tố địa lý thực vật khác nhau, các yếu tố này có thể là yếu tố đặc hữu hay yếu tố di cư. Các loài thuộc yếu tố đặc hữu thể hiện sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó. Chính vì vậy khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật nào
đó thì việc nghiên cứu về phổ yếu tố địa lý là rất cần thiết. Nó cho phép xác
định khu vực phân bố của loài cũng như các bậc taxon trên loài từ đó chúng ta có thể hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và dẫn giống cây trồng.
Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật đông dương bao gồm năm yếu tố được trình bày trong hai công trình là: Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương (1926 ) và Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương (1944) cụ thể như sau:
- Yếu tố Trung Quốc chiếm 33,8% tổng số loài của hệ thực vật.
- Yếu tố Xích Kim - Himalaya chiếm 18,5%.
- Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%.
- Yếu tố đặc hữu chiếm 11,9%.
- Yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8%.
Pócs Tamás (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm các yếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích
đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Theo tác giả, hệ thực vật Bắc Việt Nam bao gồm các nhóm yếu tố cấu thành như sau:
- Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 %
Của Việt Nam 32,55 %
Của Đông Dương 7,35 %
- Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %
Từ Trung Quốc 12,89 %
Từ ấn Độ và Himalaya 9,33 %
25,69 % | |
Từ các vùng nhiệt đới khác | 7,36 % |
- Nhân tố khác | 4,83 % |
Ôn đới | 3,27 % |
Thế giới | 1,56 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 1
- Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 2
- Lao Động Và Sự Phân Bố Lao Động Trong Khu Vực
- Đánh Giá Tính Đa Dạng Hệ Thực Vật Về Dạng Sống
- Đánh Giá Đa Dạng Nguồn Tài Nguyên Của Hệ Thực Vật
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
- Trong nhân tố khác thì nhân tố nhập nội, trồng trọt chiếm 3,08 %
Thái Văn Trừng (1978) căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3 % số chi và 27,5% số loài đặc hữu. Tuy nhiên sau đó căn cứ vào khu phân bố hiện tại cũng như nguồn gốc phát sinh của các loài, tác giả đã gộp các nhân tố đi từ Nam Trung Quốc vào nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50%, còn yếu tố di cư chiếm tỷ lệ 39%, các nhân tố khác chỉ chiếm 11% (7% yếu tố nhiệt đới, 3% yếu tố ôn đới và 1% yếu tố toàn thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08%.
Căn cứ các khung phân loại của Pócs Tamás (1965) và Ngô Chinh Dật (1993), Lê Trần Chấn (1994) và trên cơ sở các công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật Việt Nam vào các yếu tố địa lý.
1.2.3. Nghiên cứu đa dạng thực vật ở Đakrông
Về đa dạng hệ thực vật: Kể từ khi người Pháp đặt chân tới Việt nam cho
đến nay, Đakrông là nơi đến của nhiều nhà khoa học quốc tế và trong nước với mục đích tìm hiểu bí ẩn của thế giới sinh vật. Những nghiên cứu đó chỉ mang tính thu thập mẩu vật lẻ tẻ, không mang tính hệ thống. Những nghiên cứu có tính hệ thống tại khu vực Đakrông có thể kể đến là các công trình của tập thể Viện điều tra quy hoạch rừng như Vũ Văn Dũng 1998; Viện sinh thái tài nguyên sinh vật như Trần Huy Thái, Hà Văn Tuế; Nguyễn Quang Hưng 2003- 2004. KBTTN Đakrông được chính thức thành lập từ tháng 7 năm 2002 trên
phạm vi huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, cho tới nay đã có một số nghiên cứu
được công bố, phát hiện loài mới bổ sung cho hệ thực vật của KBT
Kết quả nghiên cứu trong luận văn một phần kế thừa các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản năm 1998 - 2000 do Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp với tổ chức bảo tồn chim Quốc tế ( Birdlife ), năm 2003 - 2004 do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004- 2005 do Trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới - Hà Nội được thực hiện bởi sự tham gia của tập thể cán bộ khoa học các Viện, các Trường các Trung tâm nghiên cứu và tập thể CBCC của Chi cục Kiểm Lâm, BQL KBTTN
Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Chương 2. Điều kiện tự nhiên và xã hội KBTTN Đakrông
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm về phía Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, có toạ độ địa lý:
16023' - 16009 Vĩ độ Bắc.
106052' - 107009 Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Triệu Phong.
- Phía Nam giáp huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế).
- Phía Tây giáp sông Đakrông và đường Hồ Chí Minh.
- Phía Đông giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Khu bảo tồn bao gồm một phần diện tích của 8 xã là: Hải Phúc, Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, Húc Nghì, A Bung, Đakrông và Ba Nang, đều thuộc vùng núi huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, tổng diện tích tự nhiên 37.640 ha.
2.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung, địa hình khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có đặc điểm chung là: núi thấp, dốc ngắn, bị chia cắt sâu và độ dốc khá lớn. Có 5 kiểu địa hình chính như sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình (N2).
- Kiểu địa hình núi thấp (N3).
- Kiểu địa hình đồi (Đ).
- Địa hình thấp thoải.
- Kiểu địa hình thung lũng và đồng bằng ven sông Đakrông.
2.1.3. Khí hậu
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm trong miền khí hậu Đông Trường Sơn. Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Đông còn tương đối lạnh. Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển nên đã tạo ra sự khác biệt lớn trong phân hoá khí hậu của khu vực. Theo kết quả quan trắc khí tượng trong nhiều năm của các đài khí tượng Khe Sanh cho thấy:
480
440
400
360
320
280
240
200
160
120
80
40
0
240
220
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
R (mm)
T
0 1 2 3 4 5
6
Tháng
7 8 9 10 11 12
Bảng 2.1: Số liệu quan trắc tại Khe Sanh
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm | |
T | 18.1 | 19.0 | 21.8 | 24.5 | 25.7 | 25.8 | 25.3 | 24.7 | 24.2 | 22.8 | 20.5 | 18.2 | 22.3 |
R | 19.0 | 18.8 | 29.7 | 87.5 | 157.4 | 225.7 | 185.2 | 294.2 | 373.5 | 446.2 | 192.9 | 62.6 | 2079.0 |
T | 6.6 | 7.2 | 9.4 | 10.2 | 9.0 | 7.0 | 7.4 | 6.2 | 7.0 | 6.1 | 4.8 | 5.3 | 7.2 |
U | 90 | 90 | 85 | 81 | 80 | 85 | 83 | 89 | 90 | 90 | 90 | 91 | 87 |
S |
é
hiệt
R(mm)
N
®
Hình 2.1: Biểu đồ Gauusel-Walter
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm bình quân từ 22 - 230C, tương
đương với tổng nhiệt năng từ 8300-85000C. Mùa mưa, chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa mưa (từ tháng 10
đến tháng 3) giảm xuống dưới 250C, và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 150C (Khe Sanh 15,10C, A lưới 13,80C). Ngược lại, trong mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9), do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất nóng và khô, nhiệt độ trung bình lên trên 250C. Tháng nóng nhất là tháng 6, 7 nhiệt
độ trung bình lên tới 290C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C. Độ ẩm trong các tháng này có thể xuống dưới 30%.
- Chế độ mưa ẩm: Đây là vùng có lượng mưa rất lớn, trung bình hàng năm tổng lượng mưa đạt tới 2500 - 3000 mm, trong đó 90% tập trung trong mùa mưa. Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10, 11 và thường xảy ra lũ lụt. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9. Độ ẩm không khí trung bình vùng đạt 85 - 87%; trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%.
- Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (tháng 5 - 7). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 390C và độ ẩm thấp xuống dưới 30%.
- Mưa bão: Hai tháng nhiều bão nhất là tháng 9 và tháng 10. Bão thường kèm mưa lớn lụt lội gây thiệt hại khá nghiêm trọng.
2.1.4. Thuỷ văn
Nhìn chung, hệ thống sông suối trong khu bảo tồn khá dày đặc nhưng các sông suối thường ngắn, dốc, lắm ghềnh thác, cửa sông hẹp, nên mùa mưa lượng nước sông thường dâng cao. Còn vào mùa khô lưu lượng nước của các con sông giảm xuống. Vì vậy, nước triều thường chảy ngược lên nguồn xa cửa sông đến 15 - 20 km gây ảnh hưởng mặn đối với ruộng đồng hai bên bờ sông. Trong đó, sông Đakrông là một nhánh lớn nhất của sông Thạch Hãn bao kín gần như cả 3 mặt của khu bảo tồn (phía Nam, phía Tây và phía Bắc).
Do sự phân bố lượng mưa không đều trong năm và cũng do rừng trong vùng phía Bắc khu bảo tồn bị tàn phá nhiều, đã tạo nên những cực đoan về
dòng chảy trong năm. Môđun dòng chảy toàn vùng là 70 m3/s/km2, trong đó mô đun dòng chảy mùa lũ là 150 m3/s/km2, mùa cạn là 25 m3/s/km2. Vì vậy, hàng năm vào mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, xói lở, giao thông đường thuỷ bị
ách tắc và vào mùa khô lại thường xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới tiêu.
2.1.5. Địa chất
- Hầu hết các núi thấp và trung bình trong khu bảo tồn được cấu tạo bởi các loại đá Macma Bazơ và trung tính có nguồn gốc núi lửa chạy suốt từ Cồn Tiên, Dốc Miếu đến Hướng Hoá, Khe Sanh, Lao Bảo và các khu phụ cận xuống gần A Lưới. Điển hình là các loại đá Forfirit, Anđezit, Diorit, các loại
đá này có màu phớt lục, nâu đỏ hoặc màu tím hồng.
- Các núi thấp và đồi cao vùng ĐaKrông, Mò ó, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc được cấu tạo chủ yếu bởi các loại đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn như phiến thạch sét, phylit, sa phiến thạch, mica, bột kết,... có tuổi Ocdovic - Silua.
2.1.6. Thổ nhưỡng
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông gồm các loại đất chính như sau:
- Đất Felarit có mùn trên núi trung bình (FH)
- Nhóm đất Feralit đỏ và phát triển ở vùng đồi núi thấp (F).
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét (Fs).
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma Bazơ và trung tính (Fk).
- Đất dốc tụ và đất phù sa sông suối trong các thung lũng (DL).
2.1.7. Rừng và thực vật rừng
2.1.7.1. Thảm thực vật rừng:
Thảm thực vật rừng Đakrông được chia thành các kiểu rừng chính và phụ dưới đây:
Bảng 2.2: Diện tích các thảm thực vật rừng khu bảo tồn Đakrông
Kiểu thảm | Diện tÝch | Tỷ lệ % | |
1 | Rừng kín thường xanh chủ yếu cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp | 5.000,0 | 13,3 |
2 | Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới | 4.300.0 | 11,4 |
3 | (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm phục hồi sau khai thác | 13.714,0 | 36,4 |
4 | (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi sau nương rẫy | 4.791,0 | 12,8 |
5 | (Kiểu phụ thứ sinh nhân tác) rừng hỗn giao Tre - Nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt | 8.025,0 | 21,3 |
6 | Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác | 1.660,0 | 4,4 |
7 | Núi đá không cây | 150,0 | 0,4 |
Tổng diện tích | 37.640,0 | 100 |
2.1.7.2. Hệ thực vật rừng:
a. Thành phần loài và tính đa dạng của hệ thực vật:
Qua điều tra bước đầu, trong khu vực khảo sát đã thống kê được 1.053 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 528 chi, 130 họ. Trong đó thì thực vật Hạt kín (Angiospermae) vẫn chiếm đa số, sau đó là Khuyết thực vật (Pteridophyta) rồi đến thực vật hạt trần (Gymnospermae).
2.1.8. Khu hệ động vật
2.1.8.1. Khu hƯ thĩ:
Kết quả khảo sát đã ghi nhận 67 loài Thú, trong 10 bộ, 25 họ. Trong tổng số 67 loài có 20 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (IUCN, 1996) và 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992). Danh sách và tình