Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Tăng Nhanh Các Ngành Công Nghiệp, Dịch Vụ Có Hàm Lượng Tri Thức Và Giá Trị Gia Tăng Cao, Thúc Đẩy Tiến Bộ Xã


Các ngành cơ khí chế tạo chuyển sang sử dụng các CN mới nhất là vật liệu, CN số hóa để chế tạo máy công cụ điều khiển theo chương trình với các dây chuyền thiết bị tự động, các phương tiện vận chuyển hiện đại thì giá trị có thể gia tăng nhiều lần, nhờ đó từng bước phát triển KTTT.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy tiến bộ xã hội

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.

Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế...và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng. Trong cơ cấu của nền kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác. Cơ cấu kinh tế hợp lý là điều kiện tăng trưởng, phát triển, do đó CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc chuyển cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác, thay đổi tỷ trọng và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành trong nền kinh tế để tạo ra sức mạnh, hiệu quả, định hướng phát triển mới của nền kinh tế.. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, được đặc trưng bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức, các ngành kinh tế chủ yếu sẽ được thay thế bằng các ngành kinh tế công nghiệp phần mềm với hàm lượng tri thức cao. Trong đó các yếu tố như: thông tin, giáo dục, tri thức sẽ được coi là các ngành công nghiệp mới và ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức làm biến


đổi kết cấu và cơ cấu của các ngành công nghiệp truyền thống. Trong tương lai không xa ngoài ba khu vực chính công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sẽ thêm một khu vực nữa CN tri thức, CN sáng tạo được nhận định là ngành công nghiệp cốt lõi, đem lại giá trị kinh tế cao.

Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta hiện nay theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp hiện đại, hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỷ lệ nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm dần, mặc dù sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng, đáp ứng cao hơn những yêu cầu về sản lượng và chất lượng cho con người. Nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sẽ được thay thế bởi nền sản xuất nông nghiệp hiện đại với sự trợ giúp đắc lực của các thành tựu KH&CN tiên tiến. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức tăng lên mạnh mẽ. Ở đây các hoạt động kinh tế từ dịch vụ và CN cao trở thành chủ yếu, bởi khu vực này tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất. Cụ thể là:

Ngành công nghiệp phát triển theo hướng kết hợp giữa các ngành sử dụng nhiều lao động với đi nhanh vào một số ngành lĩnh vực có CN cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc… Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Ngành nông nghiệp phát triển theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ KH&CN nhất là CN sinh học. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến, đặt việc bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế lên hàng đầu, coi trọng bảo đảm vệ sinh công nghiệp trong chế biến, tạo tính đặc thù của sản phẩm và tạo lập thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 7

Ngành dịch vụ phát triển theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng như du lịch, bảo hiểm vận tải hàng không, xây dựng, xuất khẩu lao động… HĐH các ngành dịch vụ: thương mại, tài chính, ngân hàng, viễn thông, logistic và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác, dịch vụ KH&CN, đó là những ngành có hàm lượng tri thức cao và cho giá trị gia tăng cao nhất. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tăng cường sự hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ. Ðồng thời, tập trung tăng cường xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch tài chính ngân hàng, thu kiều hối, và bưu chính viễn thông, vận tải đường không và đường biển.

Trên cơ sở chiến lược cơ cấu kinh tế chung của cả nước, mỗi tỉnh, thành phố phải xác định cho được một cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện và lợi thế của mình, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nội dung này, điều quan trọng là việc hoạch định chính sách và cơ chế vận hành của các tỉnh/thành phố phải được dựa trên tri thức, coi tri thức là nền tảng của sự phát triển.

2.2.1.3. Coi trọng việc gắn giữa nghiên cứu và triển khai (Research and Deployment)

Sự phát triển của KH sẽ tạo cơ hội giúp phát triển các CN mới, do đó phát triển các ngành nghề theo hướng giảm thiểu tiêu hao sức cơ bắp sang coi trọng yếu tố tri thức trong giá trị sản phẩm. Khoa học là yếu tố nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh/thành phố, quốc gia cũng như của từng doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.

Phát triển KH&CN mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, với điều kiện những phát minh, đề tài nghiên cứu phải thật sự có giá trị nghĩa là phải phù hợp với yêu cầu của sản xuất, của thị trường, phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất. Hay nói cách khác phát triển KH phải gắn với nghiên cứu và triển khai. Để làm được điều


này cần có sự kết hợp giữa đào tạo với sản xuất, nghiên cứu KH thực nghiệm gắn với ngành nghề. Không ai khác chính các trung tâm, viện nghiên cứu, thiết kế là đầu mối trong việc giải quyết các vấn đề trong CN sản xuất, xây dựng qui trình sản xuất từ đó chuyển giao CN cho các doanh nghiệp. Hơn nữa các công ty biết tập hợp, khai thác hiệu quả các nguồn tri thức tiên tiến trong và ngoài nước, đặt hàng cho phòng thí nghiệm của các trường đại học, viện nghiên cứu… đảm bảo cho việc nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các CN tiên tiến luôn đổi mới, sáng tạo CN, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh ở quy mô quốc gia và quốc tế. Như Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã đặt ra: giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận thực tiễn do cuộc sống đặt ra; đổi mới nâng cao trình độ CN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành CN cao... đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Điều này chứng tỏ việc phát triển KH và lựa chọn CN dù hiện đại đến đâu nhưng quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đất nước.

2.2.1.4. Coi trọng phát triển công nghệ thông tin

Tác động của CN thông tin đối với xã hội loài người vô cùng to lớn, nó không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế mà còn là chìa khoá để mở cánh cổng vào nền KTTT. Ứng dụng và phát triển CN thông tin nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH. Cũng như ở các nước trên thế giới, CN thông tin có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, làm giảm đáng kể chi phí giao dịch trong kết nối bạn hàng và trong thực hiện hàng hóa và dịch vụ. Đây cũng là ngành mà Việt Nam hay một số tỉnh/thành phố trên đất nước có lợi thế phát triển đặc biệt, trên nền tảng nguồn


nhân lực trẻ, dồi dào và được đào tạo cơ bản, có nhiều khả năng sáng tạo và sử dụng CN mới.

Yêu cầu của việc phát triển CN thông tin trong giai đoạn hiện nay: i) Hình thành hệ thống mạng tích hợp theo CN thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng CN thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng. ii) Ứng dụng CN thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động. iii) Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành tiến tới xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. iv) Phát triển công nghiệp phần mềm; tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao CN, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng CN thông tin là để phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội.

2.2.1.5. Kết hợp phát triển CN nội sinh và CN ngoại sinh

Để đạt được mục tiêu trở thành nước hay một thành phố công nghiệp hiện đại vào năm 2020 thì không có con đường nào khác ngoài hai con đường: Phát triển CN nội sinh và tiếp nhận chuyển giao CN, nội sinh hóa CN nhập để trang bị kỹ thuật và CN hiện đại, cho các ngành kinh tế . CN nội sinh là tập trung nguồn lực, khai thác thế mạnh, tiềm năng khoa học và CN trong mọi ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực khoa học và CN của đất nước. Đây là CN được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu và triển khai trong nước nên người sử dụng dễ dàng làm chủ được CN, dễ phát huy hiệu quả, tiết kiệm được ngoại tệ, không phụ thuộc vào nước ngoài về kỹ thuật, tận dụng được các nguồn lực sẵn có ở các địa phương. Các cơ quan


nghiên cứu triển khai thông qua nghiên cứu sáng tạo CN có điều kiện nâng cao trình độ. Còn tiếp nhận chuyển giao CN, nội sinh hóa CN nhập nghĩa là chủ động tiếp thu tối đa KH&CN thế giới, lấy nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao CN làm chủ đạo, tạo khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ CN nhập, đi thẳng vào các thế hệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu, CN thân thiện môi trường, sáng tạo kỹ thuật, CN phù hợp với điều kiện trong nước. Đối với các tỉnh, thành phố và nước ta hiện nay việc tiếp nhận chuyển giao CN sẽ nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu CN nguồn, tránh được rủi ro nếu phải tự do mua bán CN và quan trọng là khi tiếp nhận CN ngoại sinh phải thích nghi và làm chủ nó.

Trong phát triển CN nội sinh, sáng tạo CN mới là cốt lõi. Tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của một tỉnh/thành phố hay một quốc gia nhanh hay chậm là do năng lực sáng tạo và đổi mới CN, đổi mới sản phẩm. Sự sáng tạo ra CN mới nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm mới không chỉ có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn mà còn giảm tới mức thấp hơn thời gian đi tới người tiêu dùng. Trong nền KTTT thì sản xuất CN trở thành ngành sản xuất chủ đạo, như C. Mác đã dự báo: "Phát minh trở thành một nghề đặc biệt" [45, tr 105].

Đối với một tỉnh/thành phố ở Việt Nam, để rút ngắn tiến trình CNH, HĐH cần vừa biết khai thác các lợi thế, dựa vào nội lực của địa phương theo một trình tự hợp lý, đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững; vừa đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, CN cao, các lĩnh vực CN tiên tiến theo xu hướng chung của thế giới. Áp dụng thành tựu KH&CN tiên tiến, nhất là phải đổi mới sáng tạo CN vào sản xuất trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.

2.2.1.6. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi về lượng các thành phần trong lực lượng lao động để tạo nên một cơ cấu mới. Trong thời đại cách mạng


KH&CN, với xu hướng tri thức hóa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc chuyển dịch cơ cấu lao động tất yếu phải là quá trình chuyển dịch lực lượng lao động từ các lĩnh vực sản xuất trực tiếp sang gián tiếp với những công việc dịch vụ và làm văn phòng. Quá trình này phải được tiến hành đồng bộ với chuyển dịch cơ cấu KH, CN và các yếu tố sản xuất khác trên cơ sở một cơ cấu hợp lý nhất cho phép phát huy tối đa các nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT không chỉ đòi hỏi đổi mới tất cả các ngành, mà còn là dịch chuyển cơ cấu trong từng ngành, đồng thời chuyển dịch cơ cấu tất cả các ngành trong nền kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tạo nhiều giá trị và kéo theo đó là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa. Có thể hình dung chuyển dịch cơ cấu lao động của một tỉnh/thành phố theo hướng như sau:

- Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ trong tổng lao động xã hội.

- Chuyển từ lao động đơn giản, trình độ thấp sang lao động phức tạp, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Tăng tỷ trọng lao động trong các ngành, các lĩnh vực đòi hỏi lao động phải có trình độ văn hóa ngày càng cao và lao động qua đào tạo, kể cả lao động chuyên môn và lao động kỹ thuật nhằm tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

- Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong ngành lâm nghiệp, thủy sản giảm tuyệt đối và tỷ trọng lao động nông nghiệp thuần túy, tạo cơ cấu lao động nông, lâm ngư nghiệp đa ngành.

- Trong ngành công nghiệp, giảm lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm, tăng mạnh lao động trong ngành sử dụng CN cao (CN phần mềm, CN sinh học, tự động hóa, sản phẩm cơ khí chất lượng cao...) hay công nhân tri thức và trở thành lực lượng chủ yếu.


- Trong dịch vụ tăng nhanh lao động trong các ngành: du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thông, tin học, dịch vụ tài chính, ngân hàng, kiểm toán, chứng khoán...

Xu hướng chuyển dịch lao động nêu trên phải xuất phát từ yêu cầu lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, dựa nhiều vào tri thức nhằm giải phóng sức sản xuất, sức lao động của xã hội cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện việc chuyển dịch này, cần phải có một đội ngũ nhân lực thích ứng. Nghĩa là phải phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo một lực lượng hùng hậu, không chỉ gồm các nhà chuyên môn, mà c̣òn gồm các nhà CN, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao, công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ lao động kỹ thuật trình độ cao. Vì không ai khác con người chính là chủ nhân sẽ quyết định sự thành bại của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trên phạm vi một tỉnh, thành phố ở Việt Nam

2.2.2.1. Tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam là cửa ngõ đầu mối giao thông của các tuyến đường quốc tế quan trọng, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động và được coi là khu vực phát triển năng động nhất hiện nay. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế. Do đó, chúng ta càng có điều kiện để mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng. Bên cạnh đó lại có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm:

Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp khá lớn, nhất là đất phù sa màu mỡ đã đưa Việt Nam thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành phố phát huy lợi thế của địa phương đưa ra những sản phẩm nông sản có giá trị mang thương hiệu Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022