Các Nguyên Tắc Và Phương Pháp Của Công Tác Xã Hội Làm Việc Với Học Sinh Trung Học Cơ Sở Nghiện Internet

2.3.2. Các nguyên tắc và phương pháp của công tác xã hội làm việc với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

2.3.2.1. Các nguyên tắc hành động của nhân viên xã hội

Nguyên tắc “là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong việc làm” [168]. Trong công tác xã hội, nguyên tắc được coi là kim chỉ nam nhằm định hướng để nhân viên CTXH thực hiện trong các hoạt động nghề nghiệp. Trong quá trình làm việc, trợ giúp HS nghiện internet giảm thiểu hành vi nghiện internet người làm CTXH cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây.

Chấp nhận đối tượng: HS nghiện internet thuộc nhóm đối tượng đang gặp khó khăn do hậu quả của hành vi nghiện gây nên, song các em đều có nhân phẩm; có giá trị riêng và, có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, NVXH cần có thái độ tôn trọng phẩm giá HS và chấp nhận các em. Tuy nhiên, việc chấp nhận những hành vi, quan điểm hay giá trị của đối tượng không có nghĩa là đồng tình với những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ sự ghi nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của các em. Sự thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên xã hội tạo được lòng tin từ chính HS nghiện internet, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của các em, đó là nền tảng cho thiết lập mối quan hệ tương tác trong quá trình giúp đỡ [69].

Tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề: Vấn đề khó khăn của HS nghiện internet chỉ có thể được giải quyết khi có sự tham gia của các em. Bởi vì, chỉ có bản thân HS nghiện mới thấu hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân gây dẫn đến nghiện và khả năng của chính các em hơn ai hết [15]. Vì vậy, bản thân HS cần được tham gia giải quyết vấn đề của mình, có như vậy mới phát huy được tiềm năng của các em và mặt khác còn tránh được sự trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhân viên CTXH. Sự tham gia của HS nghiện internet không chỉ giới hạn trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, mà HS được tham gia từ việc lựa chọn giải pháp; thực hiện giải pháp cũng như lượng giá kết quả của giải pháp đó.

Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng: Trong quá trình hỗ trợ HS nghiện internet, nhân viên CTXH đóng vai trò là người xúc tác và giúp đỡ HS đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của các em. Hay nói cách khác, việc lựa chọn giải pháp nào tuỳ thuộc vào đối tượng HS. Đặc biệt, nhân viên xã hội cần tôn trọng quyết định của HS đưa ra, không áp đặt ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn giải pháp cho vấn đề thay cho

đối tượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt nếu HS nghiện không tự quyết định được giải pháp hoặc các quyết định đó có ảnh hưởng đến HS và gây ra hậu quả đối với xã hội, … thì nhân viên CTXH cần có sự định hướng để các em có sự chọn lựa hợp lý hơn.

Đảm bảo tính cá biệt: Mỗi HS có hành vi nghiện internet phải được hiểu như là một cá nhân độc nhất với cá tính riêng biệt và không phải là cá nhân của một đám đông. Có những HS nghiện vì thiếu sự quan tâm của gia đình; sự lôi kéo của bạn bè hay một số gặp phải những áp lực trong cuộc sống hoặc thất bại trong học tập, … Và, ở góc độ khác hoàn cảnh xuất thân của mỗi em cũng hoàn toàn khác nhau, do đó cần có nhiều giải pháp phù hợp, không thể áp dụng cứng nhắc một giải pháp mô hình nào đó chung cho mọi HS nghiện internet.

Giữ bí mật của thân chủ:Người nghiện nói chung và HS nghiện internet nói riêng đều rất nhạy cảm với những vấn đề liên quan đến nhân phẩm và giá trị của họ. Đối với lứa tuổi HS THCS, vấn đề bảo mật thông tin càng quan trọng hơn bởi các em chưa trưởng thành về mặt nhân cách và do đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội nghề nghiệp của các em trong tương lai. Nói như vậy có nghĩa là những thông tin được chia sẽ chỉ khi được sự cho phép của HS và người giám hộ [3]. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này nếu như những hành vi của HS đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những người khác thì NVXH có quyền trao đổi thông tin với những người có thẩm quyền.

Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp: Đối tượng tác động của nhân viên xã hội là HS nghiện internet, do vậy, NVXH cần có phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề nghiệp của NVXH như tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự ban ơn của HS. Mối quan hệ giữaNVXH và đối tượng cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Ngoài việc tuân những nguyên tắc chung của nghề CTXH nêu trên, cần quan tâm đến một số nguyên tắc đặc thù để việc can thiệp giảm thiểu vấn đề nghiện internet đối với học sinh mang lại hiệu quả cao hơn, chẳng hạn nguyên tắc đảm bảo tính công bằng trong cung cấp các dịch vụ can thiệp, trợ giúp cho HS; nguyên tắc phối hợp giữa gia đình – nhà trường – liên ngành trong can thiệp, phòng ngừa nghiện internet; nguyên tắc đảm bảo sự can thiệp giúp phát triển toàn diện về sự phát triển trí tuệ, sức khỏe và đạo đức của HS nghiện internet.

2.3.2.2.Phương pháp của công tác xã hội làm việc với học sinh trung học cơ sở nghiện internet

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 8

Hiện nay, trong CTXH có ba phương pháp chủ đạo là CTXH với cá nhân, CTXH với nhóm và Phát triển cộng đồng. Tùy vào mục đích nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp để vận dụng trong các nghiên cứu. Trong đó, trong phạm vi nghiên cứu luận án trình bày tóm tắt về các phương pháp cụ thể như sau:

(1) Phương pháp công tác xã hội với cá nhân

Đã có nhiều khái niệm đề cập đến CTXH với cá nhân, có thể hiểu: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một và một. Nó được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hộ và thực hiện chức năng xã hội (Mathew, 1992) [130]. Mục đích của CTXHCN trong làm việc với HS nghiện internet là nhằm hướng đến trợ giúp các em nâng cao nhận thức, xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực, thay đổi thói quen sử dụng internet không phù hợp, từ đó thực hiện tốt các chức năng, vai trò trong học tập, sinh hoạt để phát triển một cách hài hòa nhất.

Về tiến trình công tác xã hội làm việc với học sinh nghiện internet gồm7 bước cơ bản sau [28] [8]: Bước 1: Tiếp cận thân chủ: Mục đích của bước này là nhân viên XH trường học tiếp cận để thiết lập mối quan hệ với HS có biểu hiện nghiện internet. Đây là bước cực kỳ quan trọng, khó thực hiện, bởi vì bản thân những HS nghiện thường không muốn tiếp xúc với mọi người. Do vậy, NVXH khi tiếp xúc cần tỏ thái độ cởi mở, tạo sự thoải mái để tạo niềm tin ở đối tượng.Bước 2: Xác định vấn đề: Nhân viên xã hội trường học có thể dựa vào 4 nguồn tin:chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp (lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ...).Những người có quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè thân, đồng nghiệp, hàng xóm...tài liệu, biên bản, hồ sơ về thân chủ có liên quan đến vấn đề. Đồng thời thực hiện trắc nghiệm tâm lí để xác định chức năng xã hội, nguyên nhân, thông tin tiềm ẩn mà thông qua quan sát bình thường không có được của thân chủ. Bước 3: Thu thập thông tin:Nhân viên XH phải xác định xem bản HS nghiện internet gặp phải những vấn đề gì? Thông thường, nghiện internet có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe, vấn đề tình cảm, vấn đề học tập hoặc liên quan đến hành vi xã hội, ... do vậy cần có sự đánh giá kỹ lưỡng dựa trên nhiều kênh thông tin khác nhau như gia đình, giáo viên, bạn bè của đối tượng [68]. Bước 4: Chẩn đoán. Bước 5: Lên kế hoạch can thiệp:Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội sẽ xác định mục đích của can thiệp và các

mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu. Nhiệm vụ của hoạt động này: Xác định nội dung và mục tiêu cần đạt được: làm gì, đi đâu, đạt được gì, thay đổi được gì và mục đích gì. Xác định hoạt động cho ai, nhóm nào và ở đâu. Xác định cách thức và cách thức để đạt được mục tiêu của bạn: bằng cách nào. Xác định rõ vai trò tác nhân: nhân viên xã hội thực hiện hay khách hàng là ai. Xác định thời gian và tiến độ thực hiện vào thời điểm nào? bao lâu? [1].Bước 6: Thực hiện kế hoạch:Là quá trình mà nhân viên xã hội cùng HS thực thi các hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu đặt ra. Mục tiêu của trị liệu bao gồm: Thay đổi, cải thiện hoàn cảnh của thân chủ bằng cách đưa các tài nguyên như giúp đỡ tài chính hoặc thay đổi môi trường xã hội gần gũi; Giúp cá nhân thay đổi thái độ, hành vi sử dụng internet [7]. Bước 7: Lượng giá:Lượng giá tất cả các phần của quy trình công tác xã hội cá nhân để xác minh kết quả. Lượng giá là một hoạt động liên tục, mặc dù nó là một phần của quá trình công tác xã hội cá nhân, và chỉ được nhắm mục tiêu và thể hiện đầy đủ sau một thời gian hoạt động. Khi việc lượng giá định kỳ cho thấy sự cải thiện hoặc không có thay đổi, nên tiếp tục điều trị và ngược lại, phải thay đổi liệu pháp điều trị [14] [61].

(2) Phương pháp công tác xã hội nhóm: Công tác xã hội nhóm “là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp dịch vụ” (Toseland và Rivas, 1998 [156]. Mục đích của CTXH nhóm trong làm việc với HS nghiện internet là thông qua các hoạt động thảo luận nhóm, các trò chơi nhân viên CTXH giúp HS tăng cường sự tương tác, chia sẻ vấn đề giữa các thành viên trong nhóm và đồng thời giúp HS phát triển các kỹ năng để hướng đến việc giảm thiểu các hành vi nghiện internet.

Về tiến trình công tác xã hội nhóm trong làm việc với học sinh nghiện internet có 4 giai đoạn cơ bản [27]: thành lập nhóm, khảo sát nhóm, triển khai các hoạt động nhóm và kết thúc. (1) Giai đoạn thành lập nhóm: Giai đoạn này gồm các bước như: xác định hiện trạng vấn đề, nhận diện, đánh giá tình hình, tìm hiểu nhu cầu của HS bị nghiện internet, xác định các bước để thực hiện; xác định dạng nhóm, quy mô nhóm, thành phần nhóm, tiếp xúc cá nhân để vận động thành lập nhóm; xác định thời gian và địa điểm sinh hoạt, chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc; gặp gỡ lần đầu và xây dựng mục tiêu hoạt động nhóm. (2) Giai đoạn khảo sát nhóm:Giai đoạn này

NVCTXH tìm hiểumối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm; tiến trình phát triển của nhóm; vai trò của từng thành viên nhóm; môi trường sinh hoạt của nhóm và các quy tắc trong sinh hoạt của nhóm. (3) Giai doạn hoạt động nhóm: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong tiến trình làm việc với học sinh nghiện internet. Trong giai đoạn này, NVCTXH triển khai các hoạt động nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức và phát triển các kỹ năng cho cá nhân HS nghiện internet trong nhóm. Bên cạnh triển khai các hoạt động sinh hoạt nhóm, NVCTXH đánh giá hành vi cá nhân trong nhóm thông qua việc ghi lại hành vi của cá nhân trong mỗi buổi sinh hoạt nhóm, thu thập thông tin từ những nguồn khác, đánh giá mức độ và cách thức tư duy của cá nhân; đánh giá vai trò của cá nhân mỗi thành viên trong nhóm; đánh giá quá trình phát triển nhóm. (4) Giai đoạn kết thúc: Trong giai đoạn này NVCTXH có nhiệm vụ lượng giá các kết quả đạt được và những tồn tại của quá trình sinh hoạt nhóm. Bên cạnh đó, NVCTXH cần giúp duy trì những thay đổi của nhóm viên; giúp HS phát triển sự tự tin, giảm sự thu hút, lệ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời tăng cường tính độc lập của các mỗi thành viên; hỗ trợ các thành viên đương đầu với những cảm xúc khi kết thúc nhóm.

(3)Phương pháp phát triển cộng đ ng (PTCĐ): Theo Murray G. Ross, 1955: “Phát triển cộng đồng là một diễn tiến qua đó CĐ nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của CĐ, biết sắp xếp các nhu cầu ưu tiên và mục tiêu này, phát huy sự tự tin và ý muốn thực hiện chúng, biết tìm đến tài nguyên bên trong và ngoài CĐ để đáp ứng chúng, thông qua đó sẽ phát huy những thái độ và kỹ năng hợp tác trong CĐ” [141]. Tô Duy Hợp (2000) định nghĩa về phát triển cộng đồng đó là: “một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sông, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kỹ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình v.v..." [54].

Các mục tiêu cụ thể của phát triển cộng đồng là: Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng với sự cân bằng cả vật chất và tinh thần, qua đó tạo sự chuyển biến xã hội trong cộng đồng; Củng cố các thiết chế để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng; Tạo sự bình đẳng tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, chú ý nhiều tới nhóm thiệt thòi để họ có quyền nêu lên nguyện

vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó đẩy mạnh công bằng xã hội; Bảo đảm sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển; Phát triển con người ngoài việc nâng cao sinh thể (trước hết là sức khỏe, thể chất) còn phát triển về năng lực tinh thần (trước hết là tri thức) [45] [73].

Phương pháp PTCĐ thường được sử dụng trong làm việc với người dân tại các cộng đồng nghèo, có vấn đề về bệnh tật, thực hiện các dự án phát triển, giải quyết các vấn đề về nước sạch vàô nhiễm môi trường, thực hiện xóa mù chữ, … Trong CTXH đối với học sinh nghiện internet, PTCĐ là một tiến trình qua đó cộng động (gia đình và các thành viên trong CĐ) nhận rõ những vấn đề liên quan đến nghiện internet ở học sinh thông qua việc họ được tăng cường sức mạnh về kiến thức, kỹ năng phát hiện vấn đề. Từ đó biết cách huy động các ngu n lực trong cộng đ ng, cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề nghiện internet trong học sinh có hiệu quả.

2.3.3. Các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet

CTXH với học sinh nghiện internet là hoạt động chuyên nghiệp, với rất nhiều hoạt động khác nhau được triển khai, thực hiện bởi nhân viên XH ở trường học. Luận án này chia làm hai nhóm hoạt động cơ bản là: (1) Nhóm các hoạt động phòng ngừa đối với học sinh THCS nghiện internet; (2) Nhóm các hoạt động can thiệp, vận động, kết nối giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội đối với HS nghiện internet

2.3.3.1. Các hoạt động phòng ngừa

Theo Từ điển tiếng Việt “Phòng ngừa là phòng trước không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra” [47, tr. 783]. Trong hoạt động công tác xã hội với học sinh nghiện internet, tác giả cho rằng “phòng ngừa” là hoạt động hướng đến các mục đích như: (1) Giúp đối tượng học sinh bị nghiện internet không tái nghiện trở lại sau khi được can thiệp, hỗ trợ từ các nhân viên CTXH; Và, (2) giúp phát hiện sớm các nguy cơ, yếu tố tác nhân có thể khiến những học sinh khác trong nhà trường bị mắc chứng nghiện internet, thông qua thông qua các hình thức như giáo truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh, gia đình và cộng đồng xã hội; tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội.

Đối với hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng sống cho học sinh nghiện internet: Giáo dục ở đây không phải là vấn đề liên quan đến chuyên môn, mà là hoạt động hướng đến cung cấp kiến thức, làm tăng sự hiểu biết của HS nghiện và chưa mắc phải chứng nghiện internet về những tác hại của nghiện internet;

những phương pháp để giảm thiểu mức độ nghiện internet và dự phòng tái nghiện. Đây là hoạt động trị liệu có hiệu quả, bởi tư duy không đúng, nhận thức sai lệch là nguyên nhân trọng yếu dẫn đến việc HS nghiện internet, vì vậy giáo dục là nhiệm vụ cốt tử cần phải được tiến hành không chỉ đối với những HS nghiện mà ngay những HS không nghiện, nhưng có sử dụng internet. Nhân viên CTXH thực hiện hoạt động giáo dục thông qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tác hại của nghiện internet; nêu gương HS tốt, điển hình; hoặc phối hợp cùng Nhà trường đưa ra những cơ chế thưởng phạt đối với những HS có hành vi sử dụng internet trong trường, … Những hình thức giáo dục nêu trên có thể được thực hiện lồng ghép trong các giờ học trên lớp, cung cấp tài liệu, sinh hoạt công dân đầu năm, sinh hoạt lớp, thông qua chương trình tài trợ, hoặc thông qua những hình thức gián tiếp trên bản tin của trường, treo băng rôn.v.v. Tuy nhiên, mỗi HS nghiện có những nhu cầu mong muốn, năng lực nhận thức và mức độ nghiện khác nhau, nên trong quá trình giáo dục phải tính đến làm thế nào để tiếp cận các hoạt động giáo dục một cách phù hợp nhất với HS. Ngoài ra, hoạt động giáo dục còn hướng đến cung cấp thông tin, hướng dẫn cụ thể, tham vấn cho gia đình HS nghiện những cách chăm sóc, ứng xử phù hợp, những dấu hiệu nhận biết con mình nghiện … để họ có thể phối hợp chăm sóc HS tốt hơn.

Bên cạnh giáo dục, việc tổ chức các hoạt động truyền thông cũng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về HS nghiện internet và những ảnh hưởng của việc nghiện internet đến đối tượng HS nói chung. Truyền thông là quá trình liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình, cộng đồng, xã hội về cách phòng tránh, chữa trị và chăm sóc phục hồi chức năng cho HS nghiện. Việc tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm tờ rơi, tổ chức thuyết trình, nói chuyện chuyên đề, thảo luận nhóm.v.v. Mặt khác, truyền thông trong cộng đồng không chỉ hướng đến những gia đình có HS nghiện, mà nhân viên CTXH còn chú trọng đến tất cả các đối tượng, đặc biệt những gia đình có con em đang trong lứa tuổi thanh thiếu niên và HS, với mục đích là hướng đến phòng tránh nguy cơ bị nghiện internet nếu gia đình không có những phương pháp quản lý con em của mình phù hợp.

- Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội: Song song với hoạt động truyền thông, hoạt động giáo dục kỹ năng sống góp phần phát triển, hình thành các kỹ năng cần thiết cho HS nghiện rất cần thiết. Mục đích của hoạt động này là giúp HS

nghiện có khả năng làm chủ cảm xúc, đối phó với những cảm xúc tiêu cực để hạn chế những hành vi tiêu cực không mong muốn. Trước hết là những kỹ năng tự điều chỉnh, kỹ năng tham gia giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, quan sát và bắt chước, … những kỹ năng này được nhân viên CTXH ứng dụng trong các trò chơi vừa mang tính chất khen ngợi, song vừa có tính chất thưởng phạt để tạo cho HS nghiện tính tổ chức và kỷ luật cao. Ngoài ra, phát triển kỹ năng cho HS nghiện nên chú trọng đến một số kỹ năng khác như kỹ năng sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, kỹ năng thiết lập mối quan hệ, … nhằm hạn chế tâm lý tự ti, sống thu mình, ngại tiếp xúc với thế giới thực của một số HS nghiện.

2.3.3.2. Các hoạt động giúp học sinh giảm thiểu hành vi nghiện internet và phục hồi phát triển

Bao gồm các hoạt động can thiệp, trị liệu cho học sinh THCS nghiện internet bao gồm: Tham vấn, tư vấn; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần; Kết nối gia đình và các nguồn lực có liên quan.

Tham vấn, tư vấn: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ, nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình. Đối với HS THCS nghiện internet, tham vấn là liệu pháp can thiệp có hiệu quả với mục đích hướng đến là giúp thân chủ (HS) nghiện nâng cao nhận thức và thay đổi các thói quen về hành vi. Để đạt mục tiêu đó, trước hết nhân viên CTXH cần thực hiện tham vấn nhằm giúp HS nghiện khơi thông những cảm xúc tâm lý tiêu cực như: cô đơn, trầm cảm, hưng phấn, căng thẳng, quá khích, … vốn là mảng tối che khuất sự thay đổi về nhận thức và tư duy của các thân chủ có hành vi nghiện. Một khi trạng thái tâm lý tinh thần được khỏe mạnh, những áp lực được xóa bỏ thì HS sẽ nhận ra những hậu quả của hành vi nghiện internet, những nguyên nhân tác động và lựa chọn biện pháp để giải quyết vấn đề của mình. Để tham vấn có hiệu quả, ngoài việc trò chuyện cởi mở, chân tình với HS nghiện, nhân viên CTXH cần sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực - tức là lắng lại những cảm xúc của mình để nghe HS trình bày những tâm tư, nguyện vọng, những áp lực mà các em gặp phải trong cuộc sống, … từ đó đưa ra lời giải quan trọng cho nguồn gốc thực sự gây nên chứng nghiện internet.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí