Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4


Mạch truyện theo thời gian tuyến tính

Sự kiện 1: Những lời đồn thổi về con thuồng luồng

Sự kiện 2: Ngày tôi cưới chồng, Tào đảo ngũ. Cưới vợ được một hôm, chồng tôi đi bộ đội

Sự kiện 3: Tôi ở nhà đợi chồng và chịu tiếng oan

Sự kiện 4: Chiến tranh kết thúc, chồng tôi trở về. Tôi đã được minh oan

Sự kiện 5: Tôi sinh nở lần đầu vào một buổi trưa, tôi sinh ra cục thịt đỏ hỏn chỉ có cái miệng tròn tối om há hốc ra ngậm vào như cá mắc cạn lúc sắp chết.

Sự kiện 6: Tôi tiếp tục sinh ra quái thai vẫn là những cục thịt đỏ hỏn Sự kiện 7: Tôi nằm mơ về con thuồng luồng

Sự kiện 8: Vợ chồng tôi đi khám, chồng tôi đã bị nhiễm chất độc màu da cam

Sự kiện 9: Vợ chồng tôi đến thăm bạn cũ, anh bạn cũng bị nhiễm chất độc màu da cam những đứa con đầu sinh ra đều dị dạng nhưng khi cưới vợ mới vợ chồng anh lại sinh được thằng cu bụ bẫm

Sự kiện 10: Chồng và mẹ chồng muốn giải phóng cho tôi và cũng muốn có người con nối dõi. Tôi đành lập kế hoạch lấy vợ mới cho chồng

Sự kiện 11: Tôi lấy vợ mới cho chồng, người vợ của chồng là bạn thân tôi Sự kiện 12:Tôi sống một mình trong cô đơn, người vợ mới lại tiếp tục sinh ra quái thai, không chịu nổi gánh nặng nhà chồng cô đã bỏ đi

Sự kiện 13: Tôi quyết định sang sông về với chồng

Đó là mạch truyện đã được chúng tôi sắp xếp theo trật tự tuyến tính để tiện theo dõi. Còn đây là mạch kết cấu của truyện:

Sự kiện 11->Sự kiện 5-> Sự kiện 1-> Sự kiện 2->Sự kiện 3->Sự kiện 4

->Sự kiện 5-> Sự kiện 6-> Sự kiện 7-> Sự kiện 8->Sự kiện 9->Sự kiện 10

->Sự kiện 12->Sự kiện 13.

Như vậy theo kết cấu của truyện ta thấy có sự đảo lộn trật tự của các chi tiết, sự kiện theo mô hình:


(11),(5),(1),(2)(3),(4),(6),(7),(8),(9),(10),(12),(13)

Với kiểu kết cấu đảo lộn trật tự thời gian sự kiện như vậy tác giả đã để cho nhân vật miên man bộc lộ suy nghĩ, hành động, tình cảm của mình

đồng thời độc giả cũng phát huy tối đa sự theo dõi, phân tích để tìm ra mạch truyện, mở ra khả năng đồng sáng tạo ở bạn đọc. Đây chính là một nỗ lực cách tân nghệ thuật truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đáng được chúng ta ghi nhận.

1.2.2.Kết cấu tâm lý

Khi bộ môn tâm lý học ra đời thì ảnh hưởng của nó lan sâu vào các bộ môn nghệ thuật, trong đó văn học chịu ảnh hưởng rõ rệt. ë Việt Nam, Hồ Biểu Chánh là tác giả sớm nhất sử dụng miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của mình và đã có những thành công nhất định. ë lĩnh vực truyện ngắn đầu thế kỷ XX ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo nhất là nhà văn Nam Cao. Trong truyện ngắn hôm nay, kết cấu tâm lý được sử dụng khá nhuần nhuyễn. Hẳn nhiên mạch truyện được triển khai theo tâm lý nhân vật nhưng vẫn phải neo vào các sự kiện, dựa vào các sự kiện. Do vậy

để có một truyện ngắn hay, người viết không chỉ miêu tả tâm lý mà là phân tích tâm lý, phân tích gắn với sự kiện và chỉ có sự kiện ấy thì tâm lý nhân vật mới biểu hiện một cách rõ rệt nhất. Các sự kiện ấy gọi là tình huống tâm lý.

Kiểu kết cấu tâm lý này thường mở đầu bằng việc nhân vật xuất hiện trong một cảnh huống tâm lý, hoặc thời gian khởi đầu của diễn biến tâm lý để người đọc tò mò tìm hiểu nguyên nhân. Và sau đó tác giả lật lại hồ sơ cảnh huống và phân tích tâm lý nhân vật với sự đan xen: Quá khứ- hiện tại; thực- mộng; khi kết thúc thường là một kết thúc biểu hiện của tâm lý nhân vật.

Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, kiểu kết cấu tâm lý này khá phổ biến: Khảo sát qua 10 truyện ngắn có đến 8 truyện ngắn xuất hiện tình huống tâm lý. Đọc những tác phẩm của anh, người đọc như trôi theo dòng


diễn biến tâm trạng của nhân vật. Và như đã nói ở trên, ở lối kết cấu tâm lý này dù dựa trên những diễn biến tâm lý của nhân vật nhưng vẫn phải có sự kiện, tình huống để những tâm lý đó được bộc lộ rõ nét nhất. Có thể nói nghệ thuật kết cấu là nghệ thuật tình huống. Tình huống ở đây không cần

đến những mâu thuẫn gay gắt như kịch nhưng nó là cái cớ chắc chắn, hết sức cụ thể và mang tính riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật dựa vào nhau để thể hiện đắc lực tất cả ý định của tác giả. Đánh giá vài trò của tình huống truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Minh Châu trong Trang giấy trước đèn cho rằng: “Những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống và một vài sự kiện diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi (hoặc có thdồn dập và không bình thường) nhưng bắt buộc con người ở vào tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại” [5; 252].

Do đặc trưng truyện ngắn hết sức cô đọng, nên thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt bằng những tình huống. Nhưng “mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình huống thì truyện ngắn đó lập tức bị phá vỡ”{1; 64}

Trong kết cấu tâm lý, để khăc hoạ sâu sắc nhất bản chất tâm lý nhân vật, nhà văn thông thường xây dựng tình huống tâm lý. Để làm rõ hơn vấn

đề tình huống tâm lý trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi sử dụng phương pháp lập bảng thống kê những truyện ngắn tiêu biểu nhất.

Tên

phÈm

tác

Tình huống tâm lý

Cảm xúc của nhân vật xuất hiện

trong tình huống đó

Người

bến Châu

ở Sông

Ngày Mây khoác ba nô trở vê làng đúng vào ngày người yêu cưới vợ

Mây tránh cưới.

đau

ánh

§ã

đớn nhắm mắt lại

đèn măng xông là thứ ỏnh sáng

trèn

đám hạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4




phúc của người tình xưa chiếu vào tận trong sâu thẳm lòng. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn châm, chích vào trái tim đang rỉ máu.

Mây mở mắt, xót xa nhìn ngón

chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt.

Đêm làng Trọng nhân

Sau bao nhiêu năm chiến tranh qua đi, Tường bị thương nặng. Anh trở về làng khi biết tin người vợ của mình được làm mối với anh giáo Mười

Tai Tường ù đi. Anh rùng mình nhớ lại: ánh mắt trố ra kinh ngạc của cô gái, lời của bà Còm, tiếng kêu kinh ngạc của thằng bé, cái mặt ông ác, tiếng nói của cha. Lòng anh quặn lại. Ngôi nhà bỗng

trở nên xa lạ

Dòng sông

Tôi và mẹ đã đi tìm

Tôi đau đớn nhận ra : đằng sau tôi

trinh nữ

cha suốt bao nhiêu

là một túp lều ba con người ở đó.


năm. Hình ảnh người

Thằng bé trọc đầu cởi truồng


cha trong suy nghĩ của

nghịch đất, mụ đàn bà lắm lời và


tôi là một người cha

người đàn ông nát rượi.


đáng kính biết bao. Tôi

Tôi sẽ mãi chôn vùi cuộc gặp gỡ


ước ao được gặp cha

với người ấy vào lãng quên và đẩy


một lần.

hình ảnh người ấy ra khỏi cuộc đời



tôi. Người ấy sẽ không có quyền



biết ngoài mẹ tôi còn có một đứa



con gái đang sống trên đời.

Tha

Tôi yêu nàng, được

Tôi buồn đau thắt lòng. Bỗng tôi

phương

nàng chiều chuộng mọi

xây xẩm mặt mày, một chuyện


thứ. Trong lúc chờ xin

cười ra nước mắt. Nghẹn ngào.


việc, tôi đi làm thuê

giận hờn, tủi thân. Tôi cảm thấy



cho một công trình xây

nhỏ bé giữa cõi đời mênh mông.

dựng. Trớ trêu thay

“Hóa ra những ngày ấy nàng sống

người tình nhân của

bằng hai con người. Nàng yêu tôi

ông chủ thầu chính là

và cặp bồ với gã chủ thầu? Nàng

người yêu của tôi bao

lấy tiền của thằng già nuôi thằng

năm nay

trỴ?”

Như vậy với kết cấu tâm lý này, Sương Nguyệt Minh đã rất thành công khi miêu tả những diễn biến tâm lý của nhân vật. Không chỉ diễn tả mà còn phân tích những diễn biến ấy để người đọc có thể hiu sâu sắc nhân vật cũng như chủ đề, tư tưởng tác phẩm.

1.2.3. Kết cấu đơn tuyến

Đây là kiểu kết cấu mà một nhân vật đứng ra kể lại câu chuyện. Đó có thể là câu chuyện do chính nhân vật trải nghiệm, nghĩa là nhân vật đang kể về cuộc đời mình hoặc là những sự kiện, hiện tượng của đời sống mà nhân vật đang chứng kiến. Và với kiểu kết cấu này thì người kể chuyện thường ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, khảo sát qua truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh ta thấy kiểu kết cấu này xuất hiện với tần số rất cao, khảo sát qua 15 truyện ngắn thì có đến 12 truyện ngắn thuộc kiểu kết cấu này .

Trong Tha phương, nhân vật “tôi” đã kể lại câu chuyện của mình trong suốt những năm tháng học đại học. Từ khi bước chân ra khỏi làng với những lời cha dặn chí tình đến khi yêu và được yêu “tôi” luôn sống trong hạnh phúc. Chỉ khi tận mắt chứng kiến cảnh người yêu mình và cũng là người tình của ông chủ nơi mình làm thuê, “tôi” mới vỡ lẽ ra nhiều điều, hoá ra nàng đã lừa mình trong suốt bao năm qua, hoá ra những bộ quần áo mình mang trên người cũng là nhờ nàng đã chăm sóc chu đáo ông chủ mà có. Thật bẽ bàng, thật đau đớn, xót xa, tủi nhục quá. Qua cảm nhận, người

đọc như thấy rõ mồn một câu chuyện như đang hiện hữu trước mắt. Tất cả

đều được kể lại bằng ngôn ngữ đầy xúc động, trong nỗi đau đớn xót xa của nhân vật. Câu chuyện cứ thế lôi cuốn người đọc theo từng dòng sự kiện, chi


tiết đầy bất ngờ, hấp dẫn. Vì thế nội dung câu chuyện được kết nối với nhau rất chặt chẽ, thật đến từng chi tiết.

Trong Nỗi đau dòng họ, nhân vật “tôi” đã thuật lại diễn biến câu chuyện (dựa trên những sự việc có thực xảy ra ở làng quê Bắc Bộ). Chuyện kể về những mâu thuẫn về mối hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ trong một ngôi làng, chỉ vì bộ xương vô chủ không hiểu vì sao táng vào mộ tổ dòng họ Nguyễn đã dẫn đến việc họ Nguyễn và họ Ninh rơi vào một cuộc chiến tương tàn suốt mấy thế hệ: “Đời này qua đời khác ngọn lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ dứt, lúc âm ỉ, lúc bùng lên dữ dội. Làng quê xơ xác, mùa màng thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ mọc đầy đồng, đói nghèo… có người chịu không nổi bỏ đi tha phương cầu thực”. Sự đố kỵ , tình địch của các dòng họ đã gây ra bao oan nghiệt cho những kiếp người. Từ đời ông Đốn, bà Gái đến đời ông Giáo, cô Mây trai gái họ yêu nhau luôn bị cấm đoán, phỉ nhổ và sinh ra những đứa trẻ bị tẩy chay phải chịu nỗi bất hạnh không cha không mẹ. Mối hận thù như bao phủ lên số phận của nhiều kiếp người. Tất cả những câu chuyện đó cứ nối tiếp nhau hiện ra cùng với dòng chảy của ký ức và giọng kể trầm buồn, đau xót của nhân vật “tôi” đã chứng kiến giúp cho ta hình dung đầy đủ nhất về những định kiến lâu đời còn tồn tại trong cuộc sống của những làng quê nghèo Việt Nam .

Đêm thánh vô cùng là câu chuyện rất thật của đời sống thời hiện đại, khi xã hội ngày càng phát triển, con người chạy đua theo sở thích và lối sống cá nhân và đó cũng chính là nguyên nhân mà tình cảm giữa con người với con người ngày càng bị mất dần. Tác phẩm kể về một câu chuyện tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng một triết lý sâu sắc, một hiện thực đáng buồn về tình thân, tình người trong xã hội hiện đại. Nhân vật tôi kể lại câu chuyện rất thật về gia đình mình. “Tôi” trở về nhà trong đêm noel sau chuyến bay suýt mất mạng. Về nhà trong niềm vui hân hoan được gặp lại người thân thì nhân vật tôi lại bơ vơ ngay trong chính gia đình mình. Mọi người lạnh lùng chẳng ai hỏi anh về chuyến đi vừa rồi. Anh hỏi


gì cũng nhận được câu trả lời: “Bình thường!”. Ngồi bên mâm cơm giữa những người thân mà nhân vật tôi thấy xa lạ quá chừng bởi “mỗi người theo đuổi một ý nghĩ xa xôi ở chân trời góc bể nào đó”. Kể về chuyến bay hút chết thì toàn nhận được những lời nói nhát gừng, vô cảm đến gai người. Đứa con gái thì nói : “Máy bay mình không hiện đại bằng máy bay Tây bố ạ”; con trai thì bảo : “Hôm nào bố cho con đi chơi để con thử cảm giác mạnh”; cô vợ lên tiếng: “… nghe nói máy bay rơi mỗi người chết được đền bù 60.000.000 đô la…” khiến cho nhân vật tôi chỉ muốn tự vẫn. Tôi lục tìm quá khứ, tìm về với những kỷ niệm xưa trong đêm noel với Therese Mùi nhớ lại một thời đã qua sống với những kỷ niệm đẹp trước kia mà bao ký ức hiện về ấm áp và thân thuộc quá!. Với cái nhìn tinh nhạy và sắc sảo, nhà văn Sương Nguyệt Minh đã khám phá ra những bi kịch trong cuộc sống riêng tư: Nỗi cô đơn, lạc lõng giữa xã hội văn minh khi đời sống vật chất làm lu mờ những giá trị tình cảm, khiến con người bơ vơ ngay chính trong ngôi nhà của mình.

Với kiểu kết cấu đơn tuyến này người đọc có cảm giác như đang được nghe kể lại câu chuyện rất thật từ một con người cụ thể nào đó và cùng trải nghiệm, đồng cảm với nhân vật. Mỗi câu chuyện như một hồi ký tự thuật của nhân vật về số phận, cuộc đời mình. Với một nhân vật là trung tâm của cốt truyện nên các chi tiết, sự kiện trong truyện được sắp xếp một cách tự nhiên, hợp lôgic theo lời trần thuật của nhân vật chính, cốt truyện được tổ chức mạch lạc theo một tuyến nhân vật duy nhất. Thường thì kết cấu đơn tuyến một người kể chuyện dễ gây tẻ nhạt, đơn điệu nhưng truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đã khắc phục được đặc điểm này bởi ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ.

1.2.4. Kết cấu mở

Truyện ngắn thông thường, đặc biệt là truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh thường được kết cấu theo hai phần rõ rệt: phản ánh hiện thực bằng những chất liệu sống động và một đoạn kết theo định hướng của tác giả;


thông thường đó là cái hiện thực được biết trước. Theo dõi tiến trình câu chuyện, độc giả có thể đoán biết được nó sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Mục đích cao nhất của truyện là khơi gợi niềm tin vào lý tưởng, kết cấu có khả năng tổ chức xắp xếp các chi tiết, sự kiện theo một mô típ đã

định sẵn: “Hình thức kết cấu của truyện ngắn hôm nay phần lớn vượt ra khỏi lối kết cấu của truyện ngắn truyền thống…có kết cấu tự do hơn…kết thúc truyện ngắn hôm nay là kiểu kết thúc để ngỏ” [10;63]. Truyện ngắn nào cũng có một kết thúc, chỉ có điều mỗi truyện ngắn nó lại xuất hiện dưới những dáng vẻ khác nhau: “Thật ra kết thúc tác phẩm là chỗ bộc lộ rất rõ mâu thuẫn giữa yêu cầu của thể loại (tác phẩm nào cũng phải kết thúc) và thực tế đời sống mà tác phẩm lấy làm chất liệu, đời sống vốn liên tục không bao giờ kết thúc” [6; 34]. Kết cấu mở là hướng tìm tòi để kết hợp hài hoà hơn những mặt mâu thuẫn ấy, phù hợp với quan niệm: nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống chưa dừng lại, vẫn còn tiếp diễn thậm chí mới thực sự bắt đầu.

Kết cấu mở là cách thức tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển “chưa hoàn thành” của hiện thực, tác phẩm kết thúc nhưng vẫn còn những dư âm và khoảng để ngỏ trong lòng người đọc. Truyện ngắn có thể không có kết thúc hoặc kết thúc chưa đưa ra một kết luận thoả đáng sau cùng. ë những truyện ngắn theo kiểu kết cấu mở, nhà văn có vai trò đặt vấn đề, gợi mở những cách tiếp cận, đánh giá độc giả trở thành người đồng sáng tạo với tác giả, mỗi câu chuyện sẽ đi trọn hành trình của nó trong nhận thức, tư tưởng của bạn đọc. Để tạo nên những khoảng trống cho tác phẩm, nhà văn thường tạo ra những chi tíêt bất ngờ vào cuối truyện mà không đưa ra lời giải thích thoả đáng. Tất nhiên đó không phải là sự gợi mở tuỳ tiện trong ý thức của độc giả, kết cấu mở phải tạo ra được những định hướng tích cực, bởi: “Sau mỗi kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc vào quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng” [tr 98;34].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023