1.1. 3. Tình huống tự nhận thức
Tình huống tự nhận thức vốn là thế mạnh của nhiều tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam mà thành công nhất phải kể đến cây bút lừng danh Nguyễn Minh Châu. Nhà văn đã rất thành công khi để nhân vật của mình tự nhận thức. Trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh sau khi chứng kiến cuộc đời lam lũ của người đàn bà hàng chài đã nhận ra triết lý : Nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời, nghệ thuật chỉ có giá trị khi phục vụ cuộc đời, cần có cách nhìn đa dạng nhiều chiều về nghệ thuật và cuộc đời.
Thông thường ở mỗi nhà văn đều có một cách khác nhau trong việc xây dựng tình huống tự nhận thức. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói về kiểu tình huống này như sau: “Có những nhà văn lại cố tình đưa nhân vật của mình vào những va chạm bình thường, hàng ngày, những tình thế giao tiếp hàng ngày, ai cũng nhiều lần trải qua và các tình thế xảy ra lại nằm ngay trong tâm trạng, tính cách nhân vật”. Là nhà văn có sự kế thừa và phát huy nền nghệ thuật của những lớp nhà văn trước hơn nữa lại là người có biệt tài xây dựng những tác phẩm truyện ngắn, có cốt truyện rõ ràng, có tình huống nhiều xung đột, song ở mỗi tác phẩm khác nhau Sương Nguyệt Minh lại khéo léo đưa ra tình huống tự nhận thức ở những khía cạnh khác nhau. Kiểu tình huống này thường được xây dựng một cách tự nhiên, nhà văn để cho nhân vật đứng trước một vài vấn đề của cuộc sống, để từ đó nhân vật chiêm nghiệm, hoặc vỡ lẽ về một điều gì đó. Tình huống tự nhận thức không tạo nên những xung đột gay cấn mạnh, mà điều tác động đến nhân vật đôi khi chỉ là những sự việc thông thường nhỏ nhặt của cuộc đời, thế nhưng nó lại khơi cho nhân vật tình huống tự nhận thức hoàn cảnh, tự đánh giá lại bản thân và đôi khi thay đổi cả quan niệm sống của mình.
Trong Chuyến đi săn cuối cùng cốt truyện xoay quanh lòng nghi kỵ về sự thay lòng đổi dạ của nữ giới. Trong đó Mại- người thanh niên trong
truyện làm nghề thợ săn, ngay từ nhỏ đã được cha dạy cách săn bắn và chỉ toàn nhằm những giống cái mà bắn. Người cha của Mại cả đời luôn ám ảnh nỗi day dứt về sự thất tiết của người vợ trước khi kết hôn nên suốt cuộc đời đi săn, ông luôn tìm giống cái mà bắn. Lời lẽ cay độc “giống cái là cái loại bạc tình” luôn ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của Mại bởi chính bản thân anh cũng hai lần bị phụ tình, anh đã đau đớn đi qua những mối tình bị phụ bạc với cô gái cùng làng mang tên Sim, và sau đó với cô bé chíp hôi mà anh đã cưu mang suốt thời gian dài. Anh căm ghét phụ nữ và không ngừng dượt đuổi theo con khỉ cái mà bắn, nhưng khi chứng kiến cảnh Sim - Người yêu cũ chăm sóc chu đáo lúc chồng ốm đau: “vạch áo ấn núm vú vào miệng Lùng. Tay phải đỡ đầu, tay trái Sim nặn sữa. Người ốm bú tóp tép rất khó nhọc. Và ở bên là thằng bé níu áo mẹ, cười trơ lợi”. Hay tận mắt chứng kiến cảnh khỉ đực bị thương: “ Khỉ cái nhe răng cắn chặt rút mũi tên ra và nhai lá thuốc đắp vào vai khỉ đực…khỉ cái bứt lá cây chụm lại thành hình cái phễu ; một tay cầm phễu, một tay nặn vú đang cương sữa. Sữa chảy vào phễu lá, rồi chảy xuống mồm khỉ đực”. Chứng kiến những cảnh tượng đó thì những suy nghĩ và định kiến của Mại đã hoàn toàn thay đổi về nữ giới, về giống cái.
Một trò đời là câu chuyện về người phụ nữ luôn giữ mãi trong mình hình ảnh về một người đàn ông lý tưởng. Có một gia đình tuyệt vời, một người chồng hết lòng yêu thương vợ con nhưng hình ảnh về Hoan vẫn luôn thường trực trong tâm trí người phụ nữ trong suốt nhiều năm qua. Trong mắt cô, Hoan là người đàn ông tuyệt vời mang một vẻ đẹp lịch lãm, sang trọng của một người nghệ sĩ tài ba. Hoan đã thực sự chinh phục khán giả, chinh phục cô ở vẻ đẹp hào hoa và tài năng huấn luyện đàn khỉ biểu diễn. Sau bao nhiêu năm xa cách cô đã tình cờ gặp Hoan trong rạp biểu diễn với biết bao cảm xúc ùa về: niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp lại người mình thầm yêu trộm nhớ sau bao nhiêu năm xa cách. Nhưng thật trớ trêu khi kết thúc buổi biểu diễn cũng là lúc: “Tôi bất ngờ. Bàng hoàng, tôi đứng
nhìn Hoan, Hoan đang bốc những đồng tiền lẻ trong mũ các con khỉ bỏ vào túi. Hoan móc từng đồng tiền lẻ trong tay con lục lạc. Giọng Hoan bực dọc cáu kỉnh: dân tỉnh lẻ nghèo bỏ mẹ, toàn tiền hai trăm đồng rách”. Hình ảnh con người lý tưởng bao nhiêu năm thầm yêu trộm nhớ, trước mắt cô chỉ là một kẻ lừa đảo, người tình lý tưởng đã bị sụp đổ, đã nhoè đi trong mắt “tôi”.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 1
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4
- Những Phát Hiện Của Nhà Văn Về Con Người
- Nhân Vật Người Phụ Nữ Qua Vẻ Đẹp Ngoại Hình
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Ngay cả những con người có những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời, đôi khi cũng giật mình trước những bài học lớn có thể rút ra từ những câu chuyện nhỏ. Đó là tình huống giúp nhà thơ kiêm hoạ sĩ giàu kinh nghiệm Văn Ngọ ngộ ra nhiều điều sau một chuyến đi chơi về quê một người bạn. Triết lý về cách tiếp cận cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp trong tâm hồn người được gửi gắm nhẹ nhàng qua những điều Văn Ngọ khám phá ra khi được sống giữa đất trời thuần khiết và những người dân quê mộc mạc, nghĩa tình. Hay câu chuyện về anh chàng đạo diễn trẻ trong Đêm mùa hạ tuyết rơi đã nhận thức ra nhiều điều về con người về tình yêu. Lúc đầu anh chìm đắm trong tình ái với cô nhà văn trẻ cùng những lời tỏ tình có cánh: “Em yêu anh, với một tình yêu an lành, thanh thản, da diết và sự đam mê điên cuồng. Bên anh em luôn cảm thấy yên bình. Anh không hiểu được đâu, cái cảm giác yên bình là sự không bao giờ em có được”; “Em càng hiểu rằng định mệnh đã mang anh đến cho em thì định mệnh cũng sẽ làm điều ngược lại nếu em không biết giữ gìn nó… những gì anh có là những gì mà em đang tìm kiếm. Và trong tình yêu này, mọi thứ đúng như em đã hình dung về một tình yêu đích thực, thậm chí vượt quá cả những gì em đã hình dung”. Với những lời ngọt ngào mê đắm, chàng đã chìm trong giấc mộng tình ái và thực sự tin tưởng tình yêu của nàng. Và chỉ khi chia tay, chàng lục tìm quyển Đêm mùa hạ tuyết rơi có dấu son môi nàng tặng không thấy, chàng mới bất ngờ nhận ra cuốn tiểu thuyết Đêm mùa hạ tuyết rơi có dấu son môi gợi cảm của nàng lại được đổ ra từ trong bao tải của người đàn ông mặc áo thổ dân da đỏ in hình con dao quăng. Chàng mới
thực sự vỡ mộng và nhận ra tình yêu “đích thực” của nàng. Vậy là tình yêu mà nàng dành tặng cho chàng bấy lâu nay chỉ là thứ tình yêu thực dụng, không biết đã có bao nhiều người đàn ông mặc chiếc áo thổ dân có hình con dao quăng? Không biết đã có bao nhiêu người đàn ông đi qua cuộc đời nàng?
1.2.Kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh
Theo từ điển thuật ngữ Văn học thì : “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm, kết cấu thể hiện nội dung rộng rãi phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương, đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật ; kết cấu phải đảm nhận chức năng đa dạng bộc lộ tốt chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện hiện tượng thẩm mỹ” [ Dẫn theo Bùi Việt Thắng, 17; Tr99]. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, kịch hay thơ đều có một kết cấu nhất
định. Tác phẩm tự sự hay trữ tình đều có một tổ chức, một trật tự riêng. Tuy nhiên kết cấu của mỗi tác phẩm văn học lại tuỳ thuộc vào tư tưởng, vào tài năng và phong cách của nhà văn. Song tác phẩm dù kết cấu theo cách này hay cách khác đều chung một mục đích là bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Truyện ngắn là một lát cắt, một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống, là khoảnh khắc lóe sáng nhất mà nhà văn chớp lấy mà truyền đến cho bạn đọc. Vì thế truyện ngắn có độ dồn nén rất lớn. Và tất nhiên hơn bất cứ thể loại văn học nào, truyện ngắn cần có một kết cấu chặt chẽ, hiệu quả để truyền tải đến người đọc nhiều nhất nội dung tác phẩm. Vì vậy kết cấu là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sườn cốt cho tác
phẩm. Đồng thời nó cũng góp phần vào việc chuyển tải nội dung tư tưởng, thông điệp của nhà văn tới người đọc.
Trong văn học, kết cấu là một yếu tố của hình thức đảm nhận vai trò tổ chức các thành tố của nội dung tác phẩm như : chủ đề, tư tưởng, tính cách, cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện. Vì thế khái niệm kết cấu luôn
được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu văn học trong những năm gần đây. Và như vậy kết cấu là sự định hướng cho tác phẩm, còn bố cục chỉ là sự sắp xếp các chương, đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định, bố cục chỉ là một phương diện của kết cấu mà thôi.
Là một yếu tố thuộc phạm vi hình thức nên kết cấu chi phối, tác động
đến các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm. “Đối với chủ đề, kết cấu có nhiệm vụ quan trọng nhất là phải tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất và thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất. Còn đối với cốt truyện, nhiệm vụ chủ yếu của kết cấu là tổ chức bố cục cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, xắp xếp các chi tiết, sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát triển mà mục đích cuối cùng là thể hiện chủ đề, tư tưởng và bộc lộ tính cách nhân vật” [20;89]. Suy cho cùng tài năng và ý đồ nghệ thuật của nhà văn được thể hiện trước hết ở kết cấu tác phẩm.
Trong mối quan hệ chặt chẽ với những đổi mới ở phương diện xây dựng cốt truyện, nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh có nhiều khám phá đáng ghi nhận. Qua khảo sát truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi nhận thấy kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh nổi lên ba kiểu cơ bản nhất: Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính, Kết cấu mở, kết cấu sắp xếp nhiều mạch truyện.
1.2.1.Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian của sự kiện
Một trong những hình thức mới mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đem
đến trên phương diện kết cấu là sự đảo lộn trật tự thời gian sự kiện - tức là nghệ thuật trần thuật không theo trình tự diễn tiến của cốt truyện tự nhiên theo thời gian tuyến tính (đi từ nhân tới quả). Đây là kiểu kết cấu trong đó
cách sắp xếp, tổ chức các chi tiết, sự kiện hoàn toàn không theo trật tự thời gian tuyến tính (tức là thời gian lịch sử và thời gian trần thuật không trùng khít). Việc tạo ra sự xáo trộn về thời gian của hệ thống sự kiện xảy ra trong truyện thực là do sự sắp xếp của nhà văn nhằm phục vụ ý đồ sáng tác. Một truyện ngắn thường bắt đầu từ sự xuất hiện của các nhân vật, phát triển thông qua các mối quan hệ, nảy sinh, mâu thuẫn, đưa đến cao trào và kết thúc. Không theo trình tự ấy, kiểu kết cấu hồi cố đưa kết luận lên đầu tác phẩm, sau đó quá trình tìm hiểu nguyên nhân. Hay nói cách khác là truyện ngắn có sự đan xen thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Truyện bắt đầu từ thời điểm hiện tại, trở về quá khứ rồi quay trở về thực tại.
Ta có thể mô hình hoá kiểu kết cấu này như sau:
(1) Thời điểm hiện tại nhân vật xuất hiện
(2) Thời điểm quá khứ: những hồi tưởng
(3) Thời điểm hiện tại: kết thúc truyện : nhân vật chiêm nghiệm
Và như vậy những vấn đề đưa ra không thuận chiều, buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở, phân tích để khám phá. Vì thế người đọc có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thế giới tác phẩm, tự mình tìm hiểu chân lý cuộc sống, nhà văn tránh được lối kể chủ quan, áp đặt, định sẵn. Sự tái tạo trật tự nghệ thuật cho các sự kiện trong cốt truyện cũng là một đặc trưng của tư duy truyện ngắn hiện đại.
Những tác phẩm truyền thống việc xử lý thời gian trong truyện thường
đơn giản, cơ bản là tuân theo trình tự truyện kể, nhưng trong truyện ngắn hiện đại tác giả thường thả lỏng cốt truyện, mở rộng các chiều kích không gian, thời gian để tăng dung lượng hiện thực được phản ánh. Trong nhiều tác phẩm truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có sự đảo lộn các sự
kiện, biến cố tạo nên sự không trùng khít của thời gian lịch sử và thời gian trần thuật. Thời gian quá khứ- hiện tại- tương lai được trộn lẫn tuỳ vào dòng ký ức của nhân vật tuỳ thuộc vào ý đồ sáng tác của tác giả. Có thể kể đến những tác phẩm có kết cấu đảo trật tự thời gian tuyến tính nổi bật như: Mười ba bến nước, Nơi hoang dã đồng vọng, Bản kháng án bằng văn, Chuyến đi săn cuối cùng, Đồi con gái…
Bản kháng án bằng văn có thể coi là một tác phẩm thành công về cả nội dung tư tưởng cũng như sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm kể về nỗi đau của một người con gái bị người tình phản bội và trớ trêu thay kẻ gây ra đau khổ đó lại chính là người tình nhân của dì “khi tôi tự mắt chứng kiến cảnh làm tình của hắn và dì ngay trong ngôi nhà của mình”. Tôi đau đớn chứng kiến cảnh tượng đó. Kẻ phản bội đã bị tôi đâm chết. Tôi đã vô tình gây ra cái chết của dì.
Trình tự được kể Thời gian xảy ra sự kiện
1. Hôm nay là ngày cuối cùng hết thời hạn kháng án Hiện tại
2. Bố tôi lấy dì Hảo, dì đối xử tốt với chị em tôi Quá khứ rất xa
3. Dì Hảo bỏ dạy tiếng Anh đi làm ở công ty Quá khứ xa
4. Dì Hảo kiếm được nhiều tiền, gia đình tôi có nhiều thay đổi
5. Cha tôi nghỉ hưu Quá khứ gần
6. Tôi bị Đê Vit Can lừa
7. Tôi chứng kiến cảnh làm tình của Đê vit Can và dì Hảo Quá khứ rất gần
8. Tôi đã đâm chết ĐêVit Can gây ra cái chết của dì Hảo Quá khứ rất gần
9. Nhiều người đứng ra bảo vệ tôi Hiện tại
10. Tôi không sợ chết nhưng tôi muốn sống Hiện tại tiếp diễn
Như vậy trật tự thông thường trước - sau của thời gian sự kiện đã bị phá vỡ. Nếu đánh dấu trình tự sự kiện bằng các con số thứ tự, còn thời gian xảy ra sự kiện là A2 ( Quá khứ rất xa), A3,A4 (Quá khứ xa), A5,A6 (Quá khứ gần), A7,A8 (Quá khứ rất gần), A1, A9 (Hiện tại); A10 (Hiện tại tiếp diễn)
ta có mô hình xử lý thời gian như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10
Nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy các mốc thời gian quá khứ - hiện tại đan xen vào nhau tưởng như không theo một lôgic nhất định, nhưng ngầm chứa trong đó là những nhân tố hợp lý, bởi đây là câu chuyện được kể bằng chính sự hồi tưởng của nhân vật “tôi” với nỗi đau đớn, ân hận về những sự việc đã xảy ra.
Mười ba bến nước là câu chuyện ám ảnh sâu sắc trong lòng bạn đọc về nỗi bất hạnh của người phụ nữ tên Sao. Năm lần sinh nở với hi vọng được làm mẹ vuông tròn thì lại là năm lần thất vọng khi Sao sinh ra những đứa con đều là những cục thịt đỏ hỏn, không thành hình người. Sao sống trong mộng mị nửa tỉnh, nửa điên. Những lời đồn thổi về con thuồng luồng luôn ám ảnh trong suy nghĩ và trong giấc mơ của Sao. Cả cuộc đời của nhân vật chính chìm trong những nỗi bất hạnh của đời thực và gánh nặng tâm lý của những lời dị nghị đồn thổi. Câu chuyện bắt đầu bằng thời gian hiện taị với một sự kiện ngược đời: “Tôi lấy vợ mới cho chồng. Một chuyện lạ chưa từng xảy ra ở làng Yên Hạ”, điều này khiến cho tác phẩm càng tăng thêm sức cuốn hút. Từ chuyện lạ đang diễn ra ấy, những chiều kích thời gian trong cuộc đời con người mở ra. Chuyện bắt đầu bằng sự ra đi, “trốn chạy” trong đau khổ, bẽ bàng, kết thúc bằng một chuyến trở về gian truân cũng không kém. Câu chuyện cứ thế tiếp nối đứt đoạn theo sự hồi tưởng của nhân vật tôi - người kể chuyện. Mạch kể của truyện không dễ dàng để ta nắm bắt bởi có sự đan xen quá khứ - hiện tại rất chồng chéo. Ta có thể lôgic hoá mạch truyện theo sơ đồ sau: