cư, lúc đầu thì đa số là di dân ở vùng ngập lụt, sạc lỡ về nên mới đa số là nghèo và cận nghèo, từ gian đoạn 2005 là giai đoạn 1, sau này mới có thêm cụm nữa là 2012., tổng dân số hơn 800 hộ, hơn một nữa xã. Đa số là số là sống bằng nghề nông nghiệp, ở đây sống bằng nông nghiệp là chính, người nào có ruộng thì làm ruộng, số còn lại (không có ruộng) thì làm thuê,là làm công nhân, hiện nay thì mình cũng còn bốn mươi mấy hộ nghèo, cận nghèo thì một trăm mấy lận. Đến cuối 2017 là 45 hộ nghèo, 97 hộ cận nghèo, năm 2018 đang rà soát nên chưa có số liệu chính xác, thường cuối năm sẽ rà soát, bình xét cho danh sách nghèo, cận nghèo của năm mới. Những hộ mà cốt cựu người ta có ruộng đất thì khá giàu, còn những hộ mà lên cụm tuyến dân cư dó thì người ta đa số là hộ khó khăn không (hà). Nói là vươn lên thoát nghèo, có từng năm từng năm (đều) có, một số hộ đi là ăn xa người về thoát nghèo cũng có, mà những hộ ở lại cũng còn đa số nghèo, khó khăn, nên cũng không biết làm sao mà đánh giá.
HV: đặc điểm của những hộ này như thế nào vậy chị?
Bây giờ theo quản lý của ấp đó hé, toàn ấp có hơn 160 hộ là bỏ địa phương, đi làm ăn xa, chủ yếu là ở Bình Dương (BD), Đồng Nai, TP HCM và các tỉnh lân cận, trong đó BD chiểm khoảng 50%, hở chút là nghe nói đi BD. Đó giờ mặc dù chưa đi tới BD nhưng nghe bà con, người ta đi về người ta nói ở đó có nhiều cụm công nghiệp nên người ta có thể lựa chọn như xưởng gỗ là nhiều nhất may, giày dép. Một số nơi người ta có khu nhà trọ, có khi người ta đi lên đó làm 1-2 năm người ta về rủ thêm hàng xóm lên đi làm và ở cùng khu trọ, có khi lên trên người ta gặp nhau cả xóm. Nếu 10 hộ thì đi héng về thì có khoảng 6 - 7 hộ cất nhà, sắm xe còn 3 hộ thì không có đường luôn (không phát triển kinh tế). Lương là mỗi tháng thấp nhất là 5 triệu/người, có người là bảy, tám, chín triệu do tăng ca, thì bây giờ là bỏ 2 người ra, còn lại khoảng 2 người thì tệ lắm mỗi một tháng cũng dư 10 triệu. Sau một năm hai năm rồi người ta về cất nhà cất cửa rồi người ta đóng cửa rồi đi tiếp tục, chẳng hạn hộ kế bên nhà tui nè, ở bên tui là 2 bên là 2 hộ gia đình đều đi Bình Dương hết, nhưng 1 hộ là đi về xây nhà, một hộ thì tới thời điểm này không nhút nhích gì luôn. Lúc trước khi đi thì gia đình người ta khó khăn, nên người ta mới đi mần ăn, có cả nợ nần trong đó, giống như
là cùng đường mới đi, thêm cái hổng có ruộng đất sản xuất, không có nghề nghiệp để làm. Trước di cư đa số đều khó khăn, có nợ, không đất sản xuất, không có nghề nghiệp để làm. Nhưng mà cũng đỡ, như tui có 2 vợ chồng đứa em ở gần nhà, con nó đang học lớp 4 đó, nó cũng thuê nhà ở, nó nói làm sống được, hàng tháng làm thì có khi sài hết tiền nhưng mà tới tết là còn được 1 tháng lương 13 để về ăn tết khỏe, còn ở quê làm song, tháng nào lụm tháng đó hết.
HV: số lượng và vấn đề học tập của HS có cha mẹ đi làm xa thì thế nào chị?
Hông ước lượng được số lượng đâu, phải điểm danh lại những hộ đó đó, coi trong hộ khẩu còn bao nhiêu em thì mới biết được, chứ bây giờ không nhớ hết đâu, đa phần là ở với ông bà (nội, ngoại) còn ở với cô chú, cậu dì thì cũng ít. Khi ở đây thì mấy đứa nhỏ cũng còn đi học, đi riếc thì không ai quản lí thì nó có khả năng nó nghỉ, rồi lớn lớn chút là 14-15 (tuổi), lôi đi theo rồi bắt làm luôn, thì nó học lớp 6 lớp 7 là cho nó nghỉ rồi đi làm luôn rồi đó. Về học tập thì ít có lọt vào khá giỏi lắm, đa số là trung bình. Còn về thăm con thì cũng tùy theo gia đình thôi, có gia đình thì con cái còn nhỏ thì 2-3 tháng nó về, có khi 6 tháng, có khi hơn, có khi họ không về mà nhắn người chở con họ lên thăm.
HV: công tác nhận diện và vận động ngăn ngừa HS bỏ học ở ấp thì sao chị?
Đầu năm học thì các trường tham mưu với ban chỉ đạo của xã mời các ấp lên họp để triển khai kế hoạch chuẩn bị vận động HS ra lớp, thường sau tựu trường 5-7 ngày, nhà trường sẽ báo cáo số liệu đã ra lớp bao nhiêu em còn bao nhiêu em chưa ra lớp, bắt đầu mình mới thành lập đoàn rồi nắm lại số liệu, coi lại địa chỉ nhà em này ở đâu, con ai rồi đi vận động, qua thời gian vận động bao nhiêu ngày nó ra lớp được bao nhiêu, số còn lại bao nhiêu tiếp tục vận động nữa, cuối cùng chốt lại còn bao nhiêu em nó không ra là biết nó bỏ học rồi, chứ mới ban đầu nguy cơ đâu biết làm sao đâu. Như năm nay, đoàn của ấp đi là có 2-3 em, ấp này năm rồi có 2-3 em, có 1 em vận động nó mắc cỡ không đi học, 01 em theo mẹ đi làm ở Long An, 2 em còn lại thì ở nhà, nó học lớp 6 lớp 7 gì đó.
HV: Chị có thể chia sẽ thêm về các chương trình hỗ trợ cho HS ở xã mình?
Có chương trình học bổng ADC tặng 9,999.000 đ/em, chương trình này cũng làm thường xuyên và khắp trên địa bàn tỉnh, xã nào gửi trước danh sách thì
Có thể bạn quan tâm!
- Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo (2014B), Luật Giáo Dục Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2014.
- Bảng Tiêu Chí Phỏng Vấn Sâu Cán Bộ Địa Phương
- Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 2 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân
- Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 5 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân
- Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 6 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân
- Kế Hoạch Thực Hiện Tiến Trình Nhóm
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
người ta về khảo sát, năm rồi xã mình có được 3 em luôn. Trước khi hỗ trợ thì ở xã mình có đơn đề nghị gửi cho trương trình học bổng ADC hoặc chấp cánh ước mơ thì người ta tới, phải có sổ hộ nghèo, cận nghèo nghe. Ngoài ra thì ở địa phương mỗi năm giao chỉ tiêu ấp vận động 2 triệu trên/ấp, tiền đó đưa về HKH để làm quỹ, ngoài ra HKH đi vận động ngoài địa phương hàng năm, vận động tập cũng có, sách cũng có, người ta cho gì mình nhận cái đó. Năm rồi huyện tổ chức chọn xã mình là xã tháng khuyến học nên tập trung ở các công ty doanh nghiệp về cho, ở xã mình được cho mấy chục chiếc xe đạp luôn nè, hỗ trợ góc học tập, cho cái bàn bằng gỗ và 2 cái ghế mũ, tương đương 700 ngàn, ấp mình được 2 phần, các em này cha mẹ đều ở tại nhà.
HV: vậy còn đối với những em học sinh sống xa cha mẹ thì sao?
Gom chung nghèo, cận nghèo, chứ hông có phân ra HS sống xa cha mẹ, ví dụ như nghèo mà nhà xa, điều kiện khó khăn không mua được xe đạp thì mình xin, nhìn đường nó đi từ nhà đến trường nó xa mà chưa có xe thì xin cho nó.
HV: nếu mà em muốn đi khảo sát các em này thì chị sẽ nghĩ có khó khăn gì?
Ấp chị cũng tương đối dễ, đa số các em ở theo cụm, tuyến dân cư nên đi lại cũng tiện chứ không có vấn đề gì. Nếu có gì cho biết đễ địa phương hỗ trợ.
HV: dạ, em cảm ơn chị, chị còn thông tin nào muốn chia sẽ thêm nữa không?
Thôi, cũng chiều rồi, có gì rồi chị em từ từ trao đổi thêm.
HV: xin cảm ơn chị đã dành thời gian cho cuộc nói chuyện, rất mong nhận được hỗ trợ của chị trong thời gian sắp tới. Cảm ơn và chúc chị công tác tốt.
3.4. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 Người phỏng vấn: Trần Chí Nhân
Đối tượng được phỏng vấn: Ban giám hiệu trường THCS Bình Tấn
Ngày phỏng vấn: 22/9/2018
Tên file ghi âm: PHC-CB–04-22092018
Người gỡ băng: Trần Chí Nhân
Số lượng từ: 3738 từ
Học viên (HV): Như em có trao đổi trước với Thầy về cuộc phỏng vấn, hôm nay em xin được gặp Thầy để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến các em HS sống xa cha mẹ đang học tại trường của thầy. Trước tiên em xin nhờ Thầy nói giới thiệu sơ lược về mình và sau đó là các thông tin về trường cũng như là về các em học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa đang học ở đây. Nếu thầy sẳn sàng thì có thể bắt đầu luôn ạ.
Họ tên Phạm Hùng C…, sinh năm 1968, công tác tại trường THCS Bình Tấn, thâm niên công tác là 28 năm, thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại 8 năm.
Cơ sở vật chất của trường thì mình có 10 phòng học được chia ra là 06 phòng học văn hóa, 01 phòng thư viện, đoàn đội, 01 phòng thiết bị, 01 phòng tin học, 01 văn phòng. Tại vì ở đây là mình tận dụng phòng như vậy để mình làm chứ ở trường chưa có phòng gọi là phòng bộ môn, phòng chức năng theo chuẩn quốc gia.
HV: như vậy là các em phải học như thế nào ạ?
Phải học 2 ca, sáng - chiều
HV: thầy có thể chia sẽ về đời sống của người dân ở nơi đây ạ
Người dân ở đây thì đa phần là, nói chung là Bình tấn cũng thuộc vùng mà điều kiện kinh tế còn khó khăn, đa phần thì người dân làm ruộng, mua bán nhỏ lẻ tại chợ, đi làm cho những công ty. Đại khái là những công ty ở tỉnh Đồng Tháp có, ở Bình Dương cũng có, mà đa phần là họ đi Bình Dương là cũng khá nhiều. Từ đó cũng có một số chuyện ảnh hưởng đến chuyện học tập của học sinh.
HV: thầy có thể nói rõ hơn về những người đi làm ăn xa này không ạ?
Cấp tiểu học nó còn nhỏ cho nên là cha mẹ để ở nhà để nuôi nấng cũng dễ hơn, còn lên lớn rồi, cấp THCS đó thì nó cũng hơi khó một cái là do điều kiện cha mẹ, những người lao động mà không ổn định đó, cho nên là khi đi thì họ cũng mang con theo, đa phần mang là họ mang con theo, rồi thành ra nó làm ảnh hưởng đến việc học. Có thể là học ở tại đây, để lại cho cha mẹ (của người đi làm) thì rất ít, mang con đi theo thì lại nhiều hơn, cho nên là người dân rời khỏi địa phương đi chính là ở chổ đó, cũng chẳng qua là vì mưu sinh cuộc sống thôi. Với lại ở đây thì đất ruộng làm cũng không có cho nên là người ta phải đi lao động, đó là cái chuyện đương nhiên rồi. Còn một việc nữa, mà thực tế là kiếm tiền.
Như các em học sinh lớp 9 đi, là các em nó ở độ tuổi 15-16 rồi, nó rơi vào cái độ tuổi này rất là nhiều, 15-16 là em nó có có thể lao động kiếm tiền được rồi, cho nên là từ đó đó, cũng vì chuyện cuộc sống thôi, có khi là các em theo cha mẹ rồi phụ giúp công việc của cha mẹ nè, rồi bản thân là đi làm cùng với cha mẹ thêm đó thành ra cái chuyện mà bỏ học nó cũng ảnh hưởng
HV: em không biết là vấn đề các em nghỉ học tạm thời, như phụ xuống giống trong ngày mùa… thì thế nào? Hoặc các em tự lao động để kiếm tiên tiêu sài?
Tự lao động kiếm tiền thì cũng ít thôi, chủ yếu ba mẹ cung cấp là nhiều, còn đi bán vé số, đi làm công việc lặt vặt thì hông có. Nếu mà các em nó có làm đó héng, như là đối tượng lớp 9, lớp 8, đối tượng nó lớn lớn đó thì nó có nguy cơ. Nhưng mà những năm sau này thì mới có việc này, lý do là những em nó ở tuổi 15-16 là nó làm kiếm tiền được rồi, thậm chí là kế bên đây có cái công ty Hoàng Long nè, nó đi vô công ty, có những em 15-16 tuổi thì người ta cũng nhận vô nữa, đủ tuổi lao động rồi, từ chỗ đó là có những việc mà em nó nghỉ học, rơi vào lớp 8, lớp 9 nhiều, còn lớp 6 lớp 7 nó còn nhỏ cho nên bỏ học ít.
HV: thầy nhận định về việc làm của những em này như thế nào ạ thầy?
Thứ nhất là nó chỉ lao động phổ thông thôi, đâu có tay nghề, đâu có gì đâu, lao động phổ thông thôi thì chắc ăn là nó không bền vững. Nếu mà người ta lao động mà có tay nghề, được học qua trường lớp thì nó có cái gì đó (để) bền vững hơn. Nhưng mà do một phần lớn là cái ý thức của người dân mình, với bản thân các em nó cũng vậy, là cũng như chỉ nôn nóng kiếm tiền rồi đi làm vậy thôi chứ thực tế bền vững thì chắc ăn là không bền vững rồi. Nhưng mà trong một thời điểm nào đó thì họ tự xoay sở thôi, làm những công việc mà lao động phổ thông chứ không gọi là lao động nghề nghiệp.
HV: công ty Hoàng Long đó thì người ta làm chyên về cái gì vậy thầy?
Chế biến thủy sản, vừa rồi có 2 em học sinh, hiện nay giờ còn đang ở trong đó,
HV: là trong năm học này hả thầy?
Ờ, lớp 9 đó, nó đi vô đó, rồi đi lên Bình Dương cũng có, nên cái chuyện mà bỏ học thì cũng là cái phần lớn từ cái chỗ đó đó.
HV: hai em này có nằm trong hộ nghèo hay cận nghèo gì không thầy?
Chắc cũng thuộc gia đình nghèo đó em
HV: giao thông ở những tuyến đường chính thì cũng ổn rồi, nhưng mà những đường nhỏ ở trong thì thấy sao thầy? Vấn đề đi lại của các em đó ra sao ạ?
Hiện nay, vấn đề đi lại, giao thông trong Bình Tấn này đã rất ổn. Ngoài những đường chính là được làm hết rồi, còn đường phụ thì cũng được rải đá, nhựa đồ, này kia kia nọ rồi, các em nó đi rất dễ, không có bị lầy lội. So với khoảng 5 năm trước thì bây giờ là rất tốt, đường sá lưu thông này kia, nói chung là đảm bảo tốt để cho các em đến trường, của các cấp học ở địa phương luôn đó. HV: nhưng mà mùa lũ về thì có đoạn nào bị ngập hay gì không thầy? hay là có cầu nào bị hỏng gì không?
Ở đây người ta không có đầu tư 2 bên được, ví dụ đầu tư cho một thì bên, bên kia thì còn thấp, ngập, còn bên đây thì đường là cơ bản, người ta đưa con sang bên kia rồi chạy xe đi học. Nói chung là cũng rất ổn. không có vấn đề gì ảnh hưởng lớn lắm về cái chuện đi đến trường. Trong ấp 2 có cái đoạn bên kia đó thì nó còn (ngập) nhưng mà đưa đón cho mấy em tiểu học, mầm non đó, chứ còn mấy em cấp 2 thì nói chung là các em nó đi cũng không bị ảnh hưởng gì.
HV: những người đi làm ăn xa để con lại nhà thì việc học tập của con em họ thì thầy suy nghĩ như thế nào vậy thầy?
Đa phần nếu là cha mẹ đi rời khỏi địa phương như em nói đó là, ở đây lên thành phô Hồ Chí Minh với lên Bình Dương là nhiều, rồi để con lại cho ông bà này kia đồ đó thì nói chung là một phân cũng ít thôi, nó khoảng chừng, nếu mà mình đánh giá trên số lượng học sinh thì nó khoảng chừng 4-5% là cùng. Nhưng mà việc để lại thì ông bà, anh em cũng bảo quản rất là tốt, rồi cha mẹ cũng đi về thường xuyên cũng đi về, liên hệ với trường hoặc là điện thoại hỏi thăm tình hình con cái ở nhà đó, nói chung là họ quan tâm rất là tốt. Còn về chính sách phúc lợi thì nhà trường kết hợp với địa phương làm tốt trong vấn đề này, coi như là đảm bảo cho học sinh là 3 đủ để đi đến trường đó, đủ ăn, đủ mặc, đủ dụng cụ học tập. Đảm bảo ba đủ theo phương châm của xã hội mình đó. Đầu năm học thì nhà trường với địa phương cũng kêu gọi các mạnh thường quân này kia, rồi họ cũng ủng hộ cũng khá nhiều. Những em có cha đi Bình Dương này kia thì cũng nằm
chung ở trong cái diện này. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để cho các em vui chơi học tập đồ này kia, nói chung là tạo điều kiện rất tốt để mà các em nó học tập. Trừ khi trường hợp là cha mẹ mang đi thôi, chứ nếu mà có ở nhà thì rất tốt. Bản thân nhà trường rồi các bộ phận của nhà trường cũng vậy, nói chung là quan tâm rất nhiều trong việc này. Sắp tới đây là vận động bảo hiểm y tế cho các em nó nữa đây nè, năm nào cũng như thế, nói chung là đảm bảo đủ học nè và các chính sách xã hội thì được trợ cấp kịp thời theo quy định của nhà nước, bên cạnh đó thì còn vận động thêm các nhà hảo tâm, mạnh thường quân để đảm bảo 3 Đủ cho các em đến trường. Như năm rồi vận động được khoảng 50 thẻ BHYT cho các em có hoàn cảnh khó khăn, cận nghèo được địa phương bù vào cho đủ tiền mua BHYT, vận động trong học sinh, trong giáo viên, giáo viên thì cũng tự nguyện gom góp tiền theo tinh thần, rồi trong học sinh thì phong trào Đội cũng phát động lên việc tự nguyện đóng góp để mua BHYT cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Những em khó khăn được nhà trường miễn giảm tất cả. Nói chung là về mặt kinh tế thì cũng còn khó khăn, nhưng về mặt giáo dục thì địa phương và nhà trường lo rất tốt, vấn đề chăm sóc ASXH thì thực hiện rất tốt.
HV: như vậy liệu có mối liên hệ nào giữa những em có cha mẹ đi làm xa với quả học tập của những em đó không thầy?
Nếu tính ra năm rồi thì có khoảng 6% loại yếu kém đó, nhưng nằm trong nhóm cha mẹ đi làm ăn xa thì không có là bao nhiêu hết trơn, nói chung là các em nó ở lại học cũng tốt.
HV: còn đời sống tinh thần của những em này thì có biểu hiện gì không thầy?
Nhóm này thì nói chung cũng có một vài em thôi, cũng có một vài em thôi, nói chung là sống với ông bà thì làm sao bằng sống với cha mẹ. Cho nên là, lúc đầu thì các em cũng chao đảo về tinh thần thật, nhưng mà dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của đoàn thể xã hội, giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên, thậm chí đến gia đình khuyên các em nó, rồi ba mẹ cũng về để mà tiếp sức thì nói chung là các em này cũng vượt qua, học tốt, ngoan, học cũng từ trung bình trở lên chứ hông phải bị ảnh hưởng lớn lắm về cái việc mà ba mẹ đi xa.
HV: thầy nhận định gì về sự quan tâm của gia đình đến học tập của các em?
Họ rất là tâm đến học hành, thậm chí là ở nhà, ta nói nói là cở nào cũng phải là ưu tiên số 1 cho con đi đến trường hết. Dĩ nhiên là nên cạnh cũng có một số em gọi là cá biệt trong nhà trường thì không thể nào tránh khỏi rổi, với số lượng gần 370 em thì số lượng này chỉ một vài em thì chắc là không đáng kể.
HV: công tác phụ đạo cho các em học sinh ở trường mình thì sao thầy?
Trường có tổ chức dạy (cho) HS lớp 9, nhà trường đứng ra để tổ chức dạy thêm, học thêm của ba môn học, môn toán, môn tiếng anh với môn ngữ văn để cho các em tốt nghiệp THCS và thi tuyển vào lớp 10. Ngoài ra, những em học yếu kém thì đã đưa vào chương trình tự chọn, tăng cường thêm các môn yếu kém để bồi dưỡng kịp thời để mà các em nó trở thành trung bình, khá trở lên. Nói chung là nhà trường cũng làm tốt công tác này chứ không có vấn đề gì ảnh hưởng tới chất lượng học tập. Nói chung là chất lượng học tập của nhà trường cũng được nâng dần lên, hàng năm thì tỷ lệ học sinh khá, giỏi thì nhiều hơn, những em HS loại yếu kém thì ngày càng bớt lại, thấp dần, thì cũng do cái vụ bồi dưỡng HS yếu kém với cái phụ đạo này nè, tổ chức học thêm, dạy thêm trong nhà trường mang lại hiệu quả tốt hơn.
HV: ngoài chương trình phụ đạo chung của trường thì các em có lại nhà thầy cô, nhóm bạn để tự học không thầy? nhất là các em có cha mẹ làm đi ăn xa?
Có chứ em, theo hướng dẫn của nhà trường với phong trào Đội và giáo viên chủ nhiệm thì các em nó cũng nổ lực rất nhiều, không những ở nhà mà đi đến trường thì cũng tiếp xúc với thầy cô để tìm hiểu, hỏi han bài vỡ, có ý vươn lên trong học tập. Coi như là các em này cũng thấy được phần (hạn chế) của bản thân mình nên các em cố chí vươn lên học tập.
HV: cách phát hiện ra học sinh có nguy cơ bỏ học thì sao thầy?
Đầu năm học, tuần lễ đầu sinh hoạt học đường đó, nhà trường và giáo viên tiến hành nắm được đối tượng này rồi, bắt đầu mới làm cuộc vận động, kết hợp với đoàn thể rồi huy động cho các em nó, ở trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp, cái phần này là làm tốt, những em có nguy cơ đó thì hàng tháng trong nhà trường thì hàng tháng gíao viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn với Đoàn, Đội thì theo dõi rất sát trong việc này, nếu cảm thấy em nào vắng mặt trong ngày đầu hoặc là đến