Nguồn Tài Chính Của Nhà Nước Và Nguồn Huy Động Từ Cộng Đồng Để Hỗ Trợ An Sinh Xã Hội Không Theo Nguyên Tắc Đóng - Hưởng Đối Với Nông Dân Còn


3.2.2.3. Nguồn tài chính của Nhà nước và nguồn huy động từ cộng đồng để hỗ trợ an sinh xã hội không theo nguyên tắc đóng - hưởng đối với nông dân còn hạn hẹp

Những năm gần đây, hàng năm Nhà nước đã chi cho ASXH không đóng góp và một số chính sách xã hội khác một khoảng tài chính từ 2,7 đến 3,2% GDP hoặc từ 8,2 đến 9,34% NSNN. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thời kỳ 2003 - 2011, tổng chi cho các chương trình ASXH từ NSNN liên tục tăng lên, bình quân một năm chi 95 nghìn tỷ đồng, bằng 6,6% GDP, trong đó NSNN chiếm 51% tổng chi ASXH (Nguyễn Trọng Đàm 2012)[41]. Đây là các khoản chi không nhỏ để thực hiện ASXH không đóng góp cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, mức hỗ trợ kinh phí đó vẫn còn khiêm tốn (xem Bảng 3.19). Để khuyến khích nông dân tham gia vào các chương trình ASXH, Nhà nước cần tăng nguồn tài chính hỗ trợ cho nông dân.

Bảng 3.19: Tổng hợp chi tiêu từ NSNN cho ASXH không đóng góp và một số chính sách xã hội


Năm 2008

Năm 2009


Tỷ VND

% so với GDP

% so với chi

NSNN


Tỷ VND

% so với GDP

% so với chi NSNN

1. TGXHTX theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP

2.036

0,14

0,40

2.036

0,12

0,30

2. Trợ giúp xã hội đột xuất

7.495

0,51

1,50

9.624

0,59

1,59

3. BHXH cho người về hưu

trước năm 1995 và bồi thường cho người lao động năm 2009


23.044


1,56


4,66


23.044


1,56


3,94

4. BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cận nghèo

2.217

0,15

0,45

6.051

0,36

1,04

5. Các chương trình giảm nghèo (NTP-PR, Chương trình 135, Chương trình 61 huyện nghèo,

Chương trình hỗ trợ nhà ở)


4.564


0,31


0,92


9.689


0,58


1,66

6. Chính sách thị trường lao động

1.327

0,09

0,27

1.342

0,08

0,23

Tổng cộng

40.683

2,70

8,20

51.786

3,20

9,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 16

Nguồn: Ngân hàng Thế giới,2010.

Mặc dù, các hộ gia đình theo các nhóm khác nhau đều dành khoảng 16% cho các khoản chi tiêu khác (bao gồm tiền chi cho hiếu hỷ, đóng góp và ủng hộ...); tuy


nhiên, do phong tục tập quan về hiếu, hỷ ở nước ta còn nặng nề nên có thể thấy rằng xu hướng chung của các khoản chi tiêu khác từ người dân nói chung, nông hộ nói riêng là dành cho các khoản hiếu, hỷ. Đối với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế từ loại khá trở lên thì ngoài chi hiếu, hỷ số tiền chi cho cộng đồng của họ ưu tiên đóng góp xây dựng nhà văn hóa, thôn, xã... hay các hoạt động lớn của địa phương. Nói cách khác, số tiền mà người dân, cộng đồng dành cho hỗ trợ gia đình khó khăn, ủng hộ đồng bào lũ lụt chỉ mang tính hình thức và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi tiêu của hộ gia đình. Điều này dẫn đến việc trên nguyên tắc không đóng - hưởng, việc trông chờ của người dân vào mức độ hỗ trợ của cộng đồng để có được cuộc sống tốt hơn là kém khả thi (xem Phụ lục 3.23).

3.2.2.4. Năng lực tổ chức quản lý an sinh xã hội đối với nông dân còn nhiều bất cập

Từ thực trạng điều tra tại ba tỉnh cho thấy, việc tổ chức huy động nông dân tham gia vào hệ thống ASXH còn hạn chế dẫn đến tình trạng mức độ bao phủ và mức độ tác động của hệ thống ASXH đối với nông dân chưa cao.

Thứ nhất, mạng lưới hoạt động của ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng chưa tới cấp xã, phường để huy động người dân tham gia vào hệ thống an sinh.

Hiện nay, tổ chức thực hiện thu chi BHXH, BHYT tập trung về BHXH Việt Nam. Hệ thống BHXH hiện nay được tổ chức theo ngành dọc với mô hình 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cho đến nay cấp xã, phường vẫn chưa có tổ chức BHXH, nói cách khác, BHXH chưa với tới được cấp xã, phường, trong khi đó đối tượng đóng và đối tượng thụ hưởng chế độ BHXHTN chủ yếu nằm ở cấp xã, phường. Do thiếu tổ chức ở cấp xã, phường nên BHXH không quản lý chặt chẽ được đối tượng đóng - hưởng BHXH, không nắm bắt được phản hồi từ nhân dân về chế độ, chính sách. Nhất là đối với địa hình rộng như Nghệ An, Thanh Hóa trong điều tra này, hay các tỉnh trung du, miền núi của nước ta, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn thì việc thực thi các chính sách BHXHTN sẽ khó có thể tới được các thôn, bản của huyện miền núi. Nông dân ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với các loại hình BHXH.

Thứ hai, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Lực lượng cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu. Cho đến năm 2010, tổng biên chế của BHXH Việt Nam


được Bộ Nội vụ giao là 18.500 người để thực hiện thu chi BHXH, BHYT cho hơn 9,4 triệu người tham gia BHXH và hơn 51 triệu người tham gia BHYT. Trong khi đó, để thực hiện gần 4,5 triệu hợp đồng bảo hiểm, các tổ chức bảo hiểm nhân thọ đã huy động một lực lượng lao động là 303.810 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc dưới các hình thức và mức độ khác nhau [39]. Do bộ máy quản lý còn thiếu các cán bộ làm công tác này nên công tác tuyên truyền vận động và hướng dẫn nông dân tham gia chưa mạnh mẽ. Nông dân tham gia vào hệ thống ASXH hầu như là tự phát.

Bên cạnh đội ngũ mỏng, tình trạng chung ở nhiều tỉnh là cán bộ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành BHXH, chủ yếu là từ các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh,… được tuyển về công tác tại BHXH. Chuyên ngành đào tạo không phù hợp nên dẫn đến những hạn chế trong thực hiện công việc.

Một số cán bộ công chức, viên chức có ý thức chăm lo học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng vẫn còn không ít cán bộ, công chức ỷ lại vào biên chế, thiếu tinh thần trách nhiệm không nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ, không tuân theo quy trình giải quyết của ngành BHXH dẫn đến một số sai phạm làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, đến cơ quan BHXH và gây hậu quả nghiêm trọng, thâm hụt quỹ BHXH.

Khảo sát về ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác ASXH tại ba tỉnh cho thấy, các nhóm nông hộ đều có khen, có chê thái độ, tinh thần phục vụ của nhóm cán bộ thực thi BHXHTN và BHYTTN. Nhóm hộ giàu và hộ cận nghèo là những nhóm không có đánh giá quá tiêu cực về tinh thần phục vụ của đội ngũ thực thi ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm mà đánh giá về tinh thần phục vụ của đội ngũ thực thi ASXH theo nguyên tắc tự nguyện ở mức tốt nhất là ít nhất. Từ đánh giá của 4 nhóm ta thấy, nhận định chung của đối tượng tham gia là là tinh thần phục vụ của nhóm cán bộ thực thi BHXHTN và BHYTTN chỉ đạt ở mức trung bình khá.

Vì thế, bản thân cán bộ quản lý từ tỉnh xuống xã đều cho rằng, hiệu lực và hiệu quả trong triển khai thực hiện các chương trình ASXH đối với nông dân hiện nay chỉ dừng ở mức trung bình. Theo cấp quản lý cho thấy, đánh giá bình quân của cán bộ quản lý cấp tỉnh cho rằng kết quả triển khai thực thi ASXH đối với nông dân thời gian qua chỉ dao động xung quanh mức trung bình. Đánh giá này thể hiện cái nhìn bi quan nhất về công tác triển khai hoạt động ASXH đối với nông dân, thậm chí có cán bộ quản lý về ASXH làm việc tại các sở còn cho rằng trình đội năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện ASXH đối với nông dân còn ở dưới mức trung bình.



3.6

3.5

3.4

3.3

3.2

3.1

3

2.9

2.8

2.7

2.6

Cán bộ Sở Cán bộ phò ng Cán bộ xã

Năng lực bộ máy quản lý A SXH

Sự phối hợp giữa các cấp các ngành tro ng tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội

Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách A SXH

Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách A SXH


Biểu đồ 3.2: Đánh giá của cán bộ quản lý về nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực thi hệ thống an sinh xã hội không theo nguyên tắc đóng - hưởng cho nông dân 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả, Điểm 5 là tốt nhất.

Đối với cán bộ làm việc tại cơ sở, tuy không bi quan về năng lực trình độ khi thực hiện ASXH đối với người dân, nhưng bản thân họ cũng nhận định rằng không chỉ trình độ năng lực của họ chưa đạt được mức trung bình khá khi thực hiện nhiệm vụ mà kể cả năng lực của bộ máy quản lý ASXH cũng chỉ ngang với trình độ của họ. Nói cách khác, sự yếu kém về năng lực, trình độ quản lý, cũng như thực thi và sự thiếu hụt về nhân sự thực hiện các chính sách ASXH làm ảnh hưởng xấu đến việc phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện ASXH đối với nông dân.

3.2.3.5. Nhận thức xã hội về an sinh xã hội đối với nông dân và công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về an sinh xã hội đến người dân còn hạn chế

Hệ thống tuyên truyền, phổ biến thông tin, ích lợi của việc chủ động tham gia vào hệ thống bảo hiểm để tự an sinh mặc dù đã được triển khai, nhưng theo đánh giá của bản thân những nhà quản lý thì hiệu quả của việc triển khai mới chỉ đạt được ở mức trung bình. Mặc dù có tới 40% số cán bộ quản lý làm việc ở các sở liên quan đến vấn đề ASXH cho rằng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền ở mức cao nhất, nhưng nếu cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là công tác phổ biến tuyên truyền tốt nhất, thì đánh giá bình quân của cán bộ quản lý ở các sở cho rằng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền chỉ ở dưới mức trung bình (2,45 điểm).


90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Chưa biết thông tin về BHXH TN, BHYT TN Chưa hiểu biết về ý nghĩa của BHXH TN, BHYT TN

78.67

68.02

65.2

70

54.3

59.76

63.29

55.0

45.7

44.93

31.98

30

34.8

36.7

40.24

21.33

Đúng % Không đúng Đúng % Không đúng Đúng % Không đúng Đúng % Không đúng

% % % %

Của 3 tỉnh điều tra Cán bộ tỉnh Cán bộ huyện Cán bộ xã

7


1

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của cán bộ quản lý về lý do nông dân chưa tham gia BHXHTN, BHYTTN của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả.

Đánh giá của các nhà quản lý cấp huyện và cán bộ thực thi cấp xã thể hiện cái nhìn tích cực hơn về ASXH đối với nông dân so với các nhà quản lý cấp sở khi đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông này (3,44 và 3,29 điểm). Theo họ, hiệu quả của hoạt động truyền thông về ASXH đối với nông dân đạt ở mức trung bình. Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ quản lý được phỏng vấn có đến 50% nông dân chưa biết đến thông tin về việc làm thế nào để tham gia bảo BHTN, có đến gần 70% số đối tượng cán bộ được phỏng vấn cho rằng đối tượng tham gia BHXH và BHYT tự nguyện chưa hiểu biết ý nghĩa của việc tham gia này.


Chưa biết thông tin vBHXH TN, BHYT TN

Chưa hiu biết vý nghĩa ca BHXH TN, BHYT TN

120

100

100


80

63.06

67.74

60.98

61.54

60

36.94

39.02

38.46

40

32.26

20


0

Đúng % Không đúng

%

Nhận định chung của nông hộ

Đúng % Không đúng

%

Hộ giàu

Đúng % Không đúng Đúng % Không đúng Đúng % Không đúng

% % %

Hộ khá Hộ TB Hộ cận nghèo

Biểu đồ 3.4: Nhận định của nông hộ về BHXHTN, BHYTTN của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả.


Từ phía người dân, có khoảng 35% số nông hộ không biết hoặc chưa hiểu về lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia vào hệ thống BHXHTN và BHYTTN. So với nhận xét của cán bộ quản lý đối với nhận thức của người dân về ASXH theo hình thức chủ động, đối tượng phỏng vấn là người dân cho thấy, tỷ lệ hộ hiểu biết về ASXH cao hơn đánh giá của các nhà quản lý về hiểu biết của họ đối với hệ thống ASXH hiện hành cho nông dân ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cũng từ kết quả điều tra một lần nữa khẳng định, hiệu lực và hiệu quả hoạt động truyền thông là chưa cao, nó chưa tác động đến tất cả các đối tượng thụ hưởng của chính sách. Hoạt động tuyên truyền mới chỉ tác động toàn bộ nhóm giàu, mức độ tác động của hoạt động truyền thông đến nhóm đối tượng giảm dần theo mức thu nhập của nông hộ.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Những kết quả nghiên cứu chính ở Chương 3 là:

Một là, Nhà nước đã xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân gồm hệ thống theo nguyên tắc đóng - hưởng bao gồm BHXHTN và BHYTTN; và không dựa vào sự đóng góp của nông dân gồm TGXHTX và TGXHĐX.

Hai là, mức độ bao phủ và mức độ tác động của ASXH đối với nông dân còn thấp. Tại ba tỉnh điều tra khảo sát, tỷ lệ tham gia ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng mặc dù cao hơn số liệu chung của cả nước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp và chưa đồng đều theo các nhóm huyện, nhóm xã và nhóm đối tượng nông dân; độ bao phủ của nhóm đối tượng TGXHTX ngày được mở rộng, nhưng vẫn còn thấp; mức tác động của TGXH chưa cao, tổ chức trợ giúp vẫn còn tình trạng chưa thật đúng với đối tượng.

Ba là, môi trường luật pháp và chính sách đã được hình thành nhưng còn nhiều bất cập. Các quy định của hệ thống pháp lý đối với ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân và chưa bình đẳng so với đối tượng BHXHBB. Các quy định đối với ASXH không dựa vào đóng góp vẫn còn những bất cập, cần được điều chỉnh.

Bốn là, các điều kiện phát huy vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân vẫn còn nhiều bất cập. Quan điểm phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân chưa phù hợp với thực tiễn; khả năng kinh tế của nông dân tham gia ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng thấp là tác nhân chủ yếu làm cho nông dân không tham gia ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng; nguồn tài chính đảm bảo ASXH từ NSNN là chưa nhiều, chưa đảm bảo độ bao phủ cho các đối tượng BTXH; sự phối hợp các chính sách kinh tế - xã hội với chính sách ASXH đã được quan tâm song vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó chính sách giảm nghèo có tác động tốt hơn so với chính sách thị trường lao động, trong chính sách phát triển thị trường lao động thì chính sách tín dụng có tác động tốt hơn so với các chính sách khác; mạng lưới tổ chức quản lý chưa tới nông dân; cán bộ thực thi ASXH còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng cung ứng dịch vụ ASXH; hiểu biết ý nghĩa về ASXH của nông dân còn thấp.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

4.1. BỐI CẢNH TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI

4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tác động đến tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân những năm tới

4.1.1.1. Cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn

Những năm qua, cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê trên địa bàn cả nước, tổng số hộ làm nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của năm 2011 thấp hơn so với năm 2006. Sự chuyển đổi nghề nghiệp của hơn 25 vạn hộ nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng chính là nguyên nhân tạo ra những chuyển biến về cơ cấu ngành nghề của các hộ gia đình trên toàn quốc (xem Phụ lục 4.1).

Xu hướng chuyển đổi ngành nghề của hộ nông nghiệp đã làm gia tăng số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ của năm 2011 so với năm 2006, và cũng làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu ngành nghề tham gia vào các hoạt động kinh tế của các hộ gia đình ở nông thôn. So với năm 2006, tỷ trọng hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực nông thôn năm 2011 giảm từ 71,1% xuống còn 62,0%, tỷ trọng hộ công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,2% lên 14,7%; tỷ trọng hộ dịch vụ tăng từ 14,9% lên 18,4%. Nếu gộp cả hai nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thì tỷ trọng các hộ này đã tăng 8,0% (từ 25,1% lên 33,1% (xem Phụ lục 4.2).

4.1.1.2. Dân số và lao động nông thôn những năm tới

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động cũng sẽ có sự chuyển dịch trong những năm tới. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tới năm 2015, dân số khu vực nông thôn là 60.820 ngàn người, chiếm 66,41% dân số cả nước; năm 2020, dân số khu vực nông thôn là 60.525 ngàn người, chiếm 62,93% dân

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí