Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 5 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân

ngày thứ hai mà ko đến trường là giáo viên chủ nhiệm là đi đến nhà liền. Trong quá trình học tập cũng theo dõi, để ý những em có nguy cơ đó đó thì cũng kịp thời uốn nắn, đi đến gia đình, nếu có gì khó khăn thì kịp thời giải quyết liền, nếu không được thì đề xuất với địa phương, địa phương cũng hỗ trợ rất là tốt.

HV: trong thời gian tới, em sẽ cần thêm thông tin về những em học sinh sống xa cha mẹ ở trường mình, thầy nghĩ em sẽ gặp thêm những ai nữa vậy thầy?

Để nữa nhà trường cung cấp cho, chắc em phải đến lần nữa rồi, tại nhiều khi nằm rải rác ở giáo viên chủ nhiệm nên chưa có danh sách những em này. Như đợt rồi có danh sách các em bỏ học rời khỏi địa phương đó, để nữa có gì thầy cung cấp. còn những em mà cha mẹ đi mà các em còn lại học thì giờ để nắm lại. HV: thầy cảm thấy những em học sinh sống xa cha mẹ này cần có những hộ trợ gì để tốt cho các em này?

Xuất phát từ thực hiện 3 Đủ để các em đến trường thì về mặt địa phương cùng với nhà trường cũng đã kết hợp để hỗ trợ tốt cho những em này. Nếu được hỗ trợ về phần nào đó để cho các em vững tâm hơn thì mong muốn về dụng cụ học tập nè, nếu có được những suất học bổng càng tốt. Hàng năm nhà trường kết hợp với HKH như vừa rồi trong tháng khuyến học nè, cũng xét cho những đối tượng này, cũng ưu tiên, nếu có được thì nhà trường sẽ chuẩn bị sẳn danh sách các em này. Có lẽ trước hết là dụng cụ học tập, thứ hai nữa là những suất học bổng là thiết thực nhất để hun đúc tinh thần để các em vượt khó khăn để học tập. Vừa rồi có các em ở Gáo Giồng nó lên hỗ trợ được 5 suất, mỗi suất 500 ngàn. Đối tượng là xét những em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó là chắn ăn có dính đối tượng này (những em sống xa cha mẹ).

HV: thầy nghĩ sao về việc hỗ trợ dạy thêm cho các em này?

Trước mắt, ở nhà trường như là dạy tăng tiết thì đòi hỏi sự đóng góp của cha mẹ, thì tùy theo, những em nào có hoàn cảnh khó khăn hoặc là trong đối tượng này thì dĩ nhiên là phải miễn thu, nếu mà được sự hỗ trợ thì rất tốt rồi. Nhưng mà đại khái giáo viên là họ cũng rất là nhiệt tâm trong cái việc này, họ dạy bằng cái tâm là nhiều, nếu có được những khoản (hỗ trợ) thì cái đó là quá tốt đẹp rồi. Các thầy cô, cũng rất là vui khi mà dạy cho những em mà khó khăn hay

là những em yếu kém để mà bồi dưỡng thêm, nói chung em nó cũng rất là vui vẻ thôi chứ hông có đặt nặng về vấn đề gì, còn nếu mà có được nguồn hỗ trợ thì điều đó rất là đáng trân trọng rồi.

HV: thầy nghĩ thế nào nếu thành lập một nhóm học sinh sống xa cha mẹ để sinh hoạt, các nội dung sinh hoạt là về kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sống, kỹ năng học tập hoạt là kết hợp hoạt động ngoại khóa vào cuối tuần?

Nếu có được thì rất tốt, cũng nói thiệt với em luôn, từ nào giờ nhà trường chưa có làm việc này, có nghĩa là chưa làm riêng cho nhóm những em có ba mẹ đi (làm ăn xa), nhưng mà chỉ chỉ sinh hoạt chung thôi, sinh hoạt chung trong nhà trường rồi nhà trường phát động lên các cuộc sinh hoạt ngoài trời vậy đó chứ không có tách biệt ra. Có được thì tốt thôi chứ không có vấn đề gì

HV: nội dung sinh hoạt với các em này thì theo thầy, nội dung nào phù hợp?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nói chung là tập trung vào rèn luyện kỹ năng sống cho các em là cái đó là tốt nhất, ý thức được trong chuyện học tập của mình nè, có những cái là mình cũng đi xoáy vào những vấn đề gọi là thiếu hụt tình cảm gia đình ở bản thân các em nó khi mà có những hoàn cảnh như thế. Ví dụ như bây giờ ba mẹ người ta có ở nhà thì sinh hoạt gia đình thì nó tốt rồi, còn nếu mà ba mẹ hông có ở nhà thì em nó ở với ông bà thì sao mà bằng ba mẹ, tóm lại là kỹ năng sống đó.

(Kết thúc cuộc nói chuyện do các em ra chơi, khá ồn ào và thầy có việc bận gấp)

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 17


3.5. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5 Người phỏng vấn: Trần Chí Nhân

Đối tượng được phỏng vấn: Đại diện Hội Cha mẹ học sinh

Ngày phỏng vấn: 29/9/2018

Tên file ghi âm: NHM-CB–05-29092018

Người gỡ băng: Trần Chí Nhân

Số lượng từ: 3332 từ


Học viên (HV): được sự giới thiệu của chị Trưởng ấp, hôm nay cháu xin gặp chú để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến các em học sinh sống xa cha

mẹ ở địa phương mình. Trước tiên cháu xin nói sơ lược về nội dung cuộc nói chuyện sẽ gồm giới thiệu về bản thân chú, sau đó là sự hiểu biết của chú về các em học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa, chú có thể bắt đầu luôn ạ!

Chú tên Nguyễn Hùng M.., trước khi tham gia Hội cha mẹ học sinh của trường Trung học phổ thông Bình Tấn thì chú là cựu chiến binh, nói chung thì chú tham gia với Hội cha mẹ học sinh là năm nay cũng được 6-7 năm rồi, chú là người sống tại địa phương từ trước đến giờ, sinh năm 1952.

HV: chú có thể chia sẽ với con về đời sống của người dân trên địa bàn xã?

Cách khoảng 5 năm về trước thôi thì nó là hết sức khó khăn, từ ngày cầu, đường, trường, trạm mở ra thông thoáng, điện phủ khắp, nói chung là đời sống nhân dân bây giờ hết sức là lên, hết sức là tiến bộ, nhà thì mội lần là năm 5 trước đi kiếm cái nhà tường là “trần ai”, giờ nhà tường nhóc, con thấy đó, đi hai bên là nhà tường nhiều lắm, thành ra cuộc sống của dân ở đây là một ngày càng đi lên. HV: tình hình sản xuất của người dân ở đây như thế nào vậy chú?

Ở đây thì nó có những cái vùng, ở địa phương mình khoanh cái vùng, cũng như là bên tập đoàn 1 thì người ta làm 3 vụ trong đó có hoa màu phụ như: ớt, hoa màu, cà dưa đồ đó. Còn ở mép ở đây thì có 2 vụ lúa, ở trong kia thì người ta cũng có lên vườn đặng làm vườn xoài nàỳ đồ kia, nói chung là ở Bình Tấn này mọi lần ở Bình Tấn là ăn trái cây tươi thì phải từ ở ngoải đưa về, bây giờ có thể đem ra rồi, Binh Tấn một ngày người ta cũng xuất được mấy tấn xoài đi ra ngoài. HV: thu nhập từ nông nghiệp ở đây, chú thấy sao chú?

Nói chung thu nhập nông nghiệp không thì nó không có lời nhiều, dân không khá được đâu nhưng mà nó kèm vô có cây phụ. Thí dụ như người ta 10 công (10.000m2) thì người ta chiết ra 2 công để trồng ớt hoặt 2 công làm vườn gì đó, thì từ chỗ đó nó mới có nở nồi ra (phát triển), kinh tế mới đi lên được.

HV: dân cư ở địa bàn xã mình thì sao chú?

Nói chung là ở xã này thì dân địa phương thì có được 1/3 thôi, còn dân ở các nơi đưa về thì lúc đó mình, sau khi mình khai thông kênh rạch rồi, kể cũng như mình xây dựng kinh tế đó thì ở ngoài kia, dân ở ngoài mặt tiền người ta vô

cũng có, rồi dân ở Chợ Mới - An Giang người ta qua cũng có, dân Tiền Giang người ta lên đây cũng có, thành ra dân ở đây hầu hết là chỉ có 1/3 gốc thôi

HV: những người nhập cư này thì đời sống của họ như thế nào vậy chú?

Mấy người nhập cư thì người ta thường là giàu hơn dân ở địa phương mình, bởi vì người ta, thí dụ người ta bỏ ở dưới Tiền Giang mà người ta lên đây thì tất nhiên là người ta đã sang (bán) ở dưới khoảng chừng 10 công đất, mà 10 công ở dưới thì ngta lên đây sang (mua) cả gần 100 công đất mình trên này hồi lúc đó, nói chung mấy người đó thì kinh tế của người ta tốt hơn dân ở địa phương HV: trong lúc nông nhà thì người dân ở đây thường làm gì vậy chú?

Nói chung là lúc nông nhà như mùa nước lên thì người ta cũng đi đánh lưới, thả câu, ông thì nuôi cá, nuôi ếch, nuôi lươn đồ này kia vậy đó, để mà làm cái đó gọi là kinh tế phụ để trang trải của gia đình. Thí dụ một ngày người ta đi đánh lưới ngày cũng được 100 kí cá, bán cũng 4-500 ngàn chia ra 3-4 anh em thì người cũng được một trăm mấy (chục ngàn) một ngày. Thì nói chung cuộc sống nó là vậy, lúc nông nhàn, lúc mùa nước lên, bị mình sống ở đây thì có 2 mùa hà, mùa nước, mùa khô.

HV: tình hình những người lao động xa nhà, chú thấy sao chú?

Thì nói chung là, ở đây hầu hết đó là cái xã này theo tui biết nó thì đi Bình Dương làm là nhiều, thứ nhất làm ở huyện Tân Uyên thì ở đó là bị vì nhiều cơ sở gỗ này kia đó, nói chung là đi làm là mấy cái người này ít đất, nhưng mà lên trển làm thì thu nhập cũng khá, cũng có, nếu mà chí thú làm thì một người như vậy cũng kiếm được 4,5 triệu 1 tháng. Tôi nói như là 4-5 triệu đi, thì gia đình 03 người đi thì 1 người rưởi (1,5 người) lo ăn uống tiền phòng thì cũng còn được một người rưởi, thì khoảng 50% đi, còn 50% ngta cũng tích lũy được, thì về đây (ngập ngừng) thì cũng được. Đơn cữ như nhỏ này (hộ giáp ranh nhà của chú), chồng nó chết hồi mới nó có ba mươi mấy tuổi hà mà bỏ lại 2 đứa con, rồi nó đi làm trên trển (Bình Dương) rồi giờ về cũng xây được cái nhà

HV: việc học tập của con cái trong những gia đình di cư này thì sao chú?

Thì nói chung là việc học tập, hồi trước đây thì, nếu theo thầy Cường cũng biết đó, thì lúc mình chưa có thành lập cái trường THCS này đó thì tập trung đi

lên Tân Mỹ trển không hà, nó khó khăn lắm, đi học nó khó khăn. Hồi trước mà ở đây mà kiếm được đứa nào học lớp 12 được là trần ai lai khổ, chứ hổng được là như bây giờ mình ra ngoài đường là đụng đại học bụp bụp, hồi đó là hông có đâu, một đứa 12 thôi là cũng khó rồi. Từ ngày mà trường mình mở lên được cấp II rồi cái đường đi lại này kia là nó thông thoáng thì nói chung cấp III ở đây tui nói như ông Dũng là PCT nói “anh năm ơi, bây giờ là mình đừng có nói là con của mình tốt nghiệp nữa mà bây giờ hỏi nó cao học hay là không thôi chứ còn đừng có nó tốt nghiệp nữa, tui thấy cái đó là hết sức là tiến bộ về vấn đề văn hóa của mình.

HV: những người đi làm ở xa thì vấn đề học tập của con cái họ làm sao chú?

Nói chung là mấy người đi xa người ta có tính toán, cộng lại cái nhiệt của ông bà nữa thì người ta để con lại nhà thì nói chung là mấy đứa ở nhà là nó đều học ngoan. Cũng có những gia đình thì người ta không có cha mẹ, bắt buột phải đem con theo thì có... hầu hết ở đây là nạn bỏ học của mình, lớp 6, lớp 7 ở đây là bị cái vụ không có người (ông bà) thì thôi cha mẹ đi làm rồi đi theo luôn.

HV: vậy họ có thể nhập học ở trên kia được không vậy?

Cái đó hổng biết, bị vì đi ra khỏi địa phương rồi thì mình đâu có tính toán được (không biết có nhập học ở trên BD hay không)

HV: theo chú, người dân ở đây quan tâm đến học tập của con như thế nào?

Nếu mà ai có con rồi cháu mà học thì người ta cũng chú tâm vô để mà cho con cháu học dữ lắm. hầu hết là, kể như là 90% là phải tập trung cho con cháu học, chỉ có 10% gọi là không am hiểu thì nói là thôi kệ nó, bây giờ “nó xách thúng nó đi mượn lúa chứ đâu mượn chữ” hay là gì đó, thì người ta tính, quan niệm cái câu của người ta thì người ta không cho con người ta học cao

HV: điều kiện vật chất, trường lớp của mình ở đây thì theo chú nhận định là?

Trường lớp cấp II thì cái này cũng có đóng góp với thầy Cường nói chung, rồi với ban giám hiệu, thì thầy Cường nói “ở đây nó có đồ án rồi ông năm ơi, bây giờ người ta chuẩn bị người ta xây lại trường khang trang lại, chứ không phải là như vầy”. Nhưng mà được vậy cũng tốt rồi, mà xây thêm được nữa thì con em mình nó học lại càng tốt hơn. Nhất là cái lớp thì nó phải khang hoàn, đẹp đẽ, mát

mẽ thì nó học mới giỏi được, chứ còn nếu cái lớp mà nó dồn vô đông quá, này kia thì cái tiếp thu của nó…

HV: ở trường mình thì sao chú?

Trường mình thì giờ thấy phân bố HS thì nó cũng vừa rồi đó, nhưng mà rổi năm tới nữa thì mình chưa biết sao, bởi vì mọi năm thì có 01 lớp 5 nó lên, năm nay có 2- 3 lớp 5 ở dưới (cấp I) rồi, qua năm thì vô lớp 6 rồi, vô lớp 6 đông kiểu đó nữa thì trường mình lại chật.

HV: chú thấy những em HS đi học ở đây đi học thì có thuận lợi khó khăn gì?

Khoảng 5 năm trước thì nó có cái bạo lực học đường, tụi nó, học trò thì luôn luôn quánh nhau này kia, bây giờ đó thì ban giám hiệu cộng (với) thầy cô, cộng với gia đình, xã hội này kia, nói chung thì không còn tình trạng này nữa. Rồi cái lễ phép của mấy em nó thì đây có Hội CMHS cộng với BGH nữa, nói chung là giáo dục từng em, 5 năm trở lại đây là tốt hết sức tốt.

HV: di chuyển, quần áo, dụng cụ học tập của các em thì sao chú?

Cái này thì mình mới nói lại luôn, hội khuyến học (HKH) của xã cũng tập trung lo, nếu mà em nào thiếu sách tập thì bên HKH người ta cũng lo, nhà trường cũng lo cho các em chứ không có để đứa nào mà thiếu, nói chung là tới giờ này thì mấy em ngồi ghế nhà trường cũng không thiếu về vật chất hay là cái gì hết.

HV: thường thì hội phu huynh bao lâu gặp gỡ, họp với trường một lần?

Hễ ở trường mà sắp xếp được thì 01 tháng họp một lần, có khi là 2 tháng, bị vì công việc của nhà trường thì nó cũng nhiều, rồi cái mời cũng có khó, thành ra là mình, hể lúc mà thấy quởn quởn được cái rồi như thầy Cường thăm dò tui, hỏi “giờ sao ông năm”, tui nói ờ giờ thôi được rồi, bây giờ tính họp bữa nào? Rồi vậy là mình họp, họp lại rồi bàn, bây giờ cái em đó này kia… Như hôm rồi, nói chung Cô Thu này kia mời xuống dưới, cộng với BGH giờ cha mẹ mình động viên với nhau là mấy em học lớp 9 thì cũng có nhiều môn nó yếu thì bây giờ mình mới là xin ý kiến của bên hội cha mẹ học sinh để cho dạy thêm, bây giờ tính sao, thì nói chung là các gia đình của các em cửa khối 9 thì người ta cũng đồng ý cho học thêm để cho mấy em nó thi lớp 10 để cho nó đạt được

HV: vậy còn hội PHHS với HKH của xã thi tương tác với nhau như thế nào?

Hai cái này nó tách ra, bị vì hội PHHS thì phải sát với học trò coi bây giờ đứa này nó có cái chiều hướng nó nghỉ học hay làm sao rồi cha mẹ học sinh người ta làm trước rồi mới tới khuyến học, thì ông khuyến học ổng chỉ có vận động hỗ trợ là nhiều thôi, vận động hỗ trợ rồi nhà này hay chùa nào đó tài trợ cho mấy em nhân dịp trung thu hay là.. cái gì gì đó…là bên HKH người ta làm, bên hội PHHS thì mình ở đây chỉ lo trực tiếp với mấy em nó thôi, coi em nào học dỡ hay là nó có bản chất nó, hạnh kiểm không tốt hay gì đó thì động viên rồi đi tới nhà của em đó mình tìm hiểu coi nó làm sao, nguyên nhân nào mà nó như vậy.

HV: Những em bỏ học và có nguy cơ bỏ học ở đây thì sao chú?

Nói chung hàng năm thì cũng khoảng chừng 5-6% gì đó, nhưng mà còn năm nay thì từ đầu mùa tới nay thì vẫn giữ sỉ số được 100%, chưa có đứa nào bỏ học. Số bỏ học này nói nhiều cũng không nhiều, ít cũng không ít.

HV: những em nghỉ học này thì thường là vào thời điểm nào?

Trời ơi con biết héng, mấy năm trước nữa, có những thăng ở khối 8 mà nó đi thi học sinh giỏi mà đang chuẩn bị đưa đi thi học sinh giỏi nhưng cha mẹ rước đi Bình Dương, năn nỹ gì năn nỹ, thôi nói ráng cho nó qua cái thi học sinh giỏi đi rồi hả đi mà cũng không được vì cha mẹ nó quyết tâm rồi.

HV: còn những em có nguy cơ bỏ học thì sao chú?

Nguy cơ bỏ học thì chưa có, đầu năm tới giờ thì chưa phát hiện, còn mình phát hiện là mình thấy nó đi học nó sa sút là cái thứ nhất, cái thứ 2 nữa là thí dụ như giờ 2 chú cháu mình ở gần nè, cái chú cháu mình uống trà nói chuyện cái nói con của thằng A, B gì đó, chắc giờ nó rút con của nó đi Bình Dương làm quá, nó bàn ra bàn vô trong chuyện gia đình thì mình đã nắm được thông tin đó rồi, nhưng mà năm nay thì mình chưa có cái hiện tượng này.

HV: giáo viên thì có cách nào phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học?

Thì đó, cô giáo cũng dựa theo chuyện đó, thì mấy em nó sì xào với nhau rồi cô giáo, cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn mới nắm được từng cái chuyện đó.

HV: khi phát hiện những em có nguy cơ bỏ học thì mình làm việc gì chú?

Thì hội CMHS là đầu tiên, lại động viên với nhà, ừ thôi bây giờ cháu nó như vậy thì bây giờ có gì khó khăn thì báo lại với hội CMHS để báo lại với ban

giám hiệu rồi khuyến học, rồi thậm chí là báo với ủy ban (xã) người ta coi có biện pháp nào đễ mà giúp đỡ. Chứ còn mình thì hội CMHS hay nhà trường thì đâu có cái gì để mà giúp đỡ được, thì nói chung là nhờ cộng đồng xã hội bên ngoài. Thí dụ mình phát hiện bây giờ gia đình nó nghèo quá, nó không thể cho con nó đi học được, thì mình coi ủy ban có cách nào người ta giúp đỡ không.

HV: sự quan tâm hỗ trợ của nhà trường với những em có hoàn cảnh khó khăn cũng như là mấy em có cha mẹ đi làm ăn xa thì như thế nào?

Nói chung là hết sức là tốt, nếu mà phát hiện được em nào, tuy mặc dù là phát hiện hơi trể nhưng mà nhà trường cũng tận tâm đến tại gia đình để mà động viên, nếu mà mấy em nói hổng có tập thì bây giờ sẳn tập ở trong thư viện có tập sẳn, đem tập cho mấy em, thiếu sách giáo khoa thì ở nhà trường cho mấy em.

HV: những em có cha mẹ đi làm ăn xa thì nhà trường có sự quan tâm riêng?

Cái này thì hồi trước tới giờ mình cũng chưa có quan tâm, cha mẹ nó mà đi ra khỏi địa phương, người ta đi làm mướn dài ngày thì ở trường cũng có lo, nhà trường cũng có quan tâm tới em đó để coi coi giáo dục em làm sao.

HV: ngoài những hỗ trợ về vật chất và dạy thêm phụ đạo, ở nhà trương và địa phương mình có thêm những hỗ trợ nào cho các em có cha mẹ đi làm ăn xa?

Tết trung thu, hồi năm nay tui và nhà trường vận động để cho mỗi cháu được 1 cái bánh trunh thu với 1 cái lồng đèn (300 suất/300 cháu), cào bằng đều nhau hết. Mọi năm thì ưu tiên cho trẻ em nghèo nè, cha mẹ mất hết nè, có cha mẹ đi làm ăn xa này kia đó, mời lên tại trường và tổ chức cho nó

HV: ngoài ra còn cái gì nữa không chú?

Hông có gì nữa đâu, bị vì nói chung cái xã mình vùng sâu, cũng khổ lắm, nói chung mình vận động cũng khó lắm.

HV: Kết quả học tập của các em như thế nào chú?

Hầu hết nói chung là đạt, không có lưu ban, lưu ban không đáng kể

HV: Đoàn thanh niên và Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của xã thì theo chú?

Nói chung thì giao cho anh xã Đoàn nắm chung, cũng có xuống kết hợp với Đoàn của trường để tuyên truyền giáo dục về giao thông, vệ sinh, phòng chống bệnh tay, chân, miệng này kia đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023