Các Giải Pháp Nhằm Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Thành Phố Đà Nẵng


môi trường không khí: triển khai dự án giảm bụi giao thông, phát triển các loại hình xe buýt, taxi chạy bằng gas, xây dựng các trạm cung cấp nhiên liệu sạch, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện môi trường…; iii) Kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp và đô thị, từng bước xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường; Khuyến khích các doanh nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải, áp dụng CN sạch…; Quy hoạch phát triển cây xanh tại các khu đô thị giảm thiểu lượng cacbon; Quản lý chất thải rắn: phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp chất thải rắn y tế nhằm mục đích xử lý, tái chế hay tái sử dụng; iv) Bảo vệ môi trường đất: đẩy mạnh việc ứng dụng các tiên bộ khoa học kỹ thuật như chương trình rau an toàn, nông nghiệp tốt (GAP), ngăn chặn kịp thời thuốc bảo vệ thực vật…v) Đa dạng sinh học: bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị đối với các loài đe dọa bị tuyệt chủng, thiết lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học…

4.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

4.2.1. Tăng cường công tác dự báo, quản lý quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng và nội dung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Việc nâng cao nhận thức cho toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố hiểu và thấy được để xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại trước năm 2020 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không phải chỉ là trách nhiệm của Đảng bộ hay Chính quyền thành phố mà cần có sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở đó, nâng cao lòng tự hào và xác định trách nhiệm trong việc phát huy ưu điểm,


tiềm năng thế mạnh; đồng thời khắc phục yếu kém, khuyết điểm, những thách thức khó khăn, phấn đấu xây dựng thành phố thực sự giàu mạnh, văn minh, xứng đáng với vị trí của Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung như nội dung Nghị quyết đã xác định.

Do đó, việc tổ chức tuyên truyền rộng rãi thông qua các hội nghị, hội thảo, các phương tiện truyền thông như: Đài phát thanh - Truyền hình, báo Đà Nẵng, Trang thông tin điện tử thành phố (danang.gov.vn), Cổng thông tin điện tử thành phố (danangcity.gov.vn), Tạp chí Thông tin - Truyền thông (ictdanang.vn) cùng trang thông tin điện tử, website các sở, ngành, quận huyện, các trường đại học, cao đẳng…là việc hết sức cần thiết. Kết hợp nhiều kênh tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng. Phát huy chức năng và thế mạnh của các cơ quan truyền thông của thành phố, tạo thành một đợt tuyên truyền thường xuyên, liên tục với nội dung và hình thức phong phú, kết hợp với các nội dung tuyên truyền khác theo hướng dẫn của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và của Ban Tuyên giáo Thành ủy. Xác định sự hội tụ các kênh truyền thông với sự đa dạng, phong phú về tần suất thường xuyên sẽ nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức vì đây chính là con đường ngắn nhất để thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực. Cùng với khoa học, CN, vốn và tài nguyên, thì con người chính là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia phát triển. Chú trọng phát triển nhân lực là việc làm cấp thiết để theo kịp nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, cần có biện pháp tác động đến nhận thức của đại bộ phận xã hội về các thang bậc giá trị trong xã hội, từ đó thay đổi nhận thức của xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm giúp người dân nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực hiện công tác hướng nghiệp.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 18

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT đối với tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, áp dụng KH&CN tiên tiến, hiện đại trong sản xuất kinh doanh nhất là CN thông tin như là công cụ để tiếp cận nền kinh tế tri thức, nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội thông tin, bảo đảm các điều kiện để chuẩn bị cho việc quản lý xã hội theo mô hình chính quyền điện tử.

4.2.1.2. Nâng cao chất lượng và coi trọng tính thiết thực của công tác

định hướng phát triển

Gắn việc nhận thức quán triệt Nghị quyết với xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện của từng địa phương, đơn vị, của từng cộng đồng dân cư và của cá nhân mỗi cán bộ đảng viên, tạo chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong toàn thành phố trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, tiến tới hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đã đề ra.

Hoạch định cẩn thận các quy hoạch, chiến lược, chính sách về CNH, HĐH, kinh tế tri thức phù hợp với thực tiễn của thành phố, phù hợp với lòng dân nhằm đảm bảo sự thành công trong từng bước phát triển. Thành công này khơi nguồn cho thành công khác cứ như vậy sẽ gây dựng được sự tin tưởng trong nhân dân và các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế khi thay đổi chính sách hay đưa ra mới sẽ có những chính sách không phù hợp lòng dân, không được người dân ủng hộ, nhưng lại cần thiết cho sự phát triển thành phố trong tương lai, thì không ai khác chính những người đứng đầu thành phố phải giải thích


một cách từ từ, kiên nhẫn bằng các buổi gặp gỡ trực tiếp với các cử tri, nhân dân. Qua đó giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của các chính sách mà chính quyền thành phố đưa ra, có thể trước mắt không thấy được ích lợi của nó, nhưng vì mục tiêu xây dựng thành phố trong tương lai, thì không ai khác mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân hãy ủng hộ và giúp chính sách này đi vào cuộc sống.

4.2.1.3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và phát huy vai trò của hệ thống chính trị

Trong thời đại khoa học và CN, kinh tế tri thức việc hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tạo môi trường pháp lý ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... giữ vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Muốn vậy, Chính phủ phải trở nên linh hoạt hơn, năng động, sáng tạo và quan trọng hơn phải có thành phần lãnh đạo ưu tú, có nhiều cách nghĩ cách làm mới, dám chịu trách nhiệm, biết tập hợp, phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo, điều hành của các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Trong thời gian đến để nâng cao năng lực quản lý của chính quyền Thành phố, theo tác giả cần đẩy mạnh các giải pháp sau:

Xây dựng chính quyền điện tử: Đà Nẵng đã đầu tư một số tiền không nhỏ để xây dựng triển khai các dự án ứng dụng CN thông tin cho các cơ quan chính quyền của thành phố Đà Nẵng. Mục đích cuối cùng của việc đẩy mạnh CN thông tin truyền thông vào cải cách thủ tục hành chính là nhằm giảm bớt những phiền hà nhũng nhiễu cho công dân, cho tổ chức và doanh nghiệp. Trong những năm tiếp theo cần thực hiện tốt chương trình Chính phủ điện tử gắn với đổi mới phương thức điều hành, HĐH nền hành chính, tăng cường ứng dụng CN thông tin trong quản lý, thực hiện cải cách hành chính. Tiếp tục mở rộng việc tổ chức giao dịch hành chính với tổ chức, công dân, cung cấp


thông tin qua mạng, từng bước hình thành chính quyền điện tử.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố thực sự là công bộc của nhân dân: Thực hiện tốt công tác cán bộ, chú trọng nâng cao năng lực cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức công vụ tốt, tính chuyên nghiệp cao, có kỹ năng xử lý các tình huống khi thực thi công vụ. Đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là những người đứng đầu các cơ quan quản lý hành chính các cấp. Áp dụng các chế tài, biện pháp ngăn chặn và xử lý các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhũng nhiễu, gây phiền hà, bất bình trong nhân dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây bất bình trong nhân dân, rà soát, thay đổi ngay những cán bộ công chức, trì trệ có dư luận không tốt liên quan đến tham nhũng. Nghiên cứu chính sách khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức có thành tích xuất sắc; chính sách trả lương công chức theo hiệu quả công việc. Đào tạo, bồi dưỡng tính chuyên nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống; bố trí, sử dụng hiệu quả cán bộ thu hút và đào tạo theo các chính sách của thành phố; đánh giá, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện thí điểm mô hình Bí thư đồng thời là Chủ tịch cấp quận, phường.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Tuyên truyền, giáo dục chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành phố trên các loại phương tiện khác nhau làm sao khi đến với người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ dàng áp dụng trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tăng cường hơn nữa đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân và các thành phần doanh nghiệp tạo sự đoàn kết trong toàn Đảng, nhân dân thành phố.Tổ chức triển khai thực hiện và cụ thể hóa các quy định, chính sách về phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.

Công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính: Mở rộng việc thực hiện

cơ chế "một cửa" ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý


nhà nước theo hướng giao cho một cơ quan tiếp nhận và giải quyết các thủ tục trên cơ sở có quy chế, quy định về phối hợp giải quyết. Tiếp tục rà soát, sửa đổi những thủ tục, loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, những quy định, quy chế không còn phù hợp, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc. Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính, trọng tâm là nâng cao chất lượng cải cách, thực hiện nguyên tác công khai, minh bạch, niêm yết công khai quy chế, quy trình và các thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể tại công sở, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng cơ bản, thuế, hải quan...Xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể cải cách hành chính 10 năm giai đoạn 2011 - 2020.

4.2.2. Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực

4.2.2.1. Ưu tiên phát triển nguồn nguồn nhân lực

Để đảm bảo cung cấp các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân có trình độ cao để thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH cho đất nước cũng như thành phố Đà Nẵng theo tác giả cần có giải pháp cụ thể sau:

- Nội dung và phương pháp giáo dục cần chuyển trọng tâm của giáo dục từ trang bị kiến thức sang bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả năng tự đào tạo.

Tăng tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và chuyển đổi hệ thống giáo dục của mình lấy các ngành công nghiệp, CN cao làm mục tiêu, cùng với đó Chính phủ cùng với Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện kiểm soát chương trình, nội dung giảng dạy sao cho có chất lượng và đảm bảo phù hợp với mọi nhu cầu hoạt động sản xuất - kinh doanh. Sinh viên khi ra trường phải có kỹ năng giải quyết vấn đề mới nảy sinh một cách nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, luôn nghiên cứu áp dụng cCN mới, tiên tiến …trách nhiệm này thuộc về các trường đại học, làm sao đào tạo sinh viên là ‘học cách học’. Chứ không phảo đào tạo một đội ngũ lao động có tấm bằng cử nhân loại khá, giỏi trong tay nhưng khi áp dụng vào thực tế công việc thì không thể làm được đây là một


thực tế ở nước ta cần phải thay đổi, điều này đang làm lãng phí một nguồn vốn không nhỏ của nhà nước, gia đình và xã hội.

Hiện nay ở thành phố Đà Nẵng thiếu rất nhiều những công nhân lành nghề trong việc điều hành các hoạt động dây chuyền phức tạp hay trong ngành CN chính xác. Vì vậy doanh nghiệp phối hợp với chính quyền, các trường trong và ngoài nước hay những khóa đào tạo kỹ thuật của những tập đoàn lớn mở các khóa học để các công nhân có thể tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nhân lực trên địa bàn Thành phố. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, phát triển nhân lực (giữa các đơn vị hành chính, sự nghiệp với Sở Nội vụ, Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giữa doanh nghiệp với các trường ĐH-CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề…) để tìm sự thống nhất giữa cung và cầu lao động trong thời gian đến, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức và xã hội. Đồng thời, tăng cường sự chủ động, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phát triển nhân lực.

- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

Đổi mới công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực. Từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần quan tâm dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn, trong đó cần xác định cụ thể số lượng, ngành nghề, tiêu chuẩn, thời gian dự kiến tuyển dụng, đào tạo để làm cơ sở cho các dự báo cầu lao động. Trên cơ sở cầu lao động cụ thể, Thành phố phối hợp cùng các cơ quan quản lý ngành thực hiện, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, số lượng đào tạo phù hợp từng chuyên ngành, tránh hiện tượng đào tạo tràn lan, gây lãng phí ở ngành này và thiếu hụt lao động ở ngành khác. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp ba bên: nhà


nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động từ khâu xây dựng quy hoạch,

đào tạo, tái đào tạo và sử dụng lao động.

Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan phát triển nhân lực: Sở Nội vụ, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD-ĐT, Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và các Phòng/Bộ phận phụ trách công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Từng bước áp dụng các mô hình và phương pháp quản trị nhân sự hiện đại. Mỗi cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực trong từng giai đoạn; xác định hệ thống vị trí việc làm và tiêu chuẩn nhân sự phù hợp; thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch; có kế hoạch thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; đổi mới phương pháp đánh giá năng lực công tác và chế độ khen thưởng - kỷ luật; đổi mới phương pháp quản lý nhân lực theo hướng hiện đại, hiệu quả.

- Phát triển thị trường lao động

Đổi mới và cải thiện thị trường lao động, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động; thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm làm cầu nối cung cầu lao động cho thị trường. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động của Thành phố với hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của Thành phố và kết nối với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia. Thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động như thành lập cơ quan tư vấn, giới thiệu việc làm dành riêng cho các đối tượng lao động yếu thế, hỗ trợ dạy nghề, tái đào tạo, giải quyết việc làm,…

- Chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài

Đà Nẵng là một trong những thành phố có chính sách thu hút nhân tài khá hiệu quả, trong những năm tới cần có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022