Đánh Giá Tính Đa Dạng Hệ Thực Vật Về Dạng Sống


hay chỉ ép 1 thời gian ngắn sao cho chúng đủ thời gian ổn định vị trí, sau đó bỏ cặp và dùng giấy báo bọc ngoài rồi bó chặt lại rồi cho các bó mẫu đó vào túi polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu và dùng cồn đổ cho thấm các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô. Cách làm đó có thể giữ cho mẫu trong khoảng 1 tháng mà không cần phải sấy ngay. Mục đích là để giết các men làm cho lá rụng.

3.3.2. Phương pháp phòng thí nghiệm

Đây là công đoạn sau thực địa, trình tự được tiến hành như sau:

3.3.2.1. Xử lý mẫu sau thực địa

Ðp mẫu: Trước khi sấy mẫu chúng ta cần ép phẳng mẫu trên giấy báo dày, đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Tập mẫu ép giữa các lớp báo dày và tấm alumin thoát nhiệt sẽ được bó chặt giữa đôi cặp ô vuông (mắt cáo) trước khi cho vào sấy.

Sấy mẫu: Mẫu mang về sau khi ép cần được sấy ngay. Khi sấy chú ý để mẫu dựng đứng để nước bốc hơi dễ dàng và mẫu chóng khô. Hàng ngày phải thay giấy báo mới cho mẫu chóng khô (nếu không có tấm alumin).

Tẩm mẫu: Mẫu tẩm cồn nên mở các bó mẫu cho hơi cồn bốc hơi trước khi dùng báo mới ép lại để tránh mùi khó chịu khi sấy.

3.3.2.2. Xác định và kiểm tra tên khoa học

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân loại từng các chi. Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phân họ: Khâu quan trọng đầu tiên và hết sức quan trọng là phân loại tất cả các vật mẫu theo từng họ và các vật mẫu trong từng họ được phân loại theo từng chi. Để làm được việc đó phải dùng phương pháp chuyên gia, có như vậy mới giảm nhẹ được gánh nặng trong khâu xác định tên khoa học.


Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 5

So mẫu: Tiến hành so sánh mẫu cần xác định với bộ mẫu có sẵn trong phòng mẫu cây khô (tạm gọi là mẫu chuẩn) lưu giữ tại phòng Bảo tàng Thực vật, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng để có tên sơ bộ. Những mẫu chưa có tên lại tiếp tục xác định bằng các khoá lưỡng phân. Khi định tên khoa học chúng tôi tiến hành phân tích các mẫu dựa vào các đặc điểm của cành, lá, hoa, quả.

Xác định tên loài: Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải tuân theo các nguyên tắc trong chương 1.

Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học gồm:

+ Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, 1999 - 2000)

+ Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)

+ Vân Nam thực vật chí (Trung Văn)

+ Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l’ Indo-chine, H. Lecomte, 1907 - 1952)

+ Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A. et al., 1960 - 1997)

+ The Plant Book (D.J.Mabberley, 1997)

+ Flora of China và Flora of China - Illustration (1994 - 2000)

+ Thực vật chí Việt Nam (the Flora of Vietnam): Họ Na - Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân, 2000), Họ Bạc hà - Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000)…

+ Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1999)

+ Identification guide to Vietnamse Orchids (Orchidaceae Juss.) (Averyanov L. V., 1991)

+ Lan Việt Nam (The Orchids of Vietnam) (Nguyễn Thiện Tịch, 2001)

+ Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)

+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005)


Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều chỉnh khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant Families and Genera" (1992), điều chỉnh tên loài theo các tài liệu "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), "Tạp chí sinh học - chuyên đề thực vật" (1994 - 1995), "Thực vật chí Việt Nam" (các họ Lamiaceae, Annonaceae, Myrsinaceae, Cyperaceae…) và "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" (2002 - 2003) và chỉnh tên tác giả theo tài liệu "Authors of Plant Names" của Brummitt R.K. và C. E. Powell (1992).

Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các loài về dạng sống, về yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn, ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như:

+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1993)

+ Sách đỏ Việt Nam (1994)

+ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)

+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1977, 1999)

+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập II- 2002)

+ Tài nguyên thực vật Đông Nam ¸ (PROSEA)

+ Từ điển thực vật thông dụng (Võ Văn Chi, 2003)…

3.3.2.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật

Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992). Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào các tiêu chuẩn của IUCN và các Nghị định của Chính phủ Việt Nam để lập danh sách các loài quí hiếm.

Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi tình trạng bảo tồn trong sách đỏ và các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và công dụng.


3.4. Đánh giá đa dạng

Sau khi xây dựng được danh lục thực vật, thu thập, bổ sung thông tin đa dạng về dạng sống, cộng dụng và phân bố địa lý, chúng tôi tiến hành đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật ở các khía cạnh khác nhau theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2004):

Đa dạng về phân loại

Đa dạng về dạng sống

Đa dạng về các yếu tố địa lý

Đa dạng về nguồn tài nguyên (giá trị sử dụng, sự quí hiếm và mức

độ bị đe doạ nhằm định hướng cho việc bảo tồn trong tương lai)

3.4.1. Đánh giá đa dạng hệ thực vật

Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2004), chúng tôi tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần của các taxon như sau:

Đánh giá đa dạng về thành phần ở cấp độ ngành: số lượng và tỷ lệ phần trăm các họ, chi và loài của mỗi ngành.

Đánh giá đa dạng ở cấp độ lớp: áp dụng cho hai lớp của ngành Mộc lan - Magnoliophyta, tính tỷ trọng của mỗi taxon (họ, chi và loài).

Các họ và các chi đa dạng nhất: các họ và các chi nhiều loài nhất được chọn làm một nhóm đại diện, đánh giá mức độ đa dạng và thành phần của 10 họ, 10 chi đa dạng nhất.

Đánh giá đa dạng chung bằng các chỉ số đa dạng: chỉ số họ là số loài trung bình của một họ, chỉ số chi là số loài trung bình của một chi và số chi trung bình của một họ.

3.4.2. Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật về dạng sống

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của thực vật. Phổ dạng sống là một

đặc trưng về bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong mỗi tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể


loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ảnh môi trường ở nơi đó. Cho đến nay khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của các vùng ôn đới người ta vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1934) và sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó. Cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay cả hai) loài đó tồn tại dưới dạng sống nào: chỉ là hạt nghỉ hay còn có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với mặt đất, có được bảo vệ hay không.

Để nghiên cứu các dạng sống trước hết phải thu thập các thông tin về dạng cây các loài: chủ yếu thống kê cả các thông tin về dạng sống trong các bộ thực vật chí như dạng cây, độ cao, đường kính kể cả các đặc tính sinh thái của từng loài nếu có.

Đánh giá dạng sống theo Raunkiaer (1934) có bổ sung: Sau khi đã thống kê căn cứ theo thang phân chia của Raunkiaer về dạng sống để sắp xếp các loài thuộc một trong các kiểu chính.

Hệ thống phân loại phổ dạng sống:

Cây chồi trên (Phanerophytes) -Ph: gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25 cm trở lên. Ví dụ: Sâng, Chò.

+ Cây chồi trên to (Magaphanerophytes) - Mg: là cây gỗ cao từ 25 m trở lên: Sâng, Chò chỉ, Chò xanh, Lim.

+ Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) - Me: gồm những cây gỗ từ 8 - 25m: Gội, Sung, Máu chó, Trường.

+ Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2 - 8 m: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận,

Đào.


+ Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na: gồm cây gỗ, cây bụi lùn hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200 cm: Các loài thuộc họ Cà phê, Thầu dầu, Ô rô, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng bồng, Dứa mỹ, Hoa hồng, Nhài.

+ Cây bì sinh (Epiphytes) -Ep: gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá... như các loài Dương xỉ và Phong lan sống bám trên cây to trong rừng.

+ Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes) - Pp: trên cây gỗ như Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ hồng, một vài loài Hoya của họ Thiên lý.

+ Cây mọng nước (Succulentes) - Suc: Xương rồng, Thuốc bỏng...

+ Dây leo (Lianophanerophytes) -Lp: gồm các loài dây leo thân hóa gỗ như Kim ngân, Bàm bàm, Mã tiền, Vằng.

Cây chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes) - Hp: những cây chồi trên thân không có chất gỗ.

Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch: gồm những cây có chồi cách mặt

đất dưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh: bao gồm Rêu, Địa y, Cao cẳng- Ophiopogon sp. .

Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) - Hm: gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất (ngang mặt) hay nửa trên, nửa nằm dưới đất được lá khô che phủ bảo vệ: bao gồm các loài thuộc các loài cỏ nhiều năm hay các loài Dương xỉ, Náng - Crinium, Ráy- Alocasia macrorrhiza.

Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr: gồm những cây có chồi nằm dưới đất: bao gồm các loài có củ hay căn hành như Cỏ tranh, Gừng, Củ gấu, Khoai tây… bao gồm cả những cây có chồi trong đất (Geophytes) hoặc cây chồi thủy sinh (Hy: trong nước - Hydrophytes và dưới nước - Helophytes) như: Rong tóc tiên, Rong mái chèo, Sen, Súng.


Cây một năm (Therophytes) - Th: gồm những cây vào thời kỳ khó khăn toàn bộ cây chết đi, chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt. Đó là toàn bộ cây có đời sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi trường nào: các loài cỏ, Rau tàu bay, Cải cúc, Cỏ mực.

Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi thống kê các loài theo các kiểu dạng sống, chúng tôi tiến hành lập phổ dạng sống. Dựa vào đó để đánh giá mức độ

đa dạng của điều kiện sống (nhân tố sinh thái) cũng như thấy được mức độ tác

động của các nhân tố đối với hệ thực vật. Ví dụ ở rừng nhiệt đới và rừng nguyên sinh thì nhóm Ph bao giờ cũng cao hơn so với các nhóm khác và nhóm Cr thường gặp ở những nơi có điều kiện môi trường khó khăn.

3.4.3. Đánh giá đa dạng hệ thực vật về mặt địa lý

Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo... còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.

Hệ thống các yếu tố địa lý thực vật: Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý,

áp dụng sự phân chia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993), và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, 2004), hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố sau:

1. Yếu tố thế giới: gồm các taxôn phân bố khắp nơi trên thế giới

2. Liên nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu úc, châu Phi và châu Mỹ. Một số có thể mở rộng tới vùng

ôn đới.

2.1. Nhiệt đới châu á, châu úc và châu Mỹ

2.2. Nhiệt đới châu á, châu Phi và châu Mỹ


2.3. Nhiệt đới châu á và Mỹ: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới

Đông Bắc châu úc và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương.

3. Cổ nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu

á, châu úc, châu Phi và các đảo lân cận.

3.1. Nhiệt đới châu á và châu úc: gồm các taxon mà chúng phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu á tới châu úc và các đảo lân cận. Nó nằm cánh

đông của Cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo ấn Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.

3. 2. Nhiệt đới châu á và châu Phi: gồm các taxôn mà ở vùng nhiệt đới châu á, châu Phi và các đảo lân cận. Đây là cánh Tây của vùng Cổ nhiệt

đới và có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu úc.

4. Nhiệt đới châu á (Indo - Malêsia) : gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lục địa châu á), Inđônêxia, Malaixia, Philippines đến Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia) nhưng không bao giờ tới châu úc.

4.1. Đông Dương-Malêsia: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ lục địa ĐN á (Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TN-N. Trung Hoa), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu úc ở phía Nam và ấn Độ ở phía Tây.

4.2. Đông Dương-ấn Độ hay Lục địa châu á nhiệt đới: gồm các taxôn mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu á từ ấn Độ, Srilanca, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và TN-N Trung Hoa không tới vùng Malêsia.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 26/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí