nhân vật người phụ nữ, trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh còn xuất hiện nhiều kiểu nhân vật : Nhân vật người lính trở về, nhân vật cô đơn, nhân vật dị biệt … Các nhân vật trong nhiều truyện là những nhân vật chính, cũng có thể là những nhân vật phụ nhưng đều làm nền cho sự khắc hoạ tính cách của nhân vật chính và bộc lộ nhiều nét đặc sắc nghệ thuật. Thế nhưng dù chính hay phụ, họ đều hiện lên rất chân thực, sinh động, có cá tính riêng. Điều đó không chỉ thể hiện sự phong phú trong thế giới nhân vật mà còn thể hiện sự tinh tế, sâu sắc trong những phát hiện của nhà văn về con người.
2.1.1. Hình tượng nhân vật người phụ nữ
Thế giới nghệ thuật của nhà văn bao giờ cũng có “một số hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại như một ám ảnh đối với nhà văn, và những hình tượng như thế càng có tính phổ biến bao nhiêu càng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu” [14;23]. “Mỗi tác giả thường có một nhân vật trung tâm của mình - ở đó thể hiện rất rõ phong cách của nhà văn, thậm chí có thể từ đó liên hệ tới những khía cạnh đời tư của nhà văn” [20;111]. Thế giới nhân vật đặc biệt xây dựng được hình tượng nhân vật trung tâm sẽ là nơi để tác giả thể hiện được năng lực sáng tạo nghệ thuật và khả năng biểu
đạt hiện thực đời sống. Đồng thời qua đó tác giả bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm của mình với con người, với cuộc đời.
Nhân vật người phụ nữ trong văn chương của Sương Nguyệt Minh mỗi khi xuất hiện lại như có sức hấp dẫn mê hoặc lòng người ở vẻ đẹp. Dù nhân vật xuất hiện trong tư thế nào, ở quê hay thành phố, người phụ nữ vẫn mang trong mình một sức sống căng tràn, một vẻ đẹp lý tưởng mà bất kỳ ai trong giới cũng như khác giới đều mong ước.
2.1.1.1. Nhân vật người phụ nữ qua vẻ đẹp ngoại hình
Với cái nhìn mới mẻ về hiện thực, văn học sau đổi mới đa dạng trong cách nhìn nhận, đánh giá con người. Nếu như văn học giai đoạn trước, văn chương đánh giá con người thường tập trung miêu tả phương diện tập thể, xã hội thì văn học giai đoạn này lại tập trung sâu vào việc đào sâu, tìm hiểu
con người cá nhân và một trong những “yếu tố thực sự mới mẻ của văn học mười năm qua là cố gắng khám phá thế giới bên trong mỗi con người, bên trong bản thể” [21]. Mỗi con ngươì là một “tiểu vũ trụ” mà các nhà văn khám phá bao nhiêu cũng cũng không cùng. Ngoài việc khám phá phần ý thức con người, văn học còn chú ý đến cả những phần tiềm thức, vô thức nhất là khám phá vẻ đẹp trong mỗi con người. Sương Nguyệt Minh luôn chú ý khai thác nhân vật qua vẻ đẹp qua ngoại hình đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ. Đó cũng chính là điều mà đọc mỗi trang viết của anh, người
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Cấu Đảo Lộn Trật Tự Thời Gian Của Sự Kiện
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4
- Những Phát Hiện Của Nhà Văn Về Con Người
- Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Không Gian Nghệ Thuật
- Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Các Chi Tiết Nghệ Thuật
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 9
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
đọc luôn bị “quyến rũ” bởi một vẻ đẹp rất riêng của người phụ nữ.
Khi viết về những người phụ nữ bằng cảm hứng duy mỹ, Sương Nguyệt Minh thường chú ý miêu tả vẻ đẹp của họ gắn với sự dồi dào của tính dục. Người đẹp trong văn chương của Sương Nguyệt Minh dù xuất thân ở thôn quê hay chốn thị thành, ở đồng bằng hay miền núi, dù già hay trẻ đều xuất hiện với một vẻ đẹp mà ai hễ gặp một lần chắc không thể nào quên. Từ một cô gái quê mùa quanh năm lam lũ với công việc đồng áng, chăn nuôi mà cũng có vẻ đẹp khiến anh chàng ngoại kiều về chơi quê phải nức nở khen “Xinh nhỉ. Người eo tuyệt vời…cái mũi dọc dừa, mắt như mắt nai. Xinh lắm!” (Đi qua đồng chiều). Rồi đến cả người con gái nửa thực, nửa hư xuất hiện mờ mờ ảo ảo trong Đồi con gái cũng mang vẻ đẹp gợi cảm đến hút hồn người: “Ngực to, núng nẩy. Chân dài. Eo thắt. Mắt tròn to. Cằm xẻ gợi dục”.
Là một người luôn hướng tới cái đẹp của sự hoàn mĩ, cái đẹp thanh cao và thánh thiện, vì thế hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thường đẹp “Không thể tin được một cô gái đẹp như nữ thần Ponagar hỏa trần đang tắm ở thềm giếng …thân thể ngọc ngà với những đường cong mẩy nuột nà tưới đẫm ánh trăng non” (Dị hương). Nhân vật Miên trong Ngày xưa nơi đây là cửa rừng lại được miêu tả một vẻ đẹp rất mộc mạc nhưng cũng không kém phần hấp dẫn: “Cái đẹp của cô gái tuổi mươì bảy. Mặt trái xoan lúc nào cũng trắng hồng. Tóc cắt ngắn ngang
vai. Ngực cao, đầy đặn. Eo thắt. Mắt tròn, to, mơ màng”. Với cô gái Sa Ly phiên dịch mang gene trội của hai dòng máu Việt- Khơ Me, tác giả lại bị ấn tượng bởi: “thân hình thon thả uốn xoáy ,uyển chuyển, lướt nhẹ trên mặt đất”…
Mỗi tác phẩm, vẻ đẹp của người phụ nữ lại được khắc hoạ những nét riêng, độc đáo. Qua cảm nhận của người lính những kỷ niệm về mảnh đất, về Hlinh - người con gái núi rừng La Hai lại mang một vẻ đẹp thật khó quên khi anh bắt gặp cô gái đang tắm trăng: “ thân thể như ngọc ngà, đang tưới đẫm ánh trăng vàng. Những đường cong lượn mềm mại và eo hông thắt lại, đôi vú nhô cao tròn như hai trái lê bằng vàng non. Cô đang ngửa mặt lên trời nhìn trăng, hai cánh tay vòng về sau đưa bầu ngực đầy đặn co lên loang loáng ánh trăng vàng…Một bức tượng thần vũ nữ dưới trăng rừng” (Chuyến tàu đêm). Trong Đêm trắng vẻ đẹp của những người phụ nữ thôn quê lại được miêu tả với vẻ đẹp thật độc đáo: “Con gái làng Sơn Hạ
đẹp, nước da trắng hồng, mắt sáng lúng liếng, nổi tiếng một vùng”
Có thể nói trong văn chương từ xưa tới nay có rất nhiều cây bút đi sâu khai thác vẻ đẹp của người phụ nữ về ngoại hình nhưng hiếm có nhà văn nào lại có nhiều trang viết về vẻ đẹp của người phụ nữ như Sương Nguyệt Minh. Là một người biết tôn trọng, nâng niu cái đẹp, tôn trọng người phụ nữ, dù nhân vật mình có làm gì, có là ai, từ một cô sinh viên tỉnh lẻ tới bà chủ lò mổ, từ một người phụ nữ nhà quê theo chồng lên tỉnh đến một cô công chúa “lá ngọc cành vàng”, ngay cả những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi trong chiến tranh, gian khổ cũng mang những nét đẹp riêng. Mỗi cách miêu tả lại mang đến cho người đọc một cảm nhận rất riêng về vẻ đẹp của người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy không khô cứng như những bức tranh vô hồn mà thực sự sống động, căng đầy dưới cách miêu tả chân thực và đầy xúc cảm của nhà văn. Vẻ đẹp của họ “rất đàn bà hiểu theo ba nghĩa: hình thể, trái tim và cả tính chất phồn thực luôn ứ đầy bên trong họ” (Nguyễn Hoàng Vân Anh, Đẹp dị biệt từ Dị hương, WWW.phongdiep.net).
2.1.1.2. Nhân vật người phụ nữ qua khắc hoạ tâm trạng
Không chỉ miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ về ngoại hình, Sương Nguyệt Minh còn rất thành công trong phân tích tâm lý con người đặc biệt là người phụ nữ. Trong Ngày xưa nơi đây là cửa rừng nỗi buồn luôn ám ảnh Miên những tháng ngày chung sống với chồng mà tâm hồn thì luôn nhớ về người yêu thời còn trẻ. Miên có một tình yêu sâu đậm với Sinh - một người lính tốt bụng, là ân nhân cứu mạng của Miên trong lúc sắp bị chết đuối. Với Miên, Sinh là tình yêu trong trắng xuất phát từ trái tim rung động mà Miên không thể nào quên. Những ký ức đã qua đi nhưng lúc nào cũng thường trực, ẩn hiện trong Miên nguyên vẹn như tự thủa nào. Mặc dù biết Sinh đã hi sinh, Miên đã có gia đình, một gia đình mà nhiều người mơ ước. Miên có một người chồng tử tế, có học vấn, biết yêu thương vợ con nhưng Miên vẫn dửng dưng vô cảm. Nỗi day dứt luôn thường trực trong lòng, cô muốn sống theo đúng nghĩa là một người vợ nhưng càng muốn quên đi quá khứ thì những kỷ niệm ngày xưa lại hiện về. Sống cùng chồng mà tâm hồn Miên lúc nào cũng ám ảnh bởi người yêu năm xưa. Miên luôn trong trạng thái day dứt, đau khổ, dằn vặt : “ Ôi ! Cuộc đời ơi sao người quá bất công. Người cho con một tấm chồng tử tế, nhưng không cho trái tim con rung động tình yêu với người mà con đầu ấp tay gối. Con đuổi hình bắt bóng, con săn tìm hạnh phúc xa vợi mà chưa một lần nắm được”.
Chuyến đi săn cuối cùng kể về nỗi khổ của người vợ suốt cuộc đời lam lũ vì gia đình nhà chồng nhưng luôn day dứt vì hai chữ trinh tiết. Nó mang theo suốt cuộc đời người mẹ và hằn sâu trong suy nghĩ của người cha về tình yêu và lòng chung thuỷ. Nỗi đau biến thành nỗi thù hận ám ảnh suốt cuộc đời người chồng “Giống cái là cái loại bạc tình” để cả một đời đi săn, người chồng luôn săn tìm giống cái mà bắn. Mỗi khi nghĩ đến sự bạc tình của người phụ nữ thì người chồng lại muốn nói ra sự thật về người vợ cho con trai nghe. Luôn sống trong đau khổ, đã nhiều lần người vợ đau đớn van xin chồng giữ kín bí mật : “Đừng! Em xin mình…đừng bắt con phải
nghe…mình đã thương em đã im lặng cả cuộc đời. Em xin mình thương cho chót” những định kiến lâu đời đã làm cho những người phụ nữ luôn sống trong day dứt, dằn vặt: “cả đời tôi lam lũ vì cái nhà này, tôi cúc cung chịu tội từ cái đêm đầu tiên tôi làm vợ mình, nhưng mình vẫn để bụng dai dẳng quá. Tôi cắn rơm cắn cỏ xin mình. Mình chẳng thương tôi, tôi đành chịu”…
Khắc hoạ tâm trạng người phụ nữ, Sương Nguyệt Minh đi sâu khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng dù ở hoàn cảnh nào nhà văn cũng đều khai thác ở phần tâm can nhất để bộc lộ suy nghĩ nhân vật. Đọc Mười ba bến nước người đọc như trôi theo dòng diễn biến tâm trạng nhân vật, đồng cảm hơn với thân phận của người phụ nữ tên Sao. Là một người vợ chung thuỷ sau bao nhiêu năm tần tảo chăm lo gia đình, nuôi mẹ già chờ chồng đi chiến trận trở về. Khi chồng trở về cũng là lúc niềm hạnh phúc được trở lại. Sao mong muốn có được một đứa con lành lặn nối dõi nhưng trớ trêu thay người chồng của lại Sao bị nhiễm chất độc màu da cam. Sau bao nhiều lần cố gắng, năm lần Sao sinh nở đều là những bọc trứng đỏ hỏn, những đứa con không thành hình người. Nỗi đau chất chứa, Sao sống trong mộng mị, nửa tỉnh nửa mơ. Những lời đồn thổi về con thuồng luồng, những lời nói độc miệng của Tào luôn ám ảnh cuộc đời của Sao. Cứ thế câu chuyện kể theo dòng diễn biến tâm trạng, hình tượng nhân vật Sao luôn trở đi trở lại ám ảnh người đọc về người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi do hậu quả của cuộc chiến tranh mang lại.
2.1.2. Hình tượng người lính trở về
Là một nhà văn đã từng kinh qua một thời bom đạn, từng vào sinh ra tử nên hơn ai hết, Sương Nguyệt Minh rất thấu hiểu cuộc đời người lính, những mất mát thua thiệt của người lính trở về sau chiến tranh. Vẫn tiếp nối nhân vật truyền thống trong văn chương xưa nhưng hình tượng người lính trong văn chương của Sương Nguyệt Minh có phần đằm sâu hơn, tính cách nhân vật thể hiện rõ nét hơn, một tính cách hoàn toàn nhất quán về
bản chất tôt đẹp của người lính anh bộ đội Cụ Hồ. Đứng trên phương diện lý luận, có thể thấy rằng đối tượng phản ánh trong văn chương Sương Nguyệt Minh đã có những tìm tòi để tạo nên những nhân vật tính cách. Anh lách sâu ngòi bút của mình vào số phận, vào tâm lý các nhân vật, tìm ra “ những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lý, những chuyển hoá”.
Khi viết về người lính, Sương Nguyệt Minh thường có cái nhìn sâu sắc của người trong cuộc. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả họ như những con người luôn có tinh thần “ vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mà nhà văn quân đội còn đi sâu vào những ngóc ngách trong tâm hồn họ để tìm ra những vẻ đẹp mà chưa hẳn ai cũng thấy. Truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân là một câu chuyện đầy cảm động về người lính trở về sau chiến tranh. Trong tác phẩm này, Sương Nguyệt Minh không phản ánh bản lĩnh của người lính trong chiến trận mà đặt nhân vật của mình vào một hoàn cảnh đầy éo le: Tường tìm về gia đình sau khi bị thương nặng biến dạng mặt mũi đến mức người thân trong gia đình cũng không nhận ra, sự mặc cảm khiến anh nhức nhối một suy nghĩ: có nên xuất hiện làm đau lòng người thân không?. Khi ra trận có người lính nào không mong muốn mình được trở về với gia đình, với người thân, thế nhưng đôi khi hội ngộ cũng trở thành bi kịch. Sau bao nhiêu năm tháng chiến tranh, giờ đây mang trên mình một khuôn mặt “ nham nhở, gồ ghề, méo mó, mất cảm giác” không khác gì mặt một ông Ác. Biết là ngoại hình của mình có thể làm kinh sợ những người mà mình thương yêu, Tường đã cố tình lẩn tránh, nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ cha và người vợ hiền thôi thúc anh trở về. Trong Tường luôn có một mâu thuẫn giằng xé giữa nỗi “nhớ nhung, khao khát, đợi chờ” và sự mặc cảm khi nghĩ đến thái độ kinh sợ của mọi người khi nhìn thấy anh. Tâm lý ấy được miêu tả thật đặc sắc và xúc động trong cảnh Tường tìm về đến nhà trong một buổi tối trời mà vẫn không dám vào, chỉ dám đứng nhìn người thân từ xa trong đớn đau vô tận. Cũng trong đêm đó cả gia đình nhỏ bé yên tĩnh ấy cuộn lên bao sóng gió của lòng người. Cả
người cha già, cả Tường, Thương (vợ anh) không sao ngủ được. Ngòi bút hết sức tinh tế của Sương Nguyệt Minh đã lột tả được những cảm xúc khác nhau trong lòng người nhất là những người lính. Là người lính dũng cảm trên chiến trường giờ đây anh lại thực sự bối rối không biết nên đi theo tiếng gọi của con tim hay lý trí. Nên ở lại với gia đình để được hưởng tình thương yêu từ những người thân hay ra đi để mọi người được yên ổn, khỏi đau lòng khi nhìn thấy hình hài biến dạng của anh?
Bao nhiêu dằn vặt, sự lựa chọn của Tường là tìm cách ra đi để lại sự bình yên cho ngôi nhà của mình. Vẫn là tính cách kiên nghị luôn biết hi sinh vì người khác, song hình tượng người lính được Sương Nguyệt Minh miêu tả có chiều sâu hơn. Tính cách của Tường gợi ta nhớ tới hình ảnh chàng trung uý Êgo trong truyện ngắn Tính cách Nga của Alexei Tolsttoy. Dường như ở đâu, lúc nào những người chiến sĩ cũng có những phẩm chất tuyệt vời như vậy. Khi kể về những chiến công anh hùng của họ đôi khi không cần nói tới những tấm huân chương lấp lánh trên ngực mà nhà văn chỉ cần kể một việc làm giản dị của khi họ vượt lên chính con người mình để dành những điều tốt đẹp nhất cho người thân. Nhà văn không đặt nhân vật của mình vào mối quan hệ với cộng đồng, với tập thể mà đặt họ vào không gian của đời sống riêng tư, khuôn viên gia đình để con người sống với chính mình. Câu chuyện dừng lại ở một cái kết truyền thống, có hậu làm sáng ngời lên vẻ đẹp đầy tình người trong cuộc sống.
Người ở bến Sông Châu được người đọc đánh giá là cái nhìn có sâu sắc khi Sương Nguyệt Minh viết về những người chiến sĩ nữ sau ngày rời khỏi chiến trường. Sau bao nhiêu năm, những người như Mây đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân giành lại hoà bình cho đất nước. Mây được trở về sum họp cùng gia đình. Trong ngày vui khôn xiết được gặp lại những người thân yêu nhất lại đúng vào ngày trái tim Mây quặn đau khi chứng kiến cảnh: người yêu Mây đi lấy vợ. Mặc dù với lời đề nghị “làm lại từ đầu” của tân chú rể, nhưng với bản chất của người lính, với suy nghĩ “đằng nào
cũng một người phụ nữ chịu thiệt thòi”, Mây vẫn chấp nhận những điều thua thiệt về mình. Động viên, chúc phúc cho người yêu mà trái tim nén chặt nỗi đau. Chiến tranh đã lấy mất của chị tuổi trẻ, nhan sắc, tình yêu. Khi đi bộ đội chị là cô gái xinh đẹp nhất làng còn khi trở về là hình hài : “Cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt”. Vết thương trên người cứ mỗi khi trở trời lại làm chị đau đớn, nhưng nào có thấm thía gì với nỗi đau tinh thần, khi ngày ngày chị nhìn sang bên hàng xóm thấy người xưa: “bên kia hàng dâm bụt…như đôi chim cu”, còn chị thì một thân một mình với chiếc nạng gỗ và con búp bê không biết sẽ giành cho đứa trẻ nào!. Biết bao những điều thua thiệt nhưng vẫn là tấm lòng nhân hậu vốn bao dung độ lượng - một bản chất luôn thường trực của người lính :Mây vẫn sẵn sàng giúp đỡ vợ San vượt cạn trong lúc nguy kịch. Bản chất ấy luôn được thể hiện một cách nhất quán trong từng hành động của Mây xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.
Cũng viết về hình tượng người lính sau chiến tranh trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo lại phản ánh nỗi khổ đau mất mát của những cô thanh niên xung phong sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của núi rừng Trường Sơn. Chiến tranh khiến họ có một cuộc sống “không bình thường” với một chuỗi ngày cô đơn đến rợn người và những chuỗi cười ma quái, để về sau kẻ thì chết thê thảm, người thì sống dở, chết dở với những vết thương tinh thần không gì có thể xoa dịu. Trong truyện. Võ Thị Hảo đã cho nhân vật của mình nói lên những điều rất xúc động : “Việc chiến tranh lôi những người phụ nữ vào cuộc chiến thật là khủng khiếp. Tôi sẵn sàng chết hai lần để cho họ khỏi rơi vào lâm vào cảnh ấy”. Và kết thúc truyện của Võ Thị Hảo thật đớn đau, khi nhân vật chính cuối cùng bị mất hết : tuổi trẻ, tình yêu và sự bình yên trong cuộc sống, cô ra đi mà không biết đến nơi đâu. Còn trong Người ở bến Sông Châu với cái nhìn yêu thương, đầy cảm thông, chia sẻ của tác giả, kết thúc truyện vẫn là niềm hi vọng về người đồng đội năm xưa về xây cầu và trăn trở với những lời ru của Mây.