ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn
Đoàn Văn Nhật Huy Th.S Phạm Quốc Khang Lớp: K46A Tài Chính
Huế, tháng 5/2016
Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy, cô Trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đó là nền tảng và cũng là hành trang chắp cánh cho tôi sau này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến Th.S Phạm Quốc Khang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tiếp theo, xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã cho phép tôi được thực tập tại đây. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các anh chị nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng, đặc biệt là các anh chị phòng Quản trị tín dụng đã luôn tận tình quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập, đã giúp tôi thu thập thông tin, số liệu điều tra và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu phục vụ cho công việc sau này.
Trong quá trình thực tập và chuẩn bị khóa luận, do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức nên khóa luận chắc chắn có nhiều sai sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô và các bạn để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên
i
Đoàn Văn Nhật Huy
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hoạt động tín dụng đóng một vai trò quan trọng đối với các Ngân hàng và một trong những hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng chính là cho vay dự án đầu tư. Tuy nhiên cũng như các hình thức cho vay khác, cho vay dự án đầu tư mặc dù mang lại thu nhập đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Đặc biệt trong quá trình hội nhập hiện nay thì số lượng các dự án ngày một gia tăng nên công tác lựa chọn, thẩm định dự án đầu tư ngày càng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để có thể giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro, hạn chế tình trạng mất vốn đầu tư. Do đó, công tác thẩm định dự án đầu tư cũng đang dần được chú trọng tại ngân hàng. Xuất phát từ thực trạng chung đó và thực tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế nên tôi chọn đề tài “Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013- 2015, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
Phần nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm ba chương : Chương 1 là cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư. Chương 2, đề tài tập trung phân tích tình hình kinh doanh, thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hang, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và giải thích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. Chương 3 đề câp định hướng trong thời gian tới của Ngân hàng và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
Với kiến thức còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như hạn chế số liệu và thời gian nghiên cứu nên khóa luận chắc chắn có nhiều sai sót. Hy vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt | Giải thích | |
1. | BIDV | Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam |
2. | CIC | Credit Information Centre: Trung tâm thông tin tín dụng |
3. | DAĐT | Dự án đầu tư |
4. | KHDN | Khách hàng Doanh Nghiệp |
5. | KHCN | Khách hàng Cá Nhân |
6. | NHNN | Ngân hàng nhà nước |
7. | NHTM | Ngân hàng thương mại |
8. | TMCP | Thương mại Cổ phần |
9. | TSĐB | Tài sản đảm bảo |
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 2
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Nhtm
- Tình Hình Huy Động Vốn Tại Bidv Chi Nhánh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2013-2015
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ vii
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nội dung nghiên cứu 3
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 4
1.1. Dự án đầu tư 4
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư 4
1.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư 5
1.1.3. Vai trò của dự án đầu tư 6
1.1.4. Yêu cầu đối với dự án đầu tư 7
1.1.5. Phân loại dự án đầu tư 7
1.2. Thẩm định dự án đầu tư 9
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 9
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư 9
1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 10
1.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 12
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHTM 19
1.3.1. Nhân tố khách quan 19
1.3.2. Nhân tố chủ quan 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ ... 23
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam 23
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Thừa Thiên Huế 24
2.1.2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Thừa Thiên Huế 24
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Thừa Thiên Huế 25
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thừa Thiên Huế 25
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 27
2.1.3.1. Tình hình lao động tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 27
2.1.3.2. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Thừa Thiên Huế 29
2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 39
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 40
2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 46
2.2.3. Kết quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế . 48
2.3. Ví dụ minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế 53
2.4. Đánh giá chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 64
2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 64
2.4.1.1. Về quy trình thẩm định 64
2.4.1.2. Về nội dung thẩm định 64
2.4.2. Những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 66
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế 68
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 68
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 71
3.1. Định hướng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Thừa Thi n Huế đối với công tác thẩm định dự án đầu tư 71
3.1.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh Thừa Thiên Huế 71
3.1.1.1. Định hướng chung 71
3.1.2.2 Định hướng cho công tác thẩm định dự án đầu tư 71
3.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại trong quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư Và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế 72
3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân viên thẩm định 72
3.2.2. Giải pháp thu thập, xử lý thông tin báo cáo đầu tư 73
3.2.3. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 73
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định 74
3.2.5. Giải pháp về chiến lược khách hàng 74
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
1. Kết Luận 75
1.1. Những hạn chế, thiếu sót của đề tài 75
1.2. Hướng phát triển đề tài 76
2. Kiến nghị 76
2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 76
2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Công thức tính các chỉ tiêu tài chính 16
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 ...28 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 30
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 33
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 37
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Nội dung thẩm định dự án đầu tư 12
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 25
Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế 41
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn 31
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng 32
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn 34
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng 35
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo 36
Biểu đồ 2.6: Kết quả kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2015 39
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng là hoạt động đóng vai trò quan trọng, là nguồn thu nhập chính của các NHTM và một trong những hoạt động tín dụng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng chính là cho vay dự án đầu tư. Tuy nhiên, cũng như các hình thức cho vay khác, cho vay dự án đầu tư mặc dù mang lại thu nhập đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao. Vì đặc thù của hoạt động cho vay này vừa phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của chính bản thân ngân hàng cũng như sự biến động của nền kinh tế, chính trị. Do vậy, trước khi đi đến quyết định cho vay các ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư một cách toàn diện, cẩn thận và kỹ lưỡng. Đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay thì số lượng các dự án đầu tư ngày một gia tăng nên công tác lựa chọn, thẩm định dự án đầu tư càng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để có thể giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro, hạn chế tình trạng mất khả năng trả nợ các nguồn vốn đầu tư của ngân hàng. Là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang là nhà tài trợ đối với nhiều dự án đầu tư trong nước, là một thương hiệu tin cậy đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nên ngân hàng đã và đang không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư để có thể đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đầu tư của khách hàng cũng như xứng đáng với niềm tin mà khách hàng dành cho ngân hàng.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay là yêu cầu cấp thiết cho NHTM nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động ngân hàng, cùng với sự kế thừa ưu điểm từ những đề tài trước và đồng thời đề tài này cũng phù hợp với năng lực bản thân nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế”
làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Để từ đó hoàn thiện kiến thức chuyên môn, tiếp cận nghiên cứu tình hình công tác thẩm định dự án đầu tư và mong muốn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cho công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những lý luận về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu thứ cấp: Thông tin và số liệu được lấy từ phòng Kế hoạch – Tổng hợp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015; và một số nguồn thông tin khác từ phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
-Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Thu thâp thông tin, kiến thức thực tế từ các nhân viên trong chi nhánh ngân hàng, những người có kinh nghiệm đảm bảo tính khách quan, xác thực cho đề tài.
-Phương pháp quan sát: Quan sát từ giai đoạn tìm kiếm khách hàng, tư vấn, thẩm định dự án tại phòng Quan hệ khách hàng và xét duyệt hoàn thiện hồ sơ tại phòng Quản lý rủi ro.
-Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi đã thu thập các số liệu thô sẽ tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu thu thập được ở ngân hàng để tính toán, phân tích, đánh giá.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có kết cấu như sau:
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận về thẩm định dự án đầu tư.
Chương2: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực thể mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.
Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định”.
Ở Việt Nam, theo Nghị định 52/1999/NĐ – CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, dự án đầu tư được định nghĩa như sau: “Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp)”.
Ngoài ra, theo khoản 8, Điều 3, Luật Đầu Tư, khái niệm dự án đầu tư còn được trình bày: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.
Về mặt hình thức, DAĐT là tập tài liệu trình bày một cách chi tiết về các chính sách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Về mặt nội dung, DAĐT là tổng thể các hoạt động có liên quan với nhau và được kế hoạch hóa nhằm đạt được những mục tiêu bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định thong qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Trên góc độ quản lý, DAĐT là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện mọi công cuộc đầu tư. DAĐT còn là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, lao động,… để đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.
Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng bao gồm các thành phần chính như sau:
Các mục tiêu đạt được khi thực hiện dự án:
- Mục tiêu trực tiếp: Là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong khuôn khổ nhất định và khoảng thời gian nhất định.
- Mục tiêu phát triển: Là mục tiêu mà dự án góp phần thực hiện, mục tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng.
Các hoạt động của dự án: là những hành động hoặc nhiệm vụ được thực hiện nhằm chuyển hóa các nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động của dự án đều mang lại kết quả tương ứng.
Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án.
Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư của dự án.
Thời gian: Thời gian thực hiện DAĐT cần được cố định, có thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể. Chu trình của dự án được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả.
1.1.2. Đặc điểm dự án đầu tư
Theo Nguyễn Bạch Nguyệt (2007) thì dự án đầu tư có những đặc điểm cơ bản sau:
Dự án đầu tư có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định. Mỗi dự án lại là một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.
Dự án đầu tư có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. Dự án trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển và kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi.