Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 10


trẻ kể về cuộc hành trình đi chơi trên đảo Man của mình : “ Hòn đảo nhỏ nhoi giữa trùng khơi vịnh Bái Tử Long. Rừng nguyên sinh nhiệt đới ẩm ướt, rậm rạp có nhiều tầng, cây cổ thụ, cây tạp và dây leo chằng chịt… khỉ mạnh bạo hơn người biết trêu đàn bà, lại biết vào chùa chắp tay khấn vái…Đêm trăng mờ thổn thức, nai rủ nhau ra khoảng trống làm tình. Mùa

động dục các loại cá kéo nhau về đặc sệt vùng biển Phía Nam đảo gần cửa sông Man phối giống” [22;135]. Chỉ nghe tên địa danh và lời giới thiệu mấy dòng đầu khiến người ta đã thấy thấm đẫm tính dục và đầy chất huyền

ảo. Với những cái tên thật kỳ lạ: Đồi Con Gái, bãi Khoả Trần, Giếng Ngọc. Con người sống giữa thế kỷ XXI nhưng vẫn sống với bản năng tự nhiên nhất đầy tính nguyên thuỷ. “Dân vạn chài lập miếu cô hồn, thổ địa, thần linh…ở nhiều nơi trên đảo. Mấy năm nay, luồng gió kinh tế thị trường thổi tràn ra đảo Man; vẫn chưa đủ mạnh để đảo hết hoang sơ, âm u, huyền hoặc, bí ẩn” [22;136]. Anh nhà văn trẻ bị hòn đảo này dẫn dụ vào thế giới của những giấc mơ kỳ lạ, làm cho anh sống trong trạng thái nửa tình, nửa mê, anh không phân biệt nổi đâu là thực, đâu là mộng . Èn sau tính dân gian huyền bí của câu chuyện, một bi kịch được hé lộ qua những giấc mơ ma quái của người kể chuyện và những người đàn ông khác.

“Bấy giờ đêm đã khuya… Bỗng dưng, tôi bị đánh thức bởi tiếng nước

đổ oang oãng. Như thể bản năng xúi giục, hoặc là ảo ảnh, tôi hình dung ra cảnh người con gái tắm đêm đang ngời ngợi dưới ánh trăng khuya. Tôi còn ngửi được mùi nước giếng cổ thơm mát, quyện lẫn mùi hương da thịt con gái đầy dục cảm quyến rũ. Bỗng chốc người tôi căng cứng, ngột ngạt…Cái

đẹp đang bòn rút sinh lực thằng con trai là tôi” [22;136]. Cứ thế nhân vật tôi càng chìm sâu vào trong giấc mộng, anh gặp được ông Trần và được nghe tiếng kéo hồ của ông. Rồi anh mơ làm tình với một người con gái trên bãi cát Thạch anh, người con gái ấy lại chính là vợ ông Trần ( vì chết trẻ nên vẫn chưa được siêu thoát ). Trong những giấc mơ ấy, vợ ông Trần kể lại toàn bộ cuộc đời ông Trần, về những giấc mơ của anh về nhà văn trẻ cứ


đan cài, xen lẫn vào nhau từ đầu đến cuối câu chuyện tạo thành một giấc mộng “kép”.

Ông Trần có một kho văn hoá dân gian. Biết các câu chuyện huyền thoại về ma quỷ thần linh trên đảo. Ông trở thành hướng dẫn viên du lịch trên đảo tự lúc nào chính ông cũng không nhớ. Trước đây ông vốn là một thợ săn cá nổi tiếng, không hiểu lý do nào ông giải nghệ lên bờ. Từ đó “ ban ngày thì mò mẫm miếu cô thần, thổ địa, hang động, giếng cổ tìm kiếm cái gì đó. Ban đêm dật dờ như ma đói đi lang thang ở rừng trâm, bãi cát thạch anh, đường xuyên đảo; miệng lẩm bẩm như phù thuỷ bắt quyết trừ tà, và tay kéo hồ”[22;137]. Ông thường kéo hồ vào đêm khuya, tiếng hồ của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

ông oán thán, nức nở. Ông kéo hồ là để cho:“đàn ông trên đảo này đều điên

đảo và đàn bà bỏ chồng theo ta hết”. Quả thật nghe tiếng hồ của ông cả

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 10

đám nhà văn trẻ du lịch trên đảo đều có giấc mơ làm tình với người con gái

đẹp trên bãi cát thạch anh: “Bất ngờ tôi bắt gặp một người con gái khoác tấm lưới đánh cá đi tha thẩn trên bãi cát thạch anh trắng ngời…trăng cũng dòm nàng, gió cũng quấn quýt mơn man cặp vú trần của nàng. Tôi hả hê nhìn thấy vài vết máu đỏ tươi ngấm vào cát thạch anh trắng” [22;142].

Nhân vật ông Trần đã làm tăng thêm chất kỳ ảo cho tác phẩm. Ông là người kể biết bao câu chuyện huyền thoại trên đảo Man, lão kể về giếng Ngọc : “nước giếng chứa một chất gì đó huyễn hoặc, con trai uống vào kích thích da thịt nóng bừng, lòng dạ xốn xang thèm muốn đàn bà con gái không kìm nén được. Có điều lạ! Nước giếng Ngọc chỉ linh thiêng khi trăng non đầu tháng gác ngọn tre. Con gái thôn Đoài kén chồng xứ lạ, lén múc nước giếng cho người mình thương uống. Nước giếng Ngọc ngấm vào mạch máu tế bào, hoá thành sinh khí con trai, hứng tình tuyệt đỉnh…” [22;148]. Lão kể về sự ra đời của cái miếu nằm trên đồi Đàn Bà gắn với bao điều kỳ ảo: “Một buổi tối bức bối, ngột ngạt, oi nồng…dân vạn chài ngủ mê mệt, sáng sớm dậy cả thôn đều khoe nhau giấc mộng ân ái với người đàn bà đẹp trên đồi Đàn Bà…” [22;146] .Điều kỳ lạ là hôm ấy dân vạn chài kéo lưới cá tôm đầy khoang. Dân làng thấy linh ứng liền lập bát


hương, miếu thờ, còn thờ sinh thực khí nam rất hoang dã, man rợ dài những 25 cm, chu vi to ngang cái đòn xóc gánh củi, sơn đỏ chót” [22;146]. Cứ thế người đọc bị cuốn theo những câu chuyện đầy bí ẩn, hấp dẫn. Vừa sống trong thực tại vừa sống trong mộng ảo, nhân vật như thăng hoa trong câu chuyện .Về cuối câu chuyện nhà văn trẻ vẫn u mê trong những câu chuyện

đầy bí ẩn về đảo Man.

Với truyện ngắnMười ba bến nước, Sương Nguyệt Minh lại tìm cho mình một lối biểu đạt mới mẻ hơn mà nhiều người cho rằng đến truyện ngắn này nhà văn đã “mon men dần đến xứ sở huyền thoại”- chữ dùng của Khuất Quang Thuỵ Là một người có vốn sống phong phú, am hiểu lẽ đời, Sương Nguyệt Minh đã đi sâu khám phá nỗi đau của con người sống trong thời bình nhưng lại phải gánh chịu những hậu quả từ chiến tranh. Sao trong Mười ba bến nước luôn sống trong đau khổ bởi những lần sinh nở ra những cục thịt đỏ ngòm. Nỗi ám ảnh cư giày vò: “ Tôi thường mất ngủ. Trong giấc mơ đêm tối trời, tôi thấy đám thợ gặt đội nón mê, ngồi bệt xuống cỏ hút thuốc lào. Rồi họ bỏ nó vào cái liễn sành màu da lươn, đạy nắp đem

đến gò Ma Giáng chôn”. Với một không gian làng quê lạc hậu hoang sơ, có dòng sông từng gây lũ lụt kinh người rồi thói tục thả trôi bè chuối những cô gái không chồng mà chửa, lại có cả khu gò đống mả giặc chết trận … tòan là quê hương của những thuồng luồng, ma trơi. Nhân vật “Tôi” luôn mơ thấy hình ảnh “con thuồng luồng tóc đen dài xoã sượi, vai trần trắng, vú căng mẩy như vú con gái, mình rắn, bàn chân tay nhái có màng mỏng bơi

đến đẩy bè chuối vào bờ”[22;146]. Cảnh Sao bị ám ảnh bởi những lần sinh ra quái thai, cứ ngày càng tin vào huyễn hoặc quỷ thần. Sương Nguyệt Minh đã thực sự tạo được sức hấp dẫn trong lòng người đọc . Cứ thế người

đọc cuốn theo nhân vật, đồng cảm cùng nhân vật.

Khi xây dựng nhân vật mộng ảo, Sương Nguyệt Minh đã làm cho nhân vật của mình trở nên gần gũi hơn với người đọc. Chúng ta đã được dịp khám phá nhân vật ở nhiều góc độ, thậm chí là những nơi sâu kín nhất, thuộc về thế giới tâm linh của nhân vật. Bởi giấc mộng kỳ ảo là nơi con


người thể hiện mọi trăn trở suy tư, mọi khát vọng ẩn ức, qua đó hình tượng nhân vật hiện lên luôn chân thực, sinh động và giàu sức ám ảnh. Đặc sắc trong thể hiện thế giới nhân vật vì thế cũng chi phối đến mọi bình diện khác của thế giới nghệ thuật như tình huống, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật…tất cả tạo thành một chỉnh thể không đứt rời, bổ sung và làm sáng tỏ cho nhau.

3.1.3. Loài vật được kỳ ảo hóa

Truyện kỳ ảo ở Việt Nam có nguồn gốc từ truyện kỳ ảo Trung Quốc nhưng đã có một quá trình phát triển gắn liền với nền văn hoá và văn học dân tộc. “Nếu xét một cách kỹ luỡng sự phát triển của truyện kỳ ảo ở Việt Nam chúng ta có thể thấy rõ sự đứt quãng, tính không liên tục của thể loại này” (PGS.TS Vũ Thanh). Từ xưa đến nay kỳ ảo hoá loài vật được sử dụng khá nhiều trong văn học. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng xây dựng thế giới loài vật kỳ ảo, như :Muối của rừng, sói trả thù, Con thú lớn nhất, Chảy đi sông ơi…

Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh là một thế giới về các loài vật. Có những con vật xuất hiện trong cuộc sống đời thường gắn bó với con người như: cá, khỉ ,trăn, mèo, trâu… nhưng cũng có những loài vật đó chỉ có trong huyền thoại : như con thuồng luồng, con giao long…Thế giới loài vật này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong truyện ngắn của Sương Nguyệt minh. Đôi khi hình ảnh những con vật đó đóng vai trò trung tâm trong tác phẩm nhưng cũng có khi nó chỉ là một mắt xích, một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện hay là nơi gửi gắm những thông điệp những triết lý của nhà văn về cuộc đời. Sương Nguyệt Minh đã gửi gắm nhiều về nhân tình thế thái, lẽ sống ở đời và cũng là những bài học quý báu. Những con vật đó đều gửi gắm chung tiếng nói của nhà văn : Con người hãy biết trân trọng và bảo vệ môi trường, đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn vong của nhân loại!


Hình ảnh con thuồng luồng trong Mười ba bến nước là hình ảnh gắn liền trong tâm thức của người dân làng Yên Hạ. Thuồng luồng là câu chuyện kể về người đàn bà từ thời xa xưa đẻ ra bọc trứng. Bị người làng thả bè chuối trôi sông Hoàng Long và biến thành xác con thuồng luồng trôi dạt vào bến sông: “Người ta đồn thổi: hồn người đàn bà lang thanh ở hang nước, mặt sông, thấy người chết đuối là hoá thành con thuồng luồng đến cứu” [23; 150]. Thuồng luồng trở thành nỗi ám ảnh theo suốt cuộc đời nhân vật “Tôi”- Sao: “ Thuồng luồng và bến nước như một làn sương mù huyền thoại , bí ẩn vô cùng với tuổi thơ tôi”.Từ nhỏ sau một lần bị chết hụt, Sao được mẹ bảo: “Con thuồng luồng vớt mày ở bến nước lên đấy con ạ”. Sau này Sao càng tin vào câu chuyện con thuồng luồng. Đó là khi Sao gặp Tào trong một lần Tào về đào đất khai quật gò con thuồng luồng. “Tôi hỏi: Anh Tào làm gì đấy- Tao yểm. Đó là cốt con gái hồn con thuång luồng. Đứa nào yêu tao mà bỏ thì phát điên, thành con thuồng luồng” [23;149]. Quả thật sau khi yêu Tào nhưng không lấy được Tào, làm vợ Lãng, năm lần sinh đẻ là năm lần Sao đau khổ. Những đứa con đẻ ra chỉ là những cục máu đỏ lòm thì Sao cứ nghĩ mình là con thuồng luồng. Sao sống trong mụ mị nửa tình nửa điên. Lúc nào Sao cũng ám ảnh bởi con thuồng luồng. Cô luôn mơ thấy những đứa con cô đẻ ra không phải là người nên bị thả bè chuối trôi sông và con thuồng luồng đã xuất hiện cứu vớt mẹ con cô. “Con thuồng luồng tóc đen, dài xoã sượi, vai trần trắng vú căng mẩy như con gái nhưng mình rắn. Nó đột ngột quẫy ngược mình xuống, hai bàn chân có màng giơ khỏi mặt nước. Lại ngoi lên. Con thuồng luồng đẩy bè chuối vào bờ” [23;148]. Hình ảnh kỳ ảo về con thuồng luồng xuất hiện trong tác phẩm đã làm cho câu chuyện về số phận đầy bất hạnh của Sao ám ảnh mãi người đọc.

Trong Dị hương một số loài vật xuất hiện với tư cách là thành tố phụ nhưng khi được khoác lên màu sắc kỳ ảo những loài vật này đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Mỗi lần Nguyễn Ánh chìm vào cuộc ân ái với công chúa


Ngọc Bình thì cá chép ở thượng nguồn xuôi về. Con đực quẫy đuôi con cái, quẫy ùm ũm giao phối không đợi mùa động dục. Cả khúc sông Hương nổi đầy màng nhầy trong suốt lấm tấm trứng cá, nồng nàn mùi đực cái” [22;220]. Ở đây luôn có sự đồng điệu giữa con người và tự nhiên: “trăn đực và trăn cái đều ngóc đầu nhìn Ánh thân thiện, hiền từ và nhẩn nha vặn mình đưa võng nhè nhẹ” [22; 224]. Chứng kiến cảnh làm tình của hai người nơi rừng núi thì “ chim chóc đang ngủ ban đêm bị đánh thức bay toán loạn. Voi, gÊu, hổ, lơn lòi ở khu rừng bên cạnh vểnh tai nghe và nhăn mũi hít ngửi, động rồ chạy đi tìm đồng loại khác giống. Cả một vùng non ngàn rộn rã bước chân thú và tiếng kêu van vỉ gọi bạn tình, ầm ĩ như động rừng..” [22; 223]. Hình ảnh con giao long ,thuồng luồng, rồng vàng cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm tạo cho tác phẩm đẫm màu sắc huyền ảo. Chuyện kể rằng “công chúa Ngọc Bình thường ra sông Nhị Hà tắm và nô giỡn với con giao long đực”. Cứ thế câu chuyện làm cho người đọc cùng nhân vật chìm sâu vào trong giấc mộng huyền ảo, hư hư, thực thực.

Hình ảnh con trăn hai đầu trong Mười ba bến nước là một hình ảnh quái thai dị dạng. Nó cũng giống như những đứa con sinh ra không thành hình người - một sự mất mát thiệt thòi lớn sau chiến tranh. Câu chuyện về chuyến đi thăm người đồng đội cũ của vợ chồng Sao, tác giả đã hé lộ một sự thật đau đớn xót xa về cuộc sống của những đồng đội xưa với những đứa con sinh ra dị dạng : “Dưới gầm nhà sàn có con bé cởi truồng, đầu tròn ủng không sợi tóc, không có tay, hàm răng nhô ra như khỉ. Tôi nem nép sát hông chồng, sợ nó cắn. Lại thấy con trăn hai đầu nằm cuộn như khoanh chão bên chân cột nhà”. Miêu tả con vật kỳ ảo là nhằm biểu lộ một dụng ý nghệ thuật sâu xa, một thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc.

Câu chuyện con Miêu trong Nơi hoang dã đồng vọng là câu chuyện đầy triết lý sâu sắc về cuộc đời. Nhiều nhà văn đã khai thác triệt để hình ảnh những con vật để gửi gắm những bài học nhân sinh về cuộc đời, con


người. Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này. Con người trong thời đại hiện nay càng giàu sang bao nhiêu lại càng khai thác triệt để những gì vốn có trong thiên nhiên. Dường như con người ngày càng vô tâm hơn trước thiên nhiên.

Con Miêu trong Nơi hoang dã đồng vọng là câu chuyện thật cảm động. Đọc những trang văn chứng kiến cảnh con người tàn phá triệt hại những gì vốn có trong tự nhiên khiến chúng ta đều phải suy nghĩ về những hành động của mình. Câu chuyện chứa đựng một triết lý thật sâu sắc : “Dù đồng loại hay khác loại đừng làm ác với nhau thì sẽ sống được”[23;210]

Con Miêu trong Nơi hoang dã đồng vọng yêu thương chị Lài biết bao! Trong cái đêm chị trốn khỏi nhà hàng Tiểu Hổ, con Miêu đã đồng hành cùng chị. Nó cũng giống như con người ở tình yêu thương, nếu con người đối xử tốt với con vật sẽ nhận lại tình yêu thương từ chính nó. Con Miêu giống chị ở khát vọng được sống tự do, sống giữa thiên nhiên – nơi mà tình yêu thương gắn kết tất cả với nhau. Cùng chị Lài thoát khỏi cùm kẹp, được trở về nơi hoang dã, con Miêu đã bộc lộ hết bản tính của mình. Khi được che chở, yêu thương nó đã sống với hết tình thương của mình. Vợ chồng con Miêu khiến ta cảm động : “Con Miêu bước theo sau . Mèo con quay lại vuốt ve con Miêu…Miêu và con mèo hoang quay đầu lại nhìn hai người ở trong lều . Mắt chúng rực lên như có lửa rồi lại dịu dần, trong veo…Hai con sóng đôi đủng đỉnh, dựa vào nhau đi, như là tựa đỡ, như là che chở nhau, chúng mất hút ở đồng hoang” [23;210].

Mặc dù truyện ngắn sau năm 1975 có xu hướng nghiêng nhiều về cảm hứng khai thác, khám phá mặt trái trong đời sống con người, nói như Vũ Quần Phương “Trước mải mê với cái cao cả, nay say sưa với cái thấp hèn…” thì đây đó vẫn ánh lên cái nhìn đầy bao dung độ lượng vẫn le lói niềm tin bất diệt vào bản tính tốt đẹp của con người, khẳng định sức sống lâu bền của những giá trị Chân- Thiện- Mỹ. Câu chuyện về khỉ đực và khỉ cái trong Chuyến đi săn cuối cùng cho ta thấy sức mạnh kỳ diệu của tình


yêu. Tình yêu có thể xóa cách mọi hận thù ….Truớc cảnh “khỉ cái nhe răng cắn chặt mũi tên và nhai lá thuốc đắp vào bả vai khỉ đực. Có tiếng rên như là đau đớn thật, như là nũng nịu hờn dỗi. Khỉ cái vin cành cây loà xoà ở bên bứt lá chụm lại như cái phễu: một tay cầm phễu , một tay vặn vũ đang cương sữa. Sữa chảy vào phễu lá rồi chảy xuống mồm khỉ đực” [23;227]. Người đi săn “kinh ngạc không tin ở mắt mình”. Khỉ cái chăm sóc khỉ đực chẳng khác nào t người vợ hiền thảo nhất, dịu dàng nhất, chăm sóc người chồng lúc đau ốm ! lúc khỉ đực bị thương, khỉ cái đã trở thành trụ cột trong gia đình. Nó bảo vệ chồng con bằng tất cả trái tim của mình: “Anh đứng lù lù trước mặt nó và chìa cái nỏ săn đã căng dây. Con khỉ cái chẳng mảy may sợ sệt, đứng hẳn lên che chắn cho khỉ đực bị thương và tay phải quơ vội khỉ con quặt về phía sau. Mắt anh và mắt khỉ cái đều rực lửa, ánh mắt phóng ra chạm vào nhau. Anh chĩa thẳng nỏ săn và trỏ đặt vào lẫy nỏ. Kỳ lạ thay khỉ cái không chạy, mở to mắt hết cỡ, ưỡn ngực che chở cho chồng con” [23;278]. Anh để tuột rơi cái nỏ săn xuống suối. Đây là chuyến đi săn cuối cùng của cuộc đời anh. Anh không săn được con thú nào nhưng anh đã có được một bài học vô cùng quý giá. Và cũng là bài học cho những ai đọc truyện ngắn này!

Loài vật được kỳ ảo hoá không phải là loài vật thường trực trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh nhưng đó là những nhân vật độc đáo, mới lạ, chúng mang ý tưởng thẩm mỹ của nhà văn. Và ít nhiều đã truyền tải thành công những thông điệp, triết lý, suy ngẫm, trải nghiệm của tác giả đến với người đọc. Theo nhà nghiên cứu Trần §×nh Sử: “Văn học phản ánh cuộc sống trong tính tổng thể bao la, trong khả năng biến đổi thường xuyên và vận động không ngừng, trong bản chất tinh thần đầy phong phú bất ngờ, bí ẩn thì tư duy tỏ ra mơ hồ tỏ ra thích hợp và chính xác hơn tư duy xác định. Và hình tượng ước lệ không giống lại có khả năng thể hiện rõ nét hơn, sâu sắc hơn hình ảnh như thật” [25;150]. Truyện ngắn kỳ ảo của Sương Nguyệt Minh trên cơ sở tiếp thu, biến đổi những hình thức nghệ

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí