Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Không Gian Nghệ Thuật


Cái kết gieo vào lòng người đọc một niềm lạc quan, một niềm tin đầy nhân hậu.

Cuộc chiến tranh qua đi với biết bao mất mát, đau thương có những nỗi đau nhìn thấy bằng mắt thường nhưng cũng có những nỗi đau dai dẳng nhức buốt trong tận sâu thẳm tâm hồn. Nhân vật Lãng trong Mười ba bến nước từng đi lính, sau chiến tranh anh trở về bình an với thân hình lành lặn, so với nhiều người lính trở về Lãng là một trong số ít người may mắn. Nhưng chiến tranh vốn “oan nghiệt”, điều khủng khiếp liên tiếp xảy ra, vợ Lãng sau bao nhiêu lần cố gắng khao khát sinh một đứa đứa con lành lặn thì đều vô vọng. Năm lần sinh nở đều là những đứa con dị dạng, quái thai. Chất độc hoá học đã cướp đi quyền làm cha của Lãng. Nỗi đau dai dẳng ám ảnh cuộc sống gia đình Lãng. Sương Nguyệt Minh đã viết về chiến tranh bằng cả sự trải nghiệm bản thân, mặc dù tác phẩm của anh không nói nhiều đến hiện thực chiến tranh tàn khốc song những mất mát và tổn thương bên trong tâm hồn người thì được miêu tả thực sự xúc động. Những tác phẩm này khiến người đọc hiểu sâu hơn về một thời đã qua, hiểu hơn bản chất thực của những người lính, của những cuộc chiến và đáng quý hơn là khơi gợi trong lòng người sự cảm thông đầy nhân bản.

Không chỉ thay đổi trong cách nhìn những người lính, Sương Nguyệt Minh còn có cách đánh giá cuộc chiến tranh không theo lối mòn. Giờ đây sau một thời gian dừng lại để suy ngẫm, anh cũng như các nhà văn, nhà thơ và cả công chúng đều không còn ngợi ca một chiều chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong các cuộc chiến tranh. Đúng là thắng lợi huy hoàng thật đáng tự hào, nhưng để giành được thắng lợi ấy chúng ta cũng mất mát nhiều. Cái mất mát tính bằng vật chất có nhiều người tính được, song những mất mát về tinh thần thì luôn âm ỉ, dai dẳng, là những nỗi đau không bao giờ nguôi trong tâm hồn con người. Văn học thời kỳ đổi mới đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn cái được, cái mất của cuộc chiến tranh . Nguyễn Duy từng nhận ra:


“Xét cho cùng mọi cuộc chiến tranh Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại”

Còn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh thì khơi sâu vào những mất mát không gì có thể đong đếm được trong nhân cách, trong cuộc sống của những con người đã từng đi qua sự tàn khốc của một cuộc chiến. Khác với cách khai thác nặng nề, day dứt, của nhiều nhà văn viết về chiến tranh, Sương Nguyệt Minh không đề cập nhiều đến cuộc chiến tranh mà anh chỉ tập trung khắc hoạ những mất mát của những người lính trở về, để từ đó dấy lên trong lòng người đọc về những hậu quả dai dẳng của cuộc chiến tranh reo rắc cho bao số phận con người còn sống.

Với việc xây dựng hình tượng nhân vật người lính trở về sau chiến tranh, mỗi nhân vật người lính đều được soi chiếu ở nhiều góc độ, hoàn cảnh khác nhau song đều hiện lên rất chân thực với những nét tính cách tiêu biểu, chứng tỏ sự tinh tế của Sương Nguyệt Minh trong sự phát hiện, thể hiện nét tính cách nhân vật, đặc biệt với việc dựng nên hình tượng nhân vật người lính trở về với những hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau phải kể

đến tài năng của nhà văn trong việc khắc hoạ thế giới nội tâm nhân vật.

2.1.3. Hình tượng nhân vật cô đơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Xã hội càng phát triển với bộn bề những phức tạp, khi các giá trị đạo đức bị đảo lộn cũng là lúc con người cảm thấy cô đơn, lạc lõng giữa dòng đời. Nắm bắt được điều này, nhiều nhà văn tinh nhạy đương thời đã lách sâu ngòi bút khám phá phần sâu kín nhất trong tâm hồn con người để cùng nhìn nhận, cùng cảm thông, chia sẻ. Có thể nói nhân vật cô đơn xuất hiện khá nhiều trong văn chương thời kỳ đổi mới. Nếu như văn học thời kỳ trước với cảm hứng chủ yếu là ngợi ca và luôn đặt nhân vật trong những đám đông sôi nổi thì nền văn học đương đại nhân vật chủ yếu lại là những con người cá thể được khai thác ở những mảnh đời riêng được đặt trong bối cảnh là cuộc sống thường nhật. Điều này đã khẳng định sự thay đổi lớn về hình tượng nhân vật trung tâm trong sáng tác văn học. Sự đổi mới này


Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 7

là quá trình tất yếu và phù hợp với xu thế chung của thời đại. Thành tựu này được nhà nghiên cứu văn học Tôn Phương Lan đã khẳng định: “Đổi mới quan niệm về con người, nhà văn có thể nhìn sâu vào trong tâm thức, vào đời sống tình cảm và phát hiện ra những khao khát riêng tư, mối kỳ vọng giữa đời sống con người và thực tế khách quan . Điều đó được thể hiện qua hình tượng nhân vật cô đơn xuất hiện khá nhiều trong văn chương thời kỳ đổi mới” [38;Tr46]. Còn nhà phê bình văn học Lê Thị Hường thì lại nhận định: “Cô đơn là câu chuyện của cá nhân. Những nó không phải là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Trong từng mảnh đời, từng cá nhân cô độc là những vấn đề xã hội lớn lao. Đi vào tâm trạng cô đơn, thể hiện con người cô đơn chính là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay. Với chủ đề cô đơn và các cách thể hiện đa dạng, truyện ngắn hôm nay đã góp phần giúp con người hiểu mình hơn, hiểu rõ những tình cảm sâu kín thuộc về con người” [35;Tr31].

Cùng với xu thế chung của thời đại, Sương Nguyệt Minh đã có sự đóng góp lớn cho nền văn học đương đại trong việc xây dựng hình tượng nhân vật cô đơn ở nhiều hoàn cảnh với những khoảnh khắc, tâm trạng khác nhau. Dù xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng nhân vật cô đơn vẫn hiện lên hết sức sinh động, chân thực phản ánh đúng hiện thực cuộc sống đương thời.

Cũng viết về nhân vật cô đơn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông thiếu tuớng Thuấn trong Tướng về hưu. Tiếp nối đề tài đó, Sương Nguyệt Minh cho ra mắt hai truyện ngắn Cha tôi Bản kháng án bằng văn đã khắc họa rõ nét chân dung hai người cha “lạc thời”. Trong quân ngũ họ là những người lính tôn trọng kỷ luật và luôn sống theo khuôn phép nhất định. Rời quân ngũ trở về nhà với bộ quân phục truyền thống : “Một ba lô quân phục màu cứt ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kêpi. Chín cái huân chương đỏ rực, vàng choé. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót”. Trong khi đó vợ con hàng ngày sài hàng


hiệu, quen ăn hàng, đi xe @, mặc áo hai dây. Họ muốn thay đổi nếp sống gia đình trở lại như xưa nhưng đều bị phản đối gay gắt. Người thì bị đứa con gái khó chịu, người vợ coi thường (Bản kháng án bằng văn). Người thì bị đứa con trai phản ứng dữ dội: “Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm lắm rồi, cha ạ…con chán ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những gì cha nói và cha làm. Cha đã biến cả nhà ta thành trại lính” (Cha tôi). Không làm thay đổi được cách sống của những người thân, họ cảm thấy cô đơn ngay trong cách sống, trong suy nghĩ. Cuộc sống mới khi mà mọi giá trị của cuộc sống đang biến đổi từng ngày, không bắt kịp với cuộc sống xô bồ, họ cảm thấy cô đơn giữa dòng đời thậm chí cô đơn, bÊt lùc ngay trong chính trong gia đình mình. Có người tìm về quê sống lại với những kỷ niệm đẹp ngày xưa (Đêm thánh vô cùng), có người tìm về đồng đội cũ đang chịu chung nỗi cô đơn như họ thậm chí tiêu cực hơn có người tìm đến cái chết để giải thoát.

Bên cạnh những con người “lạc loài” trong văn chương của Sương Nguyệt Minh còn xuất hiện cả những con người “lạc chốn”. Nhân vật người mẹ già trong Những vùng trời của họ đã vất vả nuôi thằng con trai ăn học trở thành tiến sĩ và may mắn hơn là lấy được cô vợ con nhà giàu, bố là thứ trưởng. Ra thành phố vừa là để đỡ đần con vừa là hưởng phúc lộc tuổi già cho bõ những ngày nuôi con ăn học. Vốn sinh ra ở làng quê nghèo “ở sát chân núi heo hút lắm, đường lên phố huyện dài dằng dặc, không điện thắp sáng, chẳng điện thoại, năm nào cũng đói ăn vài ba tháng, năm nào cũng bão gió quật tơi bời. Nhà mái tranh nền đất. Tường trình đất. Cổng đất. Sân đất. Chân đất. Tối đi ngủ, chẳng rửa ráy co hai bàn chân phủi vào nhau rồi lăn ra chõng tre ngủ từ tối đến sáng”. Nay được ra Hà Nội sống cùng con trai trong một ngôi nhà “bốn tầng mặt phố lớn, còn có ga ra ô tô, mảnh vườn nho nhỏ trồng cỏ Úc, cây cỏ, hòn non bộ và vòi phun nước”. Sống trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu thứ gì trừ tình thân. Bà chỉ được xếp ngang hàng với con cẩu già mang từ quê ra và


tất nhiên là không đựơc coi trọng bằng con lông xù của cô chủ. Sống cùng con trai, nàng dâu mà bà cảm thấy cô đơn đến tột cùng nhiều lúc muốn bỏ quách về quê nhưng ở quê ruộng vườn giờ đã tan hoang, mà ở lại thành phố bà thấy mình là kẻ lạc loài không biết khi nào sẽ bị số phận chung như con cẩu già phải ăn những hạt gạo màu đỏ diệt chuột mà cô chủ lén cho vào thức ăn của chó.

Phản ánh những con người từ quê ra phố không chỉ có những thân phận già mới cô đơn mà cả những chàng thanh niên trẻ tuổi với những hoài bão, ước mơ lập thân ở chốn thị thành với hi vọng được đổi đời cũng cảm thấy cô đơn giữa dòng đời. Nhân vật chàng trai trong Tha hương đã gắng học hành để được học đại học trên thành phố. Cố làm đủ mọi nghề để kiếm sống và bám trụ lại đất Hà Thành nhưng khi chứng kiến cảnh cô bạn gái bán thân để leo lên kiếp giàu sang chàng mới cảm thấy vỡ oà trong cay

đắng, thất vọng vô cùng. ë giữa chốn thủ đô mà chàng trai cảm thấy “Thành phố vào đêm, im lìm chìm vào giấc ngủ say sau một ngày lam lũ kiếm ăn bơ phờ, mệt mỏi. Những khối nhà bê tông, cốt sắt lô nhô cao thấp

đứng lặng như trời trồng, như các tiểu vũ trụ chết trong hoang lạnh” và tự hỏi “Ơi trời! Bao nhiêu thân phận hạnh phúc, khổ đau, lam lũ dưới gầm trời này?” (Tha hương). Gĩưa mảnh đất phồn hoa với lối sống bon chen dường như không có chỗ cho những thân phận nhỏ bé, nghèo hèn dù những người

đó có ước mơ hoài bão đến mấy thì vẫn vấp phải bi kịch, cuối cùng vẫn phải trở về quê hương như cô bé trong Những bước đi vào đời hay anh chàng thạc sĩ trong Mùa trâu ăn sương.

Có thể nói nhân vật cô đơn không phải là kiểu hình tượng mới trong văn học. Trước Cách mạng Tháng Tám, trong văn học đã xuất hiện những kiểu nhân vật cô đơn. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Ta là Một, là Riêng, là thứ Nhất / Không có ai bè bạn nổi cùng ta”. Họ cảm thấy cô đơn như những “con nai vàng ngơ ngác”. Đó là nỗi cô đơn của những con người muốn quay lưng với cuộc sống thực tại để phản ứng thực tại đen tối. Không


hoà hợp được với xã hội đương thời họ cảm thấy bơ vơ, cô đơn, lạc lõng. Khác với những nhân vật cô đơn sau năm 1986, họ là những người luôn cố gắng hoà nhập với cuộc sống đương thời nhưng lại không thể tìm được tiếng nói chung nên cảm thấy cô đơn. Thậm chí có những con người sống trong gia đình, bên cạnh những người thân vẫn cảm thấy cô đơn. Đọc những tác phẩm của Sương Nguyệt Minh, ta như thấy đựơc một suy nghĩ khá thống nhất trong tư tưởng. Chính vì thế con người cô đơn trong những tác phẩm của anh luôn tìm cho mình một lối thoát về quê chứ không bế tắc như các nhân vật trong sáng tác của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư…điều này cho thấy cái nhìn đầy lạc quan, ấm áp tình người của nhà văn trước cuộc đời.‌

2.2. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật

2.2.1. Khắc họa hình tượng nhân vật thông qua không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là “hình thức tồn tại chủ quan của hình tượng” [16;209]. Mọi nhân vật, hình tượng, sự kiện, chi tiết… trong tác phẩm đều tồn tại trong một không gian vì thế không gian nghệ thuật có vai trò quan trọng: “Chẳng những cho ta thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngtượng trưng mà còn cho ta thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu các loại hình của các hiện tượng nghệ thuật” [5;110].

Muốn đánh giá đúng đắn, chính xác về nhân vật không thể không tìm hiểu không gian tồn tại của nó bởi “không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của con người ở trong đó. Không gian nghệ thuật gắn liền với quan niệm về con người và góp phần biểu hiện cho quan niệm ấy” [Tr 143;28]. Trong sáng tác văn học, không gian nghệ thuật trở thành một thủ pháp nghệ thuật quan trọng khắc hoạ hình tượng nhân vật: “không gian nghệ thuật như một quan niệm về thế giới con người, như một phương thức chiếm lĩnh thực tại, một hình ảnh thực thể hiện cảm xúc và quan sát về thế giới và con người,


tư tưởng thẩm mĩ để từ đó lý giải khả năng phản ánh hiện thực của một hệ thống tác phẩm nhất định” [30]. Bên cạnh đó không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trong nghệ thuật trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhất định. Qua đó thế giới nhân vật cảm tính được bộc lộ. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian tâm tưởng.

Sương Nguyệt Minh lựa chọn “vùng thẩm mĩ”của mình tương đối rộng: Đó là không gian của làng quê nghèo, không gian núi rừng, không gian của cuộc sống nơi đô thị…nhưng dù ở không gian nào thì hình ảnh con người vẫn hiện lên hết sức rõ nét, sinh động và đầy bất ngờ. Khắc hoạ về hình ảnh làng quê bán sơn địa với mảnh đất Ninh Bình nơi anh đã từng sinh ra và lớn lên thì mỗi hình ảnh hiện lên lại hết sức cụ thể mà ai trong mỗi chúng ta cũng có thể cảm nhận đựơc cái tình của người viết. Như nhà văn Phong Điệp đã từng nhận xét: “Điều này có phần giống như truyền thuyết Đan tê, chỉ khi nào chạm chân trên đất mẹ, thần mới thực sự có sức mạnh phi thường. Với Sương Nguyệt Minh, sức mạnh nguồn mạch văn chương của anh bắt đầu từ chính bến sông Châu, từ làng Yên Hạ được xuất hiện trở đi trở lại trong phần lớn các truyện ngắn của anh” [31;23]. Xuyên suốt toàn bộ sáu tập truyện ngắn là hình ảnh rất quen thuộc và vô cùng gần gũi đối với mọi người dân Việt Nam nhưng lại tạo nên một nét riêng khó trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào khác. Giống như tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư gắn với mảnh đất Nam Bộ, Đỗ Bích Thuý gắn với mảnh đất miền núi Hà Giang…Sương Nguyệt Minh lại gắn bó với mảnh đất Ninh Bình- nơi anh đã từng sinh ra và lớn lên. Với những địa danh quen thuộc như làng Yên Hạ, Sơn Hạ, Lai Hạ, với những tên sông Trinh nữ, sông Châu với dãy núi Tam Điệp, đèo Eo Bát. Có thể nói hình ảnh quê hương Ninh Bình đã gợi cảm hứng sâu sắc để anh viết những trang văn thấm đẫm tình người. Những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình xuất hiện khá nhiều trong sáng


tác của Sương Nguyệt Minh. Khảo sát 20 truyện ngắn có đến 18 truyện chiếm 90% có hình ảnh quen thuộc của làng quê. Ngay cả nhan đề một số tác phẩm cũng gợi về không gian của làng quê, thôn bản: Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến Sông Châu, Người đàn ông làng Yên Hạ hay gắn với những từ ngữ gợi liên tưởng tới nông thôn như Đi trên đồng năn, Đi qua đồng chiều, Mười ba bến nước, Nơi hoang dã đồng vọng,…

Là người nặng tình với quê hương nên tất cả những trang văn của anh đều hiện lên hết sức chân thực, sinh động về mọi khía cạnh của làng quê từ lúc nghèo khó đến những sự đổi thay của làng quê trong thời buổi kinh tế thị trường. Trước hết, đó là một không gian làng quê tuyệt đẹp, đầy thơ mộng: “Thung cỏ biếc hiện ra trước mắt. Mênh mông cỏ là cỏ, rờn rợn đến chân trời. Cỏ xanh mát mắt. Tầm nhìn rộng ra, dài hơn, vòm trời cao lên. Trâu đàn xếp thành hàng dài nhẩn nha bước theo lối mòn.” Với không gian đặc biệt ấy, con người như được đắm mình cùng thiên nhiên sống lại những ký ức tuổi thơ tự thủa nào: “Tôi về bến sông Trinh Nữ, trăng giữa tháng ba đã nhô lên khỏi đèo Eo Bát. Sương sớm tràn ra đồi Dâu, ùa vào trại Chuối như khói bay là là mặt đất và lập lềnh ngang gối chân” (Đêm trắng). Không gian làng quê đẹp với những bến sông, con đò nơi còn chứng kiến biết bao niềm vui nỗi buồn của con người. Đó là không gian bến Sông Châu in dấu biết bao những kỷ niệm đẹp về mối tình của dì Mây và chú San. Dòng sông ấy cũng là nơi chứng kiến ngày Mây trở về làng với nỗi đau xé lòng khi nhìn thấy người yêu đi lấy vợ. Dòng sông như chung nỗi đau với con người: “Hôm ấy nước sông Châu đỏ quạch. Sóng lớp lớp

đập tung vào mố cầu đổ đứng trơ trọi giữa dòng nước từ thời bom Mỹ thả. Hoàng hôn màu đỏ ối. Mây đen, trắng lẫn lộn bay cuồn cuộn. Nước sông Châu mỗi lúc một lên cao, nước chảy xiết…nước sông Châu chảy xa xá. Vài con két đi kiếm ăn về muộn thỉnh thoảng kêu lạc loài giữa không trung”. (Người ở bến sông Châu). Kết thúc tác phẩm mở ra một tương lai

đầy hi vọng về hạnh phúc của Mây thì hình ảnh dòng sông Châu lại được

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí