Thực Trạng Phối Kết Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình, Xã Hội Trong Công Tác Gdmt Thông Qua Hđtn Cho Học Sinh

Từ bảng khảo sát cho thấy:

- Trong các trường THCS thị xã Quảng Yên, các hoạt động GDMT thông qua HĐTN chưa được CBGV các nhà trường thực hiện thường xuyên, trong đó chỉ có các hoạt động: Tổ chức các buổi lao động vệ sinh MT; Tổ chức cho học sinh thu gom rác thải, được 85% đến 100% CBGV các nhà trường đánh giá là được thực hiện thường xuyên, với hoạt động: Tổ chức cho học sinh trồng cây xanh quanh khu vực trường cũng chỉ có 55% số ý kiến cho rằng được thực hiện thường xuyên ở các nhà trường. Cũng những nội dung này thì 100% ý kiến cho rằng các nhà trường đã thực hiện có hiệu quả. Theo các giáo viên, sở dĩ những hoạt động này được tổ chức thường xuyên là vì đó là những hoạt động nằm trong chương trình kế hoạch hoạt động của nhà trường, do nhà trường yêu cầu.

- Ngoài 3 hoạt động trên thì các hoạt động khác như: Tổ chức nói chuyện chuyên đề về GDMT; Tổ chức các trò chơi mang tính GDMT; triển lãm tranh, ảnh, các tài liệu, mô hình về MT; tổ chức cho HS thi viết, vẽ, thi văn nghệ với chủ đề GDMT… không được nhiều giáo viên tổ chức thường xuyên, số giáo viên thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động đó cũng không cao (cao nhất mới chỉ đạt 45%), mặc dù phần lớn số GV đã từng tổ chức các hoạt động đó đều khẳng định trong khi họ tổ chức các hoạt động đó đều đạt được hiệu quả cao.

- Đặc biệt 2 hoạt động có thể tổ chức để GDMT cho học sinh một cách hiệu quả là: Tổ chức cho học sinh đi tham quan và tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ môi trường thì lại không được giáo viên nào sử dụng. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này chúng tôi được biết hiện nay ở các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa trường nào thành lập CLB môi trường trong nhà trường, nguồn kinh phí để tổ chức các buổi tham quan cho GV và học sinh ở các nhà trường là rất hạn chế vì vậy các GV khó có thể thực hiện GDMT qua 2 hình thức trên.

Thực tế trên cho thấy việc tổ chức các HĐTN để GDMT cho học sinh ở các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa thực sự được coi trọng, số lượng các hoạt động được tổ chức còn quá ít, nội dung các hoạt động tổ chức cho học sinh còn nghèo nàn, các giáo viên mới chỉ chú tâm đến các hoạt động mang tính chất phong trào do yêu cầu, kế hoạch của nhà trường đề ra, mà chưa chủ động sáng tạo tổ chức các hoạt động có tác dụng nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh về các vấn đề môi trường. Một số hoạt động được coi là thế mạnh trong công tác GDMT GV lại ít được tổ chức, thậm chí là không tổ chức; hoạt động GDMT của giáo viên mới chỉ dừng lại ở phạm vi trên lớp và trong nhà trường, còn những HĐTN nhằm giúp học sinh xâm nhập thực tế để có những hiểu biết cụ thể về tình hình môi trường của địa phương thì chưa được GV quan tâm tổ chức. Điều này một lần nữa khẳng định công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa được đề cao và chưa trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình dạy học, giáo dục toàn diện của nhà trường.

2.3.5. Thực trạng phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh

Để GDMT thông qua HĐTN cho học sinh đạt hiệu quả thì vai trò của sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là hết sức cần thiết. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tác giả đã trưng cầu ý kiến các khách thể. Câu hỏi như sau: Đồng chí cho biết mức độ phối hợp của nhà trường với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như thế nào?

Bảng 2.13: Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong việc GDMT thông qua HĐTN‌


TT


Các lực lượng giáo dục

Mức độ phối hợp

Tốt

Tương đối

tốt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phối hợp với BCH Hội CMHS trường, lớp

34

85

6

15

0

0

2

Phối hợp với gia đình học sinh

25

62.5

10

25

5

12.5

3

Phối hợp với Đoàn TNCS, Đội TNTP các cấp

30

75

110

25

0

0

4

Phối hợp với chính quyền địa phương

20

50

10

25

10

25

5

Phối hợp với Phòng Tài nguyên môi trường

11

27.5

15

37.5

14

35

6

Phối hợp với các tổ chức xã hội

14

35

16

40

10

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục môi trường thông qua hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh - 9

Qua trưng cầu ý kiến cho thấy lãnh đạo nhà trường chủ yếu quan tâm đến việc phối kết hợp với BCH hội CMHS và các tổ chức Đoàn, Đội lần lượt là (85% và 75%) số ý kiến đánh giá làm tốt, nhưng lại thiếu sự kết hợp với các cơ quan đoàn thể khác.

Thông qua kết quả điều tra và trao đổi trực tiếp với các khách thể cho biết: Thực tế việc kết hợp với gia đình và ban đại diện CMHS chủ yếu cũng chỉ thông qua các hội nghị đầu năm học và kết thúc học kỳ I và cuộc họp cuối năm mà thôi. Việc phối hợp này chủ yếu chỉ để giải quyết các vấn đề về tài chính chứ chưa tuyên truyền, đưa nội dung công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh tới CMHS và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc này tại nhà, tại địa phương, chưa tổ chức hội thảo về đa dạng các hình thức phối kết hợp, chưa bồi dưỡng kiến thức về GDMT cho CMHS.

Việc phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể khác thì được các khách thể đánh giá làm không tốt ở mức cao như: Phối hợp với chính quyền địa phương có 50% ý kiến đánh giá làm tốt, phối hợp với các tổ chức xã hội cũng chỉ có 355 ý kiến đánh giá làm tốt, tuy nhiên còn từ 25% đến 35% ý kiến đánh giá các nhà trường chưa làm tốt công tác này. Qua trao đổi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy: Việc phối kết hợp này chỉ được thực hiện khi có các công văn chỉ thị

liên nghành vào các dịp lễ trong năm như: Tổ chức dọn vệ sinh môi trường vào cuối năm âm lịch trước khi nghỉ tết Nguyên đán, vào các ngày Môi trường thế giới (ngày 05 tháng 6 hàng năm). Việc phối kết hợp với các chuyên gia phòng tài nguyên môi trường để tìm hiểu về môi trường cũng chỉ có thực hiện ở một số trường trong trung tâm thị xã. Việc phối hợp này cũng là thực trạng chung của toàn ngành giáo dục chứ không chỉ riêng các trường THCS thị xã Quảng Yên. Vì vậy, trong thời gian tới Bộ GD, các nhà trường cần đổi mới phương thức, hình thức, nội dung GDMT thông qua HĐTN cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng cho phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương.

2.4. Thực trạng về quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh

Để hiểu rõ được thực trạng quản lý GDMT thông qua HĐTN cho học sinh của các nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên về các mặt cụ thể sau đây:

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Bảng 2.14: Thực trạng việc kế hoạch hóa công tác GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên‌


TT


Các loại kế hoạch

Ý kiến đánh giá

Làm tốt

Làm chưa

tốt

Không làm

SL

%

SL

%

SL

%

1

Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

theo chủ đề

20

50

14

35

6

15

2

Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

cho cả năm học

20

50

12

30

8

20

3

Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

cho từng kỳ học

12

30

16

40

12

30

4

Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

cho từng tháng

10

25

12

30

18

45

5

Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

cho từng tuần

10

25

10

25

20

50

Qua khảo sát lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường ở bảng trên cho thấy: Nhìn chung các nhà trường chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN, cụ thể:

Có 50% ý kiến đánh giá các nhà trường đã làm tốt công tác: Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN theo chủ đề và Kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho cả năm học. Tuy nhiên vẫn còn 15% đến 20% ý kiến cho rằng các nhà trường chưa thực hiện các nội dung này. Với kế hoạch cho từng kỳ học, tháng học thì kết quả thực hiện còn thấp hơn mới chỉ có 25% đến 30% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 30% đến 45% đánh giá các nhà trường không xây dựng kế hoạch này, đặc biệt là kế hoạch cho từng tuần thì hầu như các nhà trường không làm 50% ý kiến và 25 % ý kiến cho rằng không làm tốt. Thậm trí qua trao đổi trực tiếp, cũng có ý kiến cho rằng, việc xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN chỉ là hình thức rồi để đấy mà chưa thực sự được triển khai có hiệu quả.

Kết quả trên cho thấy một số trường THCS thị xã Quảng Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho học sinh cả năm học, cho các hoạt động theo chủ đề, còn kế hoạch tuần, tháng ít được triển khai, mặc dù trên thực tế kế hoạch GDMT thông qua HĐTN chủ yếu được lồng ghép trong trong kế hoạch công tác, nói chung vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể, biện pháp và hình thức chưa đủ sinh động, chưa chú trọng đến cơ chế phối hợp. Điều này đặt ra cho CBQL các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên trong thời gian tới cần có nhiều biện pháp làm tốt hơn nữa công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho học sinh nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN

Thông qua khảo sát, chúng tôi thấy, đây là một khâu yếu của công tác quản lý GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên trong những năm qua. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng khảo sát mà chúng tôi đã thực hiện với cán bộ quản lý và giáo viên của các trường dưới đây:

Bảng 2.15: Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên


TT


Nội dung công việc

Ý kiến đánh giá

Làm tốt

Làm chưa tốt

Không làm

SL

%

SL

%

SL

%


1

Phân công cụ thể công việc cho từng bộ phận, cá nhân


18


45


19


47.5


3


7.5


2

Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện nhiệm vụ


18


45


20


50


2


5


3

Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các ban ngành đoàn thể khác


16


40


18


45


6


15

4

Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở

16

40

18

45

6

15


5

Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác


14


35


14


35


12


30

Qua bảng 2.15 cho thấy: Tất cả các nội dung công việc làm tốt ở mức độ không cao mới chỉ có từ 35% đến 45% ý kiến đánh giá các nhà trường làm tốt các nội dung này trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho HS. Cụ thể với việc Phân công cụ thể công việc cho từng bộ phận, cá nhân; Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện nhiệm vụ, chỉ có 45% ý kiến CBGV các nhà trường đánh giá làm tốt và còn tới 47.5% đến 50% ý kiến cho rằng không làm tốt, thậm trí có 5% đến 7.5% ý kiến đánh giá các nhà trường không thực hiện công tác này trong việc GDMT thông qua HĐTN cho HS. Cùng với đó là nội dung: Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các ban ngành đoàn thể khác; Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở, cũng có tới 40% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường làm tốt, tuy nhiên còn tới 15% ý kiến cho rằng CBQL nhà trường không làm. Thậm chí với nội dung: Khen thưởng,

xử lý kịp thời, công bằng, chính xác, có tới 30% ý kiến được hỏi cho rằng CBQL các nhà trường chưa thực hiện bao giờ.

Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, qua trao đổi trực tiếp với một số CBGV các nhà trường chúng tôi nhận được câu trả lời: Có thể do công việc của nhà trường bận mải, CBQL ngoài việc quản lý giáo dục chung trong nhà trường còn thường xuyên tham gia các cuộc họp của địa phương, Phòng, Sở do vậy họ có ít thời gian cho việc chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp CBGV và các tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch GDMT thông qua HĐTN cho HS, do vậy mà việc dành thời gian cho công tác thi đua khen thưởng cũng không có.

Như vậy, tất cả các nội dung công việc của công tác GDMT thông qua HĐTN đều được tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhưng việc thực hiện chỉ ở mức trung bình thấp, chưa làm tốt. Do vậy trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần dành nhiều thời gian, công sức và trí tuệ vật chất nhiều hơn nữa cho công tác tổ chức thực hiện GDMT thông qua HĐTN cho HS nhằm làm tốt công tác quản lý giáo dục chung trong các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên.

2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN của CBQL các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của các khách thể với câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN cho học sinh trong trường mình? Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.16: Thực trạng chỉ đạo GDMT thông qua HĐTN ở các trường THCS thị xã Quảng Yên‌


TT


Nội dung chỉ đạo

Ý kiến đánh giá

Làm

tốt

Làm chưa

tốt

Không

làm

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục môi trường

thông qua HĐTN các môn học


20


50


16


40


4


10

2

Chỉ đạo giáo viên tổ chức HĐTN các môn

học về giáo dục môi trường

20

50

16

40

4

10

3

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho

giáo viên về GDMT thông qua HĐTN

18

45

16

40

2

5

4

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho

công tác giáo dục môi trường

14

35

14

35

12

30


5

Chỉ đạo CBGV phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh

về GDMT


14


35


16


40


10


25

6

Chỉ đạo CBGV tăng cường kiểm tra đánh

giá kết quả HĐTN về GDMT

14

35

16

40

10

25

Qua bảng khảo sát cho thấy các khách thể đánh giá CBQL các nhà trường đã thực hiện việc chỉ đạo CBGV thực hiện công tác GDMT thông qua HĐTN cho học sinh ở mức trung bình, cụ thể:

Với nội dung: Chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch giáo dục môi trường thông qua HĐTN các môn học; Chỉ đạo giáo viên tổ chức HĐTN các môn học về giáo dục môi trường, có 50% ý kiến đánh giá CBQL đã làm tốt, 40% ý kiến cho rằng chưa làm tốt và còn tới 10% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường không thực hiện việc này. Với nội dung: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về GDMT thông qua HĐTN, có 45% ý kiến đánh giá làm tốt và còn tới 5% ý kiến cho rằng CBQL chưa làm tốt. Đặc biệt với các nội dung: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục môi trường; Chỉ đạo CBGV phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh về GDMT; Chỉ đạo

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí