Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 9


Văn học nghệ thuật luôn đổi mới và sáng tạo không ngừng. Đến tập truyện Dị hương, Sương Nguyệt Minh đã thực sự chinh phục bạn đọc ở cách xây dựng nhân vật lịch sử, cái đề tài mà lâu nay mọi người thường coi là “sân chung kết”, sở trường riêng của Nguyễn Huy thiệp. Trong cả tập mới chỉ có duy nhất Dị hương viết về đề tài lịch sử, nhưng “ quý hồ tinh bất quý hồ đa”, với một giọng văn hoàn toàn mới lạ, tác phẩm cũng đã tìm

được chỗ đứng cho riêng mình .

Tõ khi Dị hương ra đời, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhà văn Y Ban cho rằng cách khai thác đề tài bị lặp lại, không phải vùng đất mới, nhà văn Văn Chinh lại cho rằng : “riêng viết về Nguyễn ¸nh thì Sương Nguyệt Minh với Dị hương đã vượt qua Nguyễn Huy Thiệp về độ tươi tắn, hấp dẫn, sống động và mộng tưởng phong phú”…

Dị hương viết về một giai đoạn lịch sử đầy biến động, dữ dội của lịch sử phong kiến Việt Nam – thời chiến tranh phong kiến diễn ra ác liệt. Nhưng tác phẩm đã gạt bỏ vẫn đề quyền lực chính trị hay chiến tranh …để khai thác sâu hơn vào vấn đề thân phận con người. Nhân vật lịch sử Nguyễn ¸nh được xây dựng không phải là Nguyễn ¸nh với vẻ đẹp của người anh hùng tài giỏi thao lược, gan góc trong chiến trận mà là một Nguyễn ¸nh hết sức đời thường – một Nguyễn ¸nh tồn tại với tư cách là một kẻ đang yêu, mét NguyÔn ¸nh đậm chất trần tục của một thứ bản năng tồn tại trong bất cứ người bình thường nào. Miêu tả sức mạnh của Nguyễn Ánh, nhà văn không nhắc tới tài nghệ hay những chiến công mà dùng chính khí lực của người đàn ông để nói lên sức mạnh: “Cung tần qua đêm với Ánh dù ngực hằn đầy vết hồng đỏ của bàn tay thô ráp cầm kiếm, hai đùi nhiều vết răng bầm tím, sáng ra vẫn nhuận sắc, nuối tiếc trong niÒm hân hoan, mắt sáng long lanh, mặt mày rạng rỡ…mắt ướt rượt, thịt da căng mẩy no nê thoả mãn”.Và công chúa Ngọc Bình thì không dấu được cảm xúc thăng hoa trong lời cảm tạ: “Thần thiếp đội ơn nhuần mưa móc của người…phải như Vương năng lượng đế vương thừa thãi, tính dục đàn ông


dồi dào. Thần thiếp lấy làm sung sướng, mãn nguyện lắm”. Đấy là khả năng tính dục để nói đến sức mạnh của Ánh, là một cách xây dựng lịch sử đầy sáng tạo. Thêm vào đó, tham vọng, sức mạnh của Ánh được bộc lộ ngay trong mối quan hệ tình ái với Ngọc Bình công chúa. Ngay khi thấy nàng lần đầu tiên khoả trần tắm bên bờ suối: “bóng Ánh đổ dài kéo thành vệt đến bên giếng nước…chỏm đầu của Ánh đã đổ bóng đen lên ngực nàng” báo hiệu một sự chiếm đoạt khốc liệt. Còn trong Vàng lửa, NguyÔn

¸nh đã được Nguyễn Huy Thiệp kể như sau: “Vua Gia Long thì khác, ông khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với tạo hoá, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt, phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt của một nhà chính trị”. Còn nhà văn Sương Nguyệt Minh thì nói: “Tôi muốn đưa ra một cái nhìn khác. Đó là cái

đẹp chết tức tưởi bởi chiến tranh và nỗi niềm của bậc kỳ tài sinh bất phùng thời, suốt đời đi tìm cái đẹp, suốt đời muốn phụng sự mà không tìm được minh chủ qua bộ ba Nguyễn ¸nh- công chúa Ngọc Bình- Trần Huy Sán”. Rõ ràng ở Dị hương, nhân vật Nguyễn ¸nh đã làm xúc động sâu sắc người

đọc. Chúng ta cảm động trước nỗi đau của một bậc kỳ tài!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

“Dị hương” thực chất là gì? ¸nh không thể cắt nghĩa nổi và người đọc còn nhiều băn khoăn. Nếu là một phiếm chỉ, chẳng hạn ở nhân vật thì nhân vật nào sẽ là Dị hương ? Công chúa Ngọc Bình, Trần Huy Sán hay Nguyễn

¸nh? Nếu là một ý đồ nghệ thuật, một ứng xử văn hoá, thì có thể coi cả truyện ngắn là một “dị hương” về một thời nội chiến Nguyễn – Tây Sơn ?. Và nếu coi là một dấu mốc nghệ thuật thì có thể coi là sự “lạ hoá” của chính bản thân Sương Nguyệt Minh?

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 9

Tác phẩm xoay quanh nối quan hệ tay ba Nguyễn ¸nh- Công chúa Ngọc Bình- Trần Huy Sán . Trong đó Trần Huy Sán là nhân vật hư cấu . Sương Nguyệt Minh đã kỳ ảo hoá nhân vật này từ diện mạo, suy nghĩ đến nhiều hành động . “Sán người lùn tịt, chân tay ngắn tũn, cổ bé dài ngoẵng, chằng chịt những mạch máu những đường gân xanh. Nhưng đầu to như cái


cõ xôi. Tóc búi tó củ hành to như vốc tay. Thật dị biệt” {22;201]. Nhưng

đằng sau vẻ ngoài kỳ dị ấy, Sán có một trí lực hơn người tính tình khẳng khái …coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” {22; 201}. Y có cái yếm thắm nhỏ và hai cái dải đứt rời nhau, lúc nào cũng mang theo bỏ vào trong túi áo , lúc ngủ thì đắp lên mặt . Có một điều kỳ lạ mùi hương rất dị biệt ,mỗi lần lấy yếm ra khỏi túi áo là hương bay dìu dịu thoang thoảng xa gần, quyến rũ. Hương thơm kỳ lạ ấy từ đâu thoảng đến, chỉ mình y biết. Sán Được ¸nh tin dùng lắm, luôn cho đi theo cùng trời cuối đất .

Còn Nguyễn ¸nh khắc hoạ nổi bật ở phần hồn, Nguyễn ¸nh với quan niệm “mỹ nhân tự cổ như danh tiếng”, ¸nh hết sức ham muốn nắm giữ cái

đẹp, sở hữu dị hương kia và cũng là một Nguyễn ¸nh với bản năng tình dục, khát vọng yêu rất đời thường. Bút pháp hiện thực lãng mạn cộng hưởng với yếu tố kỳ ảo đã giúp Sương Nguyệt Minh xây dựng nhân vật thêm chân thực, sống động và cũng đầy ma mị, huyễn hoặc.

NguyÔn ¸nh lấy được Phú Xuân dễ như trở bàn tay. Nhưng chỉ được một ngày hân hoan vui mừng hôm sau buồn hẳn. ¸nh đeo gươm đi ra đi vào rồi ngồi ủ rột nhìn sông Hương xanh rợn, phẳng lì như ngưng chảy. Phú xuân đã trong tay, ¸nh muốn lòng tĩnh lại nhớ ký ức chạy loạn Tây Sơn. Những câu hát đồng dao của bọn trẻ chăn trâu cứ văng vẳng và ám

ảnh mãi ¸nh: “Gái đâu có gái lạ lùng / Con vua lại lấy hai chồng làm vua”.

¸nh bảo Trần Huy Sán lấy thuyền rồng của Quang Toản bỏ lại, ngược dòng Hương Sơn chơi núi Ngọc Trản Sơn. Đến nơi này ¸nh đã bị mê hoặc dẫn dụ bởi một thứ “ hương thơm quý phái không phải từ thảo mộc” [22; 208] . Để tìm ra dị hương, ¸nh đã chém ngang cổ một bọn thị nữ: “máu đỏ phun lên như mạch nước ngầm hở miệng. Ngọn tóc dài bay tung lên trời bay liệng hình con rồng rồi quấn vào cành cây” [ 22; 201].

Bắt gặp công chúa Ngọc Bình đang hoả thân tắm với “ thân thể ngọc ngà. Những đường cong mẩy nuột nà tưới đẫm trăng non”, ¸nh còng cã


hành động “rất tự nhiên” : “ ¸nh bèn lẩn vào lùm cây, kéo cành lá, mặt đần ra mê đắm nhìn mỹ nhân tắm…¸nh nhận ra mùi hương da thịt con gái

đang hứng tình nồng nàn trộn lẫn mùi bạch lan đài các và cỏ thi nhân dã quý hiếm. ¸nh ngẩn ngơ bởi dị hương và vẻ đẹp con gái hoả thân giữa cây cỏ thiên nhiên”. Say mê bởi nhan sắc và khâm phục ở vẻ tự tin, phong thái ung dung của mỹ nhân, ¸nh quyết lấy công chúa Ngọc Bình mặc cho đám thuộc hạ ra sức phản đối. Lời lẽ của Lê Văn Duyệt đưa ra thật thuyết phục : “Công chúa Ngọc Bình sắc nước hương trời thật nhưng lại là hoàng hậu nhà Tây Sơn, vợ kẻ thù hận” [22;210]. Nhưng Nguyễn ¸nh vẫn quyết bảo vệ tình yêu và khát vọng chính đáng của mình. Lời mắng mỏ kẻ dưới của Nguyễn ¸nh cho thấy Nguyễn ¸nh cũng khổ sở biết bao! “Ta đoạt lại thiên hạ từ giặc cỏ Tây Sơn, thì cành cây ngọn cỏ cũng thuộc về ta, huống chi là vợ Quang Toản. Vả lại các ngươi là anh hùng thời loạn chỉ biết hùng hục

đánh nhau, chém giết, có biết yêu thương bao giờ mà hiểu được lòng ta. Các ngươi là hạng đàn ông võ biền chỉ nghĩ đến chuyện đực cái trần tục,

đâu có biết cái mùi hương kỳ lạ thanh tao toả ra từ ngọc thể của nàng”![22; 226]

Sương Nguyệt Minh đã dành nhiều trang viết miêu tả cảnh làm tình giữa công chúa Ngọc Bình và Nguyễn ¸nh mang đậm chất kỳ ảo nhưng ở

đó nhân vật vẫn hiện lên với tất cả những gì đời thường nhất. Họ ân ái hoà

quyện vào nhau giữa thiên nhiên, đất trời. Dưới ngòi bút của Sương Nguyệt Minh, tình dục không chỉ là một nhu cầu sinh lý, bản năng tự nhiên của mọi giống nòi mà nó còn là thứ biểu hiện cho tình yêu, là khát khao giao cảm, giao hoà của nhân vật: “¸nh ngả mỹ nhân ra võng, mỹ nhân chân dài quắp chặt hông lưng ánh như hai con trăn. Hai tay vít chặt lưng vai hắn mặc cho võng bùng nhùng, dập dềnh. Rồi võng lắc hơn bị bão gió. Lá xanh rung tơi tả. Hai đầu võng thi nhau giật cục thân cây. Có lúc hai ngọn vít vào nhau rồi bât trở ra” [22; 223] . Có được công chúa Ngọc Bình, suốt mấy ngày sau đó : “Tiếng cười như binh khí va chạm vào nhau đêm nào cũng


văng vẳng trong không trung. Đất trời Phú Xuân sáng láng, tưng bừng cứ y như mùa xuân về sớm, cây cối, cầm thú rạo rực mùa động tình”. Như vậy chúng ta thấy tính dục trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh không phải là món ăn câu khách trên thị trường văn học hiện nay. Đó là cách miêu tả tính dục hết sức tự nhiên, dữ dội và cuồng nhiệt như cảm xúc con người vốn dĩ như thế với những hình ảnh quyện hoà cùng thiên nhiên tuyệt đẹp. Và sau tất cả là cái nhìn vào thân phận con người, cách đẩy tình tiết lên tận cùng bi kịch với lối diễn tả cảm xúc nhân vật khiến cho tác phẩm của Sương Nguyệt Minh thẫm đẫm tư tưởng nhân văn cao cả. Hơn ở đâu hết , một hoàng đế Gia Long lại được miêu tả hết sức trần tục như thế này: “Trước người đẹp ¸nh hấp tấp như chàng trai mười sáu tuổi”. Quả thật hoàng đế cũng “rất người”!

Nhưng thật trớ trêu, ¸nh càng yêu quý đức phi Ngọc Bình bao nhiêu thì nàng lại càng thờ ơ lạnh lùng bấy nhiêu. Mỗi lần ân ái xong thì nàng “rợn người, sững lại …nàng ngửi thấy mùi máu tanh tưởi, mùi binh khí cháy khét lẩn khuất sau long sàng” [22; 221]. Ngọc Bình nhợt nhạt, khô xác và thất sắc. Cứ mỗi lần ân ái xong là Đức phi tam cung Ngọc Bình “như con cá ươn nằm trên thớt. Hết sạch hứng thú, lòng lạnh nguội”. Dị hương do vậy cũng bay mất không còn nữa. Đây là chi tiết mang đậm chất huyền ảo. Tại sao dị hương lại biến mất ? cái gì đã làm cho công chúa Ngọc Bình tàn tạ và ươn lạnh sau mỗi lần ân ái?. Theo Trần Huy Sán trong Phú Xuân thực lục có thể là đáp án cho câu trả lời này: “ Những năm cuối

đời Ngọc Bình sống trong cô đơn và thất vọng. Mỗi lần bên ¸nh lại không chịu được mùi binh khí lạnh lẽo chạm vào nhau. Ta đồ rằng, hai mươi nhăm năm bôn tẩu, ý chí phục tộc ngút trời cao, ¸nh đã bước qua biết bao nhiêu xác người, xác ngựa, đi qua bao nhiêu giáo, mác, gươm, kiếm… nhuốm máu. Mùi tanh của máu người, mùi binh khí chạm vào nhau tụ lại thành mùi khét binh khí ngấm ngầm vào da thịt ¸nh. Vì vậy mỗi lần ân ái xong là dị hương bị hút kiệt! Không! Mùi máu người tanh tưởi và mùi khét


của binh khí đã lấn át trùm lấp, bịp chặt các lỗ huyệt lỗ chân lông, không cho dị hương của nàng toả ra” [ 22; 230]. Như vậy dị hương chỉ có thể tồn tại trong môi trường thanh tao, mà Trần Huy Sán xứng đáng là người nắm giữ nó.

Ngọc Bình- người nữ trong mối tình tay ba: Nguyễn ánh- Ngọc Bình- Trần Huy Sán. Ngọc Bình trong tư cách là hiện thân của cái đẹp, được lựa chọn đứng bên cái cao cả, không lấy được Huệ thì phải lấy được ¸nh mới xứng đáng với tài sắc của mình. Vậy là tác phẩm đặt lại vấn đề tà nguỵ. Quang Trung dù là nguỵ trong mắt Nguyễn ¸nh nhưng vẫn hiện lên như một anh hùng. Nguyễn ¸nh là kẻ “cõng rắn, cắn gà nhà”, trong mắt của người đời sau cũng được nhìn nhận lại qua sự lựa chọn của Ngọc Bình: Cái

đẹp không đi cùng với cái ác. Vậy, ¸nh cũng không phải tà nguỵ. Nguyễn

¸nh và Nguyễn Huệ là hiện thân của bi kịch lịch sử . Chỉ có điều cuối cùng Ngọc Bình vẫn chết dưới bụng Nguyễn ¸nh. Như thế thì hào quang lịch sử có mất đi?. Cái chết này cần được bóc tách theo một hệ thống khác trong mối quan hệ với Trần Huy Sán. Cái chết đó bắt nguồn từ cái thất tình lục dục hằng thường của con người . Để có được người đẹp ¸nh đã lợi dụng vị thế để tiêu diệt đối thủ . Đó là một vi phạm đạo đức hơn là một vi phạm vương quyền. Bởi ở đây, tác phẩm gạt bỏ vấn đề quyền lực chính trị để tham chiếu sâu hơn vào vấn đề thân phận con người. Nguyễn ¸nh tồn tại trong tư cách là một kẻ đang yêu. Sán lại là kẻ chán ghét chiến tranh, Sán theo ¸nh nhiều phần là do đã nguyện cả đời đi theo người đẹp, cái đẹp, cái thiện. Vậy trong tương quan này, nếu cái đẹp là cái thiện thì Sán là hiện thân của khát vọng hoà bình. Sự sống gần với binh đao chết chóc khiến một con người hoàn hảo như ¸nh bốc lên mùi tử khí còn sự xa lánh hòn tên mũi

đạn khiến một người dị dạng như Sán lại lưu giữ được mùi hương. “¸nh là tà hương, là âm u lạnh lẽo, thiên về sức mạnh độc đoán. Ngọc Bình là dị hương là mùi thơm vừa trần tục vừa thanh tao dịu dàng mà quý phái, cuồng


dại mà thanh bình…chỉ hợp với Sán” [22; 237]. Nên khi Sán chết dưới lưỡi kiếm của ¸nh thì dị hương luôn quấn quýt ở chiếc yếm cũng bị triệt tiêu- một sự biến mất kỳ diệu: “Cái yếm thắm vụt khỏi tay ¸nh chấp chới lượn

đi lượn lại rồi thăng thiên”

[ 22,234]. NguyÔn ¸nh vừa mất đi cả người đẹp, cả một vị tướng đắc lực và cả hương thơm kỳ dị.

Trong tác phẩm nhiều nhân vật lịch sử được xây dựng với bút pháp kỳ

ảo góp phần dệt nên câu chuyện về vị vua Nguyễn ¸nh thêm ly kỳ như Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành. Duyệt là đại giám quân (người ái nam ái nữ). Duyệt là người kể câu chuyện huyền ảo về thời thơ ấu của công chúa Ngọc Bình, nàng hay đùa giỡn dưới sông với con giao long đực.

Với các truyện viết về đề tài lịch sử, đặc biệt là các nhân vật lịch sử chúng ta nên nhìn nhận một cách đa diện, khách quan khi đánh giá tác phẩm. Và hãy coi yếu tố kỳ ảo như là bút pháp nghệ thuật mà nhà văn đã dụng công nhằm xây dựng thế giới nghệ thuật thêm sinh động. Chính yếu tố kỳ ảo đã góp phần làm cho tác phẩm viết về đề tài lịch sử – một đề tài vốn khô khan của văn học thêm hấp dẫn , mê hoặc người đọc đó sao?. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên khi nhận xét về mảng truyện viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp: “Với đặc điểm phong cách huyền thoại, Nguyễn Huy Thiệp nói chung cũng

đã không phản ánh hiện thực : Với những hình thức của chính bản thân đời sống” theo kiểu hiện thực chủ nghĩa chân phương, mà đã làm cho toàn bộ hình tượng nhân vật ít nhiều biến dạng một cách có hệ thống. Cho nên thiết nghĩ, bắt gặp một đường nét, tình tiết dị dạng “không giống thật” ở một hình tượng nhân vật lịch sử nào đó, có lẽ chúng ta không nên vội phán quyết như thế là “xuyên tạc lịch sử” mà chỉ nên hiểu đó chỉ là kết quả của bút pháp mang cảm hứng huyền thoại mạnh mẽ” [25;45]. Quan điểm này không chỉ phù hợp với Nguyễn Huy Thiệp mà còn rất đúng với trưòng hợp của Sương Nguyệt Minh.


Sương Nguyệt Minh sử dụng yếu tố kỳ ảo như một hình thức đắc lực giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trìu tượng, khó nắm bắt của con người để từ đó cắt nghĩa những căn nguyên sâu xa trong việc hiểu thấu con người ở phần nhân tính và bản năng. Chính những dụng công nghệ thuật này đã đã khẳng định bút lực giàu sáng tạo của nhà văn.

3.1.2. Nhân vật ảo mộng

Là một nhà văn từng trải với bút pháp viết văn được “lạ hóa”, luôn biết tự làm mới bản thân nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh vô cùng đa dạng. Trong Mười ba bến nước, nhân vật sống ở trong thực tại nhưng luôn chìm vào trong trạng thái u mê của những mộng mị. Với ngòi bút tinh tế, Sương Nguyệt Minh không chỉ khắc hoạ nhân vật ở vẻ đẹp bên ngoài mà còn len lỏi ngòi bút vào những ngóc ngách sâu thẳm nhất của cõi lòng nhân vật. Nhân vật không ý thức được thực tại: Nguyễn ¸nh trong Dị hương luôn chìm vào trong giấc mộng hoạn lạc với công chúa Ngọc Bình. Sao trong Mười ba bến nước, luôn bị ám ảnh bởi những đứa con mình sinh ra không phải là người, luôn nghĩ mình là con thuồng luồng; là Kiên trong Bên dòng Tonle Sap, Kiên đã đi qua chiến tranh trong suốt hơn hai mươi năm nhưng những ký ức mù xa về người con gái Khơ me mà anh yêu dấu vẫn sống mãi trong anh. Tôi trong Đêm thánh vô cùng đang sống sung túc cùng vợ và hai con nhưng luôn cảm thấy cô

đơn ngay chính trong gia đình mình. Nhân vật “ tôi” tìm về quá khứ trở về với tuổi thơ với mong ước tìm lại hạnh phúc, tìm lại kỷ niệm một thời .Trở về với “đêm thánh vô cùng” , “tôi” như tìm lại được chính mình tìm thấy hạnh phúc của một thời. Trong những truyện ngắn như Đồi con gái, Chuyến tàu đêm, Nơi hoang dã đồng vọng, Sao băng lúc mờ tối, Dị hương …đều là những tác phẩm viết theo bút pháp này.

Trong truyƯn Đồi con gái, Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho người

đọc một bút pháp hoàn toàn mới lạ. Người đọc cứ trôi theo dòng cảm xúc nhân vật chìm trong những giấc mộng. Nhân vật “Tôi” – một anh nhà văn

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí