tế hộ gia đình là kinh tế tiểu nông ở miền Bắc và kinh tế nông trang gia đình có quy mô ngày càng lớn, nhưng cả hai dạng kinh tế này đều chủ yếu dựa vào lao động gia đình, không dựa vào lao động làm thuê. Với việc DĐĐT, người nông dân vẫn gắn bó với ruộng đất của mình, nhưng bước đầu có điều kiện để áp dụng tiến bộ kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh song vẫn giữ nguyên số nhân khẩu, số diện tích đất được chia từ năm 1990. Người nông dân gắn bó với ruộng đất của mình hơn bởi hiệu quả sản xuất.
Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, chúng ta buộc phải thay đổi từ một nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hoá với những vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng với giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu. Vì vậy việc tích tụ ruộng đất để hình thành các gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa là xu thế tất yếu. Vấn đề là tích tụ thế nào cho có hiệu quả. Không thể tích tụ ruộng đất một cách tự phát, mà phải có sự can thiệp của nhà nước bảo đảm tích tụ có hạn điền phù hợp, nhằm vừa khuyến khích phát triển trang trại và sản xuất hàng hóa lớn, vừa phải đảm bảo cho người nông dân không thể vào nhà máy xí nghiệp mà vẫn có đất để sản xuất, không bị bần cùng hóa.
3.3.3. Vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn.
Việc DĐĐT, tích tụ ruộng đất ở các nước phát triển, có nền sản xuất
lớn đã trở thành “điển hình”, tạo cho họ thành tựu trong ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt (ví dụ như Mĩ, Trung Quốc). Với Việt Nam, để vươn tới một nền nông nghiệp hàng hoá như vậy còn một khoảng cách quá xa. Những vấn đề vừa bức xúc, lại vừa có tính mãn tính của nền nông nghiệp Việt Nam từ trước đến nay là:
thiếu vốn đầu tư, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, độ đồng đều, chất lượng nông sản thấp, khả năng liên kết của nông dân còn rất yếu, dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế chung. Việc cải cách hành chính, chuyển đổi cơ cấu thể chế còn chậm, môi trường pháp lí đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, công nghệ còn chưa vận hành một cách thuận lợi. Những giống cây, con sẽ sớm thoái hoá nếu không có những giống cây, con mới mạnh hơn, tốt hơn thay thế. Cơ khí hoá và tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp sẽ không thể áp dụng nếu ruộng vườn còn manh mún, trình độ học vấn của nông dân còn thấp và không được sự tài trợ hiệu quả của hệ thống tín dụng.
Những thách thức mà nền nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong thế kỉ XXI là: khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông ngư nghiệp còn thấp, thách thức về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất làm cho nông nghiệp không thể phát huy hết những tiềm năng đang còn, vấn đề thuỷ lợi hoá các vùng sản xuất tập trung, vấn đề giao thông, điện nông thôn, nước sạch, thông tin..., chính sách đất đai và tổ chức khai thác, sử dụng ruộng đất còn kém hiệu quả, hạn chế khả năng phát triển sản xuất có giá trị cao và bền vững, ở chỗ: ruộng đất manh mún, chưa được quy hoạch, chưa đa dạng và khai thác đất có hiệu quả..., các hoạt động dịch vụ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển và kém hiệu quả, vì vậy chưa hỗ trợ đắc lực cho sản xuất hàng hoá bao gồm: dịch vụ cung ứng phân bón và vật tư nông nghiệp, dịch vụ tạo và cung ứng giống cây, con, dịch vụ tưới tiêu, thuỷ lợi, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, dịch vụ về vốn...làm cho thị trường nông nghiệp bị méo mó. [10, tr 61]
Bởi vậy trong thời gian tới đây, nông nghiệp Việt Nam cần có những bước đi phù hợp để theo kịp với tốc độ phát triển của nông nghiệp khu vực
và thế giới. Nhiều giải pháp đã được các nhà khoa học đưa ra như: quy hoạch lại các vùng sản xuất hàng hoá một cách cụ thể trong cả nước và theo từng vùng, theo nhu cầu thị trường, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ruộng đất và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp hợp lí theo vùng sinh thái, củng cố các hoạt động dịch vụ sản xuất và triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó chính sách đất đai là một yếu tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài. Việc phân bố lại ruộng đất ở từng cộng đồng dân cư, quy hoạch lại ruộng đồng, giảm thiểu manh mún, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân theo thửa, tạo điều kiện cho hộ thực hiện các quyền của mình theo Luật đất đai, tổ chức lại phương hướng sử dụng đất đai ở từng xã, huyện theo hướng tạo điều kiện cho hộ sản xuất hàng hoá đa dạng, khuyến khích hộ nông dân phát triển mô hình kinh tế trang trại... là những việc cần phải được tiến hành nhanh và đồng bộ. Bước đi đầu tiên chính là quá trình DĐĐT, tích tụ ruộng đất.
Có thể bạn quan tâm!
- Cân Đối Lao Động Trên Lãnh Thổ (Thời Điểm 1 Tháng 7 Hàng Năm)
- Tỉ Lệ Học Sinh Tốt Nghiệp Pt Huyện Văn Giang Qua Các Năm
- Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Quá Trình Dđđt Của Văn Giang
- Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 14
- Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 15
- Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 16
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Những bằng chứng về tác động tích cực của việc thay đổi chính sách đất đai đã được nghiên cứu kĩ lưỡng. Sự thay đổi này đã làm tăng khả năng sản xuất, cho phép việc sử dụng và khai thác đất đai có hiệu quả hơn và bảo vệ môi trường tốt hơn. Luật đất đai năm 2003 đã giải quyết một số vấn đề nảy sinh từ các luật trước và trong thực tế sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho sự phát triển. Trong tương lai, một số vấn đề trong chính sách đất đai của Việt Nam cần phải được quan tâm để tiến đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá bền vững là: thứ nhất quan tâm tới mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng đất là Nhà nước và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, làm thế nào để khai thác đất nông nghiệp một cách có hiệu quả. Thứ hai là công tác quản lí đất đai của Nhà nước cần có hiệu lực hơn. Bao gồm: cơ cấu tổ chức quản lí, vai trò của cán bộ xã, sự phát triển của thị trường
quyền sử dụng đất, kết hợp với các chính sách tài chính hợp lí, giảm thiểu manh mún, tích tụ ruộng đất và công tác quản lí tình trạng nông dân không có ruộng đất… Ngoài tăng trưởng, Việt Nam cần có tính minh bạch, ổn định và dân chủ trong quản lí đất đai. Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc bầu cử và hoạch định các chính sách đất đai vì họ chiếm đến hơn 70% dân số.
DĐĐT đất nông nghiệp là một chủ trương lớn góp phần trong chương trình giảm nghèo cho nông dân, nông thôn. Nó là bước mở đầu cho quá trình tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Gắn liền với đó sẽ làm quá trình chuyển nhượng đất nông nghiệp. Điều này có lợi cho cho những người muốn rời bỏ ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chuyển nhượng đất đai cần được tiến hành như một cơ chế chuyển dịch lao động từ ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác trong nội bộ khu vực nông thôn mà thôi, chứ không phải là khuyến khích nông dân chuyển tới các khu vực thành thị, vừa gây xáo trộn đời sống xã hội, vừa xáo trộn các hoạt động kinh tế.
Các mô hình phát triển nông nghiệp hàng hoá, bền vững của các nước trên thế giới rất nhiều. Các nhà hoạch định chính sách đất đai và nông nghiệp của Việt Nam cần phải chỉ ra làm thế nào để học các mô hình từ nước ngoài và xem mô hình nào là thích hợp nhất với Việt Nam. Việt Nam có lịch sử nông nghiệp và các điều kiện khác khác với các nước, do đó không thể đẩy nhanh quá trình thay đổi, cũng không thể quá chậm. Chính sách đất đai hiện nay bao gồm cả các định hướng tập trung đất đai và phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sản xuất hàng hóa. Việc thay đổi chính sách đất đai bản thân nó không đủ cho cả quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những chính sách đồng thời khác sẽ cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, giúp cho việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp
sang các lĩnh vực khác và sự chuyển dịch lao động này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, bước cao hơn của quá trình DĐĐT
Kết luận chương
DĐĐT là một chủ trương về ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán, của đất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam đã kéo dài nhiều thập kỉ. Sau một thời gian tiến hành, mặc dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng công tác DĐĐT của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế như tiến trình thực hiện chậm, kết quả dồn đổi còn cao, nhiều vướng mắc trong quản lí và sử dụng đất đai đến từ phía người nông dân, chưa thực sự tạo những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới đây, huyện Văn Giang phải rút ra những bài học kinh nghiệm và tiếp tục dồn đỏi ruộng đất theo hướng tập trung hơn nữa, và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hiệu quả hơn nữa.
Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của các vùng miền khác và của cả nước, DĐĐT chỉ là bước đi ban đầu. Nhưng nếu làm tốt công tác này, sẽ tạo đà cho một nền nông nghiệp hàng hoá trong tương lai gần. Vẫn còn nhiều thách thức mà nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Lựa chọn hướng đi nào, chính sách nào cho bài toán phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững những năm tới đây vẫn còn là vấn đề cần phải được xem xét kĩ lưỡng.
KẾT LUẬN
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước phải bắt đầu từ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó trọng tâm là chuyển từ một nền nông nghiệp tiểu nông, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất lớn, chuyên canh và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời kì toàn cầu hóa và hội nhập thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, để vươn tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, đủ sức cạnh tranh, không còn sự lựa chọn nào khác, cần phấn đấu loại bỏ dần tư tưởng sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ. DĐĐT là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp vốn manh mún thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Công tác DĐĐT là rất quan trọng, tạo bước đệm để sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hoá chất lượng, khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phương. Nếu chỉ làm bằng khẩu hiệu mà không có những giải pháp cụ thể, kịp thời thì mục tiêu sẽ khó thành hiện thực, và nếu không đẩy mạnh việc quy hoạch, DĐĐT, thay đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất hàng hoá quy mô lớn thì công cuộc công nghiệp hoá
– hiện đại hoá nông nghiệp vẫn chỉ nằm trên giấy. Hơn 10 năm thực hiện DĐĐT, từ ý tưởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trương lớn, từ nỗ lực vượt qua nhiều quan ngại đến lúc đạt được những thành quả bước đầu, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn trong cả nước.
Khi Nhà nước triển khai DĐĐT trên diện rộng, Hưng Yên là một tỉnh đi đầu thực hiện chủ trương này. Dù chưa đạt được kết quả cao, nhưng về cơ bản, quá trình tập trung ruộng đất đã tạo ra những chuyển biến lớn trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Là một huyện có nhiều lợi thế trong
phát triển kinh tế, xã hội, huyện Văn Giang cũng nhanh chóng hiện thực hoá chủ trương này trong thực tế sản xuất. Kết quả DĐĐT theo chỉ thị của Ban thường vụ TU Hưng Yên và HU Văn Giang cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn và đã đi vào cuộc sống của nhân dân Văn Giang sau một khoảng thời gian là 10 năm từ 1999 đến 2008. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về ruộng đất nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún trước đây, tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế hộ và kinh tế trang trại, đồng thời đưa công tác quản lí ruộng đất của huyện Văn Giang đi vào nề nếp.
Sau quá trình DĐĐT, cơ cấu kinh tế, xã hội của Văn Giang đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Đó là những thay đổi trong quy hoạch và sử dụng, quản lí đất đai theo tình hình mới. Về kinh tế, đó là sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế chung từ nông nghiệp là trọng tâm sang công – nông nghiệp – dịch vụ, sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đưa khoa học kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều hơn, xuất hiện những mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả cao trong nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Về xã hội, đã diễn ra sự chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế theo hướng giảm mạnh số lao động thủ công trong nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. DĐĐT đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều những tồn tại chưa được giải quyết triệt để ngay trong quá trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tại địa phương này. Trong những năm tới đây, huyện Văn Giang sẽ phải từng bước hoàn thiện những phương hướng,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với đặc điểm địa phương và nhu cầu chung của xã hội.
Từ kết quả DĐĐT của một huyện ở ĐBSH và những thay đổi trong kinh tế xã hội sau 10 năm thực hiện chủ trương tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất lớn, bước đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho các địa phương, vùng miền khác, cũng như kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, đúng đắn của chủ trương này. Mặc dù kết quả đạt được khá tốt, nhưng trong tương lai, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn và phải tìm ra cho mình những hướng đi thích hợp.