đại học quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
=== ===
GIANG THị Hà
( mau M58, 126trang, 1 quyen)
ĐặC ĐIểM NGHệ THUậT TRUYệN NGắN SƯƠNG NGUYệT MINH
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2
- Kết Cấu Đảo Lộn Trật Tự Thời Gian Của Sự Kiện
- Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 4
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Luận văn thạc sĩ văn học
đại học quốc gia hà nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
=== ===
GIANG THị Hà
ĐặC ĐIểM NGHệ THUậT TRUYệN NGắN SƯƠNG NGUYệT MINH
Luận văn thạc sĩ văn học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. hà văn đức
MỤC LỤC
Mở đầu 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi và phương phỏp nghiên cứu 6
4. Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương I: Tình huống và kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh8
1.1.Tình huống truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 8
1.1.1.Tình huống hành động 9
1.1.2.Tình huống giàu kịch tớnh 11
1.1.3. Tình huống tự nhận thức 13
1.2.Kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 16
1.2.1.Kết cấu đảo lộn trật tự thời gian của sự kiện 17
1.2.2.Kết cấu tâm lý 22
1.2.3. Kết cấu đơn tuyến 25
1.2.4. Kết cấu mở 27
1.2.5.Kết cấu đan xen nhiều mạch truyện 31
Chương II: Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện ngắn sương nguyệt minh 35
2.1. Những phát hiện của nhà văn về con người 35
2.1.1. Hình tượng nhân vật người phụ nữ 37
2.1.1.1. Nhân vật người phụ nữ qua vẻ đẹp ngoại hình 37
2.1.1.2. Nhân vật người phụ nữ qua khắc hoạ tâm trạng 40
2.1.2. Hình tượng người lính trở về 41
2.1.3. Hình tượng nhân vật cô đơn 46
2.2. Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật 50
2.2.1. Khắc họa hình tượng nhân vật thông qua không gian nghệ thuật
..................................................................................................................... 50
2.2.2. Khắc họa hình tượng nhân vật thông qua các chi tiết nghệ thuật
..................................................................................................................... 55
Chương III: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn sương nguyệt minh 59
3.1. Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 59
3.1.1. Nhân vật lịch sử được kỳ ảo hóa 60
3.1.2. Nhân vật ảo mộng 68
3.1.3. Loài vật được kỳ ảo hóa 72
3.2. Yếu tố kỳ ảo trong nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian 77
3.2.1.Không gian thực nhuốm màu sắc kỳ ảo 78
3.2.2.Không gian mộng ảo 81
3.2.3. Thời gian méng ảo 82
Chương Iv : Ngôn ngữ và giọng điệu 85
4.1.Ngôn ngữ trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 85
4.1.1.Ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ 86
4..1.2. Ngôn ngữ đối thoại 89
4.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 94
4.2. Giọng điệu trần thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh 99
4.2.1. Giọng điệu trữ tình mộc mạc 101
4.2.2. Giọng điệu khách quan gai góc, lạnh lùng 105
4.2.3.Giọng điệu mỉa mai, giễu nhại, bỡn cợt 108
KẾT LUẬN 115
Danh mục tài liệu tham khảo 119
1. Lý do chọn đề tài:
Mở đầu
Thế kỷ XX, song song với quá trình hiện đại hoá văn học, truyện ngắn thực sự có những bước chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt đã góp phần tạo nên diện mạo nền văn học dân tộc. Nhiều nhà nghiên cứu đã từng nhận định đây là thời kỳ “lên ngôi”của truyện ngắn.
Nền Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu
đáng kể cả về nội dung và hình thức, góp phần không nhỏ vào thành tựu chung của nền văn học hiện đại. Thời kỳ văn học truớc 1975 nhà văn - người lính là đội quân sáng tác chủ lực của văn chương Việt Nam, đến khi văn học bước vào thời kỳ đổi mới, những người lính cầm bút vẫn là những tác giả quan trọng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh những nhà văn tiên phong mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn chương như: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu người ta còn thấy lớp nhà văn quân đội trẻ trung xuất hiện và trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Với một cái nhìn mới mẻ, đa diện về cuộc sống họ đã làm phong phú thêm những trang văn viết về người lính, viết về cuộc sống thường nhật. Những đóng góp của họ đã làm phong phú thêm nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Trong số những gương mặt sáng giá của nền văn nghệ quân đội, thì Sương Nguyệt Minh là một trong số những nhà văn quân đội tiêu biểu. Anh xuất hiện trên văn đàn vào khoảng những năm đầu của thập niên chín mươi của thế kỷ XX. Với lòng đam mê và lao động nghệ thuật nghiêm túc, nhà văn đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, rất nhiều bài bút ký, tuỳ bút ...đã
định hình một phong cách riêng vừa ổn định lại không ngừng đổi mới. Trong những năm gần đây, Sương Nguyệt Minh đã nhận được rất nhiều giải thưởng như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ quân đội; Giải thưởng truyện ngắn cây bút vàng của Tạp chí Văn hoá- Văn nghệ Công An (1998- 2001); Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của nhà xuất bản Thanh niên (2004); Giải thưởng cuộc thi Báo văn nghệ (2003 - 2004). Hai lần
nhận giải thưởng sáng tác văn học của Bộ quốc phòng về đề tài “Chiến tranh và người lính” .
Là nhà văn không ngừng đổi mới và sáng tạo, tiếp tục làm mới bản thân, Sương Nguyệt Minh bước vào một thế giới khác thế giới huyền bí đã mở đường cho thế giới văn chương kỳ ảo. Tập truyện ngắn ra mắt gần đây nhất : Dị hương là hoa trái đầu tiên của sự kết hợp ma mị này. Dị hương đã thoát khỏi cách viết về những đề tài quen thuộc của một nhà văn quân đội và cũng được coi là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
Thành công bước đầu của Sương Nguyệt Minh chủ yếu ở thể loại truyện ngắn. Với vốn sống phong phú của một người lính từng đi nhiều,
đọc nhiều, trăn trở nhiều, cộng thêm một tấm lòng nhân hậu luôn hướng về cuộc đời, con người với cái nhìn trìu mến, các sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã cho người đọc thấy được nhiều điều trong cuộc sống: những được- mất, vui buồn trong chiến tranh hay khi đã hoà bình; những mảng sáng - tối của đời sống nông thôn hay thành thị, những góc khuất trong đời sống riêng tư của con người. Đọc văn của Sương Nguyệt Minh, người đọc được bước vào một thế giới nghệ thuật riêng, phong phú, đa chiều với một phong cách văn chương giản dị nhưng không ngừng đổi mới.
Chính vì sự phong phú trong bút pháp truyện ngắn nên người viết chọn đề tài §ặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh để tiến hành thực hiện luận văn với mong muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và hệ thống hơn về nghệ thuật viết truyện ngắn đương đại Việt Nam mà Sương Nguyệt Minh là một trường hợp tiêu biểu nhất.
2.Lịch sử vấn đề:
Nhà văn Sương Nguyệt Minh là một tác giả mới của nền văn học đương đại, xuất hiện trên văn đàn với khoảng thời gian sáng tác chưa thật dài. Đến nay đã có rất nhiều bài báo, tạp chí tập trung đánh giá về truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, điều đó chứng tỏ những sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã được giới độc giả quan tâm, tìm hiểu.
Nhận xét về cách viết văn của Sương Nguyệt Minh, nhà văn Phong
Điệp trên tờ Văn nghệ trẻ (2002) đã từng khẳng định : “Truyện của anh viết kỹ đến từng câu, từng chi tiết. Đặc biệt anh rất dụng công trong việc dựng cốt truyện…Anh viết giống như chuẩn bị bước vào một trận đánh. Lực lượng được chuẩn bị sẵn sàng. Lúc nào cần tung ra, lúc nào đánh chiến thuật… nhịp nhàng, bài bản không tạo cảm giác cứng nhắc. Người đọc hoàn toàn bị người viết dẫn dụ, vừa hồi hộp vừa thích thú”. Nhà văn - nhà phê bình Văn Chinh trong bài viết Tôi muốn có cái lục lạc ấy bằng đất nung (WWW.vanchinh.net ngày 18/12/2008) cũng cho rằng: “Một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của Sương Nguyệt Minh là sự tích tụ các chi tiết và tình huống khác lạ”. Có thể thấy rằng Sương nguyệt Minh đã rất có lý khi lựa chọn thể loại truyện ngắn, bởi với anh nó có sức tải lớn, chứa đựng nhiều tâm tưởng. Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh điều dễ nhận thấy là yếu tố cốt truyện, tình huống và sư đậm đặc của các chi tiết. Bên cạnh đó thế giới nhân vật trong những tác phẩm của anh có những nét tính cách chân thực, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, như Hoài Anh đã nhận xét : “Tâm lý nhân vật được tác giả phân tích khá kỹ, ý nghĩ
®ược biến đổi thành các hành động minh hoạ dẫn người đọc tới thế giới trong câu chuyện” và “Đọc truyện ngắn Sương Nguyệt Minh thấy cuộc sống lần lượt đi qua trang viết nhẹ nhàng, hư và thực lẫn lộn, quá khứ và hiện tại, nam và nữ…”{19}
Nhà văn Khuất Quang Thuỵ trong lời tựa cho tập truyện ngắn Mười ba bến nước thì phát hiện ra “những cái không thông thường” trong cách viết của Sương Nguyệt Minh, ngay ở những “bến nước”đầu tiên trên con đường sáng tác văn học nghệ thuật, từ việc phá vỡ bút pháp truyền thống của thể loại đến việc phá vỡ mô típ, chủ đề và tạo ra sự đa thanh trong tác phẩm. Tất cả những cái “không thông thường” ấy thể hiện sự tìm tòi không mệt mỏi của anh trong quá trình sáng tác . Chính nhờ tìm tòi ấy mà tác phẩm
của anh không ngừng đổi mới, mang lại nhiều phong vị khác nhau trong từng giai đoạn sáng tác .
Nhìn lại quá trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh, các nhà phê bình văn học đều nhận ra những bước chuyển đáng mừng trong văn phong của nhà văn quân đội này. Nếu trong những tập truyện đầu tay như : Đêm làng Trọng Nhân, Người ở bến Sông Châu, Đi qua đồng chiều, Sương Nguyệt Minh được đánh giá là: “mang đến cho người đọc một khuôn mặt văn chương theo lối truyền thống, nhuần nhuỵ từ giọng văn cho đến tên nhân vật trong tác phẩm.” (Thu Phố, Tạp chí Tuyên giáo ,10/2009 ), thì càng về sau với tập truyện ngắn Mười ba bến nước, Chợ tình và đặc biệt là Dị hương, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện sự tìm tòi bứt phá như chính anh quan niệm: “Nhà văn là người sáng tạo không ngừng như dòng sông chảy liên tục chở nặng phù sa tươi tốt bồi đắp cho bờ bãi, ruộng đồng. Dòng sông không chảy là dòng sông lấp, sông chết. Nhà văn ngừng sáng tạo là nhà văn rơi vào lãng quên trong lòng bạn đọc”. Các nhà phê bình quan tâm đến các sáng tác của Sương Nguyệt Minh đã tìm ra con đường vận
động trong văn chương của anh là đi từ “ hiện thực - lãng mạn” đến “ hiện thực - lãng mạn và kỳ ảo”. Nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên đã khẳng định “Nhà văn không nhất thiết phải viết hay hơn người khác nhưng
đến một lúc nào đó, nhà văn phải viết khác mình. Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã làm được điều này” ( Phát biểu nhân dịp ra mắt tập truyện Dị hương). Nhà văn Dili trên tờ An ninh thủ đô (Số 18/10/2009) cho rằng “Trước nay cái tên Sương Nguyệt Minh thường gắn liền với những câu chuyện viết về đề tài chiến tranh và nông thôn bằng ngòi bút dữ dội vẫn lung linh, trữ tình, nên việc ra đời những truyện ngắn ma mị và nhiều tính dục với bút pháp huyền ảo và giả tưởng trong tập Dị hương khiến nhiều người đọc lạ lẫm, bất ngờ”.
ë giai đoạn đầu sáng tác, Sương Nguyệt Minh chủ yếu viết về không gian làng quê với những con người mộc mạc nghĩa tình mà bộn bề những bi