Kết quả thống kê có 535 loài có giá trị trên tổng số 611 loài của hệ chiếm 87,56%, trong số các loài thống kê được về giá trị sử dụng, một số loài được sử dụng chỉ bởi một mục đích, đó là những loài đơn công dụng. Thống kê cho thấy, trong số 611 loài thực vật thân gỗ có 263 loài chỉ có một công dụng, chiếm 43,04% số loài của toàn hệ đó là: Lấy gỗ có 136 loài, làm thuốc có 113 loài, làm cảnh 4 loài, cho dầu béo 2 loài, cây có chất độc 1 loài và 7 loài cho công dụng khác.
Số loài có hai công dụng là 160 loài (chiếm 26,19 % tổng số loài của hệ), có một số loài đại diện như: Chò đãi (Annamocarya sinensis) vừa cho gỗ vừa cho dầu béo, Gù hương (Cinnamomum balansae) vừa cho gỗ vừa cho tinh dầu, Sắng (Melientha suavis) vừa làm thực phẩm vừa làm thuốc, Đại phong tử (Hydnocarpus anthelminthica) vừa làm cảnh vừa làm thuốc, Chò chỉ (Parashorea chinensis) vừa lấy gỗ vừa làm cảnh…
Số loài có trên 3 công dụng có 89 loài (chiếm 14,57 % số loài của hệ), các loài đại diện như: Sấu (Dracontomelon duperreanum) vừa lấy gỗ, cho quả để ăn, vừa làm cây bóng mát, Sơn (Toxicodendron succedanea), vừa cho gỗ làm củi, vừa làm thuốc và cho nhựa, Thông tre (Podocarpus neriifolius) vừa lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, Nhội (Bischofia javanica) với công dụng lấy gỗ, làm thuốc, ăn được, làm cảnh, Kẹn (Aesculus assamica), với công dụng lấy gỗ, làm thuốc, làm cảnh, cho dầu béo….
4.2.7.2. Đa dạng về giá trị bảo tồn
a. Đa dạng về thành phần loài cây có giá trị bảo tồn cao
Dựa vào Danh lục đỏ IUCN (2013), Sách đỏ Việt Nam (2007), Công ước CITES, 2010 và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra được ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng.
Kết quả điều tra cho thấy tổng số loài thực vật thân gỗ quý hiếm ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng là 49 loài. Trong đó, số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 44 loài bị đe dọa ở các mức độ khác nhau là:
Bậc CR (Critically Endangered): Rất nguy cấp có 2 loài là: Vù hương (Cinnamomum parthenoxylon) và Ô rô bà (Aucuba japonica)
Bậc EN (Endangered): Đang nguy cấp có 15 loài: Sến mật (Madhuca pasquieri), Trai lý (Garcinia fagracoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Gió bầu (Aquilaria crassna), Chò đãi (Annamocarya sinensis), Táu nước (Vatica subglabra), Chè rừng (Camellia gilbertii)…
Bậc VU (Vulnerable): Sẽ nguy cấp có 27 loài như: Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Gội nếp (Aglaia spectabilis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trám đen (Canarium tramdenum), Gù hương (Cinnamomum balansae), Đinh (Markhamia stipulata), Giổi lông (Michelia balansae), Hồi đá vôi (Illicium difengpica),…
Số loài trong Danh lục đỏ IUCN (2013) là 16 loài, trong đó:
Bậc CR (Critically Endangered): Rất nguy cấp có 1 loài là Dó bầu (Aquilaria crassna)
Bậc EN (Endangered): Đang nguy cấp có 4 loài: Chò đãi (Annamocarya sinensis), Gù hương (Cinnamomum balansae), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Chò chỉ (Parashorea chinensis)
Bậc VU (Vulnerable): Sẽ nguy cấp có 5 loài như: Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Sến mật (Madhuca pasquieri), Chò nước (Platanus kerrii), Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), Kim giao (Nageia wallichiana).
Bậc LR (Lower risk): Ít nguy cấp có 4 loài, trong đó bậc LR có 2 loài là: Gội nếp (Aglaia spectabilis), Lát hoa (Chukrasia tabularis), và 2 loài ở thứ hạng phụ: 1 loài ở bậc NT (Near threatened - Sắp bị đe dọa): là loài Tuế đá vôi (Cycas balansae) và một loài ở bậc LC (Least concern - Ít lo ngại) là loài Tuế gai ít (Cycas miquelii).
Bậc DD (Data deficient): Thiếu dẫn liệu có 2 loài Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Thông tre (Podocarpus neriifolius).
Số loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP là 10 loài, trong đó cả 10 loài đều thuộc nhóm IIA (các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) bao gồm: Vằng đắng (Coscinium fenestratum), Gù hương (Cinnamomum balansae), Đinh (Markhamia stipulata), Hồi đá vôi (Illicium difengpica), Trai lý (Garcinia fagracoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense),…
Theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) theo Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đề tài đã thống kê có 4 loài thực vật thân gỗ của hệ thực vật Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng nằm trong danh mục các loài thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Trong đó có 3 loài ở phụ lục II: Gió bầu (Aquilaria crassna), Tuế đá vôi (Cycas balansae), Tuế gai ít (Cycas miquelii) và 1 loài Phục lục III: Thông tre (Podocarpus neriifolius).
b. Cơ sở dữ liệu một số loài thực vật có giá trị bảo tồn cao
Hiện nay, để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nơi phân bố của các loài thực vật thân gỗ quý hiếm cần phải có biện pháp quản lý, bảo vệ một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Trong quá trình điều tra nhận thấy, các loài thực vật thân gỗ quý hiếm xuất hiện không nhiều, một số loài hầu như không còn cây to, mà chỉ có cây tái sinh. Trong số 49 loài thực vật thân gỗ quý hiếm đã được thống kê, trong quá trình điều tra thực địa, đã xác định được vị trí phân bố của 30 loài.
Bảng 4.20. Hiện trạng, phân bố một số loài thực vật thân gỗ quý hiếm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng
Tên khoa học | Tên phổ thông | Địa điểm gặp | Hiện trạng trên tuyến điều tra | |
1 | Markhamia stipulata (Wall.) Seem. ex K. Schum. | Đinh | Phân bố ở Suối Cáo (xã Vũ Chấn), Lân Hoài, Tân Thành, An Thành (Thượng Nung), Ngọc Sơn 2 (Xã Thần Sa) ở độ cao từ >200m - 500m. | 6 cây trưởng thành (D1.3 >7cm). 5 cây tái sinh. 1 cây to đã bị chặt chỉ còn gốc. |
2 | Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte | Gió bầu | Phân bố ở xã Sảng Mộc và Nghinh Tường | 5 cây (D1.3> 20cm), 1 cây (D1.3>7cm) |
3 | Melientha suavis Pierre | Rau sắng | Phân bố khá phổ biến ở độ cao từ 100m - 500m ở các xã Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng. | Số lượng cá thể ít: Gặp 6 cá thể trưởng thành trên tuyến điều tra có D1.3=10-25cm, 7 cây tái sinh có H = 1- 2,5m |
4 | Excentrodendron tonkinense (A.Chev) H.T.Chang et R.H.Miau | Nghiến | Phân bố rộng, gặp trên núi đá ở các địa điểm: Kim Sơn, Trung Sơn (xã Thần Sa), Tân Thành, An Thành, Trung Thành, Lũng Cà, Lũng Hoài (Thượng Nung), Khao Nao (Nghinh Tường), Nà Ca, Khuổi Mèo (Sảng Mộc). | Chủ yếu gặp cây tái sinh, chỉ gặp một quần thể khoảng hơn chục cá thể có D1.3>40cm ở trên núi đá thuộc Lũng Cà (Thượng Nung) và một số nơi có địa hình hiểm trở là còn cây trưởng thành. |
5 | Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam | Sến mật | Gặp khá phổ biến ở xã Nghinh Tường, Thượng Nung và xã Sảng Mộc ở độ cao >500m | Đã gặp khoảng 15 cây tái sinh, 6 cây trưởng thành có D1.3 > 35cm. |
6 | Garcinia fagracoides A.Chev | Trai lý | Phân bố ở xã Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc. | Đã gặp 19 cây trưởng thành trên tuyến điều tra, chỉ có 2 cây tái sinh. |
7 | Dipterocarpus retusus Blume | Chò nâu | Phân bố ở các xã Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn. | 7 cây trưởng thành có D1.3>7cm, 2 cây tái sinh. |
8 | Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. | Vù hương | Phân bố trong phạm vi hẹp ở Kim Sơn xã Thần Sa. | 4 cây trưởng thành (1 cây đã bị chặt chỉ còn lại gốc), không gặp cây tái sinh. |
9 | Michelia balansae (A.DC.) Dandy | Dổi lông | Phân bố chủ yếu ở xã Sảng Mộc, Nghinh Tường, Thượng Nung. | Gặp 10 cá thể có D1.3>10cm ở độ cao >500m. |
10 | Canarium tramdenum Dai & Yakovl | Trám đen | Gặp phân bố ở xã Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa. | Số lượng không nhiều chủ yếu những cây có đường kính nhỏ, trên tuyến Suối Cáo (Vũ Chấn) gặp 3 cây có D1.3= 30cm-85cm. |
11 | Lithocarpus cerebrina A.Camus | Sồi phảng | Phân bố trên các đỉnh núi cao, đã gặp ở độ cao > 700m ở các xã Sảng Mộc, Nghinh Tường. | Thường gặp trên tuyến điều tra, đã gặp khoảng 10 cá thể (trong ô tiêu chuẩn 500m2) có D1.3= 6-12cm trên đỉnh núi Khao Nao, Bản Cái, Nghinh Tường. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Thành Rừng Kín Thường Xanh Mưa Mùa Cây Lá Rộng Phục Hồi Tự Nhiên Sau Khai Thác Trên Núi Đất Ở Địa Hình Thấp
- Tổ Thành Rừng Kín Thường Xanh Mưa Mùa Cây Lá Rộng Trên Núi Đá Vôi Ở Địa Hình Thấp Và Núi Thấp (>500M)
- Số Loài Và Tỷ Lệ % Số Loài Thực Vật Thân Gỗ Của Khu Bttn Thần Sa - Phượng Hoàng Với Yên Tử, Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Xuân Liên, Văn Hóa Đồng
- Biểu Đồ Chỉ Số Đa Dạng Rẽnyi Của Các Thảm Thực Vật Rừng Trên Núi Đá Vôi Ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
- Tổng Hợp Kết Quả Phỏng Vấn Về Những Tác Động Của Người Dân Tới Tài Nguyên Rừng Của Khu Bảo Tồn
- Loại Củi Và Lượng Củi Được Người Dân Xung Quanh Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng Sử Dụng
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Tên khoa học | Tên phổ thông | Địa điểm gặp | Hiện trạng trên tuyến điều tra | |
12 | Lithocarpus bonnetii (Hickel et A.Camus) A.Camus | Sồi đá tuyên quang | Phân bố ở xã Sảng Mộc, Nghinh Tường. | Ít gặp, chỉ gặp 2 cây trưởng thành. |
13 | Quercus platycalyx Hickel et A. Camus | Dẻ cau | Phân bố ở Sảng Mộc, Thượng Nung, Nghinh Tường | Gặp 3 cá thể trưởng thành. |
14 | Aglaia spectabilis (Miq.) Jain et Bennet | Gội nếp | Phân bố ở xã Sảng Mộc | Đã gặp 6 cây có D1.3 = 16cm-43cm trên tuyến điều tra. |
15 | Platanus kerrii Gagnep. | Chò nước | Phân bố khá nhiều ở xã Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa. | Mọc rải rác, hay tập chung thành từng đám, phân bố ở độ cao dưới 300m dọc theo bờ suối. |
16 | Chukrasia tabularis A. Juss. | Lát hoa | Phân bố ở xã Thần Sa | Còn ít, chỉ gặp 2 cây trưởng thành có D1.3>100cm. |
17 | Parashorea chinensis H. Wang | Chò chỉ | Phân bố ở xã Thần Sa, Sảng Mộc, Thượng Nung. | Chỉ gặp 11 cây tái sinh, 1 cây trưởng thành. |
18 | Annamocarya sinensis (Dode) J.Leroy | Chò đãi | Phân bố ở Suối Cáo (Vũ Chấn), Lũng Then (Thần Sa) | Ít gặp, chỉ gặp 3 cá thể trưởng thành. |
19 | Vatica subglabra Merr. | Táu nước | Phân bố ở xã Nghinh Tường. | Đã gặp 3 cá thể trưởng thành. |
20 | Ilex kaushue S. Y. Hu | Chè đắng | Phân bố ở xã Thần Sa. | Ít gặp, chỉ gặp 1 cây tái sinh. |
21 | Calamus poilanei Conrard | Song bột | Phân bố ở xã Sảng Mộc, Nghinh Tường. | Ít gặp, chỉ gặp 2 bụi ở độ cao trên 500m. |
22 | Calamus platyacanthus Warb.ex Becc. | Song mật | Phân bố ở một số lũng thuộc xã Thần Sa, xã Nghinh Tường, xã Sảng Mộc. | Đã gặp 5 bụi sinh trưởng tốt. |
23 | Fibraurea tinctoria Lour. | Hoằng đằng | Phân bố ở các xã Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Thần Sa, Thượng Nung. | Gặp 4 cây trên tuyến điều tra. |
24 | Goniothalamus vietnamensis Ban | Bổ béo đen | Phân bố ở xã Nghinh Tường, Sảng Mộc. | Gặp 3 cây trên tuyến điều tra. |
25 | Acanthopanax gracilistylus W. W. Sm | Ngũ gia bì hương | Phân bố ở xã Thần Sa, Sảng Mộc. | Ít gặp, chỉ gặp 3 cá thể trên tuyến điều tra. |
26 | Aucuba japonica Thunb. | Ô rô bà | Phân bố ở xã Nghinh Tường, Sảng Mộc. | Chỉ gặp 2 cá thể. |
27 | Cephalomappa sinensis (Chun & F. C. How) Kostermans | Mạy puôn | Phân bố ở xã Thần Sa, Thượng Nung. | Gặp khá phổ biến, mật độ khoảng 120 - 260 cây/ha. |
28 | Podocarpus neriifolius (Brown Pine) | Thông tre | Phân bố xã Nghinh Tường | Sinh trưởng tốt ở độ cao trên 500m so với mực nước biển, gặp một quần thể cả cây trưởng thành và cây tái sinh. |
29 | Nageia wallichiana (C. Presl) Kuntze | Kim giao | Phân bố xã Nghinh Tường | Phổ biến ở độ cao trên 500m so với mực nước biển. Đã gặp cả cây tái sinh và cây trưởng thành. |
30 | Camellia gilbertii (A. Chev. ex Gagnep.) Sealy | Chè rừng | Phân bố ở xã Nghinh Tường | Ít gặp, đã gặp 1 cá thể ở độ cao dưới 100m, nơi ẩm. |
Kết quả điều tra cho thấy, các loài thực vật thân gỗ quý ở khu vực là rất ít gặp, chủ yếu phân bố ở xã Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, còn các xã Sảng Mộc, Vũ Chấn, xuất hiện ít loài. Các cá thể trưởng thành ít, đa số gặp cây tái sinh nhưng tần xuất và số lượng cây bắt gặp cũng hạn chế. Ngoại trừ có loài Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), trong Danh lục đỏ IUCN (2013) xếp ở mức độ đe dọa VU (không có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, không tìm thấy có tên trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam), được phân bố khá nhiều cả cây trưởng thành và cây tái sinh với mật độ cây gỗ khoảng từ 120 cây - 260 cây/ha.
Về phân bố các loài cây quý hiếm: Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các loài thực vật thân gỗ quý hiếm ở đây đều phân bố ở quần hệ rừng kín thường xanh trên núi thấp, quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp, quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp.
Quần hệ rừng kín thường xanh trên núi thấp: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất xen lẫn đá vôi, diện tích còn lại không nhiều phân bố chủ yếu ở xã Thần Sa, có tính đa dạng cao, có nhiều loài thực vật quý hiếm phân bố: Nghiến, Trai lý, Ô rô bà, Sến mật, Sồi đá tuyên quang, Sồi đĩa, Lá dương đỏ, lá Khôi, Chò chỉ, Đinh cánh, Vương tùng, Hoàng liên ô rô, Lát hoa, ...
Quần hệ rừng kín thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất chiếm diện tích không đáng kể, phân bố ở xã Vũ Chấn, Nghinh Tường, các loài thực vật xuất hiện chủ yếu là cây ưa sáng, ít loài quý hiếm, ở đây thường xuất hiện một số loài: Rau Sắng, Trám đen, Hoàng đằng, Ba gạc vòng, Ba kích, Dó bầu, Găng Việt Nam,...
Rừng hỗn giao cây lá rộng với cây phân họ tre (nứa lá nhỏ, vầu) xuất hiện một số loài quý hiếm như: Chò nâu, Chò đãi, Sồi tuyên quang, Sồi phảng, Dẻ cau, Sồi đá lá mác, Dẻ bán cầu, Táu nước, Sến mật, Sum lá lớn, ... Quần hệ này tập trung nhiều nhất ở Ngọc Sơn II thuộc xã Thần Sa, khu vực suối Suồn ở xã Nghinh Tường. Ngoài ra còn có ở các xã Vũ Chấn, Sảng Mộc, Thượng Nung,...nhưng chỉ xuất hiện trong những khoảnh hẹp những nơi thấp, ẩm, nhất là những nơi đất rừng đã trải qua canh tác nương rẫy.
Quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp - đây là kiểu rừng chính trong khu vực và tập trung nhiều ở xã Thượng Nung, Thần Sa, tuy nhiên do các tác động của người dân khá mạnh nên cấu trúc rừng đã bị thay đổi. Các loài cây quý hiếm thường gặp là Mạy puôn, Trai lý, Ô rô bà, Thiết đinh, Nghiến, Sồi tuyên quang, Mương khao, Bổ béo đen, Dẻ bán cầu, Gội nếp, Giổi
lông, Sồi phảng, Lát hoa, Trám đen, rau Sắng, Hồi đá vôi, Tuế đá vôi,... nhưng chủ yếu là cây nhỏ hoặc cây tái sinh, rất ít gặp cây trưởng thành.
Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên núi đá vôi có diện tích nhỏ, địa hình tương đối hiểm trở, các loài quý hiếm ở đây thường là Dẻ cau, Sồi phảng, Dẻ lục phấn, Dẻ bán cầu, Chè đắng, Thông tre, Kim giao..., kiểu rừng này thường thấy ở xã Thần Sa, Nghinh Tường, Thượng Nung.
Các thung lũng, ven suối, khe chân núi đá: Sinh cảnh này thường có diện tích nhỏ, ở độ cao thấp, một số loài cây quý hiếm xuất hiện là: Chò đãi, Song mật, Song bột, Chò nước, Chè rừng... phân bố ở Lũng Then (Thần Sa), xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường và xã Vũ Chấn.
4.2.8. Một số chỉ số đa dạng của thực vật thân gỗ rừng trên núi đá vôi tại vùng nghiên cứu
Theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố đó là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số H không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chọn một số chỉ số sau để đánh giá mức độ đa dạng phong phú của hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi:
Bảng 4.21. Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi
Số lượng loài cây gỗ (S) | Số cá thể điều tra (N) | Tỷ lệ hỗn loài (Hl) | H’ | Chỉ số Cd | |
I.A.1a (3) | 78 | 897 | 1/11,5 | 3,36 | 0,07 |
I.A.1b (1) | 60 | 348 | 1/5,8 | 3,54 | 0,04 |
I.A.1c (1) | 56 | 429 | 1/7,66 | 3,32 | 0,06 |
II.A.1c (1) | 30 | 254 | 1/8,47 | 2,79 | 0,1 |
Ghi chú:
I.A.1a (3). Rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (<500m)
I.A.1b (1). Rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp
I.A.1c (1). Rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m)
II.A.1c (1). Rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp
Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài thực vật thân gỗ ở đây biến động từ 30 đến 78 loài, tỷ lệ hỗn loài từ 1/5,8 đến 1/11,5 (tức là cứ từ 5,8 cho đến 11,5 cây cá thể là có một loài).
Hàm số liên kết Shannon - Wiener và tỷ lệ hỗn loài: Hàm số này được 2 tác giả Shannon và Wiener đưa ra năm 1949 và dùng để đánh giá mức độ đa dạng loài của một quần xã. Theo Shannon - Wiener, giá trị tính toán của H’ càng lớn thì mức độ đa dạng loài càng cao. Khi H’=0, quần xã chỉ có một loài duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất.
Kết quả phân tích cho thấy Hệ số Shannon - Wiener (H’) biến động không lớn giữa các kiểu thảm thực vật rừng (từ 2,79 đến 3,54) cho thấy cấu trúc thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, sự khác biệt không đáng kể. Theo phương pháp của Shannon - Weiner thì rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp có chỉ số đa dạng cao nhất (3,54) và thấp nhất là rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (2,79).
Theo Braun, 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986 thì các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H rất cao từ 5,06-5,40 (Dẫn theo Lê Quốc Huy, 2005)[62]. Như vậy so sánh với chỉ số này thì rừng ở Thần Sa - Phượng Hoàng có chỉ số đa dạng H ở mức trung bình.
Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H ’, tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số Cd ở các phân quần hệ tương đối đồng đều, biến động từ 0,04 - 0,1. Chỉ số Cd cao nhất ở rừng thưa thường cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp núi thấp và thấp nhất ở rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai
thác trên núi đá vôi ở núi thấp.
Chỉ số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index) - SI: Đánh giá mức độ giống nhau giữa các hệ thực vật, dựa vào công thức tính chỉ số giống nhau của Sorensen. Theo lý thuyết, chỉ số SI = 1 tương ứng với hai hệ thực vật có thành phần taxon giống hệ nhau và SI = 0 khi hai quần xã đó không có một taxon nào giống nhau, chỉ số tương đồng này tăng từ 0 đến 1 đồng nghĩa với tính tương đồng của hai hệ thực vật tăng lên.
Bảng 4.22. Chỉ số tương đồng (SI) tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
I.A.1a (3) | I.A.1b (1) | I.A.1c (1) | II.A.1c (1) | |
I.A.1a (3) | 1 | 0,49 | 0,45 | 0,43 |
I.A.1b (1) | 1 | 0,41 | 0,44 | |
I.A.1c (1) | 1 | 0,58 | ||
II.A.1c (1) | 1 |
Kết quả bảng trên cho thấy chỉ số SI của thảm thực vật tầng cây gỗ giữa kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m) và rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp cao nhất (0,58) so với chỉ số SI của các kiểu thảm thực vật khác. Và chỉ số SI thấp nhất giữa kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp và rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m) (0,41). Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt nhiều về thành phần loài giữa các kiểu thảm thực vật rừng trên núi đá vôi.
Chỉ số entropy Rẽnyi:
Chỉ số H tính theo công thức Rẽnyi với các giá trị α =0; 0,25; 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8, 9 và ∞, là một công cụ tiện lợi để mô tả biến động về đa dạng loài trong các thảm thực vật. Giá trị của anpha biến thiên từ 0-∞ thể hiện quy mô của các chỉ số đa dạng.
Bảng 4.23. Chỉ số đa dạng Rẽnyi ở các thảm thực vật rừng trên núi đá vôi
Phân quần hệ thảm thực vật rừng trên núi đá vôi | ||||
I.A.1a (3) | I.A.1b (1) | I.A.1c (1) | II.A.1c (1) | |
H0 | 4,36 | 4,09 | 4,03 | 3,4 |
H0,25 | 4,11 | 3,95 | 3,85 | 3,24 |
H0,5 | 3,85 | 3,81 | 3,67 | 3,08 |
H1 | 3,36 | 3,54 | 3,32 | 2,79 |
H2 | 2,66 | 3,13 | 2,8 | 2,31 |
H3 | 2,29 | 2,89 | 2,52 | 2 |
H4 | 2,1 | 2,76 | 2,36 | 1,82 |
H5 | 1,98 | 2,67 | 2,26 | 1,72 |
H6 | 1,91 | 2,61 | 2,2 | 1,65 |
H7 | 1,86 | 2,56 | 2,15 | 1,61 |
H8 | 1,82 | 2,53 | 2,12 | 1,58 |
H9 | 1,79 | 2,5 | 2,09 | 1,55 |
H∞ | 0,74 | 0,82 | 0,77 | 0,55 |