động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.
2.1.1.2. Quan niệm về hiện đại hóa
Thuật ngữ HĐH đã được nhiều sách báo trong và ngoài nước bàn đến từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX khi hàng loạt nước ở Châu Á hóa rồng. Đến nay, cũng đã có những cách nhìn nhận khác nhau về HĐH:
Theo Nguyễn Thành Bang: "thực chất quá trình HĐH đất nước trong thời đại ngày nay là quá trình phát triển CN nhằm làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất, cơ cấu lao động và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, không ngừng nâng cao hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế" [54, tr.90]. Quan niệm này đã đồng nhất HĐH với CNH, đồng thời hạn chế quá trình HĐH chỉ trong phạm vi kinh tế.
Theo Nguyễn Thế Nghĩa, HĐH là "một quá trình, nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội của họ, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển" [54, tr.91]. Với quan niệm này, HĐH được hiểu là một quá trình thúc đẩy kinh tế và một số mặt cụ thể của xã hội trở nên hiện đại hơn, tuy nhiên chưa có tính khái quát và chưa đi vào thực chất của HĐH.
TS. Trần Hồng Lưu quan niệm "HĐH là quá trình sử dụng những thành tựu KH&CN hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất" [54, tr.94].
Trong các cuốn Từ điển Tiếng việt, "Hiện đại hóa" được hiểu là làm cho một cái gì đó mang tính chất hiện đại, tiên tiến, mang tính chất của thời đại ngày nay [84, tr.545].
Có thể bạn quan tâm!
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Trong Nước Về Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Những "khoảng Trống" Trong Nghiên Cứu Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Trên Phạm Vi Một Tỉnh, Thành Phố
- Tiến Hành Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Là Giải Pháp Bắt Buộc Để Tạo Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Của Chủ
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Tăng Nhanh Các Ngành Công Nghiệp, Dịch Vụ Có Hàm Lượng Tri Thức Và Giá Trị Gia Tăng Cao, Thúc Đẩy Tiến Bộ Xã
- Năng Lực Tạo Lập Nguồn Vốn Đầu Tư Phát Triển
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu HĐH là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay. Đây không chỉ là HĐH trong lĩnh vực kinh tế, mà nó còn bao hàm phạm vi rộng lớn hơn, đó là HĐH toàn bộ đời sống xã hội. Đối với các nước phát triển, HĐH là quá trình chuyển dịch từ xã hội dựa trên nền kinh tế công nghiệp lên xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức. HĐH là quá trình tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn. Do tiến hành CNH trong bối cảnh mới của thế giới nên bên cạnh việc dựa vào các nguồn lực trong nước, các nước đang phát triển còn tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài thông qua thu hút đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn và CN mới. Đây chính là kiểu CNH rút ngắn hiện đại.
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về CNH và căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam là một nước đi sau đang trong quá trình phát triển, Đảng ta tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (năm 1994), nêu chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn mới bằng con đường CNH, HĐH và nêu quan niệm:
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với CN, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học CN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [32, tr.65].
Đây là một quan niệm mới dùng để chỉ quá trình tiến hành xây dựng cơ
sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta phải đồng thời gắn kết hai quá trình CNH và HĐH trong từng bước phát triển.
2.1.1.3. Khái niệm về kinh tế tri thức
Nhân loại đã trải qua hai nền văn minh là văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp. Hiện nay đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên một nền văn minh mới cao hơn đó là nền văn minh trí tuệ. Theo đó, nền kinh tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và đang quá độ chuyển lên KTTT. Thực tế phát triển đúng như dự báo của C.Mác từ cuối thế kỷ XIX1. Năm 1995, Tổ chức Hợp tác và phát triển của các nước phát triển (OECD) đã đưa vào sử dụng thuật ngữ "Kinh tế tri thức" dùng để chỉ một nền kinh tế mới thay thế cho nền kinh tế công nghiệp mà nhân loại đang hướng đến. Đến năm 2000, tổ chức này cùng với Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nêu quan niệm: "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" [45, tr.98].
Thuật ngữ KTTT được đưa vào Văn kiện Đại hội X và Đại hội XI của Đảng ta và được hiểu: các hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, tri thức chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm xã hội và sự phát triển của nó được dựa trên bốn trụ cột: "i) Lực lượng lao động trình độ cao, chất lượng cao; ii) Hệ thống sáng tạo và ứng dụng CN có hiệu quả; iii) Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin, tin học hiện đại; và iv) Hệ thống thể chế xã hội và thể chế kinh tế hiện đại" [85, tr.153].
Tuy đến nay đã có nhiều quan niệm và giải thích khác nhau về KTTT, song nhìn chung các nhà khoa học đều có sự thống nhất trong nhận thức về
1 C.Mác đã dự báo: "Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và vào số lượng lao động đã chi phí..., mà đúng ra, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất" [57, tr 368-369].
bản chất của nền KTTT khác với hai nền kinh tế trước nó. Nếu trong quá trình sản xuất của nền kinh tế nông nghiệp dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, trong nền kinh tế công nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Trên thực tế, xu hướng phát triển KTTT đã được khởi động cách đây hàng chục năm, nhất là từ cuối những năm 70 thế kỷ XX khi trên thế giới bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng KH&CN hiện đại. Tuy nhiên, không có một nền kinh tế nông nghiệp hay nền kinh tế công nghiệp thuần túy. Tức là trong nền kinh tế nông nghiệp cũng đã chứa đựng một số yếu tố của nền kinh tế công nghiệp và trong nền kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn một số yếu tố của nền kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tri thức chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ các hoạt động thực tế, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất đều hết sức thấp kém. So với nền kinh tế nông nghiệp, trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn. Nó không chỉ là kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế, mà còn khám phá ra những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để đưa ra những sáng chế, phát minh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nền KTTT, tri thức là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội.
Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền KTTT, chủ thể là công nhân trí thức với công cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử dụng tri thức. Có thể hiểu kinh tế tri thức là một nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát triển KTTT là một xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Trong xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ CN, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức, KH&CN, kỹ năng của con người trở thành những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại chính là bước quá độ chuyển nền kinh tế công nghiệp lên nền KTTT.
Trong nền KTTT, vai trò của con người trong lực lượng sản xuất tuy không thay đổi, họ vẫn là chủ thể của quá trình sản xuất, sáng tạo và áp dụng những thành tựu mới của KH&CN, nhưng tính chất hoạt động và yêu cầu đặt ra đối với họ đã có sự thay đổi căn bản so với người lao động trong hai nền kinh tế trước. Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức, KH&CN là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động.
Phát triển KTTT đã và đang được diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển. Nhưng do sức hấp dẫn của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, mà KTTT đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển. Đã có một số nước đang phát triển thành công nhờ phát triển KTTT.
Nhận thức tầm quan trọng của KTTT trong quá trình CNH, HĐH đất nước, kể từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001), nước ta bước vào giai đoạn mới, giai đoạn CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT. Quan niệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT được hình thành trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước. Việt Nam không tiến hành CNH theo kiểu cũ, không lặp lại sai lầm nóng vội, chủ quan của giai đoạn CNH trước đây. Tiến trình CNH trong giai đoạn mới không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mới căn bản về CN. Con đường CNH, HĐH của nước ta cần được rút ngắn về thời gian. Phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận
dụng mọi khả năng để đạt trình độ CN tiên tiến, đặc biệt là CN thông tin, CN sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về KH&CN gắn với phát triển KTTT, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.1.4. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Bối cảnh quốc tế có những biến đổi mới xu hướng toàn cầu hóa và cách mạng KH&CN phát triển mạnh mẽ, một số nước công nghiệp phát triển đang chuyển lên nền KTTT, để khắc phục nguy cơ tụt hậu khá xa về CN và kinh tế thì nước ta phải tranh thủ áp dụng những thành tựu mới về KH&CN để phát triển. Do vậy quá trình CNH ở nước ta hiện nay phải gắn với HĐH; CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT như Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức [35, tr.28].
Một số nhà nghiên cứu khi nghiên cứu về tiến trình CNH ở nước ta hiện nay đã đưa ra kết luận:
CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân ở nước ta phải đồng thời kết hợp hai quá trình tuần tự và nhảy vọt, tuần tự từ thủ công lên nửa cơ khí rồi lên cơ khí hóa và nhảy vọt lên công nghệ hiện đại ở những khâu những ngành có điều kiện. Do đó, nước ta phải lồng ghép hai hệ thống công nghệ: công nghệ cổ điển (cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa…) và công nghệ hiện đại (công nghệ tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa…) [41, tr.374].
Theo tử điển Tiếng Việt gắn có nghĩa là "có quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau" [84, tr.474]. Như vậy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, là con đường, cách thức của nước đi sau nhằm rút ngắn quá trình phát triển để sớm trở thành một nền kinh tế hiện đại.
Từ quan niệm chung về CNH, HĐH, kinh tế tri thức có thể hiểu một cách khái quát CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: là quá trình sử dụng một cách phổ biến trí lực của con người, CN luôn được đổi mới sáng tạo vào tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tạo ra những ngành mới, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta hiện nay được thể hiện ở các nội dung sau: i) Kết hợp CN truyền thống và CN hiện đại; ii) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức, thúc đẩy tiến bộ xã hội; iii) Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai (Research and Deployment - R&D); iv) Coi trọng phát triển CN thông tin; v) Kết hợp phát triển CN nội sinh và CN ngoại sinh; vi) Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa.
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta là con đường, cách thức lựa chọn phát triển trong bối bối cảnh mới khi nhân loại bước vào thế kỷ 21. Trong đó, điểm nổi bật là phải gắn kết CN truyền thống với CN hiện đại trên cơ sở coi trọng yếu tố tri thức; phát huy lợi thế của đất nước, địa phương, nâng cao năng lực sản xuất những ngành công nghiệp có tính nền tảng; đồng thời phát triển mạnh các ngành kinh tế dựa vào tri thức, CN cao, CN tiên tiến như CN thông tin, CN vật liệu, CN năng lượng… tạo ra nhiều CN mới, sản phẩm mới, việc làm mới đạt tốc độ tăng trưởng cao, hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới.
2.1.2. Sự cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
2.1.2.1. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức để nhanh chóng thoát khỏi lạc hậu
CNH được bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đây là con đường tất yếu của mọi quốc gia muốn phát triển, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. CNH tạo lập một nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến, thúc đẩy sản xuất đạt năng suất, hiệu quả, chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Còn HĐH chỉ mới bắt đầu thực hiện và gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ giữa thế kỷ XX đến nay. Thực chất HĐH là quá trình sử dụng những thành tựu khoa học và CN hiện đại và những kinh nghiệm lịch sử để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất làm cho nó trở nên hiện đại hơn, tiên tiến hơn.
Trong thời đại mà nền KTTT là tài sản chung của nhân loại; CN thông tin và truyền thông đóng vai trò chủ chốt trong mọi lĩnh vực; các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng tri thức cao chiếm đa số; đầu tư vô hình cho con người giáo dục, khoa học và văn hóa lớn hơn đầu tư hữu hình cho cơ sở vật chất, CN đổi mới rất nhanh vòng đời CN được rút ngắn, tương lai trong thế kỷ XXI không còn công nhân trực tiếp lao động chân tay vì nền sản xuất hoàn toàn tự động hóa, thì việc áp dụng những thành tựu KH&CN vào quá trình CNH, HĐH là điều mà không một quốc gia nào được bỏ lỡ. CNH, HĐH theo quan điểm của Đảng ta là sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với CN, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại. Theo tác giả khi áp dụng nền kinh tế tri thức để rút ngắn quá trình này chính là sử dụng một cách phổ biến trí lực của con người cùng với CN, phương tiện hiện đại trong mọi lĩnh vực luôn được đổi mới để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.