Đề Xuất Một Số Giải Pháp Bảo Tồn Hệ Thực Vật Thân Gỗ Trên Núi Đá Vôi Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng


rừng, thu hái cây thuốc, các loại măng, rau rừng, song, mây,… cũng diễn ra thường xuyên, tuy nhiên hiện nay các sản phẩm này khan hiếm dần nên người dân lên rừng gặp cái gì thì lấy cái đó và thường nhổ hết không chừa lại. Đây cũng là thách thức đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

Như vậy, có thể nói đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng đang tồn tại cùng nhiều mối đe dọa do con người gây ra. Những mối đe dọa này có mức độ khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài động vật, thực vật hoang dã trong Khu bảo tồn.

4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn hệ thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng

Mục đích chính của công tác bảo tồn là duy trì sự đa dạng cao của các hệ sinh thái rừng. Luận án đã xác định được tính đa dạng thực vật thân gỗ của một số quần hệ thực vật trên núi đá vôi của Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng. Tính đa dạng của thực vật thân gỗ có quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên và kinhh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến đa dạng loài thực vật thân gỗ ở Khu BTTN Thần Sa-Phượng Hoàng cho thấy ĐDSH ở khu vực nghiên cứu đang bị đe dọa bởi các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương, chủ yếu là thông qua các hoạt động khai thác gỗ, củi, LSNG, chăn thả gia súc, phát nương làm rẫy. Từ các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp cho công tác bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ ở khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng như sau:

4.5.1. Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức cho người dân về khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật đa dạng sinh học, hậu quả của việc suy thoái đa dạng sinh học, hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra, vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu,… thông qua các lớp tập huấn, các hội thảo, các buổi tuyên truyền, bằng việc xây dựng, trình chiếu các phim ảnh, pa nô, áp phích, loa phát thanh của địa phương, đến tất cả mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh phổ thông các cấp.

Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương các cấp chính quyền từ thôn, xóm, trở lên và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH, thông qua các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các tài liệu tuyên truyền.

Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm, cán bộ làm công tác lâm nghiệp ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Các Trạm Kiểm lâm, Kiểm lâm viên địa bàn, bộ phận tuyên truyền xây dựng Kế hoạch tuyên truyền từng tháng, từng quý, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như: Phối hợp với UBND các xã mở các lớp tuyên truyền chuyên đề tới tận các thôn, bản. Kiểm lâm viên địa bàn lồng ghép tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt xóm; xây dựng các biển báo, áp phích tuyên truyền; tham mưu Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các đoàn thể, ban ngành tổ chức các đợt sinh hoạt văn nghệ với chủ đề về công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng. Phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện làm tốt công tác phát triển rừng, công tác khuyến nông- khuyến lâm, hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh năng suất cao; tuyên truyền các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp có hiệu quả để người dân học tập và nhân rộng.

4.5.2. Quy hoạch, tổ chức, quản lý

Nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên - 18

Xác lập rõ ràng phạm vi ranh giới rừng đặc dụng, xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động bảo tồn để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cán bộ khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

Ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ trái phép đặc biệt, 49 loài cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm nằm trong Sách đỏ và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, công ước CITES từ rừng đặc dụng.

Cần đưa 2 loài: Thông tre và Kim giao vào nhóm các loài thực vật quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam.

Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các quần hệ/phân quần hệ, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.

UBND tỉnh cần có sự chỉ đạo đối với các cơ quan hành pháp tại địa phương nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật và quy định của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng liên ngành trong việc ngăn chặn, truy quét, xử lý các vi phạm lâm luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý.

Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương tham gia tích cực vào công tác quản lý, tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, của địa phương về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên. Xây dựng và hoàn


thiện hương ước quản lý bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

Đối với các xã thuộc khu bảo tồn cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Kiểm tra kiểm soát thường xuyên các tụ điểm buôn bán lâm sản. Sử dụng các biện pháp mạnh để trấn áp bọn lâm tặc, xây dựng các chốt, trạm lưu động nhằm ngăn ngừa việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản từ rừng đặc dụng.

Khu bảo tồn nên chủ động phối hợp với UBND huyện sở tại và chính quyền địa phương các xã có chung ranh giới với khu bảo tồn để phối hợp cùng phòng chống cháy, bảo vệ rừng trên khu vực.

Không cho làm nương rẫy, làm nhà trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng. Quy hoạch bãi chăn thả gia súc theo từng thôn xóm để hạn chế tình trạng chăn thả gia súc vào khu rừng đặc dụng. Trồng một số loại cỏ cho gia súc ăn như cỏ voi, hoặc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp cho trâu bò ăn như rơm, rạ, cây ngô,…

Xây dựng hệ thống bảng thông báo nội quy ra vào khu bảo tồn ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu bảo tồn đi lên rừng. Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong QLBVR.

Ban quản lý khu bảo tồn và các xã cần giao khoán diện tích rừng cho hộ dân tham gia bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác trộm lâm sản như hiện nay.

Việc khai thác các loài LSNG mặc dù chưa tác động xấu đến đa dạng sinh học nhưng cần phổ biến cho người dân phương pháp khai thác bền vững đảm bảo tái sinh, tránh khai thác tự do, triệt để; nghiêm cấm khai thác các loài LSNG không được phép khai theo quy định trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Nghiêm cấm việc khai thác trong vùng lõi của Khu bảo tồn.

4.5.3. Chính sách và sinh kế

Hoàn thiện chương trình phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, hạn chế việc việc mở rộng đất canh tác và khai thác quá mức các loại LSNG.


Xây dựng phương án đồng quản lý giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn, cấp chính quyền địa phương. Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm, giảm sức ép vào khu BTTN.

Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào công tác QLBVR, chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích người dân sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế củi, tiết kiệm củi: Bếp đun cải tiến tiết kiệm củi, bếp bioga, bếp ga,… để giảm việc lên rừng khai thác củi đun.

Xây dựng cơ chế chính sách về định canh định cư, ổn định cuộc sống cho người dân sống trong khu bảo tồn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thay thế nguyên liệu làm nhà gỗ bằng các nguyên liệu khác.

Về nguyên tắc thì bảo tồn là bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu bảo tồn, nhưng thực tế thì do nhu cầu cuộc sống, hàng năm người dân trong khu vực vẫn vào rừng để khai thác tài nguyên. Do đó, trong khi áp lực của người dân vẫn còn, nếu chỉ tập trung bảo vệ mà không có giải pháp để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu sử dụng của cộng đồng với bảo tồn một cách hợp lý thì việc bảo vệ nghiêm ngặt chỉ là lý thuyết. Bởi đói nghèo là nguyên nhân sâu xa nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc xâm hại tài nguyên rừng, chính vì vậy giải quyết vấn đề đói nghèo là giải pháp mang tính chủ đạo. Mục tiêu là giảm tỷ lệ các hộ nghèo, không còn hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:

Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi thông qua công tác chọn giống, đầu tư phân bón, kỹ thuật, chuồng trại theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện tại Chi cục kiểm lâm đã có một số hình thức: Thử nghiệm nuôi gà H’Mông để nâng cao đời sống kinh tế người dân. Hình thức này đang được triển khai bước đầu đã có những kết quả rất khả quan, có thể nhân rộng mô hình này. Hay mô hình trồng cây Ba kích ở xã Nghinh Tường do Đại học Thái Nguyên phối hợp với Khu bảo tồn thực hiện.

Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm.


Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa: Lát hoa, Xoan ta,… hoặc bằng các loài cây sinh trưởng nhanh đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc như cây Keo.

Cần mở mang hệ thống dẫn nước, chứa nước để chủ động tưới tiêu, làm tăng diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mương.

4.5.4. Khoa học, kỹ thuật

Nhìn chung chất lượng và khả năng tái sinh phục hồi rừng núi đá vôi kém hơn so với các loại rừng trên núi đất. Do vậy để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Với 4 kiểu thảm thực vật trên núi đá vôi có thành phần loài khá đa dạng, nhưng những cây có giá trị kinh tế thì ít, hầu hết các kiểu thảm thực vật đều đã bị tác động khá mạnh bởi các hoạt động của người dân. Do đó cần phải khoanh nuôi bảo vệ các kiểu thảm thực vật này, đặc biệt là những kiểu thảm có loài Nghiến, Trai lý, Táu phân bố, tránh mọi tác động của người dân địa phương.

Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng núi đá biến động từ 3187 - 7133 cây/ha, có thể nói tương đối đảm bảo về số lượng cây và loài cây (từ 42-74 loài), chất lượng cây tốt chiếm trên 50%, điều kiện và khả năng tái sinh cây gỗ tương đối cao, nhưng tổ thành còn đơn giản thiếu những loài gỗ lớn có giá trị cao vốn có của rừng núi đá. Tuy nhiên, với đối tượng là rừng đặc dụng việc tác động các biện pháp lâm sinh là hết sức khó khăn, tùy theo từng phân khu có thể thực hiện các biện pháp như:

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên. Với khả năng tái sinh như trên, có thể đủ điều kiện để hình thành rừng sau này. Đây là một giải pháp hoàn toàn dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên nên quá trình phục hồi trong khoanh nuôi chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố hoàn cảnh, trong đó có cả những tác động tiêu cực của con người. Chính vì vậy với đối tượng rừng này nên kiểm soát chặt chẽ những tác động của con người, bảo vệ, phòng chống cháy.

Trong phân khu phục hồi sinh thái áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác. Khoanh nuôi có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác còn thiếu cây giá trị cao. Đồng thời kết hợp với


sự tác động kỹ thuật của con người nhằm cải thiện cấu trúc rừng theo những mục tiêu cụ thể là trồng bổ sung cây bản địa trên núi đá vôi: Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Sến mật, Gội nếp, Gội tẻ, Phay, Giổi, Xoan, Trám trắng, Trám đen, Chò xanh, Chò nâu…. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa ở vùng Phục hồi sinh thái. Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao. Áp dụng các biện pháp làm giàu rừng nhằm bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Xây dựng vườn thực vật để phục vụ nghiên cứu và bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.

Xây dựng mô hình trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến tại vườn nhà hoặc dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ mà người dân đang có nhu cầu như: một số loài cây thuốc, tre, trúc, song, mây, rau ngót rừng, rau bò khai, nấm hương, mộc nhĩ,… Đây là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh, nguyên vật liệu để đan lát, xây dựng và cung cấp thực phẩm cho người dân. Ngoài ra nên khuyến khích người dân làm vườn rau tại nhà để trồng các loại rau xanh theo mùa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và làm giảm áp lực không cần thiết lên tài nguyên rau rừng.

Chất đốt là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với người dân miền núi, chính vì vậy không thể ngăn cấm họ khai thác củi khi không có nguồn nguyên liệu thay thế. Chính vì vậy, có thể khuyến khích người dân trồng một số loài cây làm củi đun ở gần nhà để làm chất đốt (keo dậu lấy thân, cành làm củi, lá làm thức ăn cho gà rất tốt), một số loài cây gỗ để tỉa cành làm củi và có khả năng cung cấp gỗ hoặc tận dụng nguồn chất đốt từ các sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng phòng bảo tàng tại khu bảo tồn, để trưng bày các mẫu tiêu bản các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Các lớp quần hệ thảm thực vật

Kết quả nghiên cứu đã xác định được thảm thực vật tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng khá đa dạng, gồm 10 quần hệ và 9 phân quần hệ của 4 lớp: Lớp rừng kín, lớp rừng thưa, lớp thảm cây bụi, lớp thảm cỏ. Trong đó, lớp quần hệ rừng kín có tính đa dạng cao nhất, rừng đa số có cấu trúc 3 tầng, tuy nhiên những gỗ quý thì hầu như đã bị khai thác để lại nhiều lỗ trống trong rừng. Xét về thành phần loài cây gỗ xuất hiện trong các phân quần hệ biến động từ 30 - 78 loài, số loài thực vật tham gia vào công thức tổ thành ít, từ 2-10 loài. Thảm thực vật ở đây hầu hết đã bị tác động ở các mức độ khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến tính đa dạng về thành phần loài thực vật thân gỗ. Như vậy, luận án đã phân loại và phân tích, đánh giá được hiện trạng thảm thực vật tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng theo phương pháp của UNESCO, 1973.

1.2. Đa dạng thực vật thân gỗ

Đã nghiên cứu một cách có hệ thống về đa dạng thực vật thân gỗ trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng, cụ thể như sau:

a. Thành phần loài thực vật thân gỗ Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng đã thống kê được 611 loài, 344 chi, 107 họ thuộc 2 ngành thực vật, trong đó ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất, ngành Thông (Pinophyta) chỉ chiếm tỷ lệ thấp. So sánh với danh lục thực vật của các nghiên cứu trước đây, luận án đã bổ sung cho Danh lục thực vật của Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng được 24 loài thực vật thân gỗ, 1 họ, 9 chi.

b. Dạng sống của thực vật có chồi trên thân gỗ được chia thành 6 nhóm: Cây gỗ lớn, cây gỗ vừa, cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây thân gỗ leo, cây thân gỗ sống ký sinh, bán ký sinh. Trong đó nhóm cây cây gỗ vừa có chiều cao từ 8 - 25m chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm thực vật thân gỗ (28,97%), sau đó là nhóm cây gỗ nhỏ có chiều cao từ 2-8m.

c. Đã xác định được vùng phân bố của 98,85% số loài thực vật thân gỗ, trong đó có 94,11% thuộc về nhiệt đới. Trong nhóm các yếu tố nhiệt đới thì số lượng các loài thuộc về nhiệt đới Châu Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong khi số loài thuộc về yếu tố liên nhiệt đới và cổ nhiệt đới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.


d. Thực vật thân gỗ khu vực nghiên cứu khá đa dạng về giá trị sử dụng, trong đó nhóm sử dụng làm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (52,86%) sau đó là nhóm cây lấy gỗ (50,74%), và thấp nhất là nhóm cây cho công dụng khác (0,98%).

e. Các loài thực vật thân gỗ ở Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng có giá trị bảo tồn cao, đã thống kê được 49 loài thực vật thân gỗ quý hiếm. Trong đó, số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là 44 loài, trong Nghị định số 32/2006/Đ-CP là 10 loài, trong danh lục đỏ IUCN (2013) là 16 loài, trong các phụ lục của công ước CITES là 4 loài. Hầu hết những loài này hiện nay đều có tần số bắt gặp ít, kết quả đã xác định được vị trí phân bố của 30 loài thực vật thân gỗ làm cơ sở xây dựng kế hoạch bảo tồn những loài này.

f. Đã sử dụng một số chỉ số để phân tích tính đa dạng của hệ thực vật thân gỗ: chỉ số Shannon - Wiener (H), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd), chỉ số tương đồng (SI), chỉ số entropy Rẽnyi (H). Kết quả cho thấy, trong 4 kiểu thảm thực vật rừng trên núi đá vôi thì rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp là có tính đa dạng cao nhất và thấp nhất là rừng thưa thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp.

3. Số lượng loài cây tái sinh trong các trạng thái rừng trên núi đá vôi tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng hoàng khá phong phú, biến động từ 42 đến 74 loài, có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành tái sinh. Chỉ số đa dạng sinh học ở lớp cây tái sinh gần tương đương với tầng cây gỗ, trong đó có 2 phân quần hệ có chỉ số đa dạng sinh cao hơn cả là: rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp và rừng kín thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp và núi thấp (>500m). Tổ thành cây tái sinh tương đối giống nhau giữa các kiểu thảm thực vật trên núi đá và có sự tương đồng với tầng cây gỗ, nhưng thiếu những loài cây có giá trị kinh tế cao vốn có của rừng núi đá. Mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187 cây/ha đến 7133 cây/ha. Tái sinh rừng núi đá có mật độ và thành phần loài có thể đáp ứng được mục tiêu phục hồi rừng trong tương lai, nhưng những loài có giá trị kinh tế thì chiếm tỷ lệ thấp. Nhưng nhìn chung tổ thành loài cây tái sinh ở rừng núi đá vôi không phong phú như rừng núi đất.

4. Đã xác định được những tác động của người dân địa phương tới tài nguyên rừng của Khu bảo tồn là: khai thác gỗ; khai thác củi đun; đốt rừng làm

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí