Tiến Hành Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Là Giải Pháp Bắt Buộc Để Tạo Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Của Chủ


Vì vậy chúng ta không thể đi theo con đường CNH tuần tự của các nước tư bản trước kia sẽ mất tới hàng trăm năm mà phải kết hợp giữa CNH với HĐH, giữa CNH, HĐH với phát triển KTTT. Đối với Việt Nam để tồn tại trong tiến trình toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay phải biết nắm lấy thời cơ, tranh thủ nắm bắt tri thức khoa học và CN mới, những thành quả của kinh tế tri thức chắc chắn sẽ giúp chúng ta từ một nước phát triển trung bình vươn lên thành nước phát triển sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2.2. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là giải pháp bắt buộc để tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã khẳng định rằng, mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập một cách vững chắc trên nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Bất cứ quốc gia đang phát triển nào muốn trở thành nền kinh tế hiện đại đều phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền sản xuất hiện đại.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ kỹ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao, dựa trên trình độ KH&CN hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sở dĩ chiến thắng được sản xuất phong kiến là do tạo ra nền đại công nghiệp. Lênin đã từng nói chủ nghĩa xã hội chỉ có thể chiến thắng phương thức sản xuất tư bản khi có nền sản xuất hiện đại, có năng suất lao động cao hơn gấp nhiều lần so với chủ nghĩa tư bản hiện có. Hay nói cách khác, chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ được xây dựng


trên cơ sở khi mà lực lượng sản xuất của xã hội xã hội chủ nghĩa cao hơn nhiều nhiều lần so với chủ nghĩa tư bản, khi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật lớn hơn của chủ nghĩa tư bản thì chủ nghĩa xã hội hiện thực là ước mơ mà thôi. Để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội thì phải CNH, HĐH đất nước đây là giải pháp bắt buộc nhất là đối với nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản như ở Việt Nam. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội", "Muốn đảm bảo đời sống sung sướng mãi mãi, phải công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa" [58, tr.13-159].

Trong điều kiện cuộc cách mạng KH&CN đang diễn ra mạnh mẽ, kinh tế thế giới sẽ có những biến động to lớn, theo chiều hướng chuyển mạnh sang KTTT. Lực lượng sản xuất của xã hội loài người bước lên một thang bậc mới, với sự tăng vọt về năng suất, chất lượng, hiệu quả, các nước không đủ khả năng sẽ bị tụt hậu. Vì vậy để xây dựng thành công chủ nghĩa xã ở nước ta hiện nay thì phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Theo đó có thể nói, CNH, HĐH ở Việt Nam không chỉ khác với các nước đã tiến hành CNH về nội dung, hình thức, quy mô, cách thức tiến hành mà cả mục tiêu chiến lược. Chính sự khác biệt này đã làm nên tính đặc thù của sự nghiệp CNH, HĐH mà chúng ta đang tiến hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

2.1.2.3. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn

Nói tới hội nhập kinh tế là nói tới việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Hiện nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 169 nước trong đó có tất cả các nước láng giềng và các nước lớn có quan hệ thương mại với trên 225 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của hầu hết các tổ chức quốc tế chủ yếu như: Thành viên của hiệp hội các quốc

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 6


gia Đông Nam Á (ASEAN) và bắt đầu tham gia khu vực mậu dịch tự do Asean (AFTA); Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC); đặc biệt 7/11/2006 nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Cũng chính từ môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, CN mới, kinh nghiệm quản lý mở rộng thị trường để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới là một xu thế tất yếu, ngày nay không một nền kinh tế nào có thể đứng cô lập mà phát triển được, Việt Nam không thể nằm ngoài dòng chảy đó.

Quá trình hội nhập kinh tế sẽ mang lại những cơ hội to lớn mà nếu biết tranh thủ sẽ có tác động tích cực đến việc rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước, song cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt. Chủ động hội nhập vào kinh tế thế giới là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Không thể thoát cảnh nghèo nàn, lạc hậu, nếu đứng ngoài, biệt lập với thế giới, đặc biệt khi định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, càng không thể đóng cửa mà phải tận dụng mọi nguồn lực, trong đó nguồn ngoại lực là quan trọng. V.I.Lênin đã từng nói: Chủ nghĩa xã hội = Chính quyền Xô Viết + trật tự đường sắt Phổ + Kỹ thuật và cách tổ chức các tờrớt Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ..., qua đó chúng ta hiểu rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở những thành tựu cao nhất của KH&CN hiện đại. Với lợi thế về nguồn nhân lực và lợi thế của nước đi sau trong một vùng mà CN, tư bản và tri thức kinh doanh đang di chuyển nhanh chóng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực. Tuy nhiên đó mới chỉ là tiềm năng và cơ hội. Điều kiện đủ là phải quyết tâm thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, mạnh dạn đổi mới để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các


thành phần kinh tế, tích cực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là những yếu tố quan trọng để tích lũy nhanh và kinh tế phát triển có hiệu quả.

Như vậy, bất cứ một tỉnh, thành phố nào ở Việt Nam muốn nhanh chóng thoát nghèo, trở thành thành phố hiện đại thì việc thực hiện đường lối CNH, HĐH với phát triển KTTT là việc cần thiết. Đây cũng chính là thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý, đặc thù của địa phương mà đưa ra những chính sách cụ thể, lựa chọn cho tỉnh hay thành phố mình những ngành nghề phù hợp để phát triển.

2.1.2.4. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức do tác động nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội

Tác động của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người. Trong nền KTTT, các quy trình sản xuất đều được tự động hoá. Máy móc không chỉ thay thế con người những công việc nặng nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy. Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới, và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, mặt trái CNH, HĐH, nền KTTT đang đặt ra những thách thức rất lớn, đó là sự cách biệt giàu nghèo, sự phân hoá giữa một bên là các quốc gia, dân tộc biết nắm bắt và khai thác những nguồn lợi từ KH&CN, và một bên là các quốc gia, dân tộc không có hoặc chưa phát triển những CN đó. Vì vậy với sự phát triển như


vũ bão của KH&CN, quốc gia nào, dân tộc nào nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được CN thì sẽ khai thác được nhiều hơn, nhanh hơn lợi thế của mình. Cũng chính từ đây nảy sinh một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh nguồn nội lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc. Sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay tất yếu phải khai thác được những tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy phát triển KH&CN, coi đó là một điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu của giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Nhận thức tính tất yếu, sự cần thiết và tác động nhiều mặt của CNH, HĐH trong bối cảnh mới của thế giới và trong nước, kể từ Đại hội IX, Đảng ta nêu chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với từng bước phát triển KTTT. Chủ trương này được tiếp tục khẳng định tại Đại hội XI với yêu cầu cấp thiết hơn: " Phát triển mạnh khoa học, CN làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước" [36, tr 218].

2.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TRÊN PHẠM VI MỘT TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM

Bất cứ tiến trình CNH, HĐH nào đều thực hiện hai nội dung cơ bản là: phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng đối với quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở một tỉnh, thành phố không phải chỉ thực hiện ở 2 nội dung, mà nó còn thể hiện ở sự phát triển KH&CN, thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức…và còn phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng khác nữa.


2.2.1. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam

2.2.1.1. Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại

Trong "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020", Đảng ta

xác định:

Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới CN quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu CN hiện đại, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn; ưu tiên phát triển CN; ứng dụng nhanh khoa học và CN vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nông thôn; sử dụng hợp lý CN dùng nhiều lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, đủ sức tiếp thu, cải tiến CN và sáng tạo CN mới gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh [36, tr.134].

Theo mục tiêu trên, cần áp dụng kỹ thuật, CN tiên tiến của thế giới để tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Hiện đại hóa một số khâu giữ vai trò quyết định đối với CN truyền thống chủ yếu là các ngành các ngành dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các lợi thế của địa phương và đất nước. Việc phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế nhằm tích lũy vốn, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là bước đầu để tạo tiền đề cần thiết cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành CN cao để phát triển KTTT.

Tập hợp trong nhóm này là các ngành như may mặc, giày dép, đồ gỗ, gia công các loại, lắp ráp đồ điện tử, chế biến lương thực - thực phẩm, thủy hải sản, đồ uống, các lĩnh vực dịch vụ phục vụ đời sống và kinh doanh mang tính truyền thống như buôn bán nhỏ, vận tải hàng hóa và hành khách, sửa


chữa phương tiện vận tải, đồ dùng gia đình và vô vàn các lĩnh vực khác...Tuy giá trị gia tăng thu được từ nhóm ngành này về cơ bản không nhiều, nhưng đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế vì có khả năng thu hồi vốn nhanh, linh hoạt thích ứng với môi trường kinh doanh đối với điều kiện cụ thể của nền kinh tế đang trong thời kỳ CNH. Trong khuôn khổ phát triển kinh tế tri thức ở đây có hai vấn đề đặt ra cho ngành là: 1) Đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng CN mới, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2) Chủ động thiết kế mẫu mã hàng hóa, đầu tư cho sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao nhằm đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng và tạo ra được những mặt hàng xuất khẩu mới của riêng mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

Thứ hai: Phát triển các ngành sử dụng CN tiên tiến, CN cao. Việc tập trung phát triển một số ngành CN cao, CN tiên tiến gắn với sự hình thành nền KTTT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đặc biệt đối với những tỉnh/thành phố đang tiến hành CNH, HĐH như Đà Nẵng.

CN cao là CN hội tụ được những tri thức, phương tiện và kỹ năng tổ chức để sản xuất [23, tr.15]. Đó là loại CN có hàm lượng cao về nghiên cứu KH và phát triển CN; tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc HĐH ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Nó đòi hỏi trang thiết bị khoa học tinh vi nhất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến [23, tr.14,15].

Đối với nước ta hay một tỉnh/thành phố nào hiện nay, việc lựa chọn phát triển CN cao trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đòi hỏi phải ưu tiên các ngành CN thông tin, CN sinh học, CN vật liệu mới, CN năng lượng mới và CN chế tạo, tự động hóa.

Nội dung của phát triển CN thông tin bao gồm phát các CN và phương tiện hiện đại để thu thập, xử lý, lưu trữ, sản xuất và truyền thông tin phục vụ cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vào các


lĩnh vực sản xuất và đời sống. Đây được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển CN của bất cứ thành phố nào ở Việt Nam .

Nội dung phát triển CN sinh học bao gồm các ngành nông nghiệp CN cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp dược phẩm và bảo vệ môi trường…, dựa trên thành tựu tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật, sinh hóa... Đây là loại CN cao cơ bản có vai trò quyết định trong việc tăng năng lực tạo ra lương thực, thực phẩm và các sản phẩm sinh học khác có chất lượng cao và an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của con người.

Nội dung phát triển CN vật liệu mới: đây là CN dựa trên khoa học vật liệu, khoa học về cấu trúc các hệ đông đặc, khoa học mô phỏng hệ nguyên tử... Việc tạo ra những vật liệu mới có tính năng sử dụng tốt, ứng dụng tốt như: polyme, kim loại và hợp kim, compozit hữu cơ, kim cương, vật liệu siêu cứng, vật liệu điện tử và quang tử, vật liệu biến đổi năng lượng, vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu cấu trúc nano... được sử dụng cho các ngành chế tạo máy, chế tạo loại máy móc tí hon, rôbốt, y học... và nhiều ngành kinh tế khác góp phần thúc đẩy nền KTTT và phát triển một xã hội tri thức bền vững.

Nội dung phát triển CN năng lượng mới: CN năng lượng mới bao gồm CN năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân. Đây là CN cao cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề rất phức tạp của giai đoạn sắp tới khi các nguồn năng lượng hóa thạch đang đe dọa cạn kiệt và sự ô nhiễm do khí thải từ chế biến và tiêu thụ năng lượng gây nên hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn đến nhiều thảm họa.

Nội dung phát triển CN chế tạo, tự động hóa: Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. Nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022