Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp (Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá)

thời. Bộ máy chính quyền các cấp chưa thực sự năng động trong điều hành công việc; cải cách thủ tục hành chính chậm. Nội dung, phương pháp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chậm đổi mới. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế như trong bồi dưỡng, nâng cao nhận thức tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; trong xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp uỷ, trong quản lý, phân công nhiệm vụ đảng viên, trong công tác cán bộ và công tác kiểm tra.

Chương 3. THỊ XÃ TUYÊN QUANG TRONG QUÁ TRÌNH

ĐÔ THỊ HOÁ 2001 – 2008

3.1. Tình hình chính trị

Bước vào thế kỉ XXI, nước ta đứng trước những thời cơ lớn, song cũng phải đối diện với không ít thách thức. Sau 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường; còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần sáng tạo và cần mẫn trong lao động sản xuất. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và xu hướng tích cực của thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; “Diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. [3,Tr. 334]

Mặc dù vậy, Qua gần một thập kỉ xây dựng và đổi mới, với Nghị quyết đề ra từ Đại hội Đảng bộ thị xã Tuyên Quang lần thứ XVI (tháng 11 - 2000), Đại hội: “Dân chủ - đoàn kết - đổi mới - phát triển”; Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Tập trung mọi nguồn lực, phát huy nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ , du lịch - nông, lâm nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh doanh, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thị xã Tuyên Quang văn minh, giàu đẹp. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2000 đến 2005, cùng với những tiềm năng, lợi thế và truyền thống quý báu ngày càng được củng cố, tiếp tục phát huy đã tạo điều kiện để Đại hội Đảng bộ thị xã Tuyên Quang

lần thứ XVII ( tháng 12 - 2005) đề ra những biện pháp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III theo hướng tiến lên thành phố.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị xã Tuyên Quang với quyết tâm đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, đột phá để phát triển. Tiến hành tập trung khai thác tiềm năng và thế mạnh, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế nhanh, vững chắc. Kết quả đã đạt được những thành tựu trong kinh tế - tăng trưởng đều qua các năm, thực hiện một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Quốc phòng an ninh được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền các cấp được tăng cường. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng có hiệu quả, nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

3.2. Chuyển biến về kinh tế

Karl Marx cho rằng: Lịch sử là sự tác động của kinh tế; sự cạnh tranh giữa các cá nhân, các tập đoàn, các giai cấp và các Quốc gia để giành nhau thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu và sức mạnh về kinh tế. Các chế độ chính trị, các giáo đoàn giáo hội, các công trình văn hóa, hết thảy đều xây dựng trên sự kiện kinh tế. Không ai chối cãi rằng kinh tế sử quan giảng cho ta hiểu được nhiều biến cố lịch sử. Lịch sử kinh tế không khác gì trái tim của xã hội. Từ nhận thức này, chúng ta cần phải nhìn nhận con đường xây dựng và phát triển kinh tế địa phương trong tình hình mới, những thời cơ và thách thức của cả dân tộc cũng như từng địa phương trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Thị xã Tuyên Quang, trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cùng nhiệm vụ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng để được công nhận thành đô thị loại III vào 2009, rồi tiến tới trở thành thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2010, với điều kiện là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và phát triển kinh tế đáp ứng quá trình đô thị hoá, trở thành nhiệm vụ nặng nề cho nhân dân các dân tộc thị xã cùng

chính quyền các cấp. Qua gần mười năm đầu của thế kỷ mới, kinh tế thị xã Tuyên Quang đã từng bước khởi sắc.

3.2.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế - tốc độ tăng trưởng kinh tế

Mặc dù nền kinh tế của thị xã phải đối đầu với những khó khăn và thách thức lớn, nhưng được sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Thị uỷ, HĐND và UBND thị, sự vào cuộc của các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc, thị xã Tuyên Quang đã khắc phục được nhiều khó khăn, thu được nhiều kết quả tốt trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Trong thời gian từ 2001 đến 2008, kinh tế của thị xã đạt được tốc độ phát triển tương đối cao và vững chắc ở hầu hết các lĩnh vực. Bước đầu trong thị xã đã hình thành các khu công nghiệp, khu du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông vận tải, trường học, lưới điện, bưu chính viễn thông... được đầu tư xây dựng và nâng cấp; đời sống nhân các dân tộc trong thị xã từng bước được nâng lên.

Thành tựu tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Trong tình hình chung của cả nước cũng như của tỉnh, nền kinh tế của thị xã những năm vừa qua đã có những bước tăng trưởng khá. Đến 2005 cơ cấu kinh tế của thị xã: nông, lâm nghiệp chiếm 7% tổng GTSX; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 40%; thương mại, dịch vụ, du lịch chiếm 53%...[29, tr.28] Với vị trí là trung tâm của tỉnh, kinh tế thị xã đã luôn đóng vai trò dẫn đầu.

Trong giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12% (của tỉnh là 11,04%). Trong hoạt động của 3 nhóm ngành chính thì hoạt động ngành công nghiệp - TTCN và xây dựng có tốc độ tăng trưởng 10,9%. Thể hiện ở giá trị gia tăng của mỗi ngành trong từng năm. Năm 2000 giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 28.317,5 triệu đồng, đến năm 2005 giá trị công nghiệp đạt

420.000 triệu đồng. Ngành dịch vụ tăng 13,6% trong giai đoạn 2001 - 2005 và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,8%/năm. [99, tr.17]


Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và tăng trưởng

Đơn vị: Tỷ đồng


TT

Ngành, lĩnh vực

2000

2005

2008

Tăng BQ

Tăng BQ






(%)

(%)






2001 - 2005

2006 - 2008


Tổng cộng

559186

929718

933610

12,0

13,5

1

Công nghiệp và xây dựng

216365

363000

227630

10,9

6,9

2

Dịch vụ

327981

531000

607920

13,6

18,57

3

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

14840

35718

53060

2,8

0,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tình hình thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2008 - 6

Nguồn:[15],[19],[20],[22]

Trong giai đoạn 2001 - 2008 các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Do điểm xuất phát của thị xã còn thấp, nên dù tăng tưởng kinh tế cao trong những năm qua, nhưng thu nhập bình quân đầu người cũng chưa thật đạt cao, đạt 6,3 triệu đồng/người (525.000 đồng/tháng) vào 2005. [20, tr.28]

Năm 2007, thị xã đã hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Tuyên Quang đến năm 2020; quy hoạch các ngành chủ yếu; quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp thị xã đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An, quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến 2015 quy hoạch phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phân 3 loại rừng; quy hoạch chung và điều chỉnh mở rộng quy hoạch mở rộng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020...[91]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thấy rõ tầm quan trọng của việc cần thiết phải nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng yêu cầu hội nhập của cả nước, lãnh đạo tỉnh, thị xã đã chú trọng hoạch định kế hoạch, định hướng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Cơ cấu kinh tế là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã đã dần chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thuỷ sản. Đến 2008, tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 15,6%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch, tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt 36,96% tổng GTSX; thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 57,65%; nông, lâm nghiệp đạt 5,39%. Trong khi đó cơ cấu kinh tế chung của tỉnh Tuyên Quang ở mức độ trung bình đối với các ngành kinh tế. Tỷ trọng công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt 30,35% tổng GTSX; thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 32,85%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 36,62%. [24, tr.1]

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 543 tỷ đồng, tăng 75,5%; thu ngân sách đạt 64 tỷ đồng, tăng 28%; thu nhập bình quân đầu người đạt 635 USD/người [100, tr.6]; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Những năm qua thị xã thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế nông

- lâm nghiệp đã có kết quả cao, điển hình là có những diện tích trồng rau, hoa đạt 80 - 100 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, thị xã còn quan tâm chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đã tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thị xã bước đầu đã có sự chuyển dịch đúng hướng, song còn chậm, đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế của thị xã trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm

năng phát triển. Chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thị xã.


3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá)

Với mục tiêu “Tập trung mọi nguồn lực, phát huy nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” công nghiệp - TCN và xây dựng đã và đang là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế thị xã. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã năm 2005 (giá 1994) đạt xấp xỉ 420 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10,9%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước (10,03%). Ngành công nghiệp và xây dựng của thị xã có sự phát triển nhanh chóng, bước đầu đã có sự đóng góp cho sự phát triển của toàn nền kinh tế , tỷ lệ đóng góp của ngành năm 2008 đạt gần 50%. [16, tr.215]

Từ năm 2001 - 2005, công nghiệp có bước phát triển khá. Sản lượng xi măng đạt 200.000 tấn/năm, quặng kẽm đạt 5.800 tấn/năm. Thủ công nghiệp được quan tâm tạo điều kiện để mở rộng quy mô và phát triển thêm ngành nghề mới. Năm 2005, tăng 1.022 hộ sản xuất thủ công nghiệp so với năm 2000. Số hộ nông nghiệp làm thủ công nghiệp tăng khá, năm 2005 có 2.030 hộ. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu: ván ép đạt 2.500 m3; cát sỏi đạt 155.000m3; sản xuất đá xây dựng đạt 90.000m3; bột barít đạt 15.000 tấn. Hình thành và phát triển nghề mây, giang, tre đan. [2, tr.359]

Năm 2006, các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất xây dựng các dự án đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết mở rộng ngành nghề, thị trường; duy trì và phát triển các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động. Xây dựng hai điểm sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp ở khu vực xóm 17- xã

Nông Tiến và xóm 1- xã Ỷ La để tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu thống kê năm 2005, trên địa bàn thị xã có gần 4.220 hộ sản xuất công nghiệp - TTCN [12, tr.99]. So với năm 2000, số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng hơn gấp 4 lần. Theo đó số người tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN cũng tăng lên nhiều. Tính đến hết năm 2005, toàn thị xã có trên 5.100 lao động tham gia sản xuất công nghiệp.

Điều đặc biệt quan trọng là số hộ nông nghiệp tham gia sản xuất công nghiệp - TTCN cũng tăng lên đáng kể. Năm 2005 đã có 2.030 hộ nông nghiệp chuyển sang sản xuất TTCN (chiếm 48,1% tổng số hộ sản xuất công nghiệp của thị xã). Đây là thành quả rất lớn mà ngành công nghiệp thực hiện được nhằm tạo việc làm và giải quyết vấn đề xã hội ở nông thôn của thị xã.

Các ngành công nghiệp chính hiện nay gồm: Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Tiểu thủ công nghiệp (mành cọ, làm chổi chít, hàng mây, tre, giang, chắp nứa, sơn mài..).

Giai đoạn này, số cơ sở tham gia sản xuất công nghiệp tăng trưởng rất nhanh. Ngành công nghiệp khai thác có nhịp tăng nhanh nhất, khoảng 45%/năm. Ngành tăng trưởng chậm nhất trong các ngành công nghiệp là công nghiệp điện, nước, tăng trưởng bình quân đạt 4,3 - 5%/năm. Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất, nhưng giai đoạn vừa qua tăng khoảng 14,3%/năm.

Sự phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp của thị xã thời gian qua, chủ yếu là do sự đóng góp rất lớn của công nghiệp chế biến. Năm 2005, riêng ngành này chiếm tới 85,15% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã, trong khi công nghiệp khai thác chỉ chiếm 5,76%, công nghiệp điện nước chiếm 8,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã. [16, tr.215]

Theo số liệu thống kê năm 2005, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã, tiếp đến là công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm 13,5%, còn lại là các ngành công nghiệp khác…

Nhờ có chính sách khuyến khích của các thành phần kinh tế, năm 2005, thị xã có 188 doanh nghiệp, trong đó có 45 doanh nghiệp tư nhân, 106 công ty trách nhiệm hữu hạn, 20 công ty cổ phần, 17 chi nhánh văn phòng đại diện, tăng 147 doanh nghiệp so với năm 2000. Tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 400 tỷ đồng. Có 13/25 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn đã cổ phần hoá. Một số doanh nghiệp chủ động mở rộng các hình thức liên doanh liên kết, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Các hợp tác xã thủ công nghiệp được củng cố và duy trì, có 3 hợp tác xã đã chuyển đổi thành công ty cổ phần, 9 hợp tác xã đang hoạt động. Kinh tế hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh tăng nhanh, hàng năm đóng góp trên 25% trong tổng số thu ngân sách thị xã [29, tr.35]. Thực hiện cơ chế khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế như miễn thuế hộ mới kinh doanh và hộ có thu nhập thấp; hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp học nghề thủ công; đào tạo nâng cao trình độ quản lý đội ngũ chủ nhiệm, kế toán hợp tác xã nông nghiệp.

Với quyết tâm cao và giải pháp phù hợp, giai đoạn này kinh tế của thị xã phát triển mạnh, với ngành nghề công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng đã chiếm 49,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 544 USD/người/năm.

Trong những năm 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế của thị xã đã có sự dịch chuyển ngày càng hợp lý. Công nghiệp quốc doanh giảm tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp từ 74,5% năm 2001 xuống 64,0% năm 2005. Điều này chứng tỏ sản xuất công nghiệp của thị xã đã có bước chuyển biến mạnh mẽ hơn theo kinh tế thị trường, qua đó khuyến khích được các thành phần kinh tế khác phát triển, vì thế đã thu hút được nhiều doanh nhân trong, ngoài thị xã

bỏ vốn đầu tư vào sản xuất. Thông qua đó, công nghệ sản xuất mới cũng từng bước được xây dựng, lắp đặt phục vụ sản xuất, tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao.

Thấy rõ tầm quan trọng của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của thị xã trong tình hình mới, thị xã đã tập trung cao độ vào việc khuyến khích các đơn vị, cá nhân trong cũng như ngoài thị xã tham gia khai thác tiềm năng cho sản xuất công nghiệp, như tổ chức các cơ sở chế biến bột đá, chế biến chè… tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và tạo hàng nghìn chỗ làm việc cho nhân dân địa phương. Trong thời gian này, phần mở rộng thị xã, khu công nghiệp Long Bình An đã được Chính phủ phê duyệt và tổ chức xây dựng.

Theo số liệu thống kê năm 2006 (số liệu làm tròn) thì một số sản phẩm chủ yếu đang được sản xuất trên địa bàn thị xã như ván ép 2.500 m3, cát, sỏi

260.000 m3, bột ba rít 23.000 tấn, xay xát lương thực 48.000 tấn, xi măng

199.000 tấn [14, tr.138]. Đã hình thành và phát triển được nghề mới mây, tre, giang đan. Thời gian tới, thị xã vẫn cơ bản duy trì nền công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ. Tuy nhiên, thị xã cũng còn nhiều tiềm năng phát triển và giải quyết tốt đầu ra cho nông nghiệp, song sẽ bị giới hạn, khó có thể tạo ra bước đột phá tăng trưởng cao.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp (tính cả phần được mở rộng) có quy mô lớn trên địa bàn như Nhà máy đường tại phường Minh Xuân, Nhà máy xi măng tại xã Tràng Đà với công suất 190.000 tấn/năm; Nhà máy Cơ điện nông nghiệp tại xã Hưng Thành; Nhà máy khai thác mỏ sắt và cán thép tại xã An Tường có công suất 15.000 tấn/năm, Nhà máy gạch Tuynel Viên Châu có công suất 25 triệu viên/năm; Nhà máy Barit Tuyên Quang có công suất

20.000 tấn/năm; Nhà máy chè Sông Lô tại xã Kim Phú có công suất 200 tấn/năm [16, tr.225]… Ngoài ra, thị xã còn có nhiều các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ khác.

Đến năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 580 tỷ đồng, hàng năm tăng hơn 13%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 167,9 tỷ đồng, hàng năm tăng 25,3%; lao động phi nông nghiệp có 30.239 người, chiếm 83,1%; giá trị xuất khẩu đạt 30,4 tỷ đồng. [2, tr.380]

Tuy tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa cao, nhưng đây là một bước tiến quan trọng, đánh giá xu thế hội nhập và phát triển của ngành công nghiệp thị xã và của tỉnh.


Về tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng, Tỉnh Tuyên Quang nói chung và thị xã Tuyên Quang nói riêng, trong những năm qua kinh tế tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển đáng kể. Trong báo cáo chính trị trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XVI đã chỉ rõ là phải tạo được sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trong đó công nghiệp và thủ công nghiệp được đưa lên hàng đầu, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển tiểu thủ công nghiệp cho những năm tiếp theo.

Ngay từ năm 2000, để phát triển mạnh sản xuất thủ công nghiệp của thị xã theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thị xã đã thông qua đề án phát triển thủ công nghiệp và tạo điều kiện môi trường pháp lý thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh

- dịch vụ, tiếp tục củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Tích cực phát triển kinh tế hộ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển để khai thác tối ưu về lao động, vốn, kỹ thuật, nguyên liệu….[100, tr.1- 5]

Đến tháng 7 năm 2008, trên địa bàn thị xã Tuyên Quang có trên 5.150 hộ gia đình làm các nghề thủ công nghiệp, 330 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 13 HTX thủ công nghiệp thu hút trên 7.000 lao động [16, tr.123]. Do chủ động triển khai các dự án, đề án phát triển các ngành nghề thủ công

nghiệp, nên thị xã đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp tham gia đầu tư, và đồng thời khuyến khích được các hộ gia đình, người lao động tích cực tham gia.

Đến đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của thị xã Tuyên Quang đạt trên 268 tỷ đồng, bằng 56,9% kế hoạch; trong đó giá trị sản xuất thủ công nghiệp ngoài quốc doanh đạt gần 97 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 161 tỷ đồng [100, tr.132], nhiều dự án phát triển thủ công nghiệp ở lĩnh vực sản xuất chế biến lâm sản, cơ khí... được doanh nghiệp, cá nhân đầu tư và đi vào hoạt động có hiệu quả, thu hút tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, sản xuất thủ công nghiệp thị xã phát triển không đồng đều, một số nghề mới được hình thành, song dần mai một, hoạt động của các HTX thủ công nghiệp còn đơn điệu, sản phẩm, giá trị sản xuất thấp.

Để đạt được giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 2008 đạt trên 498 tỷ đồng, cấp uỷ đảng chính quyền thị xã, và các xã, phường tiếp tục tạo cơ chế chính sách thu hút các nhà đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch, quan tâm đầu tư nguồn lực xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu thủ công nghiệp; chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên thanh niên vay các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vận động nhân dân duy trì các nghề hiện có và phát triển các nghề mới. Thị xã đã từng bước hình thành các làng nghề thủ công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, góp phần thu hút tạo nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động trên địa bàn.

Sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ ở Thị xã Tuyên Quang đã đóng góp tích cực cho nền kinh tế của Thị xã. Giá trị sản xuất thủ công nghiệp, dịch vụ năm sau luôn cao hơn năm trước, và ngày càng có nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển. Nhiều công dân của thị xã đã mạnh dạn thành lập các doanh nghiệp, đầu tư làm các nghề mới, tạo nhiều việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động tại điạ phương. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2022