn... Jặm phạn tổu lùn jeng jặm sau… [5, bài 979] (Gà gáy lần hai chàng ra về... Nói câu chúc chàng thật khó ghê... Sắp chia tay chàng hàng lệ nhỏ).
- Tày jặm cạy tạy thện tài cụng… Jóng tảy cnặt mộn jặm ạp dệt. [5, bài 580] (Gà gáy lần ba trời bừng sáng... Tiễn anh ra cửa lòng bối rối).
- Tày jấy cạy tạy thện tài cụng… Jóng tảy cnặt mộn jặm lẩy jeng... Cnên nhện màn nhổi chải jặm tau. [5, bài 581] (Gà gáy lần tư trời sáng tỏ... Tiễn anh ra cửa... Ngàn ngôn vạn ngữ chẳng nói lên).
- Tày ngổu cạng tạy thện tài cụng... Sau nha mộn hại tằng chục mỏi... Cnên màn lạu jặm tằng hău phạn. [5, bài 582] (Gà gáy lần tư trời sáng rõ... Mở cửa, cầm tay anh chúc muội, ngàn lần để dạ hẹn lần sau).
Cùng với tiếng gà gáy, tiếng trống canh cũng gợi lên nhịp thời gian chảy trôi trong đêm hát của người Sán Chí. Âm thanh tiếng trống canh đôi khi như hối thúc, giục giã tâm trạng của kẻ ở người về, khiến cho giây phút tiễn biệt trở nên ngậm ngùi, lưu luyến:
Cạy tạy líu líu nẩy
Ái Nam mìu lẩy ta tọng lộ Ngổu kẹng tặc trậy lộ côu dăng
Tảy sỉ hẹc nhặn jậy lồu hẹng. [5, bài 557]
(Gà gáy sang canh rồi đó em Trong miếu Ai Nam đã đánh chiêng
Năm canh thời biết trống canh điểm Anh là hành khách lo lên đường).
Trong thể hát xắng cộ của sịnh ca, thời gian hiện thực không chỉ biểu hiện qua cách gọi thời gian ước lệ, chung chung hoặc gợi lên qua âm thanh mà còn mang tính cụ thể, xác định. Tính cụ thể của thời gian thể hiện ở các từ sau: canh một, canh hai, canh ba, giờ Mão, giờ Tý, giờ Dần,... Ứng với mỗi khoảng thời gian xác định ấy, người hát có thể kể lể nhiều sự việc, giãi bày nhiều tâm trạng khác nhau, tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn cho cuộc hát. Chẳng hạn, dòng chảy của thời gian diễn xướng từ canh một đến canh năm được đưa vào liên khúc sau như tái hiện một cách sinh động nội dung, hoạt động diễn xướng của người Sán Chí, dẫn dắt người đọc như được tham gia trực tiếp vào hội hát ban đêm.
- Dặt kẹng chí líu líu chí… Còng nẹng chị túi mỏi jéng jậy. (Canh một đến gió đổi hướng… Cùng nàng sánh đôi cùng nhớ thương) (cùng hát).
- Nhầy kẹng chí líu lỉu côu xạnh sạu… Nhầy nhặn cnụi sẳng trúc nặn mụi. (Canh hai tới trống thu canh... Hai người cùng nhờ người mối thân) (hát tìm hiểu nhau và nhờ người mối).
- Jạm kẹng… Jéng cnẹc sẳng cộu sạn... Thị nan phùng tống tước quy. (Canh ba... đưa sẻ tới non cao... Khó quên nhau khi trở về) (chuẩn bị hát chia tay).
- Jấy kẹng chí... Dỉ chọc xặn nẹng lùi dỉ lạc... Cnên màn lau jăm tăng hàu phạn. (Canh tư đến... Sắp chia tay người nước mắt nhỏ... Xin đợi đến cuộc hát lần sau) (lưu luyến).
- Ngẩu kéng... sỉ thện cụng... jéng gióng cnặt. (Canh năm... trời sáng tỏ... đưa tiễn nhau ra cửa) (chia tay).
Thời gian hiện thực xắng cộ được tái hiện qua lời hát có sự vận động như sự vận động tất yếu của thời gian hiện tại. Trong dân ca Sán Chí, biểu hiện của thời gian hiện thực khá đa dạng. Thời gian có thể có hoặc không xuất hiện trực tiếp trong lời hát. Thời gian hiện thực có khi chung chung ước lệ, có khi mang tính cụ thể, chính xác tuỳ thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh, chủ đề, mục đích của những người tham gia cuộc hát.
Nhìn chung, thời gian nghệ thuật trong sịnh ca Sán Chí gắn với thời gian diễn xướng thực tại bởi nó liên quan tới các hoạt động ca hát của đồng bào. Nếu xét riêng, thời gian hiện thực trong dân ca Sán Chí, có thể thấy thời gian mang tính nhất quán gắn với thời điểm ca hát cụ thể của những người tham gia hát đối đáp, giao duyên.
3.2.1.2. Ngôn ngữ biểu thị thời gian tâm lý
Nếu thời gian hiện thực là thời gian bên ngoài - thời gian khách quan gắn với thời gian diễn ra cuộc hát thì thời gian tâm lý là thời gian mang tính chủ quan, gắn với tâm lý của người hát.
“Thời gian tâm lý có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai. Nó có thể dừng lại” [32, 61].