Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 20

HS04: vậy thì tụi em học hết

Học viên: các em không nên nôn nóng, mình chọn một vài nội dung cần thiết nhất để tìm hiểu trước, các nội dung khác nếu có thời gian thì sẽ tìm hiểu thêm.

HS04: học hết có tốn nhiều thời gian không ạ?

Học viên: với ba nội dung trên, nếu các em chịu tham gia tích cực cũng có thể tiến hành trong một buổi nữa, như vậy tất cả sẽ là 6 buổi sinh hoạt.

HS03: cũng được mà, thi xong nghỉ hè đâu có làm gì đâu, tham gia được mà Học viên: các bạn khác thấy sao, nếu đồng ý với bạn S.H thì mình tiến hành Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

Học viên: cảm ơn các em, như vậy là chúng ta đã thống nhất được mục đích, quy tắc và chương trình sinh hoạt của nhóm gồm 6 buổi. Để các hoạt động này đạt hiệu quả, anh cần 02 bạn hỗ trợ trong một số hoạt động, các em chọn giúp 01 bạn để làm nhóm trưởng và 01 bạn làm thư ký nhóm nhé để ghi chép nhé

HS04: em chọn bạn S.H là nhóm trưởng vì bạn học giỏi và năng động.

Học viên: các bạn khác thấy sao, có đề xuất ai khác không, nếu có thì mình sẽ bầu chọn lại, các bạn đồng ý không? Có đề xuất thêm ai nữa không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý, không ai đề xuất thêm)

Học viên: vậy còn thư ký nhóm, các bạn chọn ai?

HS03: em thấy bạn M.D làm được đó, bạn viết chữ đẹp nữa

Học viên: các bạn còn lại có đồng ý hay muốn đề xuất thêm ai nữa không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý, không ai đề xuất thêm) Học viên: bạn S.H và bạn M.D có đồng ý với các bạn không? HS03, HS05: (đồng ý)

Học viên: cảm ơn các em, hôm nay chúng ta đã tiến hành buổi sinh hoạt đầu tiên của nhóm và đã đạt được một số kết quả như: mọi người tìm hiểu về nhau, biết thông tin, điểm mạnh, điểm yếu của nhau, xác định được mục đích và lựa chọn được các nội dung để sinh hoạt, xây dựng được quy tắc nhóm và chọn được nhóm trưởng và thư ký nhóm. Tuy nhiên còn một vấn đề mà anh muốn các em quan tâm và tuân thủ là phải giữ bí mật thông tin mà các bạn trong nhóm chia sẽ, không tự

ý kể lại cho người khác và không ai được cười chê bất cứ ai. Nếu các em tôn trọng thông tin của các bạn thì cũng sẽ được các bạn tôn trọng lại, chúng ta đến đây là để sinh hoạt với nhau, học hỏi và chia sẽ lần nhau để giải quyết các khó khăn nên không được chê cười, phê phán bạn, các em có đồng ý không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

Học viên: nếu các em đã thống nhất như vậy thì buổi sinh hoạt hôm nay đến đây của chúng ta xem như két thúc. Các em có ý kiến gì thêm không?

Nhóm thân chủ: (tất cả đều cho biết không có ý kiến)

Học viên: nếu các em không có ý kiến, xin mời chị N.T.D (cán bộ ấp 3) cho ý kiến về nhóm và chương trình sinh hoạt để hoạt động được hiệu quả hơn.

Cán bộ ấp 3: tôi thấy các em sinh hoạt như vầy cũng được, các em cố gắng tham gia để thực hiện cho tốt, có khó khăn gì thì liên hệ để chúng tôi hỗ trợ.

Học viên: cảm ơn chị và các em đã đến tham dự buổi sinh hoạt, bây giờ các em có thể ra về, bạn SH và M.D gặp anh để trao đổi về buổi sinh hoạt lần sau.

+ Kết luận: nhóm thân chủ và học viên tăng cường sự hiểu biết về nhau, thiết lập được mối quan hệ tích cực, các nhóm viên đã thảo luận và xác đinh được mục tiêu của nhóm, thống nhất được chương trình và thời gian sinh hoạt cũng như xây dựng các quy tắc nhóm. Ngoài ra các em cũng trải nghiệm cảm giác trình bày trước nhóm, điều này giúp rèn luyện khả năng trình bày và sự tự tin của các em.


5.2. SINH HOẠT NHÓM LẦN 3

(Thảo luận vẽ cây vấn đề về những khó khăn trong học tập của nhóm)

- Thành phần tham dự, thời gian, địa điểm:

+ Thời gian: từ 9h đến 11h ngày 28/4/2019, tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

+ Thành phần tham dự: nhóm thân chủ, trưởng nhóm (dẫn dắt chính), học viên hỗ trợ nhóm trưởng, hướng dẫn.

+ Nhóm chơi trò chơi khởi động, sau đó ổn định và bắt đầu sinh hoạt.

- Nội dung thảo luận: những khó khăn trong học tập của nhóm

- Diễn tiến buổi thảo luận:

+ Học viên: các bạn ơi, hôm trước mình đã chọn nội dung cho buổi sinh hoạt lần này là sẽ tìm hiểu về những khó khăn trong học tập để của các bạn, sau đó mình sẽ cùng nhau tìm cách để giải quyết. Hôm nay mình sẽ thực hiện nội dung này, nhưng để cho vui thì các em sẽ chia ra làm 2 nhóm để thực hiện, cuối cùng các em sẽ cử đại diện nhóm trình bày kết quả và đối chiếu với nhóm còn lại. Bạn thư kí sẽ phát cho mỗi bạn một số tờ giấy màu với viết lông, các bạn viết các khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập lên trên giấy đó, sau đó các em sẽ dán kết quả lên trên phần thân của cái cây này (trên giấy A0 do học viên chuẩn bị sẳn), thời gian thực hiện khoảng 10 phút, sau đó mình sẽ cùng nhau tổng hợp lại kết quả.

(Học viên hỗ trợ các em chia nhóm cho để tránh trường hợp một số bạn quá nhỏ hoặc quá thụ động ngồi cùng một nhóm. Nhóm 1 gồm các bạn T.K, T.N, T.O, S.H, H.P; nhóm 2 gồm các em V.K, T.D, B.L, M.D, H.N )

+ Hai nhóm lần lượt bầu trưởng nhóm, kết quả bạn S.H làm trưởng nhóm của nhóm I, bạn M.D làm trưởng nhóm II. Từng nhóm tiến hành viết khó khăn của mình lên các thẻ giấy màu và dán vào giấy A0 của nhóm.

+ Trình bày kết quả: (nhóm I cử bạn S.H, nhóm II cử bạn M.D trình bày)

Nhóm I: khó khăn của nhóm em là kiến thức khó, không có thời gian học bài do phải làm công việc nhà như giữ em, quét nhà, giặt đồ, một số môn cô thầy giảng bài và đọc bài còn nhanh, khi làm bài khó không biết hỏi ai

Nhóm II: một số môn khó, không hiểu bài, không có ai chỉ bài, học không vô, phải làm việc nhà, thích đi chơi hơn học, hông được học thêm.

+ Học viên nhận xét: cảm ơn cả hai nhóm, các em đã thực hiện rất tốt hoạt động này, các khó khăn mà các em đưa ra anh thấy rất là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên anh vẫn muốn các em tập trung, sắp xếp lại để cho dễ nhớ hơn, sau đó mình sẽ trình bày lên tờ giấy chung cho cả hai nhóm (Giấy A0 được học viên chuẩn bị sẳn để gộp chung kết quả cho 2 nhóm). Học viên dẫn dắt nhóm thảo luận và đi đến thống nhất:

Các khó khăn về kiến thức khó, không có thời gian học bài, không hiểu bài được xếp chung vào nhóm chưa có phương pháp học tập tốt

Các khó khăn do làm việc nhà, không biết hỏi ai, không được học thêm, chán học… được gom vào nhóm thiếu người giúp đỡ trong việc học.

+ Học viên: như vậy là các em vừa thống nhất được hai nhóm khó khăn chính trong học tập mà các em thường gặp, bây giờ các em thảo luận với nhau để tìm xem những khó khăn này có nguyên nhân từ đâu. Các em ghi lên các thẻ giấy được phát, sau đó dán ở dưới các khó khăn, sau đó sẽ cùng nhau sắp xếp lại.

Kết quả hoạt động, các em xác định có các nguyên nhân sau:

Phụ huỵnh thiếu khả năng hỗ trợ do trình độ học vấn hạn chế, không biết cách học hiệu quả để chỉ dạy cho các em, thường xuyên vắng nhà nên không kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc để các em phát triển khả năng tự học.

Nhà trường chủ yếu là dạy trên lớp, giao bài tập về nhà làm, chưa dạy phụ đạo hoặc dạy kèm miễn phí, chưa chỉ cách học hiệu quả, thường chỉ giúp đỡ dụng cụ học tập, xe đạp… chỉ có nghèo cận nghèo, học giỏi mới có còn các em thì học chưa giỏi, không có sổ nghèo, thiếu hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoại khóa nên học không vui, không hứng thú.

Các em chưa tự giác học tập, thường phụ giúp công việc gia đình hoặc đi chơi, xem tivi, ngủ và dành ít thời gian để tự học, thiếu dụng cụ học tập, học chưa nghiêm túc, học cho nhanh để được đi chơi.

+ Học viên: như vậy là các em đã tìm ra được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hai khó khăn trên, tuy nhiên, anh thấy có một nguyên nhân rất là quan trọng, đó chính là nhóm nguyên nhân từ phía các em như chưa được tự giác học tập, thích đi chơi, chưa có phương pháp. Sở dĩ anh nói nó quan trọng là vì nhóm nguyên nhân này các em có thể chủ động khắc phục, thay đổi được, chứ giờ mà muốn cha mẹ có kiến thức thì có khó không, không lẻ nghỉ làm để đi học lại, cho nên anh muốn các em tập trung vào nhóm nguyên nhân từ chính các em để giải quyết. Các em có đồng ý không?

+ Nhóm thân chủ: có 6 em đồng ý, các em còn lại không nói gì

+ Học viên: vậy là các em đã xác định được những nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của các em, bây giờ các em hãy suy nghĩ xem nếu khó khăn trên

không được giải quyết thì sẽ dẫn đến điều gì? Sau khi các em thảo luận xong,

mình sẽ dán kết quả đó lên phần trên cùng của tờ giấy của mỗi nhóm. Mình sẽ có 5 phút cho hoạt động này, các em cố gắng thực hiện cho tốt nhé.

(Trong lúc các em thảo luận, học viên di chuyên xung quanh từng nhóm để quan sát sự tương tác của các em, đưa ra một số câu hỏi để giúp các em hứng thú, khích lệ những em còn thụ động, ít tham gia)

+ Nhóm I: nhóm em thấy nếu khó khăn không được giải quyết thì các bạn sẽ gặp khó hơn, học không giỏi rồi ở lại lớp, bị cho nghỉ học.

+ Nhóm II: nếu mà khó khăn mà hông giải quyết thì sẽ dẫn đến học yếu rồi nghỉ học rồi hông bằng bạn bè, rồi phải đi làm công nhân cực khổ

+ Học viên: cảm ơn hai nhóm đã làm rất tốt hoạt động này, anh cũng rất đồng tình với các em, anh bổ sung thêm ý kiến của anh, các em xem có đúng không nhé. Ví dụ là sau khi bỏ học thì các em hông có bằng cấp, các em có thể làm việc gì, làm ở đâu, có dễ làm tìm việc không, có được lương cao không, ổn định không rồi cuộc sống sau này nữa, do đó các em suy nghĩ thêm xem

+ Trưởng nhóm II: thì sẽ đi làm cực, nhóm em có nói rồi đó, chỉ thiếu cái vụ hông có bằng cấp, thất nghiệp thôi.

+ Trưởng nhóm I: cực với lại lương thấp nữa, hông có giàu

Học viên: bạn V.K lúc nãy có ý kiến rất hay đó, em có thể nói lại không

+ V.K: em có nói gì đâu, em thấy thiếu thốn, hông có nhiều tiền

+ Học viên: các bạn khác thấy sao?

(Nhóm hơi ồn ào do một số em tranh luận với nhau, học viên ổn định nhóm)

+ Học viên: anh mời một em trình bày nhé (có 3 em xung phong nhưng học viên mời em HP cho ý kiến để khích lệ em)

+ Em H.P: thì học yếu sẽ bị ở lại lớp, thua bạn bè rồi chán học, bỏ học rồi bị bắt đi làm mướn cực khổ, nghèo hơn người ta.

+ Học viên: cảm ơn em rất nhiều, các bạn khác thấy có đúng không?

+ Trưởng nhóm (em S.H): em thấy đúng rồi ạ, mẹ em nói phải học giỏi mới có việc làm, mới thoát nghèo được, chứ hông là nghèo hoài luôn.

+ Học viên: cảm ơn em, vậy thì bây giờ mình rút lại như vầy nhé. Nếu các khó khăn này không được giải quyết thì sẽ dẫn đến học yếu, chán học, rồi có thể ở lại

lớp, cha mẹ bắt nghỉ học đi làm, cực khổ, thất nghiệp, sau này nghèo khổ, thua sút bạn bè, các em có đồng ý không?

Nhóm thân chủ: đồng ý

+ Học viên: cảm bây giờ các em cùng nhau tìm các cách giải quyết, sau đó các em sẽ là người thực hiện. Các em đã xác định được khó khăn rồi, tìm được nguyên nhân rồi, bây giờ mình muốn giải quyết thì mình tập trung vào nguyên nhân là sẽ giải quyết được. Các em đồng ý không?

Nhóm thân chủ: (đa số đều đồng ý)

+ Học viên: như vậy chúng ta sẽ xem lại trong các nguyên nhân trên, chúng ta có thể thay đổi được nhóm nguyên nhân nào trước nhất.

+ Thư ký nhóm (M.D): em thấy chỉ thay đổi ở nhóm ở minhg thôi, chứ còn đợi nhà trường thì sẽ rất khó, biết chừng nào mới xong

+ Học viên: em có thể nói rõ hơn là thay đổi thế nào không

+ Thư ký nhóm: thì chịu khó học tập, rồi siêng năng hơn,

+ em T.O: nhưng mà làm hông được thì sao?

+ Thư ký nhóm: thì mình hỏi bạn bè, thầy cô, nhờ họ chỉ

+ Học viên: anh nhờ em M.D chia sẽ thêm về cách học của mình nhé

+ Thư ký nhóm: thì làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài vỡ trước khi đến lớp, với lại tập trung nghe giảng, cái gì không hiểu thì mình hỏi bạn bè, thầy cô.

+ Học viên: các bạn khác thấy sao, có làm được không? ví dụ bây giờ mấy em lớp 6 có thể hỏi mấy bạn lớp 7, các bạn lớp 7 mà có khó khăn thì hỏi mấy bạn trong lớp hoặc mấy bạn lớp 8 trong nhóm này được không, còn mấy bạn lớp 8 thì nếu gặp khó thì hỏi thầy cô, bạn bè trong lớp, các em thấy sao?

+ T.O: nhưng mà mấy bạn này nhà xa, với nếu hỏi mà không được thì sao?

+ Học viên: anh đồng ý với em, tuy nhiên mình phải chủ động hỏi trước, nếu không được thì mình tìm bạn khác hỏi, trong nhóm không được thì nhờ ngoài nhóm, nhờ thêm thầy cô. Nếu mà mình ngại, mình không hỏi thì mình không giải quyết được vấn đề, các bạn đồng ý không

Nhóm thân chủ: đồng ý

+ Học viên: như vậy là mình thống nhất lại nội dung để các bạn dễ nhớ nhé.

Thứ nhất, các em đã xác định được hai nhóm khó khăn chính là chưa có phương pháp học tốt và thiếu người hỗ trợ.

Thứ hai, các em tìm ra được 3 nhóm nguyên nhân dẫn đến khó khăn là từ gia đình và nhà trường từ chính các em như chưa tự giác học, thiếu cách học, còn thích đi chơi với bạn bè, chưa có cách học.

Thứ ba: các em cũng phân tích được những hậu quả sẽ xảy ra nếu không giải quyết khó khăn, có thể học yếu, bị cho nghỉ học, đi làm cực khổ, sau này cuộc sống thua sút bạn bè, nghèo khổ....

Cuối cùng, các em đã xác định được tập trung vào nhóm nguyên nhân từ chính các em là phải thay đổi bằng cách tự giác học tập, hỏi bài bạn bè, thầy cô, như bạn M.D chia sẽ. Các em có đồng ý hay muốn bổ sung gì thêm không?

+ Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

+ Học viên: nếu các em đã đồng ý như vậy rồi thì chúng ta bắt đầu thực hiện nhé, mình thay đổi từ hôm nay thì có thể các em trong năm học này các em chưa thấy được hiệu quả bởi vì cũng sắp thi học ký rồi, không phải chỉ một buổi như vầy là về sẽ học tốt lên liền được, nhưng chúng ta sẽ còn vài buổi sinh hoạt nữa. Nếu các em áp các dụng các cách giải quyết đã thảo luận được hôm nay, anh tin các em sẽ đạt được kết quả tố trong năm học mới. Các em đồng ý không?

+ Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý)

+ Học viên: nếu như vậy thì buổi sinh hoạt của chúng ta hôm nay sẽ kết thúc tại đây, các em ra về cần thận và nhớ giữ quy tắc của nhóm, nhất là các thông tin nhóm không được tự ý chia sẽ với người khác. Bạn trưởng nhóm với bạn thư ký gặp thêm anh một chút để chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần kế tiếp.

+ Nhóm thân chủ: (tất cả đều đồng ý, ra về)

(Bạn S.H và M.D ở lại trao đổi với học viên)

5.3. SINH HOẠT NHÓM LẦN 4

(Thảo luận nhóm tập trung về những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày)

- Thành phần tham dự, thời gian, địa điểm:

+ Thời gian: từ 9h đến 11h ngày 19/5/2019, tại văn phòng ấp 3, xã Bình Tấn

+ Thành phần tham dự: nhóm thân chủ, trưởng nhóm (dẫn dắt chính buổi sinh hoạt), học viên theo dõi nội dung thảo luận, hỗ trợ nhóm trưởng, hướng dẫn thư kí nhóm ghi chép biên bản. (học viên cũng ghi chép để không sót ý kiến các em)

+ Nhóm chơi trò chơi khởi động, sau đó ổn định và bắt đầu sinh hoạt.

Sơ đồ nhóm khi thảo luận


H.N (4) H.P(5)

T.N (3)


V.K (6)


T.K (2)



T.Đ (7)

B.L (1)


T.O (8)

M.D (Thư ký) S.H (trưởng nhóm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 20

- Nội dung thảo luận: những khó khăn thường gặp trong cuộc sống

- Diễn tiến buổi thảo luận:

+ Trưởng nhóm: các bạn ơi, hôm trước chúng mình đã có buổi sinh hoạt về khó khăn trong học tập, hôm nay nhóm mình sẽ tiếp tục thảo luận về những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày mà chúng mình thường gặp, sau đó sẽ tìm cách để giải quyết những khó khăn này.

+ Trưởng nhóm: các bạn nói ra nhưng khó khăn mình gặp trong cuộc sống nhe, có bạn nào xung phong không?

+ (8): mình ở xa trường, hông có xe đạp nên đi bộ, có khi bị trể học

+ (6): nhà tui xa hơn nhà bạn nữa, phải đi nhờ người ta, có bữa phải đi bộ nữa

+ (2): có bữa đang đi thì bị người kiếm chuyện, bị chửi.

+ (4): mấy đứa gần trường cũng hay ăn hiếp nữa

+ (7): tui hông bị ăn hiếp vì tui có bạn, có chuyện gì là bạn tụi nó bênh tui hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023