Phát Triển Cn Thông Tin - Truyền Thông Trở Thành Ngành Kinh Tế Mũi Nhọn Của Thành Phố


nghiệp. Nhưng ở giai đoạn tiếp theo 2006 - 2013 tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào cơ cấu GDP có xu hướng giảm dần, tỷ trọng đóng góp ngành nông nghiệp giảm nhanh trong cơ cấu GDP trong khi đó thì tăng trưởng ngành dịch vụ khá cao. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực từ Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp

- Nông nghiệp.

Phân tích trên cho thấy cơ cấu kinh tế theo 3 nhóm nghành của thành phố qua hơn 10 năm phát triển từ 2001 - 2013 đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm đều đặn từ mức 7,73% năm 2001 xuống 2,37% năm 2013, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đóng vai trò quan trọng tăng nhanh trong thời kỳ đầu nhưng đã chậm lại và có xu hướng giảm đạt mức 39,68% năm 2013, trong khi đó tỷ trọng dịch vụ giảm xuống trong thời kỳ đầu nhưng đã tăng trở lại trong những năm gần đây chiếm tỷ trọng là 57,95% năm 2013.

Điều đó cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố đã đi đúng hướng. Với cơ cấu kinh tế hiện có, thành phố có thể phát huy được các nguồn nội lực và ngoại lực cho tăng trưởng kinh tế.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu thành phố theo hướng hiện đại, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thiết thực góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cho người dân và du khách. Chỉ 10 năm trở lại đây, Đà Nẵng đã không ngừng xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: Đường du lịch ven biển Hoàng Sa, Trường Sa; đường lên đỉnh khu sinh thái Sơn Trà, Bà Nà - Suối mơ, quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn… Đà Nẵng còn mệnh danh là thành phố của những cây cầu: cầu Sông Hàn, Cầu Thuận Phước,… 29/3/2013 cầu Rồng, cầu Trần thị Lý được khánh thành tạo nền móng để du lịch Đà Nẵng có những bước vững chắc.


Năm 2006 chỉ có 29 dự án đầu tư về du lịch, tổng số vốn đầu tư 553,6 triệu USD, đến năm 2012 có 60 dự án đầu tư về du lịch với số vốn đầu tư 4004,2 triệu USD trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.457,4 triệu USD và 47 dựa án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546,8 triệu USD [88]. Về cơ sở lưu trú năm 2001 chỉ có 65 khách sạn với 2324 phòng, năm 2005 có 85 khách sạn với 2670 phòng, đến năm 2012 là 370 khách sạn với 9450 phòng; trong đó có 110 khách sạn có sao [13],[16]. Bên cạnh đó, hàng loạt sản phẩm du lịch ra đời có sức hấp dẫn du khách như Khu sinh thái Bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, Bà Nà Hill với hai kỷ lục thế giới,…cùng các khu vui chơi giải trí hiện đại, khu giải trí quốc tế Crowne Plaza, khu du lịch Fusion Maia Resort, Hyatt Regency, khu nghỉ mát Vinpeal Luxury (vượt chuẩn 5 sao)…; Các bãi tắm du lịch xanh sạch đẹp như Mỹ Khê, Xuân Thiều, vịnh Tiên Sa…; Các sản phẩm mỹ nghệ hàng lưu niệm chế tác tại làng nghề truyền thống đá Non Nước cùng với những sự kiện đặc sắc như trình diễn pháo hóa quốc tế, Lễ hội Quan Thế Âm, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè, đã thực sự hấp dẫn du khách.

Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đã tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 22%; trong đó khách quốc tế tăng bình quân 10%/năm, khách nội địa tăng bình quân 27%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch tăng bình quân 28% và đạt 3097 tỷ đồng năm 2010. Năm 2013 tổng lượng khách du lịch đạt 3,1 triệu lượt, tăng 17,2% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.000 lượt, tăng 17,8% so với cùng kỳ; khách nội địa 2.347.000 lượt, tăng 17% so với năm 2012. Doanh thu từ du lịch năm 2001 là 305,22 tỷ đồng, năm 2013 đạt 7.784,1 tỷ đồng tăng 25,5 lần [100]. Điều này cho thấy chính quyền thành phố đã có những nỗ lực nhất định trong việc quy hoạch phát triển du lịch, thu hút các dự án, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

3.2.2.3. Phát triển CN thông tin - truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố

CN thông tin - truyền thông, trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2004 đến nay đã có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành là 63%. Doanh thu toàn ngành năm 2012 đạt 9.021.8 tỷ đồng gấp 11,83 lần so với năm 2005 là 762 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011[119]. Những kết quả đó đã được ghi nhận và liên tục trong 7 năm (2005 - 2011), Đà Nẵng được xếp hạng là một trong 5 địa phương có chỉ số ứng dụng và phát triển CN thông tin - truyền thông cao nhất nước. Năm 2009, 2010, 2011 Đà Nẵng được xếp vị trí thứ nhất ICT Index, góp phần đưa Đà Nẵng 2 năm liền đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (2009, 2010).

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 12

Với mục tiêu đưa "CN thông tin là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa thành phố hướng tới phát triển bền vững", Thành phố đã ban hành chính sách và giải pháp cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ứng dụng CN thông tin trong toàn thể cộng đồng. Nhờ đó, công tác ứng dụng và phát triển CN thông tin trên địa bàn thành phố ngày càng được xúc tiến mạnh mẽ, sôi động và mang lại những kết quả rất khả quan, thiết thực.

Về CN truyền dẫn và kết nối, thành phố đã kết hợp nhiều phương thức phát triển như: cáp quang biển, cáp quang trên bộ, cáp quang trên đường điện lực, vi ba và vệ tinh. Đà Nẵng là một trong 3 điểm kết cuối quan trọng nhất của mạng trung kế đường trục quốc gia (backbone) với tốc độ đường truyền 310Gbps và điểm kết nối trực tiếp đi quốc tế với tốc độ đường truyền 18,122 Gbps. Tổng dung lượng đường truyền nội hạt là 39 Gbps .

Về điện thoại, internet, máy tính đã có 100% cơ quan nhà nước có kết nối internet; tổng số thuê bao cố định năm 2012 đạt 171 nghìn thuê bao, đạt mật độ 20 máy/100 dân; 100% thôn, tổ có mạng lưới điện thoại hữu tuyến, vô


tuyến và kết nối internet, số lượng máy tính trong cộng đồng là 0,38 máy/hộ; đối với doanh nghiệp tỷ lệ kết nối internet đạt 78% (không kể doanh nghiệp tư nhân), số lượng máy tính bình quân 12,5 máy/doanh nghiệp…[16]. Hiện nay, Đà Nẵng đã có trang thông tin điện tử gồm cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Nhật, đáp ứng nhu cầu thông tin về chủ trương, chính sách mới, các hoạt động đối ngoại, đầu tư, các thông tin về sự phát triển của thành phố cho người dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một điều đáng ghi nhận cho sự phát triển CN thông tin - truyền thông là từ ngày 3/11/2012 dự án phủ sóng Wi-fi trên toàn thành phố do Sở thông tin truyền thông và Ban quản lý dự án phát triển CN thông tin và Thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện. Đà Nẵng sẽ đầu tư mạng không dây phủ sóng toàn bộ các quận, huyện nhằm phục vụ nhu cầu thông tin cho người dân và du khách khi đến thành phố…

So với Hà Nội và thành phố Hồ Chí minh, Đà Nẵng xuất phát muộn hơn, gặp nhiều khó khăn thử thách trong việc ứng dụng CN thông tin vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có được những thành tựu nêu trên, sự đầu tư ban đầu của thành phố là khá thuyết phục hơn 17 triệu USD (Chính phủ và WB quyết định tăng thêm 10 triệu USD cho Đà Nẵng) trong dự án phát triển CN thông tin và truyền thông Việt Nam, đầu tư xây dựng khu CN thông tin với tổng kinh phí 530 tỷ đồng…Những con số ấy chứng minh một sự quyết tâm đầu tư rất lớn của thành phố trong việc đẩy mạnh ứng dụng CN thông tin.

Thành tựu mà ngành CN thông - tin truyền thông đạt được trong nhiều năm qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, từng bước đưa CN thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đúng với tinh thần của nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005-2010. Đây là tiền đề, động lực quan trọng để ngành thông tin truyền thông vươn tới những tầm cao mới trong tương lai.


3.2.2.4. Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CN tiên tiến trong các ngành và doanh nghiệp

- Phát triển và ứng dụng CN thông tin trong khuôn khổ phát triển kinh tế tri thức được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của thành phố. Điều này được thể hiện qua các kết quả, sản phẩm của hoạt động CN thông tin đã phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất, tiêu dùng… đóng góp không nhỏ vào ngân sách của thành phố.

Công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính: Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 200 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, phần cứng máy tính, trong đó: gần 80% thực hiện các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy tính; 72% các đơn vị nhập thiết bị máy tính, viễn thông; 5% doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử với 6 doanh nghiệp nước ngoài có tổng số vốn đầu tư là 125,1 triệu USD và 3 doanh nghiệp trong nước.[105]

CN phần mềm và nội dung số: Những năm qua, với sự hỗ trợ của chính phủ, các chính sách của thành phố đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển công nghiệp CN thông tin, trong đó, công nghiệp phần mềm của thành phố được hình thành và phát triển khá nhanh. Doanh thu ngành phần mềm của toàn thành phố năm 2001 chưa đến 20 tỷ đồng thì đến năm 2011, con số này là hơn 973 tỷ gấp 48,65 lần; và đặc biệt lần đầu tiên vào năm 2006, kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Đà Nẵng được gần 1,3 triệu USD đến năm 2012 là 20,8 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 247,9 tỷ đồng [119]. Đây là một thành tựu có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nó không chỉ khẳng định rằng công nghiệp phần mềm của thành phố từng bước phát triển mà còn khẳng định tiềm năng to lớn của thành phố trong xu hướng hội nhập vào thị trường phần mềm thế giới; mở ra triển vọng lớn cho Đà Nẵng xây dựng một ngành công nghiệp mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tháng 3/2010 phòng Lab thế hệ mới thứ ba ở Việt Nam tại Đà Nẵng của Juniper Networks, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực mạng hiệu nâng cao


được chính thức khai trương. Phòng Lab được đặt tại khu Công viên phần mềm Đà Nẵng đã trở thành phòng lab lớn và hiện đại nhất ở Việt Nam, giúp các tổ chức, doanh nghiệp toàn khu vực miền Trung và Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi thử nghiệm các giải pháp mạng tổng thể trước khi khai thác các dự án ứng dụng CN thông tin.

Với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm đưa công nghiệp phần mềm thành phố tham gia được vào một mắt xích trong dây chuyền sản xuất sản phẩm CN thông tin của thế giới, trong đó phát triển dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp là hướng đi mới. Chính quyền thành phố trong năm 2013 tiếp tục xúc tiến đầu tư xây dựng Khu Công viên phần mềm số 2 tại Khu Đô thị mới Đa Phước với diện tích 10 ha và khởi công khu CN thông tin tập trung Đà Nẵng.

- Phát triển và ứng dụng CN sinh học: Trong sản xuất nông nghiệp thông qua 10 nhiệm vụ khoa học gắn với phát triển nông thôn mới, đã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CN cao: sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap, sử dụng CN cao từ các sản phẩm nuôi cấy mô tạo ra hoa đồng tiền, cúc, lily…; áp dụng nhiều CN cao trong phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp với CN tự động và bán tự động như trang bị hệ thống máng ăn, uống tự động, xây dựng hầm biogas xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; một số chế phẩm sinh học được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi và phòng trừ bệnh hại trên cây trồng. Trên lĩnh vực y tế đã có bước phát triển quan trọng trong công tác chuẩn đoán, theo dõi, điều trị và phòng bệnh cho nhân dân. Các kỹ thuật sinh học hiện đại đã được sử dụng khá phổ biến trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhiễm virus, vi khuẩn, đặc biệt là bệnh viêm gan, lao, sốt xuất huyết, ung thư cổ tử cung và một số bệnh khác... Trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, việc ứng dụng CN sinh học bước đầu có hiệu quả, đặc biệt là tại các điểm nóng về môi trường của thành phố như: Hồ Đảo Xanh, Âu thuyền Thọ Quang và xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn...


Với những kết quả bước đầu như trên, có thể thấy rằng việc ứng dụng CN CN sinh học thông qua các mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và CN, các đề tài nghiên cứu khoa học đã từng bước giúp thành phố chủ động trong việc sản xuất cây giống, hoa sạch bệnh, có chất lượng tốt cho bà con nông dân. Tuy nhiên cũng cần mở rộng việc ứng dụng, phát triển CN sinh học trong các ngành khác như y dược, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch… như trong Đại hội lần thứ XX của thành phố đã xác định CN sinh học là một trong năm hướng đột phá và là lĩnh vực ưu tiên thứ hai sau CN thông tin.

- Phát triển và ứng dụng CN vật liệu: Thành phố đã quan tâm phát triển sản xuất các loại vật liệu mới được sử dụng trong xây dựng, dược phẩm, đóng tàu… Nghiên cứu, ứng dụng đưa vào sản xuất các loại vật liệu mới hoặc các giải pháp kết cấu thân thiện với môi trường để vừa đảm bảo tính bền vững, thân thiện nhưng vẫn hiện đại: như lưới chắn rác bằng bê tông tính năng cao (không có cốt thép) hoặc bằng vật liệu composite thay thế cho các lưới chắn rác bằng gang, gạch lát vỉa hè có khả năng hút nước (để nước mưa có thể thấm vào đất), lan can các công trình ven biển làm bằng vật liệu composite, hay sửa chữa cải tạo kết cấu móng đường theo phương án tái chế tận dụng lại móng cấp phối đá dăm tại chỗ, sửa chữa vết nứt mặt nhựa bằng loại vật liệu tái sinh,...Ngoài ra trong xây dựng công trình trình cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý

- Nguyễn Văn Trỗi và cầu Nguyễn Tri Phương tại Đà Nẵng đã sử dụng CN dùng vật liệu Tyfo composite để tăng cường kết cấu cho các công trình.

Mặt khác, xuất phát từ định hướng xây dựng và phát triển của thành phố môi trường nên không quy hoạch đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Nhiều doanh nghiệp, dự án cũng hướng đến sử dụng và sản xuất dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu tiêu hao điện năng, tiêu tốn ít tài nguyên... Sản phẩm được sử dụng là bê-tông khí chưng áp. Sản phẩm này có tỷ trọng tương đương 1/3 gạch đặc, 2/3 gạch rỗng hai lỗ và chỉ bằng 1/5 tỷ trọng của gạch bê-tông thông thường. Việc sử dụng gạch bê-tông


khí cho phép giảm tải trọng tòa nhà, nâng cao khả năng chống chấn động, tốc độ thi công nhanh, giảm tiêu hao nhân công. Ngoài ra, gạch bê-tông khí còn có những ưu điểm nổi bật khác, như tính bảo ôn, cách nhiệt cao, cách âm tốt, chịu nhiệt và gia công dễ dàng.

Phát triển sản xuất vật liệu mới dựa trên CN cao như vật liệu nano: ống nano cacbon, nano y sinh, nano polyme… Nano polyme có ứng dụng rất rộng, hầu như có thể áp dụng cho tất cả các ngành như nhựa, xây dựng, in ấn, xăng dầu, y dược. Công ty dược Danapha (Đà Nẵng) cho ra đời một loạt các dược phẩm được gói trong các hạt nano-liposome như liposomal estoposide điều trị ung thư, glipizome (điều trị tiểu đường), amlodisome (trị huyết áp cao), lovastasome (điều trị tim mạch, trình trạng cholesterol máu cao).

Với đặc tính cứng, chắc, nhẹ và chống ăn mòn tốt vật liệu composite đã sử dụng thành công trong ngành công nghiệp hàng không và ô tô trong vài thập niên gần đây. TS.Đoàn Thị Thu Loan (Đại học Đà Nẵng) tiến hành nghiên cứu vật liệu composite từ nhựa vinyl este và sợi đay. Để tăng độ kết dính, TS.Loan đã xử lý bề mặt sợi bằng dung dịch kiềm; kết hợp kiềm với dung dịch isocyanate, đồng thời, áp dụng phương pháp gia công "Đúc chuyển nhựa dưới chân không", giảm đáng kể lượng bọt khí trong sản phẩm và tăng sự tiếp xúc giữa nhựa và sợi. Từ đó, tạo ra sản phẩm có tính năng tốt hơn phương pháp gia công truyền thống "Lăn ướt".

- Phát triển và ứng dụng CN năng lượng: Thành phố đã xây dựng chiến lược trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên và đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo. Đã quan tâm việc sản xuất năng lượng dựa trên sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng hóa thạch kết hợp với nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, biogas, biomass, thủy điện... được xem là giải pháp hữu hiệu và bền vững đối với thành phố.

Đà Nẵng có tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời khá lớn, với số giờ nắng trung bình 177 giờ/tháng và cường độ bức xạ trung bình 4,89

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 23/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí