Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 21

+ (1): vậy bạn khỏe rồi, đi chơi thoải mái rồi

+ Trưởng nhóm: mấy bạn có làm việc nhà không?

+ (3): việc nhà ai mà hông làm, tui cũng làm chứ bộ, làm mà còn bị chửi nữa

+ (7): ủa ba mẹ bạn đi làm hết rồi ai chửi bạn

+ (3): thì còn mấy cậu trong nhà đó, với bà ngoại nữa, làm như hông có ai hết

+ (2): ai mà hông bị la mấy bạn ơi, tui cũng bị la hoài nè, có sao đâu

+ (6): ừ đâu có sao đâu héng, có bữa bị đánh nữa chứ la không đâu

+ Trưởng nhóm: còn ai gặp khó khăn gì nữa hôn?

+ (7): tự chăm sóc, tự làm việc nhà

+ (8): rồi mấy người lớn còn lại ở nhà làm chi mà hông làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

+ (7): cũng làm chứ hông đâu, nếu có ba mẹ ở nhà thì ba mẹ làm, mình ít làm

+ (6): vậy cái đó là làm việc nhà rồi chứ sao tự chăm sóc gì?

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 21

+ (7): ai chăm sóc cho bạn, hông phải bạn tự à?

+ (4): vậy vừa làm việc nhà vừa tự chăm sóc

+ Trưởng nhóm: còn gì nữa hông?

+ (7): có khó khăn thì hông có ai để hỏi

+ (6): khó khăn gì?

+ (7): như làm bài nè, hỏi một hồi cái chửi ngu quá rồi đánh lên đầu

(Học viên thấy bạn số (3), (5) ít nói nên đã ghi ra giấy nhắc trưởng nhóm)

+ Trưởng nhóm: bạn H.P (vị trí số 5) có bị gì không?

+ (5): hông có, hông có bị đánh.

+ Trưởng nhóm: vậy có ai nhớ cha mẹ hông?

+ (1): ai mà hông nhớ chứ

+ (3): có gặp đâu mà nhớ

+ (6): hông gặp thì điện thoại nói chuyện cũng được mà

+ (4): có điện đâu mà điện, muốn điện thì phải nhờ bà chứ có sẵn đâu

+ Trưởng nhóm: còn ai có khó khăn gì nữa hông (không ai có ý kiến)

+ Trưởng nhóm: vậy là có bạn hông có xe đạp nè, có bạn bị ăn hiếp, có bạn làm việc nhà, bị chửi, rồi nhớ cha mẹ nè, bây giờ giải lao một chút, lát mình tìm cách giải quyết.

Tranh thủ lúc nhóm giải lao, học viên gặp nhóm trưởng để hướng dẫn thêm kỹ năng khuyến khích mọi người tham gia. Ngoài ra, học viên tiếp cận trò chuyện với em HP và hẹn gặp em sau buổi sinh hoạt. Hết 15 phút, nhóm tiếp tục.

+ Trưởng nhóm: bây giờ mình tìm cách giải quyết các khó khăn trên nhé (Học viên ghi khó khăn của các em lên giấy A0 và giải thích thêm về nhiệm vụ)

+ Trưởng nhóm: giờ mấy bạn thiếu xe thì làm sao nè

+ (2) thì nói với ba mẹ kiếm tiền mua xe, hông thôi thì xin nhà trường hoặc bên ủy ban xã người ta cũng có đó.

+ (8): xin chưa chắc có đâu, hộ nghèo, còn hông thôi học giỏi mới có

+ (2): vậy thì mua đi

+ (6): làm như lúc nào cũng có tiền mua hết vậy

+ (2): chứ giờ làm sao, hông thì kiếm bạn có giang để đi, hông lẻ hông có ai?

+ (8): thôi mà hông sao, gần hết năm học rồi, hè lên mẹ chơi rồi kêu mẹ mua

+ (2): ừ vậy đi, hông ấy thì mua xe cũ sửa lại, tui đi xe củ đó, có sao đâu

+ Trưởng nhóm: rồi, vậy héng, xin mẹ mua, hông thì có giang bạn bè, bây giờ tới cái vụ bị ăn hiếp nhe

+ (6): đó tới vụ bị ăn hiếp của bạn đó (ý nói bạn ở vị trí số 2)

+ (2): thì có gì tui kêu anh tui, còn hông thôi thì méc thầy

+ (4): có mấy đứa nó có học đâu mà méc, nó chơi chung với mấy đứa tron trường rồi nó kiếm chuyện, xong rồi cái nó về nhà nó

+ (7): thì kêu công an

+ (4): nó chạy mất tiêu rồi kêu gì

+ (7): thì nhờ cô thầy kêu công an dùm, kêu cha mẹ nó lên

+ Trưởng nhóm: tui thấy như vậy được đó, bạn T.K thấy sao nè?

+ (2): chừng nào tụi nó kiếm chuyện nữa đi rồi tính

+ (7): hông thì vô nhóm tụi tui nè, có bị ai ăn hiếp đâu

+ Trưởng nhóm: thôi nhe, vô đó để đi kiếm chuyện với người ta đó hả

+ (7): có đâu, nhóm tui có kiếm chuyện với tụi nào đâu, mà hông có ai kiếm chuyện với tụi tui hết

+ Học viên: thật ra thì anh nghĩ các em cứ nói với thầy cô, rồi về nói với cha mẹ hoặc ông bà để đi đến nhà mấy bạn đó nói chuyện, không thì nhờ chính quyền chứ không nên tụ tập để ăn thua lại. Anh tin mấy bạn đó cũng sợ cha mẹ không thì cũng phải sợ chính quyền thôi. Các em đồng ý không?

+ (2): dạ

+ Học viên: các em tiếp tục đi, tại anh thấy vụ này khó quá nên anh đưa ra gợi ý vậy thôi, các bạn tiếp tục nữa đi

+ Trưởng nhóm: hồi nảy bạn nào có ý kiến là làm việc nhà nhiều, mấy bạn khác có vậy không

+ (3): thì bị kêu làm này làm kia hoài vậy đó, có khi chưa làm xong thì bị la

+ (7): ai cũng bị la mà, la hoài có sao đâu

+ Trưởng nhóm: vậy thì nói mẹ đi, kêu đừng có la nữa, hông thôi chuyển lên ở với mẹ học cho khỏi bị la

+ (6): bữa tui mới bị cậu đánh lên đầu nè

+ Trưởng nhóm: rồi có đánh lại không?

+ (6): ổng lớn mà, sao đánh lại được

+ (4): rồi làm sao?

+ (6): thì tui méc mẹ tui, mẹ chửi ổng

+ Học viên: mấy em khác có bị đánh không

+ nhóm thân chủ: chửi thì có, đánh thì ít

+ Học viên: anh nói luôn, mình đi sinh hoạt là suy nghĩ cách nào để bớt bị ăn hiếp, không được ăn thua với người lớn nhe các em.

+ (6): dạ

+ Học viên: như vậy là các em thống nhất với nhau nhe, đi sinh hoạt về không có tụ tập, đánh nhau nghe, có gì thì nói cho cha mẹ hoặc nhờ thầy cô nghen.

+ Nhóm thân chủ: đồng ý

+ Học viên: vậy là các em còn khó khăn nữa là tự chăm sóc với nhớ cha mẹ đó, giờ tập trung tìm cách giải quyết nhe (nhóm tiếp tục trở lại)

+ Trưởng nhóm: bạn B.L nói là nhớ cha mẹ, rồi bạn làm sao

+ (1): thì lâu lâu mới gặp, rồi hổng được nói chuyện nhiều

+ Trưởng nhóm: bao lâu rồi

+ (1): đi hồi tết đến giờ lận

+ Trương nhóm: rồi bạn làm sao?

+ (1) thì lâu lâu gọi một lần, có khi mẹ bận, đâu có nói chuyện được lâu

+ (5): tui thì gọi lần nào cũng được, tối tối gọi là được hà

+ (1): có khi tăng ca nữa nhe, đâu phải tối nào cũng rảnh đâu

+ Học viên: thường là tăng ca khoảng mấy giờ về?

+ (1): có khi 8 giờ tối, có khi hơn nữa

+ (5): thì đợi chừng hơn 8 giờ hả gọi

+ Hoc viên: các bạn thấy sao, nếu biết cha mẹ đang làm mình đừng có gọi nhe, khi nào làm xong hả gọi, ví dụ như bạn H.P nói đó, hơn 8 giờ mình hả gọi

+ Nhóm thân chủ: dạ

+ Học viên: anh thất lúc nãy có bạn nói là phải tự chăm sóc, tự làm việc nhà

+ Trưởng nhóm: bạn T.Đ nói đó anh

+ (7): thì cái gì cũng tự làm hết

+ Học viên: mấy bạn còn lại có cách nào giải quyết hông?

+ (3): thì lớn rồi, tự làm đi

+ Học viên: anh thấy các bạn cũng mệt rồi, giờ mình tập trung tìm cách giải quyết xong khó khăn này nữa thì tạm nghỉ nhé

+ Thư ký nhóm: em thấy cha mẹ đi làm, mình ở nhà làm thì cũng đúng rồi, với mình bớt đi chơi lại là có thời gian làm bài, làm công việc mà

+ Học viên: các em thấy sao?

+ (4): thì mình ít đi chơi lại, lo học bài để ít bị la

+ (8): sao mà giảm được, đi chơi vui mà

+ (4): thì đi chơi ít lại, học xong rồi hả đi chơi, ai kêu chưa học mà đi cho bị la

+ Học viên: vậy là ít đi chơi lại để có thời gian tắm giặt, ăn uống, học bài, làm công việc nhà tiếp để cha mẹ lo đi làm ăn nè, các em làm được hông?

+ Nhóm thân chủ (một vài bạn trả lời được, một số khác cười)

+ Học viên: cảm ơn các em đã tham gia hoạt động rất là sôi nổi, anh rất thích không khí sinh hoạt như vậy. Bây giờ anh sẽ tổng hợp lại một số nội dung hôm nay các em đã làm được nhe

Thứ nhất, các em đã chia sẽ những khó khăn của mình thường gặp như là thiếu xe đi học nè, rồi có em bị gây sự, có em bị người lớn trong nhà đánh, bạn khác thì phải làm việc phụ giúp gia đình, một số bạn thì nhớ cha mẹ, lâu lâu mới gọi một lần những có khi không gọi được.

Các giải pháp mà các em tìm ra cũng rất hay như là nói cha tiết kiệm tiền mua hoặc nhờ người lớn can thiệp khi bị ăn hiếp, rồi gọi điện chia sẽ khó khăn với cha mẹ khi người lớn trong đánh, gọi điện thì chọn sau giờ cha mẹ đi làm về để gọi. Điều mà anh thích nhất là các em đã biết giảm bớt thời gian đi chơi để học bài, làm bài, làm công việc phụ giúp ông bà…. Chính điều này sẽ giúp các em đỡ bị la rầy và được ông bà yêu quý hơn và cuộc sống sẽ vui hơn, học tốt hơn. Nhưng nhớ điều quan trọng là giữ bí mật thông tin cũng như là không gây sự bạo lực với bất kì ai, nếu có gì thì nhờ thầy cô, cha mẹ giúp nhé.

+ Nhóm thân chủ: Dạ

Nhận xét của học viên về buổi sinh hoạt để điều chỉnh

Thời gian đầu buổi sinh hoạt, trưởng nhóm kiểm soát tạm ổn. Khi thảo luận tìm giải pháp một số tình huống chưa tìm ra được giải pháp, nhóm có tương tác nhiều nhưng hơi lộn xộn. Một số khó khăn các em nêu ra chưa thể giải quyết ngay được, như mâu thuẩn với bạn bè hoặc người xung quanh và kể cả người trong nhà. Học viên phải hỗ trợ trưởng nhóm điều phối, dẫn dắt và đưa ra môt số giải pháp gợi ý để các em suy nghĩ và lựa chọn. Nhìn chung các em bộc lộ vấn đề và tương tác tốt hơn các buổi trước, một số em đưa ra ví dụ để minh họa cho ý kiến của mình, biết suy luận logic để làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, còn 2 bạn ở vị trí số 3 và số 5 chưa tham gia nhiệt tình, học viên cần tìm hiểu hơn và có những thay đổi trong lần sinh hoạt tiếp theo. Mặc dù ý kiến, giải pháp của các em đưa ra có thể chưa được hay, ngôn ngữ diễn đạt có thể còn hạn chế nhưng các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm, suy luận tìm giải pháp, tự tin trình bày trước đám đông và các cách mà các em đưa ra khá gần gủi và có thể thực hiện được.

PHỤ LỤC 6: CAM KẾT ĐỒNG THUẬN

Tôi tên: ……………………………., địa chỉ: ……………………… là phụ huynh của em:…………………. đang học lớp:…… trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Sau khi tìm hiểu về hoạt động, mục đích nghiên cứu và cam kết của tác giả đề tài Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tôi đồng ý để cho con/em tôi là em:………………………………., học lớp:…..của trường THCS Bình Tấn tham gia các hoạt động trong nghiên cứu này. Các thông tin do con/em tôi cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích học tập, nghiên cứu và không làm ảnh hưởng đến con/em tôi trong thời điểm nghiên cứu cũng như sau này.


Phụ huynh học sinh

PHỤ LỤC 7:

7.1. Thân chủ 1 Mã số: HS01

Họ và tên thân chủ: Đ.T. T. K, Năm sinh: 2006 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không, Học vấn: lớp 6,

Học lực: Trung bình Hạnh kiểm: Khá

Địa chỉ: ấp 3, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Họ và tên cha: Đ.V. S Nghề nghiệp: công nhân

Họ và tên mẹ: (đã li hôn) Nghề nghiệp:

+ Hoàn cảnh gia đình: gồm 5 nhân khẩu, có một anh 15 tuổi đã nghỉ học (lớp 6), cha mẹ li hôn, hiện em sống nhờ nhà ông bà nội (trên 60 tuổi), kinh tế thuộc hộ cận nghèo, sống chủ yếu bằng tiền lương công nhân của cha và anh trai.

+ Khó khăn hiện tại: thường xuyên buồn vì nhớ cha mẹ (lâu lâu mới điện một lần, mỗi năm chỉ về thăm nhà 1 lần vào dịp tết), bài vỡ nhiều, không theo kịp một số môn, không có xe đạp để đi học. Cảm nhận cuộc sống gia đình không hạnh phúc vì thiếu sự quan tâm của cha mẹ.

+ Kế hoạch học tập: học hết cấp II, sau đó nghỉ học đi làm công nhân

+ Lý do tham gia hoạt động nhóm: nhà trường và chính quyền địa phương giới thiệu, học viên tiếp xúc, tìm hiểu và khảo sát, em tự nguyện tham gia vào nhóm với mục tiêu được học tập một số kiến thức, kỹ năng để giảm bớt khó khăn trong học tập, đạt kết quả học tốt hơn và bớt lo buồn.

7.2. Thân chủ 2 Mã số: HS02

Họ và tên thân chủ: N.H.T.N Năm sinh: 2007 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Học vấn: lớp 6 Học lực: trung bình Hạnh kiểm: tốt

Địa chỉ: ấp 3, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Họ và tên cha: N.T.G Nghề nghiệp: công nhân

Họ và tên mẹ: T.T.L (li thân) Nghề nghiệp: công nhân

+ Hoàn cảnh gia đình: gia đình có 5 nhân khẩu, cha mẹ làm công nhân lao động xa nhà thu nhập tạm đủ sống, hiện đang li thân nên rất ít quan tâm điến em. Em sống cùng với ông bà lớn tuổi, làm ruộng (1000m2) nên thường xuyên thiếu hụt.

+ Khó khăn hiện tại: rất nhớ cha mẹ, nhiều môn học khó và em không có người giúp tự học ở nhà nên kết quả học tập chưa cao, kinh tế còn khó khăn.

+ Cảm nhận cuộc sống: mức sống gia đình theo em hiện nay là còn khó khăn, thiếu thốn, cha mẹ đang li thân nên cuộc sống gia đình không được hạnh phúc.

+ Kế hoạch học tập: muốn học hết cấp II và chưa dự định làm gì sau khi nghỉ.

+ Lý do tham gia nhóm: được nhà trường và chính quyền địa phương giới thiệu, học viên tiếp xúc, tìm hiểu, sau khi nghe học viên giới thiệu sơ lược về việc thành lập nhóm bạn có cùng hoàn cảnh để sinh hoạt thì em đã tự nguyện đăng kí vào nhóm để được sinh hoạt, vui chơi và học thêm các kỹ năng, kiến thức cần thiết để học tốt hơn

+ Mong muốn: được gặp cha mẹ nhiều hơn, có người giúp đỡ để học tập tốt hơn.

7.3. Thân chủ 3 Mã số: HS03

Họ và tên thân chủ: N.T.S.H Năm sinh: 2005 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Học vấn: lớp 8 Học lực: khá Hạnh kiểm: tốt

Địa chỉ: ấp 1, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Họ và tên cha: N.S.H Nghề nghiệp: công nhân

Họ và tên mẹ: S.T.N.R Nghề nghiệp: công nhân

+ Hoàn cảnh gia đình: hiện chưa có nhà riêng và đang sống nhờ nhà ông ba nội, gia đình 7 nhân khẩu, cha mẹ đều là công nhân lao động tại Bình Dương gần 10 năm, thu nhập tạm đủ sống

+ Khó khăn hiện tại: muốn gặp mẹ nhiều hơn vì chỉ đến dịp lễ, tết mẹ mới về, một số môn học em chưa theo kịp (toán, hóa, anh văn) và không có người giúp tự học ở nhà. Ngoài ra do có hai em nhỏ nên em phải thường xuyên phụ giúp để chăm sóc em và làm hạn chế thời gian học tập.

+ Cảm nhận cuộc sống bình thường vì ít được gặp nên gia đình chưa hạnh phúc

+ Kế hoạch học tập: học hết lớp 9 để có bằng cấp II, sau đó nghỉ học đi làm công nhân để phụ giúp ông bà.

+ Lý do tham gia nhóm: nhà trường, chính quyền địa phương giới thiệu, học viên tiếp xúc, tìm hiểu và khảo sát. Sau khi được hỏi ý kiến về việc tham gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023