Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2


kịch trước sự tấn công của cơ chế thị trường với tấm lòng lo âu của một người con nặng tình với quê hương. Làng quê chính là mảnh đất giúp tài năng của Sương Nguyệt Minh nảy nở và phát triển nên Sương Nguyệt Minh được nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức nhận xét là :“nhà văn của cảnh sắc làng quê lung linh”. Cũng đề cập đến chất làng quê trong văn chương của Sương Nguyệt Minh, nhà phê bình Đoàn Minh Tâm trong một bài tiểu luận đăng trên báo Quân đội mang tên Không gian làng quê trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (số 11/2009) đã đưa ra một cái nhìn nhận riêng của mình về phong cách của nhà văn và quan trọng hơn là nhà phê bình thấy được ở Sương Nguyệt Minh một tấm lòng yêu quê hương da diết nên những trang văn viết về làng quê đều đậm tính trữ tình với ngôn ngữ giản dị mà giàu chất thơ.

Đến giai đoạn sau, sáng tác của Sương Nguyệt Minh bắt đầu xuất hiện yếu tố kỳ ảo và tính dục, không gian được mở rộng phạm vi cả chốn thị thành. Điều đó cho thấy phong cách sáng tác của Sương Nguyệt Minh không ngừng đổi mới. Nói về tập truyện mới ra mắt Dị hương, nhà phê bình Văn Giá đã gĩi gọn phong cách văn chương của Sương Nguyệt Minh trong ba từ : Hoạt- Phiêu- Thỗ (linh hoạt, phong phú về chất liệu và sự trẻ trung). Ba từ đã phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. Còn nhà phê bình Đoàn Ánh Dương lại khẳng định rõ ràng hơn về sự đổi mới này: “Chất lãng mạn thăng hoa gặp được cái bí nhiệm đã mở lối cho Sương Nguyệt Minh bước vào thế giới kỳ ảo” (Khi chiếc yếm bay lên, Tạp chí văn nghệ Quân đội, 11/2009) .

Điểm qua các công trình nghiên cứu trên các sách báo, tạp chí và các trang Wed có nói đến Sương Nguyệt Minh còn rất sơ lược chỉ là các bài giới thiệu về tác giả, về sách mới xuất bản của anh. Các bài luận văn, nghiên cứu, phê bình mới chỉ khai thác một vài khía cạnh trong phong cách sáng tác chưa định hướng đổi mới và tiếp cận riêng trong các vấn đề chung của truyện ngắn. Ví dụ như bài nhận xét đọc Dị hương của nhà nghiên cứu


¸nh Dương sau khi tập truyện ngắn Dị hương ra mắt, hay bài phát biểu cảm nghĩ của Văn Chinh sau khi đọc tập truyện ngắn Mười ba bến nước.

Khái quát lịch sử nghiên cứu về truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi đã có cơ sở hình thành về mặt thuật ngữ và đồng thời cũng là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện luận văn này.

3. Đối tượng, phạm vi phương phỏp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Vi đề tài §c điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, người viết chú ý đến đối tượng nghiên cứu với tất cả sáu tập truyện ngắn để tìm ra những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh. Với mục đích nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh để thấy được đặc trưng trong phong cách sáng tác, tìm thấy sự vận động, phát triển, chuyển mình của chính nhà văn và thấy được bức tranh xã hội đương đại sắc nét qua các tác phẩm truyện ngắn của anh. Qua đó chúng ta sẽ nhìn nhận thấy sâu hơn hướng đi của nhà văn cũng như sự phát triển của văn học đương đại nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, nhưng để có một cái nhìn tổng thể, trọn vẹn về đặc trưng trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh chúng tôi có liên hệ, so sánh với truyện ngắn của một số nhà văn khác cùng thời .

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh - 2

- Phương pháp nghiên cứu

Khai thác Đặc điểm nghệ thụât truyện ngắn Sương Nguyệt minh, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp hệ thống

Những cách tân nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trên các phương diện: tình huống, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu cần được nhìn nhận một cách hệ thống. Đặt những sáng tác của tác giả trong hệ


thống chung của văn học Việt Nam để thấy vị trí và đóng góp riêng của tác giả trong tiến trình đổi mới hiện đại hoá nền văn học nước nhà.

+ Phương pháp phân tích tỉng hỵp

Phương pháp này giúp cho việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề, các chi tiết nghệ thuật, từ đó khái quát nên những đặc điểm chung về hình thức nghệ thuật trong toàn bộ hệ thống truyện ngắn của nhà văn này.

+ Phương pháp lịch sử

Phương pháp này cho ta thấy những nét đặc trưng nghệ thuật của Sương Nguyệt Minh có sự kế thừa của văn học truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân độc đáo tạo nên dấu ấn riêng của nhà văn.

+ Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp này nhằm làm nổi bật những đặc trưng riêng trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh giữa tương quan với các sáng tác khác trong thời kỳ đổi mới nhất là với sáng tác viết về đề tài chiến tranh.

4. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có bốn chương:

Chương I: Tình huống và kết cấu trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Chương II:Nghệ thuật xâydựng nhân vật truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Chương III:Yếu tố kỳ ảo truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Chương IV: Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh


NỘI DUNG

Chương I

Tình huống và kết cấu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

1.1.Tình huống truyện ngắn Sương Nguyệt Minh

Đã từ lâu tình huống được xem là một yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm tự sự. Riêng với thể loại truyện ngắn là một “lát cắt” của cuộc sống thì yếu tố tình huống càng được đề cao. Cách lựa chọn tình huống là một trong những khâu then chốt tạo nên thành công cho tác phẩm. Đánh giá về vai trò của tình huống, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định : “Quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra được một tình huống nào đó. Từ tình huống bật nổi một tính cách nhân vật, bộc lộ một tâm trạng”. Còn nhà văn Nguyễn Minh Châu lại nhấn mạnh: “Tình huống

đó là sự tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Những nhà văn có tài là những nhà văn giỏi tạo ra những tình thế xảy ra truyện vừa rất cá biệt, vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng”, dù thế nào thì tình huống truyện cũng “đặt nhân vật ở vào tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại” [ Dẫn theo Bùi Việt Thắng, 19,tr 98]. Trong thể loại truyện ngắn, mỗi truyện ngắn có thể có nhiều tình huống nhưng đa số xoay quanh một tình huống nào đó ( trường hợp một truyện ngắn có nhiều tình huống nhưng thực ra không có tính phổ biến, mặt khác trong những tình huống ấy thế nào cũng có một tình huống chính). Nhà văn Nguyễn Kiên quan niệm: “Mỗi truyện ngắn chỉ chứa đựng một tình huống…nếu có đến hai tình huống trở lên, truyện ngắn có thể bị phá vỡ” [ 78,Tr 60]. Nói về vai trò của tình huống, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “Truyện ngắn dẫu sao cũng phải…ngắn do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là điểm huyệt trên cơ thể con người cũng như trên cơ thể


cuộc sống, có những huyệt điểm vào đó làm rung động toàn thể…nhìn chung mỗi truyện ngắn bao giờ cũng được xây dựng trên một tình huống nhất định - nó như cái bản lề để các tình tiết, sự kiện diễn ra xung quanh đó” [26,Tr 56].

Cuộc sống vốn đa dạng nên cũng có vô vàn những tình huống khác nhau, mỗi nhà văn thường chọn cho mình những tình huống riêng phù hợp với dụng ý nghệ thuật của mình. Thạch Lam trong dòng văn học 1930- 1945 thường lựa chọn những tình huống nhẹ nhàng nhưng đầy trắc ẩn để bộc lộ những suy nghĩ của mình về cuộc sống, về con người từ đó bộc lộ những suy nghĩ của mình về con người, về thời đại. Nhà văn Nguyễn Minh Châu lại đi sâu khai thác những tình huống độc đáo giữa cuộc sống thường nhật để từ đó đưa ra cái nhìn sâu sắc về nghệ thuật, về cuộc đời…Ở Sương Nguyệt Minh điều mà người đọc dễ nhận ra là nhà văn không chú tâm xây dựng chỉ một kiểu tình huống mà phản ánh cuộc sống thông qua việc tạo dựng nhiều kiểu tình huống khác nhau. Mỗi kiểu tình huống sẽ là một tính cách hay truyền tải đến bạn đọc một ý đồ tư tưởng nào đó.

1.1.1.Tình huống hành động

Đây là kiểu tình huống thường thấy trong văn chương truyền thống khi nhà văn đặt nhân vật vào những tình huống đặc biệt khiến cho nhân vật tự bộc lộ tính cách thông qua hành động. Tình huống hành động là kiểu tình huống xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh. Khảo sát qua 7 truyện ngắn mà có tới 5 truyện ngắn xuất hiện tình huống hành động. Qua kiểu tình huống này, tính cách nhân vật trong truyện được bộc lộ một cách rõ ràng, nhất quán. Người ở Bến Sông Châu là một câu chuyện đầy cảm động về Mây - người lính đã từng tham gia chiến tranh. Được trở về quê hương, về với gia đình là niềm vui khôn xiết với những người lính từng vào sinh, ra tử với biết bao mất mát, thiệt thòi của đời người con gái. Tình yêu của Mây và San là một mối tình đẹp mà nhiều người hằng mong ước. Về nhà với niềm hạnh phúc ấp ủ trong lòng là được


kết hôn với người mình yêu nhưng trớ trêu thay ngày Mây trở về làng cũng chính là ngày San - người yêu Mây đi lấy vợ. Một nỗi đau xé lòng, bao mong ước hạnh phúc của ngày trở về nay bỗng không còn. Mây khóc nức nở, tủi cho thân phận mình. Sau đó là lời đề nghị “làm lại từ đầu của tân chú rể”- San. Là một người lính từng tham gia chiến trận, Mây sẵn sàng chấp nhận đau khổ về mình để người phụ nữ kia được hạnh phúc. Tiếp đến là việc Mây phải đỡ đẻ cho Thanh -vợ San trong tình trạng vô cùng nguy kịch. Những tình huống ấy được đặt vào trong tác phẩm giống như những bản lề then chốt sẽ làm nổi bật tính cách nhân vật. Với ngòi bút thẫm đẫm chất nhân văn, Sương Nguyệt Minh đã cho nhân vật lựa chọn những điều thua thiệt về mình sau những dằn vặt khôn nguôi. Những hành động đầy tình thương và lòng nhân ái của Mây thể hiện một cách thống nhất bản chất của người lính: giàu tình thương, đức hi sinh và lòng vị tha. Từ đó nhà văn gửi gắm một niềm tin ấm áp vào những người lính, vào người phụ nữ, vào cuộc đời .

Đàn bà đặt nhân vật vào trong một tình huống đầy éo le: người vợ bắt gặp ngay tình địch đang đến tìm chồng mình. Với sự đồng cảm là người phụ nữ từng trải qua những những khó khăn đầu đời, người vợ đã cưu mang cô gái trẻ - người tình của chồng mình đang trong lúc nguy kịch. Bằng sự nhạy cảm của người đã qua thời kỳ sinh nở, bằng tình thương và sự bao dung, người vợ đã chăm sóc chu đáo “ tình địch” của mình : Giặt áo thun vàng, đưa đi nạo hút thai sót…trong lúc cô gái không có nơi trú ngụ thì người vợ lại nhân aí hết mức cho tình địch của mình ở trong nhà mình làm người giúp việc. Qua hành động đó, người đọc cảm nhận được tính nhân văn trong mỗi con người dù người đó chính là tình địch của mình nhưng trong hoàn cảnh khó khăn khốn cùng nhất vẫn sẵn sàng giúp đỡ. Đề cập vấn đề này Sương Nguyệt Minh muốn khẳng định tình thương và lòng nhân hậu sẽ không bao giờ mất đi mà luôn thường trực trong mỗi con người .


1.1.2.Tình huống giàu kịch tớnh

Ấn tượng sâu sắc trong mỗi tác phẩm nghệ thuật là tạo ra được tình huống truyện giàu kịch tính mà ở đó nhà văn phơi bày được nhiều thực trạng cuộc sống và rút ra bài học nhân sinh sâu sắc. Với truyện Đàn bà ngay từ đầu tác phẩm nhà văn đã đặt nhân vật ở tình huống giàu kịch tính nhưng trong Bản kháng án bằng văn, tác giả lại để cho câu chuyện diễn biến từ từ theo lối kể thông thường. “Tôi” được sống trong một gia đình hạnh phúc, có một người cha mẫu mực, một người dì biết chăm lo cho gia đình. Cái làng quê quanh năm nghèo khó của “tôi” đã bắt đầu thay đổi kể từ khi Đê Vít Cung mở công ty may mặc liên doanh. Dì Hảo được tuyển vào làm ở công ty được trả với mức lương hậu hĩnh. “Tôi” làm hướng dẫn viên cho một công ty du lịch. Cuộc đời của dì của tôi và em Quang đã bước sang một trang mới. Gia đình “tôi” sống sung túc. Những thành viên trong gia đình đều đổi thay, chạy đua theo lối sống thời thượng. Tình cảm mọi người trong gia đình bắt đầu bị rạn nứt, mặc dù khi cha khoác ba lô trở về, cha đã làm mọi cách để gia đình trở lại như xưa nhưng mọi sự cố gắng đều vô ích. Dì Hảo đã không còn chăm lo đến gia đình nữa. “Tôi” tự thoả mãn với lối sống buông thả của mình. “Cuộc sống gia đình cứ thế trôi đi, lúc êm ả, lúc sóng gió. Cho đến một ngày ĐêVít Can ấn tiền vào tay bắt tôi đi bỏ cái thai trong bụng…tôi đau đớn, tôi van nài khóc nóc nhưng hắn chỉ cười ruồi” [10;133]. Chua xót, bẽ bàng, tủi thân, xót xa, vì sự mất mát của đời người con gái với mối tình đầu chưa nguôi thì “tôi” lại đau đớn chứng kiến cảnh tượng dì Hảo và Đê Vít Can ân ái ngay trong ngôi nhà của mình. Đỉnh điểm của bi kịch đã xảy ra trong cơn cuồng nộ. “Tôi” cầm dao đâm chết tên “sở khanh” đốn mạt, dì Hảo sợ hãi lao ra cửa đâm sầm vào lan can cầu thang ngã xuống tầng một. Tình huống truyện mỗi lúc một căng thẳng “tôi” đã giết chết một người và đẩy người khác đến cái chết.

Sự xuất hiện người thứ ba là một bi kịch xảy ra không ít trong thời buổi kinh tế thị trường. Đây cũng chính là vấn đề nóng bỏng mà sách báo,


phim ảnh đã từng đề cập nhiều và Sương Nguyệt Minh cũng góp thêm vào mảng đề tài này một câu chuyện hấp dẫn mang tên Đàn bà. Mục đích của cô bé sinh viên là đến gặp anh Nam Lê - người tình của mình, nhưng trớ trêu thay lại gặp vợ của Nam Lê - tình địch của mình. Sự việc làm cho người vợ hết sức hoang mang không biết sẽ xử trí như thế nào trong lúc cô gái cần sự giúp đỡ. Trong tâm lý của người vợ vừa có cái cay đắng tột cùng vì bị phụ bạc vừa có sự căm hận cô gái trẻ đang cướp chồng mình, lại vừa có sự đồng cảm vì dù sao chị cũng là đàn bà. Một màn kịch trơn tru đã diễn ra. Người vợ đóng vai là ô sin trong nhà và ra tay giúp đỡ người tình của chồng mình. Đau đớn, xót xa nhưng chị vẫn nhắm mắt buông xuôi. Một sự thật đau lòng của người vợ khi chị biết tường tận sự việc chồng mình đã ngoại tình mà không hề hay biết. Đã có vợ con đề huề song người chồng thành đạt ấy vẫn chơi trò “chơi trống bỏi” với một cô gái chỉ đáng tuổi bằng con mình. Cái trò chị bày ra, giữ con bé lại trong nhà làm Ốsin để đợi chồng về “bắt tận tay, day tận trán” chỉ là hệ quả của nỗi đau ê chề của người vợ. Sau bao nhiêu năm đầu gối tay ấp với chồng cùng bao nhiêu những lời yêu thương nồng nàn mà người chồng ấy lại đang ngoại tình. Câu chuyện cứ thế diễn ra đến cuối truyện vẫn chưa có một kết thóc rõ ràng.

Xung đột và bi kịch trong ngôi nhà nhỏ bé không phải hiếm trong xã hội kinh tế thị trường đầy biến động. Xây dựng câu chuyện đầy kịch tính, nhà văn muốn phản ánh một phần hiện thực đáng buồn trong xã hội: khi cuộc sống vật chất đủ đầy con người lại chạy theo lối sống buông thả mà quên đi nét đẹp văn hoá truyền thống . Kết cục câu chuyện là một hậu quả đáng buồn và cũng là tấn bi kịch, là bài học sâu sắc cho những con người có những hành động thiếu tỉnh táo khi đối diện với cuộc sống nhiều cạm bẫy.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí