Nhân Vật Thiền Sư Huyền Quang Trong “Tam Tổ Thực Lục”

Dùng những hình ảnh quen thuộc trong văn học cổ Trung Quốc và Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai…để tượng trưng cho phẩm chất kẻ sĩ quân tử cũng là một đặc điểm nổi bật trong thơ nhà Nho. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi viết về hoa sen, hoa mai hay cây tùng, trúc…thì không chỉ đơn thuần là vịnh về các loài hoa, loài cây ấy mà thi nhân thông qua những hình tượng ẩn dụ ấy để ca ngợi, khẳng định mẫu người lí tưởng của đao Nho.

Về điển cố: điển cố là những câu chuyện xưa, tích xưa đã từng xảy ra trong lịch sử hoặc truyện kể dân gian hoặc những lời nói của người xưa ghi trong sách xưa được tác giả rút gọn vào một số lượng đơn vị từ vựng tối thiểu để đưa vào sáng tác. Huyền Quang có lẽ là nhà thơ thiền Việt Nam sử dụng ít điển cố nhất. Trong 24 bài thơ của ông chúng tôi chỉ tìm thấy 4 điển cố trong các bài thơ như: Nhân sự đề Cứu Lan tự, Mai hoa, Cúc Hoa. Nội dung chủ yếu được gửi gắm qua những điển cố được dẫn ra trong các bài thơ này là: nói lên ứng xử của người ẩn sĩ đối với bản thân và cuộc đời. Trong bài thơ Nhân sự đề Cứu Lan tự, thiền giả Huyền Quang đã nhắc tới điển hai vị Cao tăng đời Đường là Hàn Sơn và Thập Đắc cùng nhau bỏ chùa vào núi: ―Thường thẹn mình đức mỏng mà nối được ngọn đèn tổ. Luống để cho Hàn Sơn và Thập Đắc phải sinh niềm oán giận‖, cũng là để gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về phương pháp tu hành giữa thiên nhiên núi rừng: ―Sao bằng theo bạn về non quách/Núi dựng non che vạn vạn tầng‖. Trong loạt thơ về hoa cúc thi tăng cũng liên tiếp nhắc đến những ẩn sĩ Trung Hoa như Tưởng Hủ (đời Hán), Hàn Thế Trung tức ―xử sĩ Tây hồ‖ (đời Tống) và Đào Tiềm (đời Tấn)- người gắn với biểu tượng về hoa cúc, từng viết câu ―thái cúc đông ly hạ‖ (hái cúc ở dưới giậu phía Đông. Về sau hoa ở giậu phía Đông được dùng để chỉ hoa cúc): (Cúc hoa, I; Cúc hoa, VI). Các thiền sư cũng giống nhà Nho khi muốn nói đến tình cảnh lánh đục về trong vẫn thường dẫn điển về các ẩn sĩ Trung Hoa như Đào Tiềm, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Tưởng Hủ, Hàn Thế Trung….Nhìn chung việc sử dụng điển cố trong thơ của Huyền Quang là mờ nhạt. Qua đây ta thấy rõ ràng Huyền Quang luôn có xu hướng tiến tới cách diễn đạt gần gũi, trong sáng và dễ hiểu hơn là câu nệ vào những kinh điển của sách Phật. Điều đó khiến cho thi thiền Huyền Quang gần hơn với thơ thế tục. Về điểm này Huyền Quang có nét giống với Tiểu Ẩn Chu Văn An- người cũng sử dụng ít điển cố trong sáng tác thơ ca (trong số hơn 10 bài thơ của Chu Văn An cũng chỉ có 4 lần sử dụng điển cố liên quan đến những ẩn sĩ là Đào Tiềm, Lí Bạch, Đỗ Phủ). Như vậy, có thể nói ngay từ giai đoạn đầu các nhà thơ lớn của VHTĐVN dù vô tình hay có chủ ý đã bắt đầu hướng đến những cách diễn đạt trong sáng, thanh thoát phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của người Việt.

Về ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống:

Ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống có hai đặc điểm: thứ nhất, phản ánh trực tiếp đối tượng miêu tả; thứ hai, là sự tự thể hiển của chủ thể trữ tình. Không có bất cứ một qui tắc, một sự định sẵn nào làm ―khuôn‖ cho những sự sáng tạo những hình tượng nghệ thuật được tạo nên từ chính hiện thực đời sống. Trong thơ trung đại Việt Nam, những hình tượng loại này xuất hiện nhiều trong thơ nhà nho đặc biệt là từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm và sáng tác của Hồ Xuân Hương trở về sau. Ở thơ thiền nói chung và thơ Huyền Quang nói riêng thì chưa xuất hiện nhiều song chúng cũng có vai trò nhất định trong việc khắc hoạ chân dung tinh thần của thiền sư.

Ta biết rằng, trong cả nghìn năm phát triển mĩ học trung đại vẫn xem thơ như một thể loại cao cả, thơ hướng tới những miền cao siêu của của cuộc sống và tâm trạng, những hiện thực

―sang quý‖ và ―nên thơ‖. Truyền thống cổ có thừa kinh nghiệm và hình mẫu giúp các thiền gia, nho gia khái quát thành những hiện thực cuộc sống với phong, hoa, tuyết, nguyệt, sơn thuỷ hữu tình…Nhưng truyền thống đó có một khoảng trống lớn khi phản ánh đời sống ở mặt thô tháp, nguyên sơ, dân dã hay những biểu hiện vi diệu trong tâm trạng, cảm xúc của con người. Trong thế giới thi thiền của Huyền Quang, có những ước lệ chung cho những hình tượng mây, gió, trăng, hoa, núi, sông, mùa thu…như đã phân tích ở trên. Nhưng cũng trong cõi thiền thi ấy lại xuất hiện những hình ảnh, hình tượng nghệ thuật được xây dựng trực tiếp từ hiện thực đời sống: một tấm áo lông, lò tàn, củi lụi (Nhà đá), một chiếc gối trong gió mát (Ngủ ngày), tiếng dế não nề (Nhà trong núi), chè thơm một chén (Tặng sĩ đồ đệ tử), củi tàn, ống thổi, mo nang (Trước bếp lò tức cảnh)…Nếu không có những hình tượng nghệ thuật kiểu này thì làm sao có được ―chân dung‖ giản dị, tự nhiên rất đỗi đời thường của thiền sư Huyền Quang như trong bài Địa Lô tức sự: “Củi tàn, thôi chẳng thắp thêm hương/Miệng đáp gia đồng hỏi mấy chương/Bận bịu cho ai cười chế lão/Liền tay cầm ống thổi mo nang‖. Đặc biệt, từ hứng thú nghệ thuật với việc sử dụng ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống thi sĩ-thiền sư Huyền Quang đã diễn tả được những cảm xúc Thiền hết sức trong trẻo, mông lung, huyền diệu, gợi mở nguồn mạch tâm linh nơi người đọc. Đây chính là hình thức mượn thơ chỉ thiền, làm sáng tỏ chân lí siêu việt của Thiền tông hoặc nói lên sự khai ngộ của chính mình. Chúng ta cùng lãng du, phiêu nhiên với Huyền Quang thi sĩ trong bài thơ đặc sắc Phiếm chu (Chơi thuyền):

Thuyền con lướt gió mênh mang,

Non xanh nước biếc, thu quang lạnh lùng. Bờ lau vọng sáo ngư ông,

Trăng rơi đáy nước, đầy sông sương mờ

Cảnh giới thiền ngộ rỗng lặng sáng rỡ của thi nhân khiến cho ý thiền mạnh mẽ. Vị tăng du phương thong thả trên chiếc thuyền con, lướt trên sông trăng lấp lánh. Phong cảnh trời mây non nước trong trẻo, khoáng đạt thật đẹp. Không gian thì tĩnh mịch đến không cùng, tiếng sáo của ngư ông vọng lên càng làm nổi bật sự lặng lẽ ấy. Chỉ có nội tâm yên tĩnh mới có thể cảm nhận tinh tế dường vậy. Nơi diệu cảnh sáng rỡ linh diệu như thế, thi tăng ―vật ngã đều quên‖, cùng với trời nước tự nhiên, hợp thành một nhất thể hồn nhiên, thi vị. Cảnh thiền ngộ này khiến ta lại nhớ đến bài thơ Ngư phủ ca (Bài ca của ông chài) của thiền sư Đầu Tử Nghĩa Thanh đời Tống: ―Gió sớm êm đềm, khói sóng yên/Thuyền con lững lờ thú nhàn riêng/Bát ngát sông thu, gương trong vắt/Ánh trăng vời vợi/Đôi bờ hoa lau sáng ngời lên‖. Hay bài Trú miên (Ngủ ngày):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Vườn tược cha ông mặc sức cày, Quanh nhà xanh rợp mấy ngàn cây. Ngoài song, cành quế, chim cưu vắng. Gió mát triền miên, giấc mộng ngày.

Kinh Hoa Nghiêm đặc biệt khai mở bốn pháp giới hiển bày thật tướng các pháp: lí pháp giới, sự pháp giới, lí sự vô ngại pháp giới, sự sự vô ngại pháp giới. Mười thân dung hợp hài hoà khắp bốn pháp giới. Theo chỗ nhìn của thiền sư thì tất cả muôn sự muôn vật, núi sông, đất đai, vườn tược, cây cối, chim chóc…đều là hiển hiện của diệu minh chân tâm. Thiền sư hoàn toàn có thể thâm nhập nơi Sắc tức Chân này, khắp nơi đều trong thế giới thiền ngộ, tĩnh mịch, vắng lặng, nên cảm thấy hưng phấn, khoan khái trong lòng mà ―triền miên trong giấc mộng ngày‖. Đúng như thơ của Vương Duy nói: ―Sắc thanh chẳng hư dối/Hư huyễn tức chân thật‖. Thiền sư nhận được chỗ thâm sâu của diệu chỉ sắc không bất nhị nên chẳng hề vứt bỏ cảm giác thế giới sắc thanh xôn xao, mà quan trọng là cảm ngộ cái chân thật của ta (bản lại diện mục) ở ngay trong sắc thanh, khiến cho ta có niềm hứng thú về cuộc sống được thể hiện đầy dẫy trong thơ ca của thi nhân: ―Vườn tược cha ông mặc sức tự cày/Quanh nhà xanh rợp mấy ngàn cây/Ngoài song cành quế, chim cưu vắng/Gió mát triền miên giấc mộng ngày‖; ―Mưa tạnh, núi khe sạch/Rừng phong một giấc mơ/Ngoảnh nhìn đời bụi bặm/Mở mắt dường say sưa‖ (Ngủ trưa); ―Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ/Cây trước sân xào xạc báo thu về/Dưới mái nhà tre quên lò hương vừa tắt/Mấy cành thông như giăng lưới vầng trăng sáng” (Thu sớm)…Ở điểm này thơ Huyền Quang có nét tương đồng với thơ Vương Duy đời Đường trong các bài như Điểu minh giản (Khe chim kêu), Tân Di Ổ (Miền thấp Tân Di)…

Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 9

Bên cạnh những áng thi-thiền đặc sắc sử dụng nhiều hình ảnh, ngôn ngữ giàu chất thơ của Huyền Quang, trong kho tàng thơ thiền Li-Trần chúng ta còn có thể bắt gặp những bài thơ tuyệt hay viết về cảm nhận của thi sĩ- thiền sư đối với thiên nhiên, gắn với tình đời tình người

của Trần Nhân Tông. Trước hết phải kể đến chùm ba bài thơ nói về cảnh chiều tà. Đó là Vũ Lâm thu vãn, Lạng Châu vãn cảnh và Thiên trường vãn vọng. PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn cho rằng ba bài thơ giúp ta hiểu được đôi điều về phần ―thi‖ và phần ―thiền‖ của Trần Nhân Tông [114]. Sự kết hợp hoà quyện giữa thi và thiền đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên phong phú, đa sắc điệu trong thơ vị vua thứ ba đời Trần. Chẳng hạn, cảnh Vũ Lâm chiều thu trong veo được vờn vẽ như bức tranh sơn thuỷ thật đẹp: ―Cầu hoa bóng ngược vắt qua suối, Ánh chiều tà hắt sáng trên mặt nước, Lá vàng rơi khắp nghìn núi tĩnh mịch, Mây ướt như mộng, tiếng chuông chùa xa vẳng lại‖ ((Vũ Lâm thu vãn). Hay bức tranh đồng nội ấm áp:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng

Bóng chiều dường có lại dường không Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Có trắng từng đôi liệng xuống đồng (Thiên Trường vãn vọng)

Đây là cái nhìn trong sáng, mộc mạc, bình dị của Hoàng đế- thiền sư- thi sĩ Trần Nhân Tông trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Với cái nhìn vừa cận cảnh vừa viễn cảnh nhà thơ đã phát hiện ra sự thống nhất, hài hòa trong bức tranh thiên nhiên hữu tình, với những âm thanh, hình ảnh đời thường. Xóm thôn trù mật được ấp ủ trong làn khói lam chiều. Hoàng hôn hư ảo buông xuống như có như không. Cảnh ―sắc sắc không không‖ nhuốm màu non nước Phật nhưng tình đời thì thật nồng ấm. Tiếng sáo véo von của trẻ mục đồng ngân nga làm ấm không gian chiều quê. Trong âm thanh vút lên của tiếng sáo, có tiếng bước chân trầm đục của đàn trâu no cỏ về thôn. Một giai điệu no ấm. Và lại nữa, thấp thoáng sắc trắng của cánh cò là là xuống đồng lúa…

Người ta có thể đi tìm con người Phật giáo, con người như sự minh hoạ của Thiền lý trong các sáng tác của Thái Tông, Trần Tung, Pháp Loa…Nhưng đối với thơ Thiền Huyền Quang, điều đó thật là khó và không nên làm. Thơ ông dường như chú trọng đến phản ánh con người cá nhân tiềm ẩn trong con người Phật giáo. Điều đó dường như là mâu thuẫn. Song rõ ràng qua những vần thơ Thiền thiên về trữ tình ấy chúng ta dễ dàng bắt gặp những tâm sự, những suy tư, những cảm xúc của một kẻ tu hành về chính cảnh tu hành, đời tu hành và cả cảnh đời thế tục nữa. Như vậy, việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca đã đem đến cho thơ thiền những cảm xúc nhân bản hơn, tinh tế hơn, thi vị hơn...Nó khiến cho thơ thiền có thể chạm vào trái tim người đọc hơn kể cả những người đọc không am hiểu quá sâu những kinh sách nhà Phật.

―Tu bồ đề ngồi yên‖ là một công án nổi tiếng trong nhà Thiền. Tương truyền, Tu Bồ Đề có một lần ngồi thiền ở trong nhà thất đá, Thiên Thần tán thán ngài khéo thuyết lí Bát Nhã nên rải hoa cúng dường. Tu Bồ Đề nói: ―Tôi có giảng giải gì đâu, sao lại nói tôi khéo thuyết lí Bát

Nhã?‖. Thiên Thần đáp: ―Tôn giả không nói, tôi cũng không nghe, không nói không nghe, đây chính là chân Bát Nhã‖. Thế là trời đất chấn động, mưa hoa lất phất càng nhiều hơn. Sau này Tuyết Đậu Trọng Hiển cũng làm bài thơ Vũ quá vân ngưng (Mây tan mưa tạnh) về công án này. Tu Bồ Đề không nói và Duy Ma Cật lặng im đều lộ ra áo nghĩa vi diệu không nói mà nói. Thuyết chẳng ngại nói mà không thuyết cũng chẳng ngại nói. Thế nên, trong Kinh Kim Cương có ghi: ―Thuyết Pháp là không có pháp nào có thể nói, ấy gọi là thuyết pháp‖. Ở trong mắt thiền sư khi đã khai ngộ rồi thì mây mưa trên đỉnh núi, hoa, chim rừng, gối đá, sông trăng… không nơi nào lá không thao thao thuyết pháp. Và dù ở chùa, vườn tược hay núi rừng… ở bất cứ đâu cũng có thể đạt Đạo. Đó là những điều mà cõi thiền thi của Huyền Quang đã mang đến cho thơ ca trung đại Việt Nam trong cảm nhận trong trẻo, mông lung, huyền diệu và đầy chất thơ. Ở đó hứng thú thiền hoà quện với hứng thú nghệ thuật và hứng thú về cuộc đời, con người tạo nên vẻ đẹp đích thực cho những bài thơ thiền của thi tăng Huyền Quang.

2.3. Nhân vật thiền sư Huyền Quang trong “Tam Tổ thực lục”

Văn xuôi giai đoạn X-XV có ba tác phẩm có truyện viết về nhân vật thiền sư là Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Tam Tổ thực lục. Vì các tiểu truyện trong Lĩnh Nam chích quái Thiền uyển tập anh được nghiên cứu khá nhiều nên chúng tôi bỏ qua không khảo sát. Luận án chỉ tập trung khảo sát nhân vật Huyền Quang trong tiểu truyện Tổ gia thực lục (TGTL) trong Tam Tổ thực lục. Nhìn chung, việc khắc họa chân dung thiền sư Huyền Quang ở Tam Tổ thực lục chủ yếu được thể hiện ở học vấn, tư tưởng chính trị, đạo đức và tính cách tâm linh thần bí, có những phép thuật phi thường, từ đó khẳng định niềm tin về sức mạnh tâm linh cũng như uy tín của thiền sư trong thời Lí- Trần.

2.3.1. Về văn bản Tổ gia thực lục (TGTL)

Theo các nhà nghiên cứu, tình hình văn bản Tam Tổ thực lục khá phức tạp. Tác phẩm nguyên trước được Thượng Thư Hoàng Phúc mang về Trung Quốc vào đời Tuyên Đức nhà Minh (1426- 1435) trong đợt càn quyét sách vở nước Đại Việt mang về Kim Lăng. Từ khi mang sách này về Trung Quốc, Hoàng Phúc thường nằm mộng thấy Huyền Quang bảo phải gửi sách về Đại Việt, nhưng chưa có dịp thực hiện, trước sự linh ứng ấy, ông cho làm một ngôi chùa lấy tên là ―An Nam Thiền sư Huyền Quang tự‖. Đến năm Gia Tĩnh triều Minh, Tô Xuyên Hầu nhà Hậu Lê đi sứ gặp cháu bốn đời Hoàng Phúc là Hoàng Thừa Tổ gửi mang về. Khi về nước phái đoàn của ông đưa sách này cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ ấy sách này được lưu truyền tại nước Việt. Có lẽ, bởi xuất xứ như trên mà gần đây, tác giả Viên Như khi đọc văn bản TGTL bằng chữ Hán đã có những ý kiến

đề xuất về văn bản tác phẩm. Trong bài viết tưởng niệm 677 năm ngày mất của thiền sư Huyền Quang- Chuyện nàng Điểm Bích trong TGTL, một trứng tu hú trong tổ chim sâu, tác giả đã khẳng định văn bản TGTL hiện còn không phải văn bản gốc ban đầu mang về Trung Quốc. Văn bản hiện nay tạm gọi là TGTL2 (bản gốc gọi là TGTL1) đã được người Trung Quốc thêm thắt, bịa đặt ―xào đi xáo lại với nội dung gây nửa tin nửa ngờ như hiện tại‖. Viên Như đã đặt ra những nghi vấn tương đối thuyết phục. Chẳng hạn, tên của Huyền Quang là Đạo Tái (Tải) nhưng TGTL2 lại sửa thành Tải Đạo; năm 21 tuổi Sư mới thi hương chứ không phải 20 tuổi như TGTL2 chép; không phải là người Việt viết nên không biết Điếu Ngự Giác Hoàng là đạo hiệu của Trần Nhân Tông sau khi đi tu chứ không phải là hiệu của vua nên mới sửa Ngự Giác Hoàng thành Điếu Ngự Hoàng Đế; do ngụy tác nên xây dựng câu chuyện với những tình tiết không thực tế (ví dụ đoạn Sư Tổ nói chuyện với chú tiểu, hỏi ý kiến chú tiểu về việc nên tin Điểm Bích hay không?); mục đích của TGTL1 là viết về sư Huyền Quang nhưng mục đích của TGTL2 là viết về Điểm Bích (dung lượng về Điểm Bích trong tác phẩm chiếm tới ¾ tác phẩm). Điều này dẫn đến phương pháp sáng tác thiếu tính nhất quán trong tác phẩm: phần đầu và phần cuối viết theo lối tiểu sử của các cao tăng, nhưng đoạn giữa chủ yếu viết về nàng Điểm Bích viết theo lối tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc. Điều này ta không tìm thấy trong bất cứ tiểu sử nào của Thiền sư Việt Nam. Vậy, rõ ràng phần viết về Điểm Bích được người Phương Bắc sáng tác rồi ghép vào TGTL2…Trở lên, câu chuyện Huyền Quang- Điểm Bích thực hư thế nào? Đó là một câu chuyện có thực hay chỉ là một giai thoại? Và đó là chuyện vốn được viết ở Việt Nam, do người Việt viết hay đúng như ý kiến của tác giả Viên Như trên? Và nếu đó là phần do người khác viết thêm vào thì nhằm mục đích gì? Khẳng định đạo đức của thiền sư hay ca ngợi sắc đẹp người phụ nữ? Tất cả những điều này chúng tôi nghĩ cần được xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng trên nhiều phương diện. Đứng ở góc độ tư tưởng chính trị, tôn giáo chúng tôi thấy cách nhìn nhận của Viên Như và một số nhà nghiên cứu khác cũng có lí. Viên Như cho rằng mục đích thêm vào câu chuyện nàng Điểm Bích của người Phương Bắc là đánh vào Huyền Quang nghĩa là đánh vào tổ chức Phật giáo đời Trần, nói rộng ra là Phật giáo Việt Nam. Bởi vì chỉ duy nhất ở Việt Nam đời Trần mới có vua đi tu, trạng cũng đi tu. Câu chuyện Điểm Bích với một cái kết không rõ ràng là một đòn tung hỏa mù vào lịch sử truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm. Điều này không phải không có tác dụng, vì cho đến nay, sau gần 500 năm cuốn sách này từ Phương Bắc quay về lưu truyền

tại nước Việt, câu chuyện ấy đã ảnh hưởng không ít đến văn học Phật giáo Việt Nam, kẻ bênh vực cũng nhiều mà người bài xích cũng không ít, không những thế nó còn cung cấp cho những bộ óc khéo tưởng tượng cái cơ hội để hư cấu thêm tập hai về nàng Điểm Bích, thậm chí viết sách than phiền rằng tu hành mà quá ư nghệ sĩ, tay cầm ống sáo thì làm sao mà truyền bá đạo pháp rộng rãi được nên Phật giáo từ sau Huyền Quang suy vong dần là có phần lỗi của ông…Tóm lại, theo Viên Như đó là một âm mưu, một tính toán cực kì tinh khôn và thâm hiểm của người Phương Bắc. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác thì lại cho rằng có lẽ chuyện nàng Điểm Bích chỉ là điều đơm đặt của giới Nho sĩ nhằm hạ uy tín Huyền Quang, gián tiếp đả kích Phật giáo. Có thể có nhiều lí do nhưng một phần cũng bởi ông bỏ Nho theo Phật. Và cũng không loại trừ cả khả năng do lòng đố kị của những người khác phe phái ngay trong thiền môn vì ông được các vua Trần tỏ ra ưu ái, tin cậy, phong làm trụ trì, làm Tổ…

Còn đứng ở góc độ văn hóa, văn học chúng tôi nghĩ rằng việc thêm vào câu chuyện Điểm Bích rõ ràng đã khiến cho TGTL có thêm được sự sinh động, tươi mới trong loại truyện về cuộc đời thiền sư. Việc lựa chọn, sắp đặt, dẫn dắt câu chuyện đã tạo nên một cốt truyện hấp dẫn, thể hiện khả năng hư cấu của tác giả. TGTL, nhờ thế đã nhạt bớt tính chức năng mà đậm đà yếu tố nghệ thuật. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi vào phân tích nhân vật Huyền Quang (dĩ nhiên sẽ đặt trong tương quan với nhân vật nữ là nàng Điểm Bích) trong TGTL để thấy được ý nghĩa của nhân vật này cũng như tìm được lời giải cho những băn khoăn thắc mắc về đạo đức nhà tu hành. Trong luận án, chúng tôi sử dụng văn bản đã được tuyển chọn trong cuốn Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam (tập 1) của PGS. Nguyễn Đăng Na [84].

Cũng giống như Thiền uyển tập anh cho đến nay vẫn chưa xác định được tác giả của Tam Tổ thực lục. Tuy nhiên có một vài dữ kiện chúng ta có thể khẳng định: đây là tác phẩm chức năng tôn giáo, ra đời vào cuối thế kỉ XIV và gồm ba thiên, viết về hành trạng ba vị Sư Tổ phái Trúc Lâm (Yên Tử): Trúc Lâm đầu đà (cũng gọi là Giác Hoàng điếu ngự) Trần Nhân Tông (1258-1308), Pháp Loa tôn giả Đồng Kiên Cường (1284-1330) và Huyền Quang tôn giả Lý Đạo Tái (1254-1334). Trong ba thiên ấy, truyện Huyền Quang là một tác phẩm rất có giá trị văn học. Ngoài yêu cầu ghi chép công đức của sư Huyền Quang, đây là một câu chuyện li kì, hấp dẫn về mối quan hệ giữa vị Sư Tổ với cô gái trẻ đẹp, tài hoa và đa tình Điểm Bích. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vị ―thánh tăng‖ Huyền Quang mà còn phần nào soi tỏ những bí mật của của cuộc sống tu hành cuối thời Trần.

2.3.2. Phân tích nhân vật thiền sư Huyền Quang qua cái nhìn của tác giả “Tam Tổ thực lục”

2.3.2.1. Học vấn, tư tưởng chính trị

Huyền Quang trong Tam Tổ thực lục được nhìn nhận trước hết là một thiền sư có học vấn uyên bác: ―Sư Tổ học một biết mười, tài hoa như á thánh, Nhan Tử, cha mẹ đặt cho là Tải Đạo‖. Theo như lời kể của tác giả Tam Tổ thực lục thì ban đầu có vẻ Huyền Quang thiền sư cũng có ý định đi theo con đường khoa cử kiểu nho gia. Do đó ngài không chỉ tham gia kì thi hương để đỗ đại khoa mà còn thi Hội để giành giải Khôi nguyên. Và Sư Tổ cũng tham gia chính trị. Và ở vị trí viện hàn lâm, tiếp đón Bắc sứ thiền sư Huyền Quang đã tỏ rõ năng lực kinh bang tế thế khi ―trích dẫn nghĩa lí kinh điển, ứng đối trôi chảy, văn chương ngôn từ vượt quá thượng quốc và các nước láng giềng‖…

Tuy nhiên, cái duyên nghiệp đã đưa Huyền Quang đến với đạo Phật. Tam Tổ thực lục đã giải thích việc Huyền Quang từ bỏ con đường quan lộ, từ bỏ triều đình, danh vọng, quyền lực…để đến với Phật như sau: ―Bấy giờ Sư Tổ đi theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, thấy Quốc sư Pháp Loa đang hành pháp giới, mới giác ngộ được tiền duyên, về cảm xúc mà than:

- Làm quan lên chơi Bồng Đảo, đắc đạo đến chốn Phổ Đà. Thật là tiên ở nhân gian, Phật chốn cảnh giới Tây thiên. Phú quý vinh hoa khác nào như lá đỏ mùa thu, mây trắng mùa hè, sao mà quyến luyến mãi được?

Nhân đó Sư Tổ nhiều lần dâng biểu xin từ chức, muốn được xuất gia học đạo. Bấy giờ nhà vua đang sùng tín đạo Phật nên cuối cùng Sư Tổ được chuẩn ban chiếu chỉ. Ngài đã đến thụ giáo Pháp Loa thiền sư và có pháp hiệu Huyền Quang‖[84; tr.100]. Như vậy có hai căn nguyên chính để Sư Tổ có thể xuất gia đó là: thứ nhất, do Sư Tổ có căn tu nên khi chứng kiến Pháp Loa hành pháp giới mới cảm xúc ―giác ngộ tiền duyên‖; thứ hai do hồi đó nhà vua đang sùng tín đạo Phật nên Huyền Quang mới dễ dàng được chấp thuận từ chức để cầu đạo, học đạo…Qua đây cũng có thể thấy trước khi trở thành Sư Tổ, Huyền Quang đã có một nền tảng học vấn rất uyên thâm, sâu rộng; có quan hệ mật thiết với triều đình và đặc biệt được vua quan tin dùng, nể trọng. Sau này khi xuất gia với uy tín sẵn có và quá trình tu tập kiên trì bền bỉ, Huyền Quang còn bộc lộ nhiều phẩm chất, đặc điểm về con người tôn giáo khiến vua quan, tăng chúng càng thêm ngưỡng mộ. Miêu tả thiền sư có học vấn uyên bác không chỉ có ở Tam Tổ thực lục mà còn xuất hiện ở những tác phẩm khác viết về thiền sư trong văn học giai đoạn đầu.

Như chúng ta đều biết phần lớn các thiền sư được các tác giả văn học thể hiện trong Thiền uyển tập anh đều là những người hiểu biết, có trình độ học vấn, thông cả Nho lẫn Phật. Khảo sát 68 tiểu truyện về thiền sư trong Thiền uyển tập anh thấy rằng có khoảng gần nửa các nhà sư đều có gốc

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí