Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Hướng Tri Thức Hóa


kWh/m2/ngày, xếp thứ 5 trong số 16 tỉnh thành có tiềm năng về nguồn năng lượng này. Về năng lượng gió, có tốc độ trung bình hằng năm là 3,3 m/s, mật độ năng lượng gió tại độ cao 65m là thấp hơn 200W/m2, diện tích đất liền là 950 km2 và thời gian có gió trung bình là 4.602h/1năm [119]. Với tốc độ gió trung bình thấp, Đà Nẵng vẫn có tiềm năng phát triển điện gió với các loại turbine công suất nhỏ (từ 300W đến 5KW) thích hợp cho các quy mô nhỏ như hộ gia đình, cung cấp điện tại chỗ cho các khu dân cư, các khu du lịch sinh thái. Đà Nẵng còn có năng lượng Biogas, năng lượng Biomass, năng lượng

thủy điện... Đây là những yếu tố thuận lợi để Đà Nẵng đẩy mạnh việc nghiên cứu, sử dụng CN năng lượng, đặc biệt năng lượng mặt trời...

Từ năm 2005 đến nay, thành phố đã có 6 dự án tiết kiệm và sử dụng năng lượng tái tạo đã và đang triển khai tới 75 đơn vị, doanh nghiệp, qua đó giảm phát thải ra môi trường hơn 12.000 tấn CO2/năm, tiết kiệm tương đương 11,8 tỷ đồng/năm. Thành phố đã lắp đặt các loại đèn sử dụng phương pháp Dimming và CN nano đối với công trình chiếu sáng công cộng; lắp đặt thí điểm ở 10 trường học hệ thống chiếu sáng tiết kiệm và bảo vệ mắt cho học sinh. Thành phố cũng xây dựng thí điểm làng năng lượng sạch, đẩy mạnh việc lắp đặt các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tái tạo tại các khách sạn, các nhà máy sản xuất. Thực tế, thời gian qua, hàng trăm hộ gia đình tại phường Hoà Quý, quận ngũ Hành Sơn đã sử dụng bếp nấu parabol ứng dụng năng lượng mặt trời để nấu thức ăn, đun nước...

Mới đây việc ứng dụng và đưa vào sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời hay hệ thống đèn LED giúp cho tàu cá đánh bắt xa bờ tiết kiệm điện năng. Hệ thống điện từ pin năng lượng mặt trời đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước… mà không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó, tiết kiệm một phần chi phí nhiên liệu, tăng hiệu quả đánh bắt và đảm bảo việc liên lạc với đất liền khi có sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ


thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, góp phần giảm thiểu rủi ro…Năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt triển khai đề án "Sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015". Mục tiêu của dự án là tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thụ điện năng so với dự báo về phát triển năng lượng và phát triển kinh tế- xã hội; tiết kiệm 11 - 12% sản lượng điện năng tiêu thụ tại các cơ quan, công sở Nhà nước, chiếu sáng công cộng, qua đó giảm tối đa chất thải khí CO2 từ các ngành có mức tiêu thụ điện năng lớn.

3.2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sự tăng lên của quy mô dân số cùng với tốc độ đô thị hóa đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nhân lực trên địa bàn thành phố từ 330.827 người năm 2001 lên 515.018 người năm 2012, tăng bình quân 2,9%/năm.

Bảng 3.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 - 2012


Trình độ

2001

2005

2010

2011

2012

Số người

Tỷ

lệ %

Số

người

Tỷ

lệ %

Số

người

Tỷ lệ

%

Số

người

Tỷ lệ

%

Số

người

Tỷ

lệ %

Lực lượng

lao động

330.827

100

386.487

100

453.400

100

480.880

100

515.018

100

Công nhân kỹ

thuật

36.000

11,0

97.000

25,1

37.130

8,2

39.950

8,3

36.961

7,18

Trung cấp

ch.nghiệp

15.000

4,5

29.027

7,5

25.500

5,6

27.440

5,7

35.126

6,82

Cao đẳng, đại

học

29.700

9,0

56.048

14,5

81.770

18,0

88.000

18,3

106.681

20,7

Lao động

khác

250.127

75,5

204.412

52,9

309.000

68,2

325.490

67,7

336.250

65,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố 2006, 2012 [13,16].

Lực lượng lao động xã hội năm 2012 của thành phố là 515.018 chiếm 52,7% dân số và chiếm 74,6% nguồn lao động, tăng 160.053 người so với năm 2001. Lực lượng lao động đa số trẻ, lao động có độ tuổi dưới 35 chiếm


41,08%; phân bố chủ yếu ở khu vực đô thị chiếm 87,6%, khu vực nông thôn chiếm 12,38%.

Đối với lực lượng lao động nhìn chung, trình độ kỹ thuật tăng lên rõ rệt ở các cấp trình độ. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 75,5% năm 2001 xuống 65,3% năm 2012; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 24,5% năm 2001 lên 47,1% năm 2005, tăng 2,25 lần, đến năm 2012 giảm xuống 34,7%, giảm xuống 1,02 lần so với năm 2005. Lao động qua đào tạo giảm xuống chủ yếu giảm lao động công nhân kỹ thuật từ 97.000 người năm 2005 xuống 36.961 năm 2012, lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng - đại học tăng tương ứng từ 44.700 người năm 2001 lên 85.075 năm 2005 và 141.807 năm 2012. Điều này cho thấy trình độ lực lượng lao động tăng lên cả về thể lực và trí lực phù hợp với giai đoạn CNH, HĐH của thành phố.

Cơ cấu lao động theo ngành thời gian qua được đánh giá thông qua số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Cơ cấu nhân lực của Thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành dịch vụ (từ 39,02% năm 2001 lên 58,8% năm 2012) và giảm lao động ngành nông nghiệp (từ 28,1% năm 2001 xuống còn 8,2% năm 2012); riêng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng dao động nhẹ và giữ ổn định ở mức khoảng 30% tổng nhu cầu lao động trong giai đoạn 2001 - 2012 và đạt mức 33% năm 2012. Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động có phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của Thành phố, nhưng tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP của Thành phố chuyển biến chưa đạt yêu cầu. Chẳng hạn, lực lượng lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh trong giai đoạn 1997-2009 nhưng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP của Thành phố lại không tăng nhiều, cụ thể đạt 54,43% năm 1997, sau đó giảm đều trong giai đoạn 1997- 2000, 2000-2005, xuống mức thấp nhất vào năm 2005 (42,30%), rồi tăng nhanh trở lại trong giai đoạn 2005-2012 và đạt 58,8% năm 2012. Điều đó cho thấy bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động về số lượng thì lực lượng lao


động của Thành phố cũng cần được đầu tư nâng cao chất lượng để đóng góp

hiệu quả hơn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo ngành nghề từ năm 2001 đến nay



TT


Chỉ tiêu

2001

2005

2011

2012

Số lượng (nghìn người)


Tỷ lệ (%)

Số lượng (nghìn

người)


Tỷ lệ (%)

Số lượng (nghìn

người)


Tỷ lệ (%)

Số lượng (nghìn

người)


Tỷ lệ (%)

1

Nông, lâm,

thủy sản

73,377

28,1

58,66

19,39

38,0

8,5

39,91

8,2

2

Công nghiệp -

xây dựng

85,755

32,88

112,38

37,16

150,83

33,76

160,15

33,0

3

Dịch vụ

101,82

39,02

131,42

43,45

257,95

57,74

286,67

58,8


Tổng số

260,952

100

302,46

100

446,78

100

486,73

100

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13],[16].

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động một số ngành từ năm 2001 đến nay

ĐVT: Người


Ngành

2001

2005

2011

2012

CN chế biến

54.105

68.957

90.000

98.080

Xây dựng

28.868

34.100

48.500

48.680

Thương nghiệp

41.651

46.141

87.000

97.350

Khách sạn, nhà hàng

11.358

18.500

46.700

53.540

Vận tải, thông tin liên lạc

19.197

15.650

36.000

37.960

Tài chính, tín dụng

1.565

2.929

5.000

5.840

Giáo dục đào tạo

11.490

16.006

24.000

26.280

Y tế và xã hội

3.415

5.436

7.550

8.280

Tổng số

171649

207.719

344.750

376.010

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13] ,[16].

Bảng 3.4 cho thấy, trong các ngành kinh tế thì ngành công nghiệp chế biến và ngành thương mại có lực lượng lao động lớn nhất (chiếm lần lượt 20,1%, 20% tổng lao động). Lực lượng lao động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tăng vượt bậc trong những năm gần đây và đạt khoảng 5,4% tổng số lao động trong các ngành.

Theo kết quả điều tra từ hơn 500 lao động tại các doanh nghiệp của PGS.TS. Võ Xuân Tiến và các cộng sự (2008), trình độ đào tạo của người lao


động trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và ngành CN cao khá khác biệt, cụ thể: ngành kinh tế biển có tỷ lệ lao động phổ thông rất cao (80,6%), ngược lại ngành tài chính - ngân hàng có đội ngũ nhân lực tốt nhất với 87% có trình độ cao đẳng trở lên và chỉ có 4,3% là lao động phổ thông; kế đến là ngành CN thông tin, với 46,4% có trình độ cao đẳng trở lên, 12,3% là lao động phổ thông; ngành du lịch thì có cơ cấu trình độ khá đồng đều, lao động phổ thông chiếm 31,7%, lao động qua đào tạo nghề hoặc có trình độ trung cấp chiếm 35,2%, lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 33,2%. Đặc biệt, nguồn nhân lực có trình độ trên đại học chủ yếu phân bổ ở các ngành vật liệu mới, lĩnh vực CN thông tin và nhiều nhất là trong các doanh nghiệp tự động hóa.

Qua phân tích, luận án nhận thấy trong mấy năm gần đây lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản liên tục giảm cả về số lượng tuyệt đối, cả về tỷ trọng, lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên cả về số lượng tuyệt đối và cả về tỷ trọng trong tổng số. Điều này cho thấy cơ cấu lao động của thành phố đang chuyển dịch phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, và quá trình CNH, HĐH. Trong khu vực dịch vụ, thương mại được xem là phân ngành tạo việc làm lớn nhất tiếp đó là khách sạn, nhà hàng rồi đến vận tải kho bãi, thông tin liên lạc.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Phát triển các khu công nghiệp, khu CN cao

Năm 1997 chỉ 2 có khu công nghiệp (KCN) thì đến nay thành phố đã đầu tư tương đối hoàn chỉnh 6 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.160,18 ha. Hiện thành phố còn đang đầu tư xây dựng thêm khu CN cao và khu CN thông tin tập trung

Tính đến tháng 10 năm 2013, các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thu hút được 373 dự án đầu tư, trong đó có 276 dự án đầu tư trong nước


với tổng vốn đầu tư trên 12.482 tỷ đồng và 87 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 1013,45 triệu USD. Năm 2012 giá trị sản xuất của các KCN đạt 15.429,9 tỷ đồng, chiếm 35,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các KCN đạt 536,39 triệu USD, chiếm 59,4% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Các KCN đã giải quyết việc làm cho khoảng 64 nghìn lao động phổ thông [124].

Bảng 3.5: Diện tích quy hoạch và lĩnh vực đầu tư tại các khu Công nghiệp của thành phố Đà Nẵng

TT

Khu công nghiệp

Diện tích

quy hoạch (ha)

Lĩnh vực đầu tư

1

Khu CN cao Đà Nẵng

1,010.90

- Công nghiệp CN cao

- Dịch vụ CN cao

2

Khu CN thông tin tập trung

131.00



3


Khu Công nghiệp Đà Nẵng


50.00

- Cơ khí lắp ráp

- Công nghịêp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu

- Chế biến nông, lâm, hải sản

- Sản xuất giấy và bao bì

- Sản xuất vật liệu xây dựng


4


Khu Khánh


Công


nghiệp


Hòa


395.72

- Cơ khí lắp ráp, điện tử, may mặc

- Sản phẩm sau hóa dầu: bao bì, nhựa

- Chế biến nông, lâm, hải sản

- Vật liệu xây dựng cao cấp với quy mô trung bình và nhỏ

5

Khu dịch vụ Thủy sản

57.90

- Công nghiệp chế biến thủy sản

- Dịch vụ hậu cần cảng cá.


6


Khu Công nghiệp Khánh mở rộng


Hòa


212.12

- Cơ khí lắp ráp

- Công nghịêp hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu

- Chế biến nông, lâm, hải sản

- Sản xuất giấy và bao bì

- Sản xuất vật lịêu xây dựng


7


Khu Chiểu


Công


nghiệp


Liên


307.71

- Công nghiệp nặng

- Công nghiệp chế tạo

- Công nghiệp hóa chất

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Kho ngoại quan

8

Khu Công nghiệp Hòa Cầm

136.73


Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Đà Nẵng, IPC Đà Nẵng [125].


Với số liệu nêu trên phải khẳng định rằng quá trình hình thành và phát triển các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm cho một bộ phận lao động tại thành phố Đà Nẵng cũng như các tỉnh lân cận.

Thứ hai, Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Là một trong 5 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực. Đà Nẵng xác định tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chỉ do xuất phát điểm của thành phố thấp mà tăng trưởng nhanh để sớm đưa thành phố trở thành một thành phố hiện đại.

Nguồn Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006 2012 13 16 Hình 3 2 Giá trị sản 1

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2006, 2012 [13], [16]. Hình 3.2: Giá trị sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay


Tổng sản phẩm trong nước GDP của thành phố năm 2001 theo giá so sánh năm 1994 là 3804,94 tỷ đồng, đến năm 2012 là 13.957 tỷ đồng tăng 3,7 lần, bình quân đạt 11,2% năm, so với bình quân cả nước là 6,92%/năm. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2012 nêu trên, Đà Nẵng trở thành một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước, thật sự ấn tượng và đáng tự hào. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao ở mức hợp lý và bền vững trong dài hạn, Đà Nẵng đã gắn tăng thu nhập với tăng chất lượng cuộc sống, phấn đấu đến năm 2015 giảm hết 32.790 hộ nghèo theo chuẩn mới. Năm 2001, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội chỉ trên 2.527,55 tỷ đồng, đến năm 2013, con số này đã lên trên 26.516 tỷ đồng, trở thành yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố tăng cao gấp 28 lần, từ dưới 642 triệu USD năm 2001 lên mức 1.783,73 triệu USD năm 2012.

Thứ ba: Ứng dụng CN thông tin có những bước phát triển mới

Hạ tầng CN thông tin -truyền thông tại thành phố Đà Nẵng được mở rộng theo hướng dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng ngày càng cao tạo nền tảng cho công tác xây dựng chính quyền điện tử. Hầu hết các cơ quan thuộc thành phố, các quận, huyện và các doanh nghiệp đều đã được trang bị máy vi tính và ứng dụng vào các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Hệ thống mạng giữa các cơ quan hành chính và mạng Internet về cơ bản đã được kết nối, hỗ trợ rất nhiều cho công tác chỉ đạo cũng như việc điều hành tác nghiệp của lãnh đạo thành phố cũng như các sở, ban, ngành, quận, huyện, góp phần tãng cýờng ứng dụng CN thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước. Nguồn nhân lực CN thông tin trong cơ quan nhà nước tăng đáng kể, cả về số lượng lãnh đạo cũng như số lượng cán bộ chuyên trách đạt chất lượng. Toàn thành phố có hơn 70/% cán bộ chuyên viên sử dụng máy tính để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022