Biểu Đồ So Sánh Số Lượng Các Bậc Taxoon Giữa Các Ngành


o (d) Số lượng cá thể trưởng thành.

+ C. Quần thể ước tính chỉ có dưới 10.000 cá thể trưởng thành và một trong các điểm sau đây:

1. Suy giảm liên tục, ít nhất 10% trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:

2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán, hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể, dưới một trong các dạng dưới đây:

o (a) Bị chia cắt nghiêm trọng (có nghĩa là không có một quần thể nào ước tính trên 1000 cá thể trưởng thành).

o (b) Tất cả các cá thể chỉ trong một tiểu quần thể duy nhất.

+ D. Quần thể rất nhỏ hoặc thu hẹp lạ và có một trong những dạng dưới đây:

1. Quần thể ước tính là chỉ dưới 1000 cá thể trưởng thành.

2. Đặc trưng bởi sự thu hẹp nơi cư trú (điển hình là dưới 1000 km2) hoặc số địa điểm (điển hình là dưới 5).

Như vậy taxon này sẽ biến thiên về chịu những tác động của hoạt động con người (hoặc các biến cố mà tác động được tăng cường bởi các hoạt động con người); trong thời gian rất ngắn của một tương lai không thể lường trước được có thể trở thành “rất nguy cấp”, hoặc “tuyệt chủng” trong một thời gian ngắn.

+ E. Phân tích số lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 10% trong vòng 100 năm .

ít nguy cấp - Lower risk (LR): Một taxôn được coi là ít nguy cấp khi

được đánh giá là không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hay sẽ nguy cấp . Taxôn được xếp vào thư hạng này có thể được phân thành 3 thứ hạng phụ:


+ Bảo tồn phụ thuộc - Conservation dependent (CD): Bao gồm các taxôn hiện đang là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho taxôn hoặc nơi ở của nó, mà khi chương trình này kết thúc sẽ đưa taxôn lên một thứ hạng cao hơn trong thời gian 5 năm

+ Sắp bị đe doạ - Near Threatened (NT): Các taxôn không được coi là bảo tồn phụ thuộc, nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp .

+ ít lo ngại - Leas Concern (LE): Các taxôn không được coi là bảo tồn phụ thuộc hoặc sắp bị đe doạ.

Thiếu dẫn liệu - Data deficient (DD): Một taxôn được coi là thiếu dẫn liệu khi không đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một taxôn trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu dẫn liệu về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy DD không phải là thứ hạng bị đe doạ, hoặc cũng không tương đương với thứ hạng ít nguy cấp. Việc xếp các taxôn vào thứ hạng này cho thấy rằng cần có nhiều thông tin hơn nữa, và như vậy có nghĩa là thừa nhận khả năng các nghiên cứu trong tương lai sẽ chứng minh việc xếp các taxôn này vào một thứ hạng bị đe doạ là thích hợp.

Không đánh giá - Not evaluable (NE): Một taxôn được coi là không

đánh giá khi chưa được đánh giá đối chiếu với các tiêu chuẩn.

Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ban hành của Chính phủ: lập danh sách các loài cấm tuyệt đối khai thác và sử dụng, danh sách các loài hạn chế sử dụng theo các phụ lục I và II của Nghị định này.


Chương IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


4.1. Xây dựng danh lục thực vật KBTTN Đakrông

Trên cơ sở những thông tin mà tập thể tác giả Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Lê Diên Dực, Trương Quang Học và Bùi Hà Ly (2005) công bố về đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, kết hợp với những đợt khảo sát thực địa liên tục từ năm 2005 đến nay, bộ mẫu sau khi xử lý, phân tích chúng tôi đã hệ thống hoá chi và loài trong các họ theo hệ thống của Brummitt (1992) và chỉnh tên loài theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005) để từ đó xây dựng thành công bản danh lục thực vật của KBTTN Đakrông gồm 1412 loài thuộc 645 chi, 150 họ thuộc 5 ngành (Phụ lục 1). So với số liệu của Hoàng Văn Thắng, Phạm Bình Quyền, Lê Diên Dực, Trương Quang Học và Bùi Hà Ly (2005) thực vật của KBTTN

Đakrông gồm 1053 loài thuộc 528 chi, 130 họ thuộc 4 ngành, chúng tôi đã bổ sung cho danh lục: 359 loài, 117 chi và 20 họ (Bảng 4.1).

4.2. Đánh giá tính đa dạng thực vật

4.2.1. Đánh giá tính đa dạng bậc ngành

Hệ thực vật KBTTN Đakrông có mặt 5 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam, vắng ngành Quyết lá thông - Psilotophyta. Tỷ trọng của các ngành tập trung chủ yếu vào ngành Mộc lan - Magnoliophyta, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 1369 loài, 621 chi của 132 họ. Các ngành còn lại đáng kể là Dương xỉ - Polypodiophyta với 29 loài, 15 chi, 12 họ, ngành Thông - Pinophyta có 10 loài, 6 chi, 3 họ, thấp hơn cả ngành Thông đất – Lycopodiophyta: 3 loài, 2 chi, 2 họ và ngành Cỏ tháp bút – Equisetophyta: 1 loài, 1 chi, 1 họ. Tỷ lệ giữa cac taxon được chỉ ra trong Bảng 4.1 và Hình 4.1.


1400


1200


1000


800


600


400


200


0

Lycopodiophyta Equisetophyta Polypodiophyta Pinophyta (Ngành Magnoliophyta (Ngành thông đất) (Ngành cỏ bút (Dương xỉ) Thông) (Ngành Thực vật

tháp) hạt kín)

Bảng 4.1. Sự phân bố các taxon trong các ngành


TT

Ngành

Số họ

%

Sè chi

%

Số loài

%

1

Lycopodiophyta

2

1.33

2

0.31

3

0.21

2

Equisetophyta

1

0.67

1

0.16

1

0.07

3

Polypodiophyta

12

8.00

15

2.33

29

2.06

4

Pinophyta

3

2.00

6

0.93

10

0.71

5

Magnoliophyta

132

88.00

621

96.27

1369

96.95

5.1

Magnoliopsida

107

71.33

509

78.91

1171

82.93

5.2

Liliopsida

25

16.67

112

17.36

198

14.02


150

100.00

645

100.00

1412

100.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 7


Họ Chi

Loài


Hình 4.1. Biểu đồ so sánh số lượng các bậc taxoon giữa các ngành


4.2.2. Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, chúng tôi đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và số chi trung bình của một họ không chỉ của cả hệ thực vật mà chỉ số đó còn tính cho từng ngành (Bảng 4.2). Hệ thực vật Đakrụng có chỉ số loài/họ là 9,41, tức là trung bình mỗi họ đều có từ 9 đến 10 loài. Chỉ số đa dạng chi/họ là 4,30, như vậy trung bình mỗi họ của hệ thực vật này có hơn 4 chi. Số loài trung bình của mỗi chi là 2,19 hay trung bình mỗi chi đều có hơn 2 loài. Cỏc chỉ số đó được tổng hợp coi là chỉ số đa dạng chung về các bậc taxôn của hệ thực vật là 15,90 thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. So sánh các chỉ số đa dạng của HTV Đakrông với các

HTV khác


Các chỉ số

Đakrông

Hoàng

Liên

Cóc

Phương

Pù Mát

Bạch Mã

Cát

Tiên

Số loài/số họ

9,41

11,64

9,66

12,35

8,95

9,03

Số chi/số họ

4,30

2,71

1,94

2,68

2,16

1,92

số loài/số chi

2,19

4,30

5,0

4,61

4,15

4,7

Chỉ số đa dạng phân

loại


15,90


18,64


16,60


19,64


15,26


15,65


So sánh các chỉ số đa dạng của HTV Đakrụng với các HTV ở các VQG khác (bảng 4.2) ta thấy rằng Đakrụng là một nơi có độ đa dạng về phân loại cao hơn Bạch mã và Cỏt tiên nhưng thấp hơn so với Cúc Phương, Hoàng Liờn và Pự Mỏt.

4.2.3. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan

Tỷ lệ hai lớp của ngành Mộc lan: tỷ lệ của lớp Mộc lan so với lớp Hành luôn cao hơn 4, thậm trí đạt đến gần 6 (Hình 4.2). Điều đó cho thấy mặc dù


phần lớn hệ thực vật Đakrông bị tác động tương đối mạnh nhất là trong những năm chiến tranh ác liệt nhưng hệ thực vật này vẫn mang dấu ấn của một hệ thực vật nhiệt đới đa dạng.



1200


1000


800


600

Magnoliopsida

Liliopsida

400


200


0

Họ

Chi

Loài


Hình 4.2. Biểu đổ tỷ trọng hai lớp trong ngành Mộc lan ở hệ thực vật KBTTN Đakrông

4.2.4. Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành

Bộ mặt của mỗi hệ thực vật còn được xem xét ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. ở mỗi một nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất

được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong họ và số lượng loài trong chi, chúng tôi tìm ra

được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Hiện nay người ta tập trung xem xet chủ yếu 10 họ hoặc chi giàu loài nhất hay nói cách khác xem xét căn cứ trên cơ sở Top ten họ và chi đa dạng nhất của từng khu hệ.

4.2.4.1. Các họ đa dạng nhất

Bộ mặt hay những nét đặc trưng của hệ thực vật thường được xem xét trên 10 họ đa dạng nhất, đó là những họ có số loài đông đảo nhất. Hệ thực vật


KBTTN Đakrông có 10 họ đa dạng nhất, mặc dù chỉ chiếm 6,76% tổng số họ nhưng lại có số loài là 481, chiếm 34,14% tổng số loài .

Bảng 4.3: Các họ thực vật đa dạng nhất kbttn Đakrông


STT


Tên khoa học

Tê n Việt N am

Số loài

1

Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu

97

2

Rubiaceae

Họ Cà phê

73

3

Lauraceae

Họ Long não

51

4

Moraceae

Họ Dâu tằm

50

5

Orchidaceae

Họ Lan

41

6

Fabaceae

Họ Đậu

37

7

Myrsinaceae

Họ Đơn nem

35

8

Asteraceae

Họ Cúc

35

9

Caesalpiniaceae

Họ Vang

32

10

Rutaceae

Họ Cam quýt

30

Tổng

cộng



481


100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Họ

Số loài

Euphorbiaceae

Rubiaceae

Lauraceae

Moraceae

Orchidaceae

Fabaceae

Myrsinaceae

Asteraceae

Caesalpiniaceae

Rutaceae

Hình 4.3. Biểu đồ tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật

Đakrông

Nổi bât là họ Thầu dầu – Euphorbiaceae có tới 97 loài, họ Cà phê - Rubiaceae: 73 loài, họ Long não – Lauraceae: 51 loài và họ Dâu tằm – Moraceae: 50 loài, họ Lan - Orchidaceae: 41 loài, họ Đậu - Fabaceae: 37 loài, họ Đơn nem - Myrsinaceae: 35 loài, họ Cúc- Asteraceae: 35 loài, họ Vang - Caesalpiniaceae: 32 loài, họ Cam Quýt- Rutaceae: 30 loài (Bảng 4. và Hình 3). Qua các họ Top ten cho thấy Khu bảo tồn có thể coi như là một trong những trung tâm đa dạng của họ Thầu dầu như Nguyễn Nghĩa Thìn đã nhận

định trong cuốn sách Euphorbiaceae of Vietnam xuất bản năm 1995. Sự có mặt nhiều loài đặc hữu của họ này cũng như sự có mặt một chi đơn loài của thế giới ở đây cũng phần nào nói lên điều đó.

4.2.4.2. Đa dạng mức độ chi

Hệ thực vật của KBTTN Đakrụng có 10 chi có đa dạng nhất hay nói cách khác Top ten đa dạng ở bậc chi của hệ thực vật Đakrụng (trên 10 loài), chiếm 1,56% tổng số chi của hệ nhưng số loài thuộc về các chi này là 164 loài, chiếm 11,64% tổng số loài của hệ. , đó là các chi Ficus (họ Dâu tằm - Moraceae) chi Ardisia (họ Đơn nem - Myrsinaceae), chi Syzygium (họ Sim –

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023