Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học, một kiểu kết cấu thường thấy trong văn xuôi hiện nay là kết cấu mở. Không giống với kiểu kết thúc truyện ngắn truyền thống thường đóng lại ở chỗ những mâu thuẫn tình tiết dừng lại và được giải quyết trọn vẹn, kiểu kết này khiến tác phẩm kết thúc ngay cả khi các tình tiết vẫn trên đà phát triển, từ đó gợi mở ra những cách tiếp cận khác nhau cho người đọc. Tác giả Lê Thị Hường khi nghiên cứu về truyện ngắn đương đại Việt Nam chỉ ra rằng: “Về mặt xây dựng cốt truyện, hình thức kết cấu của truyện ngắn hôm nay phần lớn vượt ra khỏi kết cấu của truyện ngắn truyền thống ( tức là kết cấu theo mô hình “kết thúc có hậu”)…truyện ngắn hôm nay có kết cấu tự do hơn. Đặc biệt đoạn kết truyện ngắn hôm nay khá đa dạng” [36 tr29]. Trong đó nổi bật lên là kết cấu ngỏ, mở ra khả năng đồng sáng tạo cho tác giả.
Kiểu kết cấu mở xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh, tiêu biểu cho kiểu kết này là những tác phẩm: Người ở bến sông Châu, Mây bay cuối đường, Đàn bà, Đồi con gái, Tha phương….Trong Người ở bến Sông Châu và Tha phương, kết thúc truyện không dừng lại một cái kết trọn vẹn. Cuối truyện Tha phương nhân vật tôi nhận ra chân tướng của người tình nhân phản bội, quyết tâm từ bỏ mọi thứ
đi vào Nam kiếm sống. Hay trong truyện Người ở bến sông Châu kết thúc truyện vang mãi trong lòng người đọc là tiếng hát ru của dì Mây: “Giọng ầu ơ từ bến sông Châu lan xa, vang vọng. Lính công binh bắc cầu chợt dừng tay hàn, lắng nghe. Tiếng ru lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa sau êm ái, trong sáng, mênh mang ngân nga sâu lắng tận sâu thẳm con tim người lính” [23;44]. Câu chuyện không kết thúc ở sự vẹn nguyên của số phận nhân vật mặc dù xu hướng của hai truyện này lúc đầu đều hướng tới việc khái quát một kiểu người trong xã hội. Với kiểu kết này nhà văn muốn mở ra cho người đọc cái nhìn đầy hi vọng về số phận của các nhân vật. Dù truyện chưa có kết thúc cụ thể nhưng đã gieo vào lòng người đọc niềm tin nhân hậu về những gì tốt đẹp đến với những con người có tình thương và nghị lực trong cuộc sống.
Trong Đồi con gái, Sương Nguyệt Minh lại đem đến cho người đọc một cách kết hoàn toàn bất ngờ và thú vị. Nhà văn không định đưa người
đọc đến một cái kết rõ ràng cụ thể, hay nói đúng hơn là không muốn dừng câu chuyện lại ngay cả khi những dòng ngôn từ đã hết. Số phận của ông Trần, của người con gái trên bãi cát và của cả những người khách thăm đảo không biết rồi sẽ ra sao?. Với cách kết thúc truyện ngắn này nhà văn muốn gửi gắm thông điệp tới bạn đọc : Hòn đảo ấy vẫn tồn tại như nghìn xưa và nghìn sau vẫn thế, cũng như cuộc sống sinh tồn, đời sống bản năng, niềm khao khát hạnh phúc của con người mãi mãi không bao giờ đổi thay. Cái kết trong Đồi con gái khiến cho chúng ta liên tưởng tới lời nhận xét của Phó giáo sư Đặng Anh Đào về cách kết truyện thường thấy trong tác tác phẩm mang màu sắc huyền thoại của Nguyễn Huy Thiệp, đó là “kết thúc huyền thoại thường là mở, bản thân huyền thoại thật sự bao giờ cũng là một hệ thống chứ không phải là một cốt truyện có đầu đuôi”
Trong tập truyện Dị hương, truyện ngắn Đàn bà viết về người vợ nhân
ái, cưu mang cô gái trẻ - người tình của chồng mình: giặt áo thun vàng, bộ
đồ unrwear hiệu Triumph màu đỏ và quần bò đũng đẫm máu”. Cái kết truyện Đàn bà, anh cố tình “bỏ lửng” đến chỗ người chồng về bất ngờ chứng kiến cảnh người tình đang làm công việc ô sin trong nhà mình, rồi anh…dừng bút. Đây là cái kết mở, không phải là cái kết có chứa yếu tố huyền thoại mà chỉ là một tình huống tưởng tượng của người vợ. Cái kết không rõ thực hay mơ về cuộc đối mặt tay ba không kém phần khắc nghiệt và đau khổ khi người chồng trở về sau chuyến công tác dài. Người đọc băn khoăn không biết mọi chuyện sẽ diễn ra như thế nào khi sự thật người chồng trở về nhìn thấy người tình nhân đang làm người giúp việc cho gia đình mình. Cả ba sẽ có hành động và phản ứng ra sao?. Bạn đọc có thể tưởng tượng ra ngay sau đó: Người chồng sẽ sợ hãi nhận lỗi hay rũ tay chối bỏ người tình? Cô bé sẽ van xin hay ngẩng mặt cao đầu lạnh lùng bước ra khỏi chốn ấy? Và người vợ sẽ ứng xử với chồng như thế nào?... tuỳ bạn đọc
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2
- Kết Cấu Đảo Lộn Trật Tự Thời Gian Của Sự Kiện
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4
- Nhân Vật Người Phụ Nữ Qua Vẻ Đẹp Ngoại Hình
- Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Không Gian Nghệ Thuật
- Khắc Họa Hình Tượng Nhân Vật Thông Qua Các Chi Tiết Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
tưởng tượng ra một kiểu diễn biến câu chuyện. Lúc ấy bạn đọc cũng là người sáng tác. Mỗi tình huống có thể xảy ra tuỳ theo sự tưởng tượng của bạn đọc. Chính kiểu kết cấu này tạo ra cho tác phẩm một đời sống riêng, làm phong phú thêm ý nghĩa của tác phẩm. Đó chính là cái chiêu của nhà văn “gừng già” hay sự “đỏng đảnh” của một cây viết chín muồi. Và như tác giả từng tâm sự: “Tôi có ý thức sáng tác như thế. Nó là một thủ pháp kết truyện mà bất cứ nhà văn nào có bản lĩnh cũng đều làm được”.
1.2.5.Kết cấu đan xen nhiều mạch truyện
Sự phức tạp và đầy biến động của đời sống xã hội sau đổi mới đã làm nảy sinh rất nhiều phương diện và phạm vi hiện thực mới mẻ cần được khám phá, lý giải. Xu hướng phản ánh cuộc sống đa chiều đã xuất hiện nhiều trong những truyện ngắn thời kỳ sau này. Sự chuyển đổi từ loại cốt truyện một mạch thẳng sang cốt truyện đan xen nhiều mạch truyện là một biểu hiện rõ nét của sự đổi mới nghệ thuật trong truyện ngắn hiện đại. Do
đó cốt truyện được tổ chức linh hoạt và tinh tế hơn với nhiều ngã rẽ, nhiều mạch truyện. Kiểu cốt truyện lồng được hình thành bằng cách lắp ghép các mảnh cốt truyện khác nhau, soi sáng cho nhau từ đó làm bật lên ý nghĩa của câu chuyện. Kiểu cốt truyện này xuất hiện khá nhiều trong những sáng tác của Sương Nguyệt Minh tạo cho những tác phẩm với khuynh hướng “tiểu thuyết” hoá với dung lượng thông tin lớn, các chi tiết trong tác phẩm rất bề bộn, phản ánh cuộc sống xô bồ, ngổn ngang, hỗn độn.
Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã tạo ra sự đan xen nhiều mạch truyện: mạch quá khứ - hiện tại… nhà văn thường xây dựng cốt truyện có sự xáo trộn về mặt thời gian nghệ thuật, đan xen những sự kiện quá khứ - hiện tại để đối chiếu, soi tỏ nhằm khắc hoạ sâu sắc hình tượng nhân vật và bộc lộ tối đa chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, cốt truyện thường bắt đầu ở thời điểm hiện tại sau đó trở về quá khứ rồi lại tiếp tục quay lại hiện tại. Một số truyện lại có sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại tạo điều kiện cho nhân vật bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, hành động của mình trong các giai đoạn khác nhau. Sự kết hợp giữa quá
khứ và hiện tại trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không chỉ dựa trên diến biến nội tâm nhân vật mà còn ở sự hợp lý, lôgic các sự kiện khiến cho các sự kiện dù ở quá khứ vẫn hiện lên rõ nét, gần gũi như trong hiện tại.
Kết cấu đan xen nhiều mạch truyện được Sương Nguyệt Minh sử dụng trong một số tác phẩm viết về nhiều đề tài khác nhau như: Nơi hoang dã đồng vọng, Đồi con gái, Chuyến đi săn cuối cùng…Với những chi tiết ngồn ngộn được rút ra từ một vốn sống phong phú, nhà văn đưa người đọc vào những câu chuyện đan xen nhiều số phận con người. Nơi hoang dã đồng vọng là truyện ngắn có sự đan xen nhiều mạch truyện. Chuyện về người đàn bà giúp việc vì sơ ý để sổng con mèo Tam thể chửa và bị lão chủ nhà hàng ép biến thành một “món ăn” trên bàn tiệc. Xen vào đó là câu chuyện về bà chủ quán bị rắn độc cắn cụt chân giờ đang ở nhà dưới góc vườn bị lũ chuột gặm nham nhở. Khi người đàn bà chạy trốn khỏi nơi hang hùm miệng sói, bất ngờ gặp được người đàn ông bắt rắn đã cứu mình thoát chết trong gang tấc khi bị rắn độc cắn. Nhà văn lại gợi ra câu chuyện về cái chết oan ức của người mẹ và cuộc đời đầy cay đắng tủi nhục của người cha…Chuyện lồng trong truyện, các sự kiện diễn ra chồng chéo như sự phức tạp bộn bề của cuộc sống, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa loài vật với loài vật, giữa loài vật với con người cứ đan xen vào nhau gợi lên một thông điệp về cách ứng xử của con người với đồng loại và với thiên nhiên quanh mình.
Chuyến đi săn cuối cùng là câu chuyện có sự đan xen nhiều mạch truyện. Truyện kể về chuyến đi săn của Mại dượt đuổi theo con khỉ lông mốc xám. Xen vào đó là câu chuyện về cuộc đời cha mẹ Mại, nỗi day dứt của người cha về sự thiếu trọn vẹn của người vợ và những đau khổ giấu kín trong lòng trong suốt bao nhiêu năm qua của người mẹ.
Khác với nhiều nhà văn cùng thời thường dè sẻn trong việc đưa các chi tiết, sự kiện vào trong sáng tác thì Sương Nguyệt Minh với vốn kiến thức phong phú lại có sở trường viết kiểu cốt truyện lồng khiến cho những
tác phẩm của anh ngồn ngộn những chi tiết, anh sẵn sàng “tung” ra thật nhiều tình tiết trong tác phẩm. Có những trường hợp, sự dày đặc của các chi tiết khiến tác phẩm có phần nặng nề, nhưng những truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã khắc phục được điểm này bởi với vốn sống phong phú và “sự già dặn của cây bút chín muồi” đã tạo cho văn chương của anh sự đầy đặn trong nội dung và ý nghĩa của từng tác phẩm.
Viết những tác phẩm về đề tài chiến tranh, Sương nguyệt Minh đã thể hiện rõ tài năng ở việc sử dụng kết cấu đan xen nhiều mạch truyện. Nhiều tác phẩm, nhân vật sống trong hiện tại nhưng phần lớn thời gian lại ngoái về quá khứ. Trong Chuyến tàu đêm nhà văn mở ra không gian hiện tại của một chuyến tàu đêm nhưng thời gian phần lớn của truyện lại miêu tả những kỷ niệm của người lính về núi rừng La Hai về cô gái H’Linh. Kỷ niệm xưa hiện về vẫn còn nguyên vẹn như tự thủa nào. Chuyện kể về người lính năm xưa ở chiến trường Tây Nguyên trong trận mưa lũ ác liệt đã được cô gái H’Linh cứu sống. Những tháng ngày sống ở núi rừng La Hai là những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong cuộc đời anh. Sau chiến tranh với công việc bộn bề cuốn hút, anh không có thời gian trở lại mảnh đất La Hai, trở về gặp người yêu năm xưa. Nhưng những kỷ niệm ấy mỗi lần nhớ lại làm anh mất ngủ. Hay trong Quãng đời xưa in dấu là câu chuyện về người nữ hoạ sĩ từng sống ở chiến trường biên giới Tây Nam. Không gian truyện mở ra là cảnh người chồng bán đi bức tranh kỷ niệm về những ngày đi thực tập tại biên giới và người mua bức tranh kỷ niệm ấy lại chính là người bạn đã cứu cô thoát chết trong cảnh bom đạn khốc liệt. Quá khứ, hiện tại đan xen lẫn lộn, những kỷ niệm xưa lại ùa về trong suy nghĩ của người nữ hoạ sĩ. Câu chuyện cứ thế tiếp diễn trong dòng hồi tưởng của nhân vật. Ở Hòn đá cháy màu lửa lại nói về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai người lính ở hai chiến tuyến đưa cả hai người cùng tìm về kỷ vật của những ngày chiến tranh khốc liệt, cùng tìm đến tiếng nói chung cho quá khứ, ngay cả những người cùng thời với họ đang quay lưng lại với những gì đang diễn ra .Đề cập đến vấn đề về chiến tranh, hiện thực chiến tranh, Sương Nguyệt Minh muốn đề
cập đến hội chứng lãng quên quá khứ hay sự tha hoá của con người sau chiến tranh.
Bên cạnh việc sử dụng cốt truyện lồng, Sương Nguyệt Minh còn thể hiện sự phong phú trong bút pháp nghệ thuật qua kiểu kết cấu liên văn bản. Đặc biệt trong một số tác phẩm truyện có sự đan xen cả những vần thơ như: Đi qua đồng chiều, Dị hương, Hoàng hôn màu cỏ biếc, Đồi con gái…Những trích đoạn thơ đã làm rõ hơn một ý tưởng, một tình huống, một trạng thái tâm lý của nhân vật. Những đoạn thơ được sử dụng đều mang tính trữ tình sâu sắc, phù hợp với tâm lý nhân vật đặc biệt làm cho văn phong của anh trở nên giàu tính biểu cảm và trữ tình hơn.
Qua những nét đặc trưng trong kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng ta nhận thấy bên cạnh sự phát huy kết cấu truyền thống là sự nỗ lực cách tân không ngừng của ngòi bút trẻ theo khuynh hướng hiện đại. Cốt truyện ở đây được nới lỏng tới mức tối đa và trở thành truyện không có cốt truyện; cốt truyện có sự đan xen nhiều mạch truyện và cốt truyện có kết thúc độc đáo tạo điểm nhấn. Kết cấu cũng linh hoạt hơn với kiểu kết cấu tâm lý, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đảo trật tự thời gian sự kiện. Với những nỗ lực đó của Sương Nguyệt Minh đủ để ta ghi nhận sự thành công của anh về thể loại truyện ngắn.
Chương II: Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn sương nguyệt minh
2.1. Những phát hiện của nhà văn về con người
M. Gorki cho rằng: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng. Nhân vật là hình thù con người mặc cái áo ấy”. Khi viết một tác phẩm, yếu tố luôn
được đề cao là thế giới nhân vật. Nhân vật đóng vai trò trung tâm không thể thiếu đối với bất kỳ một tác phẩm văn học nào: “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì nó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng” [16,Tr 277] và “chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [16;Tr 297]. Bởi nhân vật văn học chính là con
đẻ tinh thần cuả người nghệ sĩ, cũng là sản phẩm tinh thần của thời đại. Xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học chính là việc miêu tả con người của nhà văn. Qua hệ thống nhân vật của mình, tác giả thể hiện được năng lực khám phá, phát hiện của mình về con người và cuộc sống.
Nhìn nhận lại một quá trình của nền văn học nước ta trong khoảng năm mươi năm gần đây có thể thấy một sự thay đổi rất lớn trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật. Nếu như nền văn học giai đoạn trước đổi mới nhân vật văn học chịu ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật truyền thống, con người được nhìn nhận ở góc độ con người cộng đồng, con người công dân với nét tính cách đơn giản, xuôi chiều. Hình tượng trung tâm văn học thời kỳ này là người chiến sĩ, công nhân, nông dân…trên các mặt trận chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Văn học thời kỳ đổi mới vẫn khai thác những hình tượng đó nhưng cách khai thác không đơn giản, xuôi chiều như trước. Nhân vật văn học giai đoạn này được miêu tả đầy đủ hơn về cả tính cách lẫn đời sống tinh thần, nhân vật gần với đời thực hơn và
cũng phức tạp, đa chiều hơn. Quan niệm của nhà văn về con người đã thay đổi so với trước, nhà văn không còn có cảm hứng xây dựng những con người với “ những hạt ngọc ẩn chứa trong bề sâu tâm hồn”, không đặt nhân vật trong “ bầu không khí vô trùng” nữa mà đặt họ vào giữa những bộn bề của cuộc sống thường nhật, vì thế mà “khuôn mặt” của các nhân vật cũng gần gũi hơn, phong phú hơn, như Nguyễn Văn Long đã nhận xét: “Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác và với chính mình…Con người được khám phá, soi chiếu ở nhiều bình diện và nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát” [10;Tr16]. Truyện ngắn với những đặc điểm riêng của thể loại thường đi sâu khai thác một khía cạnh của nhân vật, một trạng thái, một tình huống mà ở đó làm nổi bật nhất vấn đề mà nhà văn muốn truyền tải. Từ sau 1975, văn xuôi đặc biệt là truyện ngắn đã có những bước khởi sắc và tín hiệu đáng mừng. Nó không chỉ miêu tả con người ở những gì chung chung ở vẻ đẹp hình thức mà nó hướng đến con người cá nhân, đi sâu vào miêu tả thế giới bên trong của con người : “sự hàm súc, cô đọng, sự khai thác theo chiều sâu số phận và nội tâm con người, tính tập trung chủ
đề và triết lý, những gợi mở và đối thoại tạo cho truyện ngắn một chất liệu mới vượt ra khỏi cái khung chật hẹp của thể loại” [5;43].
Càng về giai đoạn sau, văn học càng đi sâu vào góc độ đời tư của con người, các nhà văn luôn cố gắng đào sâu vào các góc cạnh tâm lý của từng cá nhân, tạo nên nhiều kiểu nhân vật mà trước đây chưa từng xuất hiện như
:con người cô đơn, con người giả cổ tích, giả lịch sử, con người tâm linh….
Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đa dạng các nhân vật. Mỗi nhân vật lại được khắc hoạ một cách rõ nét, có cá tính riêng. Ngoài hình tượng