Lao Động Và Sự Phân Bố Lao Động Trong Khu Vực


trạng của các loài thú có tên trong sách đỏ của Việt Nam và Thế Giới được trình bày ở phụ biểu 02.

2.1.8.2. Khu hƯ chim:

Đã ghi nhận 193 loài, trong 16 Bộ, và 37 Họ, trong đó có 20 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (Collar et al., 1994), đây là những loài bị đe doạ mang tính toàn cầu; 19 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992), gồm 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và Lào (chi tiết xem phụ biểu 03).

2.1.8.3. Khu hệ bò sát, ếch nhái:

Đã nghi nhận tổng số 49 loài bò sát và ếch nhái, trong đó: Bò sát có 2 bộ, 13 họ, 32 loài; ếch nhái có 1 bộ, 5 họ, 17 loài, trong đó mang nhiều yếu tố chuyển tiếp khu Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Có 14 loài quý hiếm,

đặc hữu có giá trị kinh tế cao, gồm có 13 loài bò sát và 1 loài ếch nhái (chiếm 32% tổng số loài có trong khu vực).

2.1.8.4. Khu hệ bướm:

Qua khảo sát đã xác định được tổng số 210 loài bướm cho khu vực

Đakrông thuộc 9 họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đa dạng hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Quảng Trị - 4

2.2.1. Dân số, dân tộc

Vùng đệm của khu bảo tồn Đakrông có 4.144 hộ; 23.172 khẩu, phân bố trong 10 xã. Số nhân khẩu trong một hộ khá cao, bình quân 6 người/hộ (xem phụ biểu 04). Mật độ dân số trung bình trong khu vực 27,6 người/km2, song sự phân bố dân cư rất không đồng đều theo địa bàn từng xã. Tại các xã gần thị trấn, ven đường quốc lộ hay các đường dân sinh lớn thì dân số thường tập trung khá đông đúc, ngược lại ở vùng cao, vùng xa, dân cư thường rất thưa thớt. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2002 - 2005 là 1,89%; tuy có giảm dần trong những năm gần đây, nhưng tỉ lệ vẫn còn cao.


Trong vùng có 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28,5%). Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào nương rẫy là chính, diện tích đất canh tác rất ít, đời sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung còn khá nghèo nàn và lạc hậu.

2.2.2. Lao động và sự phân bố lao động trong khu vực

Toàn khu vực có 10.507 lao động, chiếm 45% dân số, trong đó nam có

5.214 lao động (chiếm 49,6%), nữ có 5.293 lao động (chiếm 50,4%). Lao

động tập trung chủ yếu ở khối sản xuất nông nghiệp (chiếm 93%), đây là nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào việc sản xuất lâm nghiệp, xây dựng khu bảo tồn và phát triển lâm nghiệp xã hội.

2.2.3. Các hoạt động kinh tế trong khu vực

- Sản xuất Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp là 5.624 ha chiếm có 4,6% tổng diện tích tự nhiên. Các loài cây trồng chính là lúa và các cây hoa màu như Ngô, Khoai, Sắn, Lạc,… Do phương thức quảng canh vẫn là chủ yếu, năng suất cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, chưa chủ động được tưới tiêu và đầu tư phân bón thấp nên năng suất cây trồng thấp và không ổn định. Do đó bình quân lương thực đầu người chỉ khoảng 18,5 kg/người/tháng. Vì vậy, số hộ đói nghèo của 10 xã vùng đệm lên tới 2.488 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm 60% số hộ; số hộ trung bình và khá 1.656 hộ (chiếm 40%).

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia cầm, gia súc toàn huyện có 5.282 con trâu;

4.011 con bò, 10.893 con lợn, 3.465 con dê và 53.140 con gia cầm (Theo niên giám thống kê 2005).

- Sản xuất Lâm nghiệp


Trong khu vực hiện nay có Lâm trường Hướng Hóa với 98 cán bộ công nhân viên làm công tác sản xuất lâm nghiệp (chủ yếu là khai thác nhựa thông). Ngoài ra, còn có Hạt kiểm lâm huyện Đakrông đóng tại thị trấn Krôngklang với 20 cán bộ nhân viên kiểm lâm.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng

Hiện có 2 đường quốc lộ đi qua địa bàn đã được hoàn thành, chất lượng tốt là Quốc lộ số 9 từ km 31 đến km 56 và đường Hồ Chí Minh từ cầu treo

Đakrông đến km 72 theo hướng đi Tây Nguyên. Các tuyến đường nội huyện

đã được thi công, bảo vệ chống sạt lở. Tuy nhiên, các tuyến đường liên thôn,

đường lâm nghiệp, còn chưa được sữa chữa hoặc xuống cấp. Phần lớn chỉ đi lại được trong mùa khô, còn mùa mưa thì việc đi lại giữa các thôn, xã gặp nhiều khó khăn.

2.2.6. Y tế, giáo dục

- Hệ thống y tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay toàn huyện đã có 1 trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 14 trạm y tế và 82 giường bệnh; Đội ngũ cán bộ y tế gồm có: 106 cán bộ trong đó có 12 bác sĩ, 32 y sĩ, 26 y tá, 25 nữ hộ sinh, 5 cán bộ dược, (Niên giám thống kê 2005). Các phòng khám và các trạm y tế đều là những nhà bán kiên cố, trang thiết bị còn nghèo nàn. Đội ngũ y bác sĩ đều thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng.

- Hệ thống giáo dục còn nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, Ngành học mầm non có 72 lớp, 84 giáo viên và 1.414 cháu; Ngành học phổ thông có 23 trường, 377 lớp, 485 giáo viên và 8.148 học sinh (Niên giám thống kê 2005).

2.3. Nhận xét và đánh giá chung

2.3.1. Thuận lợi

- Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông nằm ở vùng núi thấp miền Trung có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, có hệ động thực vật đa dạng và phong


phú. Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đây là cơ sở quan trọng cho việc bảo tồn tài nguyên

động thực vật tại địa phương.

- Thảm thực vật rừng ở Đakrông có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực.

- Tiềm năng du lịch: Khu vực khu bảo tồn Đakrông có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có thể khai thác tiềm năng du lịch như Cầu treo

Đakrông; suối nước nóng; chiến khu Ba Long; cánh đồng Ba Lòng; đồi Không Tên; Khu ủy Thừa Thiên; cụm di tích Hướng Hóa, Khe Sanh, cửa khẩu Lao Bảo, với một diện tích lớn rừng kín thường xanh trên núi đất, hầu như còn tính nguyên sinh, là nơi sống của nhiều loài chim thú quí hiếm thì Đakrông còn có một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn.

- Trong khu vực có lâm trường và hạt kiểm lâm hoạt động tích cực đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.

2.3.2. Khó khăn

- Dân cư sống trong vùng chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, trình

độ dân trí thấp, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên trong vùng như canh tác nương rẫy, săn bắn, khai thác gỗ củi,

- Lâm trường và hạt kiểm lâm đã hoạt động tích cực, song chưa phát huy được vai trò nòng cốt thúc đẩy nền kinh tế lâm nghiệp khu vực phát triển và bảo vệ rừng. Công tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm (việc giao rừng tự nhiên cho dân đang tiến hành với quy mô nhỏ).

- Người dân trong vùng có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên. Đồng bào ở đây ít được giáo dục tuyên truyền về bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên.


- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn. Đường giao thông vận tải ngoài 2 trục đường quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh thì các đường liên thôn, liên xã còn ít, chất lượng đường xấu, chỉ đi lại được trong mùa khô.

- Công tác định canh định cư đã được Đảng và Chính phủ quan tâm nhưng nguồn vốn quá ít và nhỏ giọt, hoặc còn mang tính chất rải đều nên hiệu quả chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo tồn tài nguyên rừng.


Chương 3 : mục tiêu, Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. Mục tiêu

Xây dựng bản danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch cho KBTTN

Đakrông, trên cơ sở đó đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật: về phân loại, về dạng sống, về cấu trúc địa lý thực vật, về nguồn tài nguyên.

3.2. Nội dung

Kế thừa, bổ sung, chỉnh lý và hệ thống hoá danh lục thực vật và sắp xếp các taxon theo một hệ thống mới của Brummitt (1992)

Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật gồm các nọi dung sau :

+ Đa dạng về phân loại

+ Đa dạng về dạng sống

+ Đa dạng về các yếu tố địa lý

+ Đa dạng về nguồn tài nguyên (giá trị sử dụng, sự quí hiếm và mức độ bị đe doạ nhằm định hướng cho việc bảo tồn trong tương lai)

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu của quá trình nghiên cứu là toàn bộ mẫu vật thu thập được trong các đề tài khoa học tiến hành tại địa bàn của Khu bảo tồn từ năm 1998

đến nay, hiện đang lưu trữ tại KBTTN Đakrông và phòng Bảo tàng Thực vật, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, kế thừa bản danh lục của Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm môi trường lâm sinh nhiệt đới Hà Nội trên cơ sở bộ mẫu của các tác giả thu thập được ở KBTTN Đakrông hiện còn được lưu trữ tại phòng Bảo tàng Thực vật của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.

3.3.1. Phương pháp thực địa

Việc làm đầu tiên của phương pháp thực địa là xác định điểm thu mẫu, tuyến thu mẫu dựa trên bản đồ địa hình, bản đồ quản lí khu vực sẽ tiến hành thu mẫu. Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập


mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ.

Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn.

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường

đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng ta lại chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu kỹ hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng hệ sinh thái.

Phương pháp thu mẫu: Để thu mẫu, hiện nay chúng ta nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu không dùng cặp gỗ dán như trước đây vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, nhãn hay băng dính giấy có thể viết được và kéo cắt cây.

Nguyên tắc thu mẫu:

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá và hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt.

- Mỗi cây nên thu từ 3-10 mẫu, còn mẫu cây thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa để trao đổi.

- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Có 2 cách đánh số từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến hết đời làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc và các đợt thu mẫu trước đó. Ví dụ đợt nhiên cứu vào tháng 7 năm 1996 ta có thể đánh số là 967 là gốc và sau đó lần lượt ghi tiếp từ số 01 trở đi. Cách đánh này tiện lợi là


không cần phải nhớ số trước đó mà thu đợt nào đánh số đó và qua số đó có thể nhận biết thời gian thu mẫu nhưng có nhược điểm là không thể biết cả cuộc

đời của nhà thực vật đã thu được bao nhiêu mẫu.

Khi thu, phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi khô như: màu sắc của hoa, quả, mùi vị...

- Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to nhưng cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng các lá của mẫu để bọc lấy trước khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng một loài và buộc chặt lại và tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.

Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau 1 ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các mục như sau:

- Số hiệu mẫu

- Địa điểm và nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, núi nào và mọc ven suối hay đỉnh núi)

- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa, quả

- Đặc điểm sinh thái: môi trường sống, độ cao so với mặt nước biển, địa hình.

- Người lấy mẫu và ngày lấy mẫu

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

Sau mỗi ngày mang về nơi ở cần được xử lý mẫu ngay.

Xử lý mẫu: Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong ngày, sau khi đã làm mẫu xong chúng ta không dùng cặp mắt cáo để ép mẫu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2023