Thi Pháp Thể Hiện Nhân Vật Thiền Sư Huyền Quang Trong “Tổ Gia Thực Lục”

- Còn một con nữa xin nhường hoà thượng! Giác Hải bèn chú mục nhìn, chỉ nháy mắt con tắc kè kia cũng rơi nốt. Vua lấy làm lạ, làm thơ khen ngợi như sau:

(…) Giác Hải lòng như biển Thông Huyền đạo rất huyền Thần thông kiêm biến hoá

Một Phật, một thần tiên.” [159; tr.138-139]

Nhờ có chuyện dùng phép thuật như trên mà tên tuổi sư Giác Hải từ đó đồn vang khắp thiên hạ, cả tăng, tục đều kính mộ. Vua Lí Nhân Tông lấy lễ tiếp đãi như thầy. Có lần vua hỏi sư về phép ―thần túc‖-phép thần thông chân đi nhanh như bay, ―sư bèn làm tám phép thần biến, rồi tung người nhảy lên không cao mấy trượng, trong chốc lát lại nhảy xuống chỗ cũ‖. Có thể đến thế kỉ sau khi Nho giáo thịnh hành niềm tin vào thế giới tâm linh trong dân chúng cũng giảm đi nhiều thì những hiện tượng làm phép như trên của sư Giác Hải không còn sức hấp dẫn nữa song tại thời điểm đó thì sư ―được vua và các quan vỗ tay khen ngợi‖, thậm chí ―vua ban cho một chỗ kiệu, mỗi khi về kinh được phép vào hoàng thành‖. Đó có thể xem như những ―ảo giác tập thể‖ khi cuộc sống con người vẫn bị đè nặng dưới quyền lực của cõi linh thiêng.

Như vậy, vào thời Lí-Trần niềm tin vào những dấu hiệu tôn giáo thần bí vẫn còn rất

―đậm đặc‖ cả trong vua quan triều đình và tăng chúng. Những ―ảo giác tập thể‖ về mẫu người tôn giáo này đã khiến cho những điều tưởng như hoang đường, khó hiểu ở con người thiền sư lại trở nên hấp dẫn. Đây là lí do khiến cho các thiền sư như Huyền Quang luôn luôn được ngưỡng mộ, kính trọng và dường như không có một trở lực nào có thể làm giảm được uy tín của họ. Chỉ đến khi nho giáo thay thế Phật giáo, đóng vai trò quan trọng trong đời sống thì nhân vật thiền sư mới dần mờ nhạt.

2.3.3. Thi pháp thể hiện nhân vật thiền sư Huyền Quang trong “Tổ gia thực lục”

Thi pháp thể hiện nhân vật Huyền Quang gắn với thi pháp truyện văn xuôi trung đại về mẫu người thánh nhân quân tử. Cho nên chúng tôi thấy có thể tìm hiểu ở những phương diện như không gian và thời gian nghệ thuật; những mô típ nghệ thuật phổ biến. Tuy nhiên về quan niệm không gian và thời gian nghệ thuật thì đối với truyện về thiền sư Huyền Quang chưa có gì đặc biệt: không gian là không gian ẩn dật gắn với thiên nhiên vùng núi- môi trường sống lí tưởng của thiền sư cũng như nhà nho ở ẩn sau này; thời gian là thời gian tuyến tính theo sinh mệnh đời người với mô hình sinh-lão-bệnh-tử, thời gian cá nhân dường như chưa có. Do đó trong phần này chúng tôi chỉ tập trung đi vào các mô típ nghệ thuật phổ biến khắc hoạ về hành trạng, cuộc đời nhân vật thiền sư như mô típ về sự thụ thai kì lạ; mô típ dị thường, phi thường liên quan đến thân thể, trí tuệ; mô típ về phép lạ kì dị, siêu phàm; mô típ sắc dục, mô típ về sự qui tịch…

2.3.3.1. Mô típ về sự thụ thai kì lạ và mô típ dị thường, phi thường liên quan đến thân thể, trí tuệ nhằm nhấn mạnh nguồn gốc vũ trụ của danh nhân

Mô típ về sự thụ thai kì lạ và mô típ dị thường, phi thường liên quan đến thân thể, trí tuệ là những mô típ phổ biến trong văn học thế giới nhằm nêu lên sự khác thường, nguồn gốc vũ trụ của danh nhân. Như chúng ta đều biết, con người lí tưởng xét về nguồn gốc, theo quan niệm truyền thống văn hóa phương Đông, là những nhân cách được trời đất, vũ trụ sinh ra. Sách Lễ Kí viết: ―Nhân giả, kì thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí‖ (người ta là cái đức của trời đất, sự giao hội của âm dương, sự hội tụ của quỷ thần, là cái khí tốt lành của ngũ hành). Các nhà nho Việt Nam hình dung nhân cách bản thân cũng không xa lạ so với sách Lễ Kí. Chẳng hạn, Nguyễn Công Trứ viết: “Trời đất cho ta một cái tài” và “Thiên phú ngô, địa tái ngô – Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý – Dã thị giang sơn chung tú khí – Quả nhiên đài các xuất danh công‖ (Trời che ta, đất chở ta/Trời đất sinh ta đã có ý/Vốn là sự chung đúc khí tốt của núi sông/Nên nhất định sẽ có công danh sự nghiệp trong chốn đài các). Do đó, ta hiểu tại sao khi nói về lịch sử, danh nhân tác giả Đại Việt sử kí toàn thư thường giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của họ với những yếu tố mang màu sắc thần kì, phi thường, khác thường, người xưa ít quan tâm đến vai trò của sự đào luyện xã hội đối với tài năng và xem nhẹ mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Dường như đã là người do trời đất và núi sông sinh ra thì tất phải thông minh, tài trí, chỉ có chờ dịp được đời biết đến để ra hành đạo hay trổ tài. Điều này cũng đồng nghĩa với sự xuất hiện, sự ra đời của họ không thể tầm thường được mà phải cao quý và khác lạ. Đây là một đặc điểm chung trong các kiểu truyện ngắn phương Đông về danh nhân. Ta có thể lấy một số dẫn chứng trong Sử Kí của Tư Mã Thiên về sự ra đời của các nhân vật như Hán Cao Tổ: ―Trước đây có một lần bà lưu (mẹ Hán Cao Tổ) nghỉ bên bờ một cái đầm lớn, mộng thấy nằm với một vị thần, lúc bấy giờ sấm chớp nổi lên, trời đất tối mịt, Thái Công (cha) đến xem thì thấy trên người bà có một con giao long. Sau đó bà có mang và sinh Cao Tổ‖ [146; tr.109].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Huyền Quang là một thiền sư đạo cao đức trọng được vua quan triều đình ưu ái, nể phục, tin yêu; được đông đảo tăng chúng ngưỡng mộ. Có lẽ bởi vậy mà tác giả Tổ gia thực lục đã cấp cho thiền sư một sự ra đời dường như là sự kết hợp của rất nhiều điều kì lạ, khác thường. Trước hết tác giả đi ngược về quá khứ, truy tìm lại những hành vi, việc làm được coi như sự ―tác nghiệp‖ làm cơ sở hình thành và điều kiện ―duyên khởi‖ để sinh ra Sư Tổ. Tác giả nhấn mạnh đến cha mẹ thiền sư đều là người có đức độ, mẹ sư họ Lê thường đến chùa Ngọc Hoàng để cầu đảo về sự hiếm muộn và dĩ nhiên đã được đền bù bằng việc có mang. Nhưng

việc có mang của bà họ Lê cũng không đơn giản mà nó cũng có sự lạ kì: khi bà đang nghỉ mát bên chùa Tiên Ma Cô thì có một con khỉ to lớn, đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào lòng bà. Và khi bà hỏi Tiên sinh thì được cho hay ―ném mặt trời vào bụng là điềm Lê thị có thai‖. Và sự kì lạ trong quá trình ra đời của sư Huyền Quang còn được đẩy lên ở mức cao hơn khi tác giả Tổ gia thực lục còn giải thích rằng ngài chính là sự thác sinh, ―đầu thai‖ của sư trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Tuệ Nghĩa. Hiện tượng ―lạ‖ này chúng ta cũng đã từng bắt gặp trong tiểu truyện về thiền sư Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh khi ngài thác sinh, đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu, hậu thân của vua Lí Thần Tông.

Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 11

Ngoài những yếu tố ―lạ‖ khi sinh nhân vật Huyền Quang còn đặc biệt được nhấn mạnh ở phương diện phi thường về ngoại hình, trí tuệ, năng lực siêu phàm: ―Ngày Sư Tổ ra đời, có ánh hào quang rực rỡ, hương thơm ngào ngạt, người ta gọi ngài là Thanh Tịnh Hương hài đồng. Bà mẹ Sư Tổ mang thai đủ 12 tháng mà không thấy động tĩnh gì, mới ngờ là bị bệnh, bèn uống thuốc phá thai, song không được. Thế rồi bà sinh ra chú bé cứng cáp, thể mạo lạ kì, rõ ràng có chí của người lớn. Cha mẹ rất là yêu quý, bèn dạy cho chú học văn nghệ. Sư Tổ học một biết mười, tài hoa như á thánh Nhan Tử, cha mẹ đặt tên cho là Tải Đạo. Năm hai mươi tuổi, Sư Tổ thi hương trúng cách, mọi người đều mong Sư Tổ sẽ đỗ đại khoa. Năm sau thi Hội, quả nhiên Sư Tổ đỗ Khôi nguyên‖. [84; tr.99-100]. Những mô típ này vay mượn từ văn học nhà nho và văn học dân gian.

Như vậy, có thể thấy trước khi trở thành Sư Tổ, Huyền Quang đã được giới thiệu khá kĩ ở những nét kì lạ, phi thường về mô típ thụ thai, về ngoại hình, trí tuệ. Đây chính là mục đích nhằm nêu lên nguồn gốc vũ trụ, nhân cách cao quý của thiền sư- một mẫu hình danh nhân trong giới thiền học.

2.3.3.2. Mô típ về phép thuật kì lạ

Phật giáo là một tôn giáo nên vấn đề tu luyện để đạt được quyền năng, pháp thuật phi thường là một mục đích tối quan trọng. Thiền tông là một tông phái riêng, kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và Đạo giáo Trung Quốc, song là một tôn giáo, nó cũng hướng đến quyền năng. Người tu luyện không chỉ có đạo cao đức trọng. Các thiền sư nhờ công phu tu tập mà có được những khả năng phi thường có thể có ích cho nhân dân cũng như công việc hoằng dương Phật giáo, được triều đình tin yêu, kính trọng. Nhiều truyện về thiền sư trong Thiền uyển tập anh thường nhấn mạnh vào phép lạ kì dị, phi thường của thiền sư nhất là những người theo phái Mật tông. Thiền sư Ma Ha từng chuyên tụng niệm kinh Đại bi tâm chủ, có khả năng niệm chú chữa những bệnh hiểm nghèo như bệnh hủi cho dân, có thể thoát ra ngoài sự giam giữ cẩn mật của nhà vua. Thiền sư Thông Huyền niệm chú và

thiền sư Giác Hải nhìn chằm chằm cũng khiến hai con tắc kè rơi từ trên điện nhà vua xuống đất. Thiền sư Đạo Hạnh cũng chuyên tụng Đại bi tâm Đà la ni nên có pháp thuật cao cường, vứt gậy xuống dòng nước chảy xiết mà gậy trôi ngược dòng, ―có thể khiến rắn rết, muông thú đến chầu phục, đốt ngón tay, cầu mưa, phun nước phép chữa bệnh, không việc gì là không ứng nghiệm‖. Điển hình nhất của phép thuật là khả năng thác sinh của Từ Đạo Hạnh để trở thành vua Lí Thần Tông. Thiền sư Đạo Huệ chuyên sâu phép Tam quán Tam ma địa, khi đọc kinh cảm hoá cả khỉ, vượn trong núi kéo nhau hàng ngàn đàn đến nghe kinh. Khi hoàng phi của Lí Anh Tông bị ốm, sư vào cung xem bệnh, vừa đến khỏi phòng thì bệnh của phi khỏi…Như vậy, có thể thấy những chi tiết trên đã khiến cho các truyện về thiền sư mang một dáng vẻ huyền bí, cao xa nhưng cũng đầy hấp dẫn, nhất là nhìn từ góc độ quan niệm về các bậc thánh nhân, thần phật của người xưa.

Trong Tam Tổ thực lục nhân vật thiền sư Huyền Quang nổi tiếng không chỉ vì đạo đức và trí tuệ mà còn là người có tầm vóc vũ trụ. Khi ngài về kinh đô, đến chùa Báo Ân giảng kinh Thủ Lăng, chiều quay về tăng phòng, ―chợt thấy một đôi chim thước trắng không biết từ đâu bay đến đậu ở cành cây giữa sân, rồi vừa bay liệng vừa hót, dường như có ý chúc mừng‖ [46; tr.101]. Không những thế, nhà sư còn có khả năng phù phép, cảm thông được trời đất, có thể hô gió gọi mây: ―bỗng một đám mây đen hiện ra ở phương nam, gió thổi cát bụi tung bay mờ mịt bầu trời, một lát thì tan hết‖ [84; tr.106]. Khả năng hô phong hoán vũ này còn được xem như bằng chứng của công phu tu trì đạo đức, khắc kỉ. Thiền sư dùng pháp thuật để chứng minh ông đã không bị sa ngã, cám dỗ bởi sắc đẹp của Điểm Bích. Và dĩ nhiên vua đã tin.

Tóm lại, mô típ về phép thuật kì lạ đã khiến cho câu chuyện về nhân vật thiền sư Huyền Quang trở nên hấp dẫn hơn. Ở đây rõ ràng có sự hư cấu tưởng tượng của nhà văn khi mang đến cho Tổ gia thực lục những chi tiết hoang đường, kì ảo như vậy. Tuy nhiên lại thấy rằng nếu đặt vào môi trường văn hoá, xã hội Phật giáo thời Lí-Trần thì ta lại thấy rằng những điều đó lại rất ―chân thật‖, ―hợp lí‖ trong tư duy của người trung đại khi mà cả vua quan, dân chúng đều tin theo những cách hành xử của các bậc thiền sư. Sang thế kỉ XIV, khi Nho giáo đóng vai trò quan trọng thì niềm tin vào những phép thuật kì dị, siêu phàm của thiền sư sẽ giảm sút đi nhiều và vì thế nhân vật thiền sư cũng dần mờ nhạt, thay vào đó là nhân vật nhà nho. Và đến thế kỉ XV thì niềm tin ấy trở nên chênh vênh không còn điểm tựa khi mà Nho giáo đã trở thành quốc giáo. Lê Thánh Tông- hoàng đế chuộng đạo Nho đã công kích, phê phán kịch liệt những ảo giác hoang đường ấy của đạo Phật. Và đó cũng là lý do càng về sau các nhà sư không còn được trọng dụng trong triều đình như trước nữa.

2.3.3.3. Mô típ về sắc dục

Trong mô hình nhân cách lí tưởng của phương Đông truyền thống, bậc thần, thánh, Phật, tiên, chính nhân quân tử là bậc phi phàm, thoát tục. Đó là những đấng bậc đã siêu thoát khỏi cám dỗ vật chất tầm thường. Ăn uống, sinh hoạt không được các bậc thánh nhân đề cao mà trái lại, thái độ đối với chuyện ăn uống sinh hoạt được coi là thước đo của nhân cách cao quý. Khi Nguyễn Trãi viết ―cơm ăn chẳng quản dưa muối, áo mặc nài chi gấm thêu‖ là để đề cao các giá trị tinh thần, đạo lí hơn là các giá trị vật chất đời thường phàm nhân. Mẫu người lí tưởng là người có thể chế ngự, khắc phục bản năng. Đó là lí do tại sao ta thấy trong các truyện về danh nhân thời trung đại vắng bóng mô típ sắc dục. Việc xuất hiện mô típ sắc dục trong Tổ gia thực lục có lẽ là một ngoại lệ, một trường hợp đặc biệt. Vậy mục đích khi đưa yếu tố trần thế, hiện thực như sắc dục vào cốt truyện về thiền sư Huyền Quang của tác giả là gì? Như chúng tôi đã phân tích về đạo đức tu hành của nhân vật Huyền Quang và thấy rằng: Tổ gia thực lục thông qua Điểm Bích đã khẳng định con đường kiên trì đức tu của nhà sư và trên con đường đó nhan sắc phụ nữ chính là một cản trở lớn mà họ cần vượt qua. Và với sự tu tập công phu Huyền Quang đã chiến thắng trước sự cám dỗ mạnh mẽ của sắc đẹp. Như vậy, mô típ sắc dục trong Tổ gia thực lục một mặt tô đậm thêm phẩm chất đạo đức phi thường ở Sư Tổ, mặt khác đóng vai trò như thuốc thử nhân cách thánh thiện của nhà tu hành, làm ánh lên màu hồng của đạo đức khắc kỉ, tiết dục hoặc diệt dục.

Tuy nhiên, những mô típ thử thách sắc dục loại này là một con dao hai lưỡi, thường đặt nhân vật trên một vị trí chênh vênh, dễ bị nghi ngờ. Có lẽ đó là lí do tại sao đến thế kỉ XVIII tác giả Sơn cư tạp thuật đã đặt lại vấn đề và kể lại câu chuyện, tất nhiên là hư cấu, rằng đêm đó, Huyền Quang mấy lần đến ngó vào căn phòng nơi Điểm Bích nằm và cuối cùng không dập tắt được lửa dục, đã ―thông dâm‖ với Điểm Bích, kết cục là phải thừa nhận sự thật. HIện tượng đọc lại truyền thuyết Huyền Quang-Điểm Bích như trong Sơn cư tạp thuật cho thấy tầm quan trọng và sự ―nhạy cảm‖ của mô típ sắc dục đối với truyện về thánh nhân quân tử thời trung đại. Nếu sự việc kiên trì lòng đạo không có thật hoặc bị đặt dưới sự hoài nghi của người nghe chuyện thì toàn bộ nhân cách cao thượng của nhân vật sẽ bị sụp đổ hoàn toàn. Bởi thế chúng ta thấy không phổ biến mô típ này trong loại truyện danh nhân. Thay vì kể chuyện kiên trì của lòng tu đạo trước cám dỗ của thân xác, các tác giả trung đại thường là né tránh lĩnh vực tình ái của nhân vật lịch sử. Đây là điểm khác biệt lớn so với loại truyện về các nhân vật bình phàm. Chúng ta có thể thấy điều này trong truyện Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái và nhiều truyện trong Truyền kì mạn lục ở thế kỉ XVI.

2.3.3.4. Mô típ về sự qui tịch

Đọc các tiểu truyện về thiền sư chúng tôi nhận thấy một điều: hiện tượng khi chết (qua đời, hóa, tịch, thị tịch, viên tịch) đã trở thành một chuẩn mực qui phạm, một lời kết không thể thiếu được. Theo thống kê của Nguyễn Hữu Sơn trong tổng số 68 tiểu truyện thiền sự trong Thiền uyển tập anh thì có tới 64 lời kết có nhắc tới cái chết (trừ 4 truyện về vua Lí Thái Tông, Thiền sư Biện Tài, Ứng Vương cư sĩ Thiền sư Tức Lự).

Tiểu truyện về thiền sư Huyền Quang đi vào miêu tả sự qui tịch của thiền sư một cách hết sức ngắn gọn: ―Đến ngày 23 tháng giêng năm Giáp Dần, nhà sư viên tịch ở chùa Côn Sơn‖. Như vậy, qua dòng thông báo đầy tính khách quan này có thể hiểu Sư Tổ không bệnh mà chết, sư cũng không đọc kệ trước khi viên tịch. Dường như đây là quan niệm triết học về bản thể tồn tại của Thiền Tông: sinh- diệt; hữu- vô; thực- tướng; sắc- không trong cách hình dung về kiếp sống ―sinh kí tử qui‖, phản ánh sự quy hoá thuận lẽ tự nhiên.

Như thế, cái nhìn phật giáo đã chi phối chặt chẽ cách kết thúc các ghi chép tiểu truyện thiền sư, coi cái chết như một sự trở về, cái chết- tái sinh và chuyển sang một trạng thái ―vị lai‖ khác. Bàn về cái chết trong tác phẩm văn xuôi viết về thiền sư, chúng tôi lại liên tưởng đến thơ Haiku của Nhật Bản. Với các Haiku, con người không chỉ không sợ hãi trước cái chết mà còn thấy trong đó vẻ đẹp. Chẳng hạn, một Haiku của Nagata koi:

Cái chết đến

Thiên hạ cười ngất Dưới rặng anh đào

Một Haiku của Kobayashi Issa:

Nếu đã vậy

Thì cớ chi ta không tập chết Dưới bóng hoa nhỉ?

Một Haiku của Ochi Etsujin:

Chìm đắm trong giấc mơ hoa Ta muốn chết ngay tức khắc

Và một Haiku của Kobayshi Issa:

Mi hãy chuẩn bị đón nhận cái chết Hãy chuẩn bị ngay đi nhé

Xào xạc những cây anh đào

Cái chết trở nên cũng mang trong nó ý nghĩa tôn giáo và mĩ học!

Tiểu kết chương 2

Qua phân tích nhân vật thiền sư Huyền Quang tự biểu hiện qua thơ-kệ và qua tác phẩm văn xuôi Tam Tổ thực lục, chúng tôi rút ra mấy nhận xét sau: Thứ nhất, xét về con người đạo đức và tư tưởng, có sự pha trộn các yếu tố tam giáo chứ không chỉ riêng Thiền tông (có cả màu sắc Nho giáo, Lão Trang). Điều đó cho thấy không có chất Thiền thuần túy ở Huyền Quang. Nhân vật Huyền Quang thể hiện rõ xu hướng tam giáo đồng nguyên của đời Lý-Trần. Thứ hai, xét về thi pháp thơ tự thuật: thơ Thiền xen kẽ các yếu tố của nghệ thuật Lão Trang khi tả thiên nhiên với cảm hứng đề cao tự nhiên. Với những thi phẩm đặc sắc như: Ngọ thụy, Chu trung, Trú miên, Thạch thất, Sơn vũ, Phiếm chu, Tảo thu, Yên Tử am sơn cư… ta bắt gặp chân dung tự hoạ con người tinh thần thiền sư Huyền Quang với phương pháp tu luyện giữa thiên nhiên và cuộc đời để đạt tới cái tâm Niết Bàn, tâm thanh tịnh qua những hình tượng nghệ thuật ẩn dụ từ thiên nhiên. Đặc biệt với những cảm quan về ngôn ngữ và hình tượng giàu chất thơ thi sĩ-thiền sư Huyền Quang đã biến tạo nên những câu thơ đẹp thể hiện sự hoà quyện giữa hứng thú thiền với hứng thú về cuộc sống...Thứ ba, về thi pháp tả Huyền Quang qua Tam tổ thực lục: trước hết là sử dụng những mô típ phổ biến trong các truyện về danh nhân trên thế giới như mô típ về sự thụ thai kì lạ và mô típ dị thường, phi thường liên quan đến thân thể, trí tuệ; mô típ về phép thuật kì lạ, siêu phàm…tác giả Tổ gia thực lục đã khắc hoạ thành công chân dung thiền sư Huyền Quang: đây là con người có nguồn gốc vũ trụ, cao quý, có khả năng thiên bẩm của thiên tài về ngoại hình, trí tuệ và đặc biệt còn có thể hô phong hoán vũ để khẳng định đạo đức tu hành và niềm tin nơi vua quan triều đình. Câu chuyện Huyền Quang- Điểm Bích vì thế hoàn toàn có thể lí giải từ chính nhân cách và con đường kiên trì tu tập của thiền sư. Thứ hai là sử dụng những yếu tố tổng hợp cả nghệ thuật của nhà nho, nhất là nghệ thuật viết chân dung các danh nhân (như kiểu Liệt truyện của Tư Mã Thiên). Có một sự kế thừa nếu ta so sánh Tam tổ thực lục với Lam Sơn thực lục sau này. Tóm lại, nhân vật Huyền Quang là mẫu hình nhân vật rất tiêu biểu cho con người tôn giáo thời Lí-Trần, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của xã hội thời đó…Tuy nhiên, các nhà nho đời Trần như Lê Quát đã bắt đầu công kích các nhà sư. Nếu thiền sư là nhân vật hay, tốt, cần thiết cho xã hội thì liệu cuối Trần trở đi, nhà

nho có thể thay thế vị trí của họ nhanh chóng như vậy không? Và họ không còn là quốc sư nữa. Phải chăng về sau người ta thấy rõ phép thuật của thiền sư không có hiệu quả thực tế, không có thật thậm chí hoang đường, ảo tưởng, kì quái. Quả thật, sang thế kỉ XV-thế kỉ cực thịnh của Nho giáo, các nhà nho lại thấy những yếu tố thần bí, hoang đường, những pháp thuật phi thường ở các thiền sư như trên lại là hão huyền, không thực. Lê Thánh Tông- ông vua anh minh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, người đã đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn trên lĩnh vực tư tưởng, có lẽ là người đã bài xích, phê phán Phật giáo gay gắt nhất…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022