dịch vụ... Sự gia tăng cường độ và tần suất của thiên nhiên đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thành phố.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Nhận thức của cán bộ và người dân chưa theo hợp yêu cầu
đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Nghị quyết 33-NQ/TW là văn kiện quan trọng của Bộ Chính trị trực tiếp đối với thành phố Đà Nẵng. Tuy vậy, việc nhận thức quán triệt Nghị quyết 33 - NQ/TW với xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện của các sở, ban ngành, địa phương, đơn vị, từng cộng đồng dân cư và của cá nhân mỗi cán bộ đảng viên chưa thật sự tạo chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong toàn thành phố trên tất cả các lĩnh vực. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức chưa nắm bắt kỹ Nghị quyết, chủ trương, chỉ thị của Thành phố, trình độ, năng lực còn hạn chế, chưa theo kịp với xu thế hội nhập khu vực và thế giới nên khi giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp còn lúng túng. Một số người dân chưa nắm bắt kịp thông tin mới nhất là ở những vùng sâu, miền núi, ngay cả những người dân sống ở thành phố nhiều người còn chưa biết tới thế nào là "kinh tế tri thức", kỹ thuật tiên tiến... Do vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh họ thường làm theo lối truyền thống, chưa tiếp cận CN mới... nên kinh doanh thường kém hiệu quả, sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ, trong một vùng, địa phương họ đang sống.
Thứ hai: Tổ chức, thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức còn nhiều lúng túng
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng bộ thành phố ban hành Chương trình hành động của Thành ủy tổ chức thực hiện, tới các sở, ngành, cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời xây dựng Kế hoạch thực hiện phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình kế hoạch thực hiện phải cụ thể, thiết thực, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp. Tuy nhiên trong quá trình tổ
chức, thực hiện, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp thiếu đồng bộ, chặt chẽ nên hiệu lực quản lý chưa cao; các quy hoạch ngành chưa được tổ chức thực hiện tốt nên chưa có tác động nhiều đến định hướng đầu tư của doanh nghiệp. Nhiều địa phương, đơn vị, đợi đến khi có văn bản nhắc nhở mới thực hiện việc triển khai, thực hiện chậm, hiệu quả thấp. Bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố nhìn chung chưa thật sự năng động, nhạy bén trong việc tìm hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn và phát triển lớn hơn về quy mô.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Cn Thông Tin - Truyền Thông Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Thành Phố
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Hướng Tri Thức Hóa
- Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Đà Nẵng Theo Ngành
- Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng Đến Năm 2020
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực, Tạo Nền Tảng Và Động Lực Cho Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
- Các Giải Pháp Nhằm Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng
Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố gần đây có sự thay đổi, đầu tư phát triển Công nghiệp ít được ưu tiên hơn so với các ngành du lịch, dịch vụ tài chính công, CN thông tin. Điều này cho thấy sự phát triển chưa thật sự cân bằng.
Thứ ba:Tiềm lực khoa học và CN, đổi mới CN còn yếu.
Chưa coi KH&CN là giải pháp thúc đẩy hoạt động của ngành, địa phương và doanh nghiệp; do vậy, chưa có sự quan tâm thoả đáng đối với hoạt động này. Chưa tạo nhu cầu thực sự đối với KH&CN. Chưa thực sự coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho công tác nghiên cứu KH&CN chưa đến 'ngưỡng' do thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, đổi mới CN.
Cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động KH& CN còn nhiều bất cấp, đặc biệt là việc quy định giá trị công lao động chất xám, các chế độ chi tiêu, thủ tục thanh quyết toán.
Đối với nhiều doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ KH& CN chưa trở thành nhu cầu bức thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, đã không tạo nên được yêu cầu đối với khu vực nghiên cứu để sáng tạo và phát triển CN. Các trường đại học trên địa bàn thực sự chưa vào cuộc để đóng vai trò là 'người cung cấp chính' trên thị trường KH&CN của thành phố.
Thiếu chiến lược qui hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ KH& CN.
Chưa có cơ chế, qui định về việc huy động, tập hợp lực lượng KH& CN trên
địa bàn, tinh thần cộng tác trong nghiên cứu KH& CN chưa cao.
Thứ tư: Chưa phát huy tốt động lực đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Thể hiện:
- Sự mất cân đối trong đầu tư phát triển
Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng đã phát triển rất mạnh về hạ tầng, du lịch và bất động sản, điều này đã làm thay đổi diện mạo của thành phố. Tuy nhiên lại không chú trọng đầu tư phát triển các ngành khác nên tỷ trọng nguồn lực cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào bất động sản và du lịch đã làm mất cân đối với các ngành khác điều này cho thấy thành phố chưa thật sự thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất công nghiệp và tiềm năng hiện có. Một ví dụ về chi ngân sách 2010 cho thấy: tổng thu ngân sách địa phương là 12.803.754 triệu đồng, trong đó chi đầu tư phát triển năm 2010 là 8.185.612 triệu đồng mà chủ yếu chi xây dựng cơ bản 8.028.249 triệu đồng chiếm 62,7%; chi sự nghiệp giáo dục và dạy nghề 779.398 triệu đồng chiếm 6,1%; chi sự nghiệp KH&CN: 24.387 triệu đồng chiếm 0,19% [42]. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở là điều kiện cần thiết vì đây cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư, nhưng chỉ xây dựng "hạ tầng cứng" mà không quan tâm nhiều đến "hạ tầng mềm": nguồn nhân lực chất lượng cao, sản xuất, khoa học và CN thì khó có thể đạt được sự tăng trưởng bền vững.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, bất cập trước yêu cầu CNH,
HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý và chậm thay đổi. Năm 1997 cơ
cấu đào tạo (Cao đẳng, Đại học - Trung cấp - Công nhân kỹ thuật) là : 1 - 0,5
- 1,1; năm 2000 là 1 - 0,5 - 1,2; năm 2005 là 1 - 0,5 - 1,7 và năm 2012 còn 1 - 0,3 - 0,2. Cơ cấu này cho thấy Đà Nẵng đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đã qua đào tạo bài bản. Các ngành dịch vụ giá
trị gia tăng cao và những ngành CN cao thì chưa có nguồn cung lao động chất
lượng cao.
Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tăng nhanh nhưng nhìn chung không đều qua từng năm và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của thành phố. So với dân số Đà Nẵng thì hàng năm ngành Giáo dục - đào tạo, tạo ra số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao còn ít, mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động chưa được xây dựng và duy trì hiệu quả.
Cơ cấu đội ngũ trí thức cũng chưa đồng bộ, có sự mất cân đối trong tỉ lệ trí thức giữa các nhóm ngành; sự liên kết giữa trí thức đang công tác tại các cơ sở đào tạo với các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp còn yếu; chất lượng các đề tài nghiên cứu còn thấp, hiệu quả ứng dụng còn hạn chế; một số nội dung tư vấn chưa sắc sảo, phần đông thiếu mạnh dạn phản biện, hiến kế, đề xuất cho lãnh đạo Thành phố về các kế sách phát triển. So với thành phố lớn khác trong nước đội ngũ lao động còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu và phát triển nhanh nền kinh tế. Các tổ chức khoa học và CN (viện, trung tâm nghiên cứu) trên địa bàn còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, nguồn lực khoa học và CN yếu kém, bất cập (cả đội ngũ và cơ sở vật chất - kỹ thuật) nên hoạt động nghiên cứu triển khai còn yếu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng.
Kết quả thu hút nguồn nhân lực của thành phố còn mất cân đối ở một số chỉ tiêu: chẳng hạn trong số đối tượng thu hút được, nữ giới chiếm tỷ lệ 61%; các đối tượng thu hút chủ yếu tốt nghiệp ở khu vực miền Trung hơn 65%; số lượng tốt nghiệp từ các cơ sở đạo tạo nước ngoài còn ít 3%. Về trình độ chuyên môn, thì các đối tượng là cử nhân đại học chiếm số lượng lớn 83%, khả năng thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành còn hạn chế [119]. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện trong thời gian đến.
Chính sách chiêu hiền đãi sỹ kết quả mang lại chưa cao, đặc biệt là thu hút những người mà tài năng tương xứng với bằng cấp và chức danh khoa
học. Thực tế, trong các đối tượng về Đà Nẵng theo chính sách đãi ngộ, vẫn có người ra đi, chuyển công tác. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có môi trường làm việc cũng như sự nhận thức, mục tiêu của mỗi cá nhân. Một nguyên nhân nữa trong quá trình tiếp nhận đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao là các lãnh đạo cơ sở không thực sự quan tâm trong việc tiếp nhận và sử dụng họ. Có đơn vị đăng ký nhu cầu nhưng không đồng ý tiếp nhận đối tượng thu hút khi cơ quan có thẩm quyền phân bổ về đơn vị, do tâm lý kỳ thị, khiến cán bộ thuộc nguồn nhân lực cao được trên cử về dễ rơi vào tình trạng bị cô lập, yếu thế - dẫn đến tình trạng lãng phí chất xám.
- Doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất và đổi mới CN
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quy mô vừa và nhỏ hoạt động dưới hai hình thức là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Lý do mà các doanh nghiệp đưa ra là với số vốn điều lệ hạn chế, việc đầu tư mua sắm, thay mới các CN là điều hết sức khó khăn nên các doanh nghiệp sử dụng CN lạc hậu, máy móc, thiết bị sản xuất, dây chuyền CN cũ, thiếu đồng bộ... Nếu có đầu tư thì chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng doanh thu mà theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy đinh, các doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư đổi mới CN. Không ít doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng…các doanh nghiệp đang nỗ lực cứu mình nên ít quan tâm đến đổi mới CN.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới CN, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 08/2012/QĐ-UBND. Điều kiện doanh nghiệp được hỗ trợ bắt buộc phải thực hiện đổi mới, cải tiến CN thuộc các lĩnh vực điện, điện tử, tự động hóa; CN thông tin, CN sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn, y dược; vật liệu mới...và phải trích lập quỹ Phát triển KH&CN. Nhưng từ khi ban hành quyết định số lượng doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký xin hỗ trợ chỉ vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay với lý do đưa ra đơn giản: các doanh nghiệp
thờ ơ với đổi mới CN, nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng với những chính sách hỗ trợ đổi mới CN. Thậm chí có doanh nghiệp còn không biết làm thủ tục hồ sơ đăng ký ở đâu ngoài ra với tâm lý nghĩ rằng để được nhận hỗ trợ thì thủ tục hành chính chắc cũng phức tạp.
Thứ năm: Phát triển thị trường trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn
Cơ cấu hàng xuất khẩu của thành phố đã thay đổi theo xu hướng nâng dần tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, có hàm lượng CN cao. Tuy nhiên, danh mục các mặt hàng xuất khẩu nhìn chung chưa ổn định, chưa có bạn hàng lớn, lâu dài; khâu thiết kế sản phẩm chưa đa dạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Hiện nay, các mặt hàng da, giầy, dệt may bị cạnh tranh mạnh trên các thị trường EU, Nhật, Mỹ; hàng thủy sản gặp khó khăn do những quy định nghiêm ngặt (như dư lượng kháng sinh) của các nước nhập khẩu nhất là Mỹ.
Do tính cục bộ, địa phương của các tỉnh miền Trung và Đà Nẵng nói riêng ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp khi muốn đầu tư sản xuất kinh doanh ở các vùng lân cận dẫn đễn sự kết nối giữa các tỉnh trong đầu tư kinh doanh rất khó khăn. Ví dụ đơn giản, một hãng taxi ở Đà Nẵng mà ra Huế thì người dân Huế cũng ít đi, trong khi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long không có khoảng cách này.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
4.1. DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
4.1.1. Dự báo tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng
Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang đẩy thế giới, trước hết là các nước công nghiệp phát triển, ra khỏi nền kinh tế công nghiệp để bước vào nền KTTT - một nền kinh tế dựa chủ yếu vào sự phát triển mọi tiềm năng chưa từng thấy của con người. Trong nền kinh tế này, tuy người lao động vẫn là chủ thể duy nhất tạo ra giá trị mới, nhưng việc sản xuất các mặt hàng chế tạo đã chuyển sang ngày càng dựa vào tri thức, CN và nhân lực chất lượng cao nhiều hơn là dựa vào số lượng công nhân trực tiếp sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Theo đà phát triển của KH&CN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu của các ngành theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp và theo hướng KTTT nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Dưới tác động của cách mạng KH&CN, thúc đẩy phân công lao động ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Trong mấy thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế cũng diễn ra hết sức nhanh chóng. Toàn cầu hóa kinh tế, đưa đến việc xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản dưới các hình thức đầu tư trực tiếp, cho vay, viện trợ... từ các nước tư bản phát triển vào các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Đồng thời, ngày càng nhiều những hàng
hóa và dịch vụ được nhập vào các nền kinh tế phát triển từ các nền kinh tế đang phát triển là nơi giá nhân công và nguồn nguyên liệu rẻ hơn.
Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những thời cơ mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như Việt Nam. Gia nhập vào nền kinh tế thế giới Việt Nam, Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường xuất khẩu sang tất cả các nước; các doanh nghiệp Đà Nẵng sẽ được cung ứng các loại dịch vụ trên thị trường của các nền kinh tế tiên tiến và có cơ hội phát triển các sản phẩm có lợi thế của mình.
Qua hơn gần 30 năm đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, mở ra những triển vọng tốt đẹp để đạt mục tiêu cơ bản, hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH vào năm 2020. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dần rõ nét, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để thành phố tiếp tục đi tiếp những chặng đường phát triển mới. Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch sẽ tạo động lực mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố Đà Nẵng.
Từ bối cảnh trong và ngoài nước sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó cũng có những thách thức: Sự suy thoái nền kinh tế khu vực và thế giới hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển chung của kinh tế Đà Nẵng; Chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn; Quá trình hội nhập đòi hỏi năng lực đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuât và đội ngũ công nhân không ngừng vươn lên để sớm hội nhập với nền kinh tế thế giới… Tình trạng suy thoái đạo đức xã hội; Khó khăn về thiên tại, bệnh dịch; Giá cả, lạm phát gia tăng và những yếu kém bất cập trong quản lý nhà nước đang là những thách thức không nhỏ đối với thành phố khi bước vào thời kỳ mới. Vì vậy Đảng bộ,