Tình Hình Huy Động Vốn Tại Bidv Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2013-2015

a. Hoạt động huy động vốn


Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

2014/2013

2015/2014

+/-

%

+/-

%

Tổng huy động vốn

1594,95

2569,03

3394,02

974,08

61,07

824,99

32,11

1. Phân theo kỳ hạn








- Không kỳ hạn

210,15

439,63

347,02

229,48

109,20

-92,61

-21,07

- Có kỳ hạn

1384,80

2129,40

3047,00

744,60

53,77

917,60

43,09

Trong đó:








- Kỳ hạn dưới 12 tháng

1350,93

1778,35

2523,61

427,42

31,64

745,26

41,91

- Kỳ hạn trên 12 tháng

33,87

351,05

523,39

317,18

936,46

172,34

49,09

3. Theo đối tượng KH








- Định chế tài chính

741,76

362,58

489,91

-379,18

-51,12

127,33

35,12

- Doanh nghiệp

454,11

663,43

1004,36

209,32

46,09

340,93

51,39

- Cá nhân

399,07

1543,02

1899,75

1143,94

286,65

356,73

23,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 4

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Với việc thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn nên Chi nhánh đã dần tạo lập được nguồn vốn ổn định và ngày càng tăng trưởng vững chắc, phục vụ cho nhu cầu các hoạt động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2013 – 2015, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng. Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được là 2569,03 tỷ đồng tăng 61,07% so với năm 2013, đến năm 2015 tăng thì tổng nguồn vốn huy động đã lên đến 3394,02 tỷ tăng 32,11% so năm 2014; Đây chính là giai đoạn hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu giai đoạn 2010 - 2015 của Chi nhánh nên hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động huy động vốn đã đi quá trình ổn định và phát triển tốt trong giai đoạn này.

Xét cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, cho thấy nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng đều qua 3 năm và vẫn là hình thức huy động chủ yếu của Chi nhánh, trong đó vào năm 2014 đã tăng 31,64% so với năm 2013 tương ứng mức tăng 427,42 tỷ đồng, năm 2015 tốc độ tăng đã là 44,91% tương ứng mức tăng 745,26 tỷ. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cũng có xu hướng tăng, đáng chú ý nhất là trong năm 2014 huy động kỳ hạn dưới 12 tháng đã tăng đến 317,18 tỷ so với năm 2013, năm 2015 đạt 523,39 tỷ tăng 49,09% so với năm 2014; huy động không kỳ hạn trong năm 2014 cũng có bước phát triển tốt khi tăng đến 229,48 tỷ và qua đến năm 2015 mặc dù có giảm 21,07% so với năm 2014 nhưng tổng quan vẫn đạt được kết quả tốt. Qua đó có thể thấy khi nền kinh tế đã phục hồi, lãi suất tương đối ổn định thì xu hướng gửi tiền không kỳ hạn và trên 12 tháng đã tốt hơn nhưng nhìn chung khách hàng vẫn chủ yếu chọn hình thức có kỳ hạn dưới 12 tháng.


3,000


2,500


2,000


1,500


1,000

< 12 tháng

≥ 12 tháng

Không kỳ hạn

500


000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015


Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn


(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Xét theo đối tượng khách hàng, ta thấy nguồn vốn trong 3 năm qua tăng chủ yếu tập trung ở khách hàng cá nhân, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp có tốc độ tăng khá tốt. Đặc biệt năm 2014 huy động vốn tăng 1143,94 tỷ tương ứng tăng hơn 286% ở nhóm khách hàng cá nhân, bên cạnh đó huy động vốn từ nhóm

khách hàng doanh nghiệp cũng tăng đều qua 3 năm, năm 2014 tăng 46,09% so với năm 2013, năm 2015 tăng 51,39% so với năm 2014. Trong khi đó, doanh số huy động vốn lại có xu hướng giảm ở nhóm định chế tài chính, nhất là trong năm 2014, tỷ lệ huy động vốn từ nhóm này đã giảm hơn 50% xuống còn 362,58 tỷ là do trong năm 2013 Chi nhánh đã huy động từ BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và từ KBNN tỉnh, là những định chế tài chính lớn mà Chi nhánh đã hướng đến từ những năm trước đó nên những năm sau Chi nhánh vẫn đang trong quá trình triển khai huy động đối với định chế tài chính khác và đã có được những kết quả tốt trong 2015 khi doanh số đạt được là 489,91 tỷ tức đã tăng 35,12% so với năm 2014.


2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

Định chế tài chính

Doanh nghiệp Cá nhân

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015


Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng


(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

b. Hoạt động cho vay


Hoạt động cho vay tại Chi nhánh trong giai đoạn 2013-2015 đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm


2013

Năm


2014

Năm


2015

2014/2013

2015/2014

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ

1527,78

2778,27

3770,71

1250,49

81,85

992,44

35,72

1. Phân theo kỳ hạn








- Ngắn hạn

854,69

1460,53

1876,39

605,84

70,88

415,86

28,47

- Trung và dài hạn

673,09

1317,74

1894,42

644,65

95,77

576,68

43,76

2. Theo đối tượng KH








- Doanh nghiệp

1219,27

2382,15

3134,36

1162,88

95,38

752,21

31,58

- Cá nhân

308,51

396,12

636,35

87,61

28,40

240,23

60,65

3. Theo TSĐB








Dư nợ vay có TSĐB

763,89

1444,70

2062,63

680,81

89,12

617,93

42,77

Dư nợ vay không có TSĐB

763,89

1333,57

1708,18

569,68

74,58

374,61

28,09

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh đều tăng trưởng tốt trong 3 năm qua. Cụ thể: về cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều có những bước tăng đột phá trong năm 2014, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 70,88% tương ứng với tăng 605,84 tỷ đồng thì dư nợ trung và dài hạn đã tăng 95,77% ứng với tăng 644,65 tỷ so với năm 2013. Đến năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1876,39 tỷ tăng 28,47% so với năm 2014; đối với trung và dài hạn đạt 1894,42 tỷ

tăng 43,76% so với năm 2014. Sở dĩ có được điều này là do trong năm 2014 một số dự án bất động sản đã được khởi động lại do có được sự hỗ trợ từ Chính phủ cũng như hệ thống ngân hàng, điều này cũng kéo theo sự kích cầu đối với dân chúng do đó cho vay mua nhà ở, đất ở cũng có xu hướng tăng mạnh. Bên cạnh đó có thể thấy nền kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao dẫn đến hoạt động cho vay ngắn hạn cũng luôn có chiều hướng tăng trưởng tốt


2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

Ngắn hạn

Trung và Dài hạn

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015


Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn


(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Xét theo đối tượng khách hàng, trong 3 năm dư nợ tăng mạnh ở KHDN, đỉnh điểm vào năm 2014 khi dư nợ đã đạt 2382,15 tỷ đồng tăng 95,38% so với năm 2013, bên cạnh đó dư nợ ở KHCN cũng có dấu hiệu tăng đáng kể, cụ thể năm 2013 đạt 308,51 tỷ, năm 2014 đạt 396,12 tỷ và đến năm 2015 thì đã tăng thêm 240,23 tỷ tức tăng 60,65%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế mở rộng cho vay xuất nhập khẩu, cho vay cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp đang vay ở Ngân hàng khác, phát triển cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, cán bộ công nhân viên.


3500


3000


2500


2000


1500

KHDN

KHCN

1000


500


0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng


(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Xét theo TSĐB, từ bảng trên có thể thấy được tỷ trọng giữa dư nợ cho vay có TSĐB và không có TSĐB khá ngang nhau nhưng nhìn chung dư nợ cho vay có TSĐB tại Chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ và có tốc độ tăng trưởng tốt như năm 2014 dư nợ tăng 680,81 tỷ đồng tương ứng tăng 89,12% so với năm 2013 và đến năm 2015 thì dư nợ đã đạt được 2062,63 tỷ tức đã tăng 42,77% so với năm 2014. Điều này là hiển nhiên để nhằm đảm bảo mức độ an toàn cho khoản vay, cũng như ràng buộc nghĩa vụ của khách hàng sau này trong quá trình thu hồi nợ. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay không có TSĐB cũng đang có xu hướng được cải thiện, đến năm 2015 dư nợ đạt 558,07 tỷ tức đã tăng 47,70% so với năm 2014. Điều này có thể hiểu được là do sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay giữa các ngân hàng nên Chi nhánh đã đa dạng hóa phương thức cho vay đối với các thành phần kinh tế, cũng như việc năm bắt được nhu cầu của khách hàng nên hoạt động cho vay tín chấp đã được khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên vì là vay không có TSĐB nên rủi ro trong hoạt động này cũng rất cao do đó Chi nhánh vẫn khá hạn chế và chỉ cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện nên có thể thấy dư nợ vay không có TSĐB vẫn không chiếm tỷ trọng cao như cho vay có TSĐB


2500

2000

1500

Có TSĐB

1000

Không có TSĐB

500

0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo


(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

c. Kết quả kinh doanh


Tổng thu nhập và chi phí trong giai đoạn này tăng với tốc độ khá cao. Trong tổng thu nhập và chi phí của Chi nhánh thì chủ yếu là thu nhập và chi phí từ họat động huy động vốn và cho vay. Theo đặc thù hoạt động của hệ thống BIDV, các khoản thu và chi trong họat động huy động vốn và cho vay của mỗi chi nhánh gồm:

- Các khoản thu nhập: Thu lãi cho vay đối với khách hàng, thu lãi bán vốn huy động cho BIDV Hội sở chính.

- Các khoản chi phí: Chi trả lãi huy động vốn đối với khách hàng, chi trả lãi mua vốn để cho vay đối với BIDV Hội sở chính.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm


2013

Năm


2014

Năm


2015

2014/2013

2015/2014

+/-

%

+/-

%


1. Tổng thu nhập


338,10


422,26


496,67


84,16


24,89


74,41


17,62


Trong đó: Thu lãi cho vay


153,42


199,81


261,61


46,39


30,24


61,80


30,93


2. Tổng chi


300,62


362,08


413,79


61,46


20,44


51,72


14,28


Trong đó: Chi trả lãi


121,19


138,71


128,74


17,52


14,46


-9,97


-7,19


3. Chênh lệch thu chi


37,48


60,18


82,88


22,71


60,59


22,70


37,71

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế) Về tổng thu nhập: Nhìn chung, tổng thu nhập của Chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2013 tổng thu nhập đạt được là 338,10 tỷ đồng nhưng qua năm 2014 tổng thu nhập đã tăng 24,89% tương ứng tăng 84,16 tỷ đồng. Năm 2015, tổng thu nhập đã là 496,67 tỷ tức tăng 17,62% so với năm 2014. Điều này cho thấy răng tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh khá tốt. Tổng thu nhập của Chi nhánh đạt được những hiệu quả như vậy không thể không nói đến thu nhập từ hoạt động cho vay. Thu lãi cho vay luôn chiếm đến hơn 45% trong cơ cấu tổng thu nhập. Năm 2013 lãi cho vay đạt được là 153,42 tỷ đồng đến năm 2014 tăng 30,24% tức tăng 46,39 tỷ và qua năm 2015 lãi cho vay đã là 261,61 tỷ tăng 30,93% so với năm 2014. Thu lãi từ hoạt động cho vay tăng đều qua các năm cho thấy chi nhánh ngày càng hoàn thiện phát huy những thể mạnh trong công tác quan hệ và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh ngày càng đầu tư và mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp cận và thu hút khách hàng, tạo lòng tin vững chắc cho khách hàng. Lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng đông cùng với công tác quản trị tín dụng

của ngân hàng ngày càng được hoàn thiện nên số tiền thu từ hoạt động cho vay ngày càng tăng.

Về tổng chi phí: Cũng như tổng thu nhập, chi phí của chi nhánh cũng sẽ tăng. Năm 2014 chi phí tăng 20,44% tức tăng 61,46 tỷ đồng so với năm 2013, năm 2015 tăng 14,28% so với năm 2014. Sở dĩ tổng chi phí của chi nhánh khá cao tăng đều qua các năm là vì vốn huy động của ngân hàng tăng kéo theo chi phí từ hoạt động huy động vốn tăng, cũng như là những khoản chi phí khác như: chi phí cho nhân viên, chi phí nội bộ trong hệ thống,… làm tăng tổng chi phí của ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu cho thấy ngân hàng vẫn đang hoạt động hiệu quả. Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi trả lãi luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn. qua 3 năm do nguồn vôn huy động tăng nên nhìn chung chi phí trả lãi cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng thấp, đặc biệt năm 2015 chi phí trả lãi còn giảm 9,97 tỷ đồng tức giảm 7,19% so với năm 2014. Nguyên nhân điều này là do trong năm 2015 Chi nhánh đã huy động được nhiều nguồn vốn với giá rẻ như huy động từ Công ty TNHH thương mại Carlsberg, TNHH MTV sổ xố kiến thiết Thừa Thiên Huế, ...

Về khoản chênh lệch thu chi: Có thể thấy rằng khoản mục này chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là thu nhập và chi phí. Qua bảng 2.4 có thể thấy rằng, chênh lệch thu chi tăng trong giai đoạn 2013 – 2015, trong đó năm 2014 khoản chênh lệch đã tăng 60,59% so với năm 2013, đến năm 2015 đã đạt được 82,88 tỷ tức đã tăng 37,71% so với năm 2014. Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2015 không được tốt như 2014 là do các khoản chi phí khác tăng lên đột biến đặc biệt có thể kể đến là chi phí nội bộ nên tốc độ tăng có thể giảm đi nhưng nhìn chung vẫn đang có xu hướng tăng nên có thể nói Chi nhánh vẫn đang hoạt động tốt. Đây là dấu hiệu tích cực thể hiện khả năng quản lý tốt của lãnh đạo và sự cố gắng không ngừng nghỉ của toàn thể nhân viên trong Chi nhánh. Trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng nhưng BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế vẫn luôn duy trì tăng trưởng lợi nhuận là một biểu hiện tốt trong họat động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế.


600

500

400

300

Tổng Thu Nhập

Tổng Chi Phí

200

100

0

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015


Biểu đồ 2.6: Kết quả kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tổng hợp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Nhìn chung, có thể thấy Chi nhánh là một trong những Ngân hàng TMCP có kết quả kinh doanh tốt trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh luôn tuân thủ và thực hiện đúng đắn chủ trương của NHNN và của Hội sở chính. Từ đó tiến hành các hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của đất nước nói chung. Chi nhánh ngày càng chiếm được vị thế cao trong lòng khách hàng, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.

2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế ngay từ khi được thành lập đã và đang phát huy được thế mạnh và nâng cao được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng thì công tác cho vay theo dự án tại Chi nhánh cũng ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, khẳng định được ưu thế của mình trong lĩnh vực này. Vốn được đầu tư chủ yếu vào việc nâng cao năng

lực và xây dựng mới các công trình trọng điểm, đầu tư thiết bị thi công sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình thuỷ điện… của một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tín nhiệm, các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng trả nợ và có đủ TSĐB. Với việc đầu tư cho các dự án lớn ngày càng gia tăng thì để nâng cao hiệu quả của công tác cho vay đối với dự án, công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh cũng phải được quan tâm thích đáng

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh thông thường được thông qua các phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, cũng như một số phòng khác có liên quan và quy trình thẩm định được thực hiện theo đúng quy trình của BIDV đề ra. Tuy nhiên quy trình này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư xin vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả về mặt chất lượng cũng như thời gian của công tác thẩm định. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định cũng có thể xem xét bỏ qua một số nội dung nếu không phù hợp.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh như sau:


KHÁCH HÀNG PHÒNG QHKH PHÒNG QLRR


Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra

Nhận hồ sơ và kiểm tra sơ bộ

Nhu cầu, cung cấp thông tin


Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định

Đề nghị bổ sung thông tin


Thẩm định

Thẩm định rủi ro


Báo cáo thẩm định

Báo cáo thẩm định rủi ro


Trình Trưởng phòng

QHKH

Trình Trường phòng

QLRR


Phê duyệt rủi ro của PGĐ phụ trách QHKH

Phê duyệt rủi ro của PGĐ phụ trách QLRR

Khách hàng xem lại, chỉnh sửa, bổ sung



Hội đồng thẩm định Chi nhánh, Hội sở ( nếu cần )


Từ chối


Lưu hồ sơ

Ký hợp đồng và giải ngân


Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế


(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp - BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế)

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí