Đánh Giá Đa Dạng Nguồn Tài Nguyên Của Hệ Thực Vật


4.3. Đông Dương - Himalaya = Lục địa Đông Nam á (trừ Malêsia và ấn

Độ): gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ chân Himalaya, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa một số chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaixia ở phía Nam. Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.

4.4. Đông Dương - Nam Trung Hoa: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở Đông Dương và Nam Trung Hoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung Hoa (chỉ có ở Nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông Dương.

4.5. Đông Dương: Các taxôn phân bố giới hạn trong phạm vi 3 nước

Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan.

5. Ôn đới Bắc: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới châu

á, châu Âu và châu Mỹ và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới và thậm chí tới vùng ôn đới Nam bán cầu.

5.1. Đông á - Bắc Mỹ: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn

đới châu á và Bắc Mỹ có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

5.2. Ôn đới cổ thế giới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở ôn đới châu

Âu, châu á và có thể mở rộng tới mà ở vùng núi nhiệt đới châu Phi và châu úc.

Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 6

5.3. Vùng ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu á: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới quanh Địa Trung Hải, châu Âu và châu á.

5.4. Đông á: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong vùng ôn đới từ Himalaya đến Đông Trung Hoa tới Triều Tiên hay Nhật Bản và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

6. Đặc hữu Việt Nam: gồm các taxôn mà chúng phân bố trong giới hạn của Việt Nam.


6.1. Cận đặc hữu: gồm các taxôn mà chúng phân bố chủ yếu trong giới hạn của Việt Nam và có thể tìm thấy ở một vài điểm của các nước lân cận dọc theo biên giới.

6.2. Đặc hữu hẹp: loài chỉ mới phát hiện ở phạm vi của KBTTN

Đakrông và có thể mở rộng ra trong phạm vi Đakrông

Xây dựng phổ yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

3.4.3. Đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên của hệ thực vật

Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên của hệ thực vật ở hai cấp độ: nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên cây quí hiếm cần

được bảo tồn.

3.4.3.1. Về các loài có giá trị sử dụng

Đánh giá thông qua các chỉ số: tổng số loài có giá trị sử dụng, tỷ lệ các loài có giá trị sử dụng, tỷ lệ các nhóm giá trị sử dụng:

Cây làm thuốc (ký hiệu Me - Medicine)

Cây lấy gỗ (ký hiệu Tim - Timber)

Cây ăn được (ký hiệu Foo - Food)

Cây làm cảnh (ký hiệu Orn - Ornamental)

Cây cho tinh dầu (ký hiệu Ess - Essential Oil)

Cây cho dầu béo (Oil)

Cây cho sợi (kýhiệu Fb - Fibre)

Cây cho chất độc (ký hiệu Mp - Medicine poison)

3.4.3.2. Về các loài quý hiếm cần được bảo vệ

Căn cứ thang đánh giá của IUCN (2002), căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam (1996) và căn cứ vào Nghị định 32/2006/NĐ-CP về danh mục các loài, vấn đề quản lý và bảo vệ các loài động thực vật rừng quý hiếm, và cuối cùng căn cứ


vào các nguyên nhân tác động làm mất tính đa dạng sinh vật và xói mòn nguồn gen trong khu nghiên cứu để đánh giá mức độ các loài hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt trong vùng nghiên cứu từ đó có biện pháp bảo tồn chúng có hiệu quả. Sau khi đã có cuốn Sách Đỏ Việt Nam chúng ta sử dụng các tư liệu đã có trong Sách Đỏ để thống kê các loài trong khu nghiên cứu có nguy cơ bị tiêu diệt. Tuy nhiên tác giả có thể phát hiện thêm những loài nguy cấp mà Sách Đỏ chưa đề cập đến tùy theo từng khu nghiên cứu căn cứ trên các nguyên nhân tác

động của địa phương đó.

Theo Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật, 1996): các cấp phân loại mức độ bảo vệ các loài theo tiêu chuẩn của Sách đỏ Việt Nam như sau:

Ex - Extinct / Extinction, Loài bị tuyệt chủng.

V - Vulnerable, Loài có nguy cơ bị đe doạ (loài sắp nguy cấp).

T - Threatened, Dễ bị tổn thương / đe dọa.

R - Rare, Loài hiếm.

E - Endangered, Bị đe doạ nghiêm trọng (loài đang nguy cấp).

K - Insufficiently Known, Thông tin biết chưa chính xác.

Theo tiêu chuẩn của IUCN 2002:

Tuyệt chủng - Extinct (Ex): Một taxôn được coi là tuyệt chủng khi không còn gì nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxôn đó đã chết.

Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the Wild (EW): Một taxôn được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn sống trong nuôi trồng, hoặc chỉ là một (hoặc nhiều ) quần thể tự nhiên hoá trở lại, rõ ràng ở ngoài vùng phân bố. Một taxôn được dự đoán (presumed) là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi qua các cuộc khảo sát chi tiết ở nơi sống đã biết (hoặc có khả năng ) của taxôn đó vào các thời điểm thích hợp (theo ngày đêm, theo mùa, theo năm ) trên khắp khu phân bố lịch sử của nó, không thể ghi nhận được sự hiện


diện của một cá thể nào cả. Các cuộc khảo sát cần được thực hiện trong khoảng thời phù hợp với chu kỳ và dạng sống của taxôn dó

Rất nguy cấp - Critically Endangered (CR): Một taxôn được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuỵệt chủng ngoài thiên nhiên trong thời gian trước mắt, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào đó (A tới E):

+ A. Sự suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:

1. Suy giảm ít nhất 80%, theo quan sát, ước tính, suy tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác

định được) một trong các điểm dưới đây:

o (a) Quan sát trực tiếp.

o (b) Chỉ số về độ phong phú thích hợp với các taxôn đó.

o (c) Sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi định cư.

o (d) Mức độ khai thác hiện tại hoặc khă năng.

o (e) ảnh hưởng của các taxôn di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh, hoặc kí sinh.

2. Sự suy giảm ít nhất 80%, theo dự đoán hoặc phỏng vấn, sẽ xẩy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong các điểm (b), (c), (d) hoặc (e) trên đây.

+ B. Khu phân bố ước tính là dưới 100 km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 10 km2, ngoài những ước tính này còn phải chỉ ra được ít nhất 1 trong 2 điểm dau đây:

1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở một điểm.

2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:


o (a) Khu phân bố.

o (b) Nơi cu trú.

o (c) Phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư.

o (d) Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể (Subpopulation)

o (e) Số lượng cá thể trưởng thành.

+ C. Quần thể ước tính chỉ có dưới 250 cá thể trưởng thành và có một trong các điểm sau đây.

1. Có sự suy giảm ít nhất 25% trong 3 năm cuối hoặc thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:

2. Có sự suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán, hoặc suy

đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng dưới đây:

o (a) Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không có một quần thể nào ước tính trên 50 cá thể trưỏng thành).

o (b) Tất cả các cá thể chỉ trong một tiểu quần thể duy nhất.

+ D. Quần thể ước tính là chỉ dưới 50 cá thể trưởng thành.

+ E. Phân tích số lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên của taxôn ít nhất là 50% trong vòng 10 năm tới hoặc trong 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất).

Nguy cấp - Endangered (EN): Một taxôn được coi là nguy cấp khi không phải rất nguy cấp nhưng lại đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần,

được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào đó (từ A- E):

+ A. Sự suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:

1. Sự suy giảm ít nhất 50%, theo quan sát, ước tính, suy

đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc trong 3 thế


hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác

định được) một trong những điểm dưới đây:

o (a) Quan sát trực tiếp

o (b) Chỉ số về độ phong phú thích hợp đối với các taxôn

®ã.

o (c) Sự suy giảm nơi cư trú, khu vực phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư.

o (d) Mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng.

o (e) ảnh hưởng của các taxôn di nhập, lai tạo, bệnh tật, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh.

2. Sự suy giảm ít nhất 50%, theo dự đoán hoặc phỏng vấn, sẽ xẩy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong các điểm (b), (c), hoặc (d) trên đây.

+ B. Khu phân bố ước tính là dưới 5000 km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 500 km2, ngoài những ước tính này còn phải chỉ ra

được ít nhất 1 trong 2 điểm sau đây:

1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 5

địa điểm.

2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:

o (a) Khu phân bố.

o (b) Nơi cu trú.

o (c) Phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư.

o (d) Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể (Subpopulation)

o (e) Số lượng cá thể trưởng thành.

3. Dao động cực lớn về các yếu tố dưới đây:

o (a) Khu phân bố.


o (b) Nơi cư trú.

o (c) Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể (Subpopulation)

o (d) Số lượng cá thể trưởng thành.

+ C. Quần thể ước tính chỉ có dưới 2500 cá thể trưởng thành và một trong các điểm sau đây:

1. Suy giảm ít nhất 20% trong 5 năm hoặc 2 thế hệ (lấy khoảng thời gian nào ít nhất) hoặc:

2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán, hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể, dưới một trong các dạng dưới đây:

o (a) Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không có một quần thể nào ước tính trên 250 cá thể trưởng thành).

o (b) Tất cả các cá thể chỉ trong một tiểu quần thể duy nhất.

+ D. Quần thể ước tính là chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành.

+ E. Phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 20% trong vòng 20 năm hoặc 5 thế hệ (lấy khoảng thời gian nào dài nhất).

Sẽ nguy cấp - Vulnerable (VU): Một taxôn được coi là sẽ nguy cấp khi không phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng lại đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào

đó (A - D):

+ A. Sự suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:

1. Sự suy giảm ít nhất 20%, theo quan sát, ước tính, suy

đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc trong 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác

định được) một trong những điểm dưới đây:


o (a) Quan sát trực tiếp

o (b) Chỉ số về độ phong phú thích hợp đối với các taxôn

®ã.

o (c) Sự suy giảm nơi cư trú, khu vực phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư.

o (d) Mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng.

o (e) ảnh hưởng của các taxôn di nhập, lai tạo, bệnh tật, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh.

2. Sự suy giảm ít nhất 20%, theo dự đoán hoặc phỏng vấn, sẽ xẩy ra trong 10 năm tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong các điểm (b), (c), hoặc (d) trên đây.

+ B. Khu phân bố ước tính là dưới 20.000 km2, hoặc nơi cư trú

ước tính dưới 2000 km2, ngoài những ước tính này còn phải chỉ ra được ít nhất 1 trong 2 điều dưới đây:

1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại không quá 10

địa điểm.

2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:

o (a) Khu phân bố.

o (b) Nơi cu trú.

o (c) Phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư.

o (d) Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể (Subpopulation)

o (e) Số cá thể trưởng thành.

3. Biến động cực lớn về một trong các yếu tố dưới đây:

o (a) Khu phân bố.

o (b) Nơi cu trú.

o (c) Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể (Subpopulation)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023