Kế Hoạch Thực Hiện Tiến Trình Nhóm


PHỤ LỤC 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH NHÓM


4.1. KẾ HOẠCH SINH HOẠT VỚI NHÓM THÂN CHỦ

Thời gian

Nội dung

Mục đích

Phương pháp thực hiện

Người thực hiện

Ngày 14/4/2019,

tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

Gặp gỡ, làm quen với nhóm học sinh sống xa cha mẹ, thành lập nhóm thân chủ.

- Thiết lập mối quan hệ ban đầu với nhóm thân chủ, giới thiệu thành viên, xác định nhu cầu và tiến hành thành lập nhóm, xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động.

- Giúp nhóm tăng cường sự tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, xây dựng cơ cấu, quy tắc, lịch trình sinh hoạt nhóm.

- Cán bộ ấp giới thiệu lí do, thành phần tham dự

- Học viên giới thiệu bản thân, mời các em tự giới thiệu. về mình, sau đó học viên giới thiệu sơ lược về mục đích sinh hoạt, tiến trình can thiệp CTXH nhóm.

- Học viên hỗ trợ, hướng dẫn nhóm xác định mục tiêu, thảo luận nguyên tắc

Cán bộ ấp, học viên, 10 em HS sống xa cha mẹ đồng ý tham gia sinh hoạt.

Ngày 21/4/2019,

tại văn

phòng ấp 3, xã Bình Tấn

Tìm hiểu phương pháp làm việc nhóm

Giúp cho các thành viên nhóm tiếp cận, trải nghiệm và hình thành kỹ năng làm việc nhóm để chuẩn bị cho các buổi sinh hoạt tiếp theo.

Chia nhóm làm 2 đội để chơi trò chơi phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Học viên khuyến khích các em chia sẽ các trải nghiệm, khó khăn khi thực hiện và

cung cấp kiến thức về làm việc nhóm

Học viên dẫn dắt chính, nhóm thân chủ tham gia và trải nghiệm.

Ngày 28/4/2019,

tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

Tìm hiểu về những khó khăn trong học tập để tìm cách giải quyết.

- Giúp nhóm viên chia sẽ khó khăn trong học tập, thảo luận để tìm kiếm cách cải thiện để đạt kết quả tốt hơn

- Hình thành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.

- Phát triển tự tin, kỹ năng trình bày trước nhóm tăng tương tác với nhau.

- Chia nhóm thân chủ thành 2 nhóm, thảo luận để vẽ cây vấn đề xác định nguyên nhân, hệ quả của khó khăn trong học tập.

- Trình bày kết quả trước tập thể, các bạn khác được khuyến khích bổ sung

- Học viên bổ sung các nội dung chính để nhóm rút ra bài học, ứng dụng.

Học viên dẫn dắt chính, em trưởng nhóm sẽ tham gia hoạt động, quan sát kỹ năng điều hành, các bạn

còn lại thực hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 19


Ngày 19/5/2019,

tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

Tìm hiểu về những khó khăn trong đời sống của các thành viên nhóm

- Giúp nhóm viên chia sẽ về các khó khăn thường gặp trong cuộc sống, qua đó tìm cách để giải quyết.

- Tăng cường sự tương tác và phát triển kỹ năng giải quyết khó khăn để hòa nhập với cuộc sống tốt hơn, phát

triển tính tự lập.

Thảo luận nhóm tập trung, nhóm viên chia sẽ ý kiến, bổ sung, phản biện, thư ký nhóm ghi chép ý kiến nhóm, trưởng nhóm tổng hợp lại nội dung chính.

- Học viên bổ sung ý kiến, lượng giá hoạt động.

Trưởng nhóm, thư ký điều hành, các thành viên khác thực hiện, học viên quan sát, hỗ trợ

Ngày 26/5/2019,

tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

Tìm hiểu cách xây dựng mục tiêu, vận dụng để lập mục tiêu học tập ở năm học mới.

- Giúp nhóm hiểu biết cơ bản về cách đặt mục tiêu.

- Đặt được mục tiêu học tập ở năm học mới một cách có khả thi để cố gắng thực hiện

- Phát triển tinh thần làm việc

nhóm, sự tự tin và tăng cường tương tác nhóm.

Chia nhóm thân chủ thành hai nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ “tìm ra 12 công dụng của chiếc ghim giấy trong vòng 10 phút”, nhóm cử đại diện trình bày kết quả.

- Học viên nhận xét, bổ sung, giúp các em rút ra bài học.

Nhóm thân chủ thực hiện, học viên nhận xét, bổ sung thông tin.

Ngày 2/6/2019, tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

- Tìm hiểu kỹ năng quản lý thời gian để ứng dụng vào học tập.

- Lượng giá tiến trình, kết thúc và chuyển giao nhóm

- Giúp nhóm viên biết có kỹ năng quản lý thời gian, biết cách sắp xếp công việc để có thời gian học tập, vui chơi giải trí.

- Nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, rèn luyện sự tự tin trình bày trước nhóm

- Ghi nhận, khích lệ các tiến bộ của nhóm và cá nhân

- Định hướng phát triển nhóm

- Kết thúc tiến trình can thiệp, tăng cường sự vào cuộc của cộng đồng

- Trưởng nhóm giao nhiệm vụ cho nhóm viên thực hiện, dẫn dắt các bạn trình bày và cùng nhóm thống nhất kết quả, học viên nhận xét, bổ sung kiến thức về khung quản lý thời gian.

- Học viên khích lệ các em chia sẽ các trải nghiệm có được trong suốt tiến trình nhóm, nhận xét sự tiến bộ và các hạn chế

- Gợi ý về hướng phát triển của nhóm,

mời đại diện chính quyền địa phương, góp ý, hỗ trợ nhóm.

Nhóm thân chủ thực hiện chính nhóm, học viên hỗ trợ, lượng giá, chính quyền địa phương tham dự, đóng góp ý kiến, tiếp nhận nhóm.

4.2. KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHO CÁC BUỔI SINH HOẠT NHÓM


Stt

Nội dung

Chi phí (vnđ)

Nguồn

Ghi chú

1

Nước uống cho buổi sinh

hoạt đầu tiên.

100.000đ

địa phương

hỗ trợ


2

Vật dụng để chơi trò chơi phát triển kỹ năng làm việc nhóm, quà tặng cho đội thắng cuộc, nước uống

cho buổi sinh hoạt lần 2.


120.000đ


Học viên


3

Văn phòng phẩm, quà

tặng, nước uống cho buổi sinh hoạt lần 3.


120.000đ


Học viên

(giấy A0,

bút lông, giấy màu)

4

Văn phòng phẩm, quà

tặng, nước uống cho buổi sinh hoạt lần 4.


100.000đ


Học viên

(giấy A4, bút lông)

5

Văn phòng phẩm, quà

tặng, nước uống cho buổi sinh hoạt lần 5.


100.000đ


Học viên

(thẻ giấy

màu, bút lông)

6

Văn phòng phẩm, in tài liệu, nước uống, liên hoan chia tay nhóm.


250.000đ


địa phương hỗ trợ

Giấy A4, bánh ngọt, trái cây,

nước uống

Tổng chi phí

790.000đ

PHỤ LỤC 5: MÔ TẢ MỘT SỐ BUỔI SINH HOẠT NHÓM

5.1. SINH HOẠT NHÓM LẦN 1

+ Địa điểm: văn phòng ấp 3 của xã Bình Tấn

+ Nội dung: gặp gỡ, giới thiệu, làm quen với nhóm học sinh sống xa cha mẹ và chính thức thành lập nhóm thân chủ.

+ Mục đích: thiết lập mối quan hệ ban đầu giữa học viên với nhóm thân chủ, giới thiệu thành viên, thành lập nhóm, xác xác định nhu cầu, xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động, tạo cơ hội để các em tiếp xúc, gia tăng hiểu biết về nhau, thiết lập cơ cấu nhóm, xây dựng nguyên tắc và lịch trình sinh hoạt nhóm.

+ Diễn tiến hoạt động (sau khi nhóm đã ổn định)

Chị N.T.D (cán bộ ấp): chào các em, như đã trao đổi trước với các em về kế hoạch sinh hoạt, hôm nay có bạn Nhân là học viên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Thủ Dầu Một đến đây để cùng phổ biến nội dung chương trình sinh hoạt với các em, mong các em cùng phối hợp thực hiện.

Học viên: anh tên là Trần Chí Nhân (và các thông tin về điểm mạnh yếu…).Anh thích tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện và đặc biệt là rất thích được làm việc với các em học sinh để tìm hiểu xem các em có những khó khăn gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày, sau đó cùng với các em tìm cách hạn chế, giải quyết những khó khăn đó. Hôm nay anh đến đây để gặp lại các em, hi vọng được làm việc với các em trong một số buổi để cùng nhau tìm hiểu về những khó khăn mà các em đang gặp và tìm cách giải quyết để hạn chế các khó khăn đó để giúp cho các em có thể học tốt hơn. Để tiện cho buổi sinh hoạt, anh xin mời các em lần lượt giới thiệu về mình với các thông tin như tên tuổi, học lớp mấy, sở thích, điểm mạnh, điểm yếu…giống như anh vừa giới thiệu, mình sẽ bắt đầu theo thứ tự là mời bạn ở bên trái của anh trước nhé, sau đó lần lượt đến các em còn lại.

TC1: em tên là Đ.T.T.K, 12 tuổi, học lớp 6, nhà em có 5 người nhưng hiện tại em ở với bà, còn cha với mẹ với anh thì đi làm trên Bình Dương. Khó khăn của em hiện nay là còn học yếu với hông có xe đạp đi học.

TC2: em tên N.T.T.N, em học lớp 6, sinh năm 2007, em sống với ông bà ở nhà còn cha mẹ em đi làm trên thành phố, điểm mạnh của em là biết thương ông bà, điểm yếu là em học còn chưa giỏi, do có một số môn còn hơi khó.

TC3: dạ em tên là S.H, năm nay em 13 tuổi, hiện em đang học lớp 8, nhà em có tất cả bảy người, cha ẹm em đi làm trên Bình Dương, em ở nhà với 2 đứa em với ông bà nội. Điểm mạnh của em là thích tham gia hoạt động của nhà trường, điểm yếu là còn môn toán và anh văn em học chưa giỏi. (bạn B.L chen vào “nó

TC4: em tên B.L, năm nay em học lớp 8, em sinh năm 2005, nhà em có 05 người là em với chị và bà, cha mẹ thì đi làm trên thành phố lâu lâu mới về. Điểm mạnh của em là nhiệt tình với bạn bè còn điểm yếu thì em học chưa giỏi do một số môn cô đọc bài còn nhanh với kiến thức cũng khó.

TC5: em tên M.D, nhà em có ba người, hiện tại cha mẹ em đi làm xa, lâu lâu mới về, điểm yếu của em là học chưa được giỏi. (em S.H nhắc “bạn chưa nói bạn bao nhiêu tuổi kìa” và bổ sung “nó học cùng lớp và bằng tuổi với em đó anh”, học viên cảm ơn thông tin bổ sung của bạn S.H và mời các bạn còn lại).

TC6: em tên Đ.H.N, em sinh năm 2006, hiện đang học lớp 7, nhà của em có 5 người, cha mẹ em đi làm trên Bình Dương, hiện em sống ở nhà với bà và em nhỏ, em thích chơi đá banh, em học cũng được nhưng có một số môn hơi yếu.

học giỏi lắm đó anh”, học viên mời các bạn còn lại tiếp tục).

TC7: em têm V.T.O, em học lớp 7, năm nay em 12 tuổi, nhà em có 2 chị em với ông bà nội, cha mẹ em thì đi làm trên Bình Dương. Điểm mạnh là em biết thương ông bà, điểm yếu là có vài môn em học chưa giỏi. (một bạn khác bổ sung “nhóc môn hết trơn chứ vài môn mới sợ”, TC 8 phản ứng lại “chỉ có hai môn thôi”, học viên ổn định nhóm bằng cách mời thành viên tiếp theo).

TC8: em tên N.T.Đ, học lớp 6, năm nay 12 tuổi, nhà em có 4 người, mẹ đi làm ở Bình Dương, em học cũng tạm được nhưng ngoại em hay bệnh nên có lúc em phải nghỉ học để giữ em.

TC9: em tên là N.H.P, năm nay em 13 tuổi, học lớp 7, nhà có 3 người, cha đi làm xa, em ở nhà với đứa em đang học lớp 3. Em biết chơi đá bóng và thích đánh cầu, em học được các môn nhưng chỉ có môn toán và anh văn là còn yếu.

TC10: em tên V.K, năm nay em học lớp 6, nhà em 4 người, mẹ đi làm ở Bình Dương, em ở với ông bà, em học cũng tạm được chứ hông giỏi. Bạn HS08 hỏi thêm ủa cha bạn đâu? HS10 phản ứng “ở đâu kệ tui, hỏi làm chi”, dự đoán HS08 và HS10 có thể căng thẳng với nhau nên đã ổn định nhóm lại).

Học viên: cảm ơn các em đã chia sẽ thông tin rất cởi mở, tạm thời có thể một số em đã biết nhau, một số em cũng còn xa lạ, do đó anh sẽ mời các em tự ghi tên mình lên giấy đã chuẩn bị sẳn và dán lên ngực cho dễ xưng hô nhé. Sau khi hoàn thành, học viên mời 02 em để hỏi xem có nhớ thông tin của bạn khác không, kết quả em HS08 biết bạn HS06 và HS03, em HS01 biết về em HS04 và HS03

Học viên: các em thấy đó, có rất nhiều thông tin thú vị từ bạn bè, nếu mình chịu khó lắng nghe thì sẽ biết được nhiều về bạn, cũng như bạn cũng sẽ hiểu về mình và dễ giúp nhau đạt được mục đích sinh hoạt. Các em có thể cho biết mục đích của mình đến đây hôm nay để làm gì không?

HS05: em nghe nói đến đây để được tham gia sinh hoạt, vui chơi nên em đến

HS03: bữa trước em nghe nói tham gia sinh hoạt để cho vui với học giỏi hơn

Học viên: hôm trước các em trả lời vào bảng khảo sát, trong đó có các nội dung kết quả học tập, khó khăn trong học tập và cuộc sống, các em nhớ không?

Nhóm thân chủ: (một số em trả lời có nhớ và một số không ý kiến)

Học viên: anh đã đọc lại bảng khảo sát đó và thấy một số em cho biết kiến thức khó, cô giảng nhanh, không có thời gian học, một số em thì rất nhớ cha mẹ và muôn được gặp nhiều hơn…Anh tạm gọi chung đây là những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống của các em. Hôm nay anh sẽ cùng với các em bàn bạc để tìm cách để giải quyết các khó khăn trên, các em nghĩ sao ạ?

HS03: vậy là sẽ học hè đúng không anh?

Học viên: cũng có thể gọi là như vậy, nhưng sẽ học theo cách khác, các em sẽ học ở các em nhiều hơn, không phải ghi chép hay học bài, trả bài. Các em tham gia sinh hoạt, chia sẽ các khó khăn với nhau và cùng nhau tìm cách giải quyết, sau đó lựa chọn cách phù hợp để áp dụng và giải quyết khó khăn. Có thể gọi là vừa học vừa chơi để rút ra bài học, các em nghĩ sao về cách học này?

HS10: vậy học bao lâu lận?

Học viên: tùy thuộc vào các em lựa chọn và thực hiện, nếu chọn nội dung vừa sức và các em tham gia tốt thì có thể từ 6 đến 8 buổi, hoặc có khi 10 buổi.

HS04: mỗi buổi bao lâu lận, học buổi nào?

Học viên: vấn đề này các em được lựa chọn và thống nhất sao cho phù hợp với để không ảnh hưởng đến việc học của các em, mỗi buổi khoảng 2 tiếng trở lại

HS03: vậy chọn chủ nhật cho tiện vì tụi em chỉ rảnh vào chủ nhật thôi ạ! Học viên: các bạn khác thấy sao, nếu đồng ý thì sẽ bắt đầu từ lúc mấy giờ? HS03: em thấy khoảng 9 giờ sáng là phù hợp, trể quá là trưa về nắng lắm.

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý chọn ngày chủ nhật, bắt đầu từ 9h sáng) Học viên: cảm ơn các em, như vậy còn địa điểm thì các em chọn chỗ nào? HS03: chọn chỗ này đi cho tiện, nhưng mà tới mấy tuần thi học kì thì sao? Học viên: các em khác thấy sao?

HS05: thì dời lại qua thi, còn địa điểm thì chọn chỗ này luôn cho tiện

Hoc viên: các em nghĩ sao, nếu đồng ý thì khi có lịch thi sẽ lùi sinh hoạt lại

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

Học viên: như vậy chủ nhật tuần sau các em có lịch thi chưa, nếu chưa có thì mình sẽ sinh hoạt từ 9 giờ sáng nhé

Nhóm thân chủ: sang đầu tháng 5 mới có lịch thi

Học viên: như vậy chúng ta sẽ sinh hoạt bình thường nhé

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

Học viên: trong các buổi sinh hoạt, các em sẽ được chia sẽ, phát biểu ý kiến, do vậy chúng ta thảo luận về nội quy của nhóm để đảm bảo các em được chia sẽ một cách thoải mái, theo các em thì chúng ta cần đặt ra những nội quy nào?

HS07: em thấy đi đúng giờ về đúng giờ, nếu không thì về trưa bị nắng lắm

Học viên: các em thấy sao, mình cùng nhau đi đúng giờ về đúng giờ nhé, không được la cà hoặc trốn đi chơi riêng nhé, ví dụ như nói với gia đình là đi đến sinh hoạt nhưng không đến, ghé chỗ khác chơi, đến giờ về rồi nói là tham gia nhóm, vậy là không được. Nếu bạn nào vắng thì cho hay trước, sau buổi sinh hoạt anh sẽ gọi để hỏi gia đình xem các em có đi về nhà không hay la cà, đi chơi riêng, nếu bị

phát hiện là sẽ không được tham gia nữa, các em đồng ý không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

HS03: lỡ không tham gia hết các buổi có được không ạ?

Học viên: vì sao không tham gia hết, nếu các em có bận thì nên báo trước, nếu vắng nhiều bạn quá thì mình sẽ dời buổi sinh hoạt lại lần sau, nhưng các em nên cố gắng để tham gia đủ để sinh hoạt với các bạn vì có một số nội dung nếu như không tham gia sẽ không biết để thực hiện ở buổi sau hoặc không thể giải quyết được vấn đề của các em, mọi người có đồng ý không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

HS04: tất cả có mấy buổi lận?

Học viên: có một buổi bắt đầu và một buổi kết thúc, các buổi còn lại tùy theo các em chọn, nhưng anh thấy chúng ta cần có một buổi để tìm hiểu về các khó khăn trong học tập để tìm cách giải quyết để các em bớt khó khăn và học tốt hơn. Thêm một buổi để tìm hiểu về khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, như vậy sẽ có ít nhất bốn buổi. Nếu các em thích thì có thể tiến hành thêm một số buổi nữa để có thêm các kỹ năng khác như cách tự học, kỹ năng quản thời gian, kỹ năng đặt mục tiêu cho học tập, cho cuộc sống. Các em lựa chọn nội dung để mình cùng tìm hiểu và trao đổi, thảo luận và chơi trò chơi để tìm hiểu, khám phá, sau đó tự các em sẽ nhớ và áp dụng vào cuộc sống. Trước giờ các em có học nhóm hay làm việc nhóm chưa?

Nhóm thân chủ: (tất cả cho biết chưa từng học nhóm hay làm việc nhóm)

Học viên: trong các buổi sinh hoạt các em sẽ làm việc nhóm với nhau rất nhiều, các em nghĩ sao về kỹ năng làm việc nhóm, nếu được thì mình có thể học kỹ năng này trước, sau đó tiến hành các hoạt động khác, các em thấy sao?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý), em HS03 hỏi “có cần tập viết gì không?” Học viên: chưa cần chuẩn bị, chỉ cần đến đúng giờ, tham gia nhiệt tình là được. HS03: vậy còn mấy buổi nữa?

Học viên: các em chọn xem cần chia sẽ, học hỏi ở nhau điều gì nữa, ví dụ như kỹ năng tự học hoặc cách đặt mục tiêu, cách quản lý thời gian, nếu các em có kiến thức về những điều này thì anh tin sẽ giúp các em rất nhiều trong học tập.

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí